Trắc Nghiệm Thêm Trạng Ngữ Cho Câu Có đáp án – Ngữ Văn Lớp 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7: Thêm trạng ngữ cho câu có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 9 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Thêm trạng ngữ cho câu có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 7 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 9 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Thêm trạng ngữ cho câu có đáp án – Ngữ văn lớp 7:

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án: Cổng trường mở ra (ảnh 1)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7

Thêm trạng ngữ cho câu

Câu 1: Trạng ngữ “ Qua làn ánh đèn của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh” của câu “ Qua làn ánh đèn của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị, và mát mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào trông cũng thấp và đẫy đà.” (Nguyễn Minh Châu) biểu thị nội dung gì ?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

C. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

D. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Đáp án: D

Câu 2: Trạng ngữ không được dùng để làm gì ?

A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.

B. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu

D. Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu.

Đáp án: D

Câu 3: Gạch chân các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng.

A. Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.

B. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú, và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp.

C. Qua cách nói năng, tôi biết nó có điều gì phiền muộn trong lòng.

D. Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi.

Đáp án: C

Câu 4: Gạch chân các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết bộ phận trạng ngữ trong các câu nào có thể tách thành câu riêng?

A. Chị là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở công trường.

B. Bằng trí thông minh của mình,Thỏ đã cho Gờu một bài học nhớ đời.

C. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mẹ nó bắt làm.

D. Với từng ấy quyển sách, tôi có thể đọc ròng rã một tháng chưa chắc đã xong.

Đáp án: A

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

A. Danh từ, động từ, tính từ

B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

C. Các quan hệ từ

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Câu 6: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?

A. làm cho câu ngắn hơn.

B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định

C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ

D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Đáp án: B

Câu 7: ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?

A. Đầu câu

B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ

C. Cuối câu

D. A, B, C đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau :

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó,tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

( Phan Bội Châu)

A. Đêm hôm lễ đại khách

B. Từ đó

C. Khi vào làng này

D. Nhân lúc say mà cướp anh đi

Đáp án: D

Câu 9: Trạng ngữ “ Trên dòng sông Đà” của câu “Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo” (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì ?

A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

C. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu

D. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.

Đáp án: B

Xem thêm

Từ khóa » Bài Tập Nâng Cao Về Thêm Trạng Ngữ Cho Câu