Trắc Nghiệm Tin Học 8 Bài 6: Câu Lệnh điều Kiện | Tech12h

Câu 1: Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ là:

  • A. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >; Else < Câu lệnh 2 >;
  • B. If < Điều kiện> then < Câu lệnh >;
  • C. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >, < Câu lệnh 2 >;
  • D. If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 > Else < Câu lệnh 2 >;

Câu 2: Các câu lệnh Pascal nào sau đây được viết đúng:

  • A. If x:= 5 then a = b;
  • B. If x > 4; then a:= b;
  • C. If x > 4 then a:=b else m:=n;
  • D. If x > 4 then a:=b; else m:=n;

Câu 3: If ... Then ... Else là:

  • A. Vòng lặp xác định
  • B. Vòng lặp không xác định
  • C. Câu lệnh điều kiện
  • D. Một khai báo

Câu 4: Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau:

  • A. If x : = a + b then x : = x + 1;
  • B. If a > b then max = a;
  • C. If a > b then max : = a else max : = b;
  • D. If 5 := 6 then x : = 100;

Câu 5: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?

  • A. A:= B
  • B. A > B
  • C. N mod 100
  • D. “A nho hon B”

Câu 6:

IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5;

Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?

  • A. 0
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 8

Câu 7: Cấu trúc rẽ nhánh có bao nhiêu loại?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Tính giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

if (45 div 4) = 11 then X :=X+7;

(Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 2)

  • A. 2
  • B. 7
  • C. 9
  • D. 11

Câu 9: Cấu trúc rẽ nhánh gồm:

  • A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
  • B. Cấu trúc rẽ nhánh dư
  • C. Cấu trúc rẽ nhánh thiếu
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 10: Để tìm giá trị lớn nhất của 2 số a, b thì ta viết:

  • A. Max:=a; If b>Max then Max:=b;
  • B. If a>b then Max:=a else Max:=b;
  • C. Max:=b; If a>Max then Max:=a;
  • D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 11: Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

X:= 10;

IF (91 mod 3) = 0 then X :=X+20;

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 10
  • D. 30

Câu 12: Trong Pascal, câu lệnh điều kiện nào sau đây được viết đúng?

  • A. if a := 1 then a := a + 1;
  • B. if a > b else write(a);
  • C. if (a mod 2) = 0 then write('So khong hop le');
  • D. if x = y; then writeln(y);

Câu 13: Cú pháp câu điều kiện dạng thiếu là:

  • A. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >; Else < Câu lệnh 2 >;
  • B. If < Điều kiện> then < Câu lệnh >;
  • C. If < Điều kiện> then < Câu lệnh 1 >, < Câu lệnh 2 >;
  • D. If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 > Else < Câu lệnh 2 >;

Câu 14: Hãy chọn cách dùng sai . Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A, B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau :

  • A. if A <= B then X := A else X := B;
  • B. if A < B then X := A;
  • C. X := B; if A < B then X := A;
  • D. if A < B then X := A else X := B;

Câu 15: Tính giá trị của biến Y sau khi thực hiện câu lệnh:

Y:= 4;

IF (7 div 3) = 2 then Y :=Y-2;

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 10
  • D. 30

Câu 16: Hình bên dưới là cấu trúc rẽ nhánh dạng:

Trắc nghiệm tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều kiện

  • A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
  • B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
  • C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng dư
  • D. Đáp án khác

Câu 17: Ta có 2 lệnh sau:

x:= 8;

If x>5 then x := x +1;

Giá trị của x là bao nhiêu?

  • A. 5
  • B. 9
  • C. 8
  • D. 6

Câu 18: Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:

if (45 mod 3) = 0 then X :=X+2;

(Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5)

  • A. 5
  • B. 9
  • C. 7
  • D. 11

Từ khóa » Câu Lệnh điều Kiện Bài Tập