Trách Nhiệm Của Người Làm Trai Qua Chí Làm Trai Của Nguyễn Công Trứ

Trách nhiệm của người làm trai qua Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ.

  • Mở bài:

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), quê huyện Nghi Xuân, tỉnh hà Tĩnh, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung cận đại. Ông là người có khí phách kiên cường, một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. ngông cuồng, kiêu ngào nhưng luôn gắn mình với cuộc đời cùng những trách nhiệm cao cả. Bài thơ Chí làm trai thể hiện sâu sắc tinh thần ấy.

  • Thân bài:

Trước hết, có thể nói Nguyễn Công Trứ là người có tài, có chí, luôn khát khao với cuộc sống, với con đường công danh, hăm hở đem tài trí ra giúp nước, giúp đời:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.

(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

Trung hiếu đối với Nguyễn Công Trứ không những là nghĩa vụ mà còn là triết lí sống. Đó là một tinh thần sống mãnh liệt, hăng say, hăm hở đến cuồng nhiệt:

“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thà nát với cỏ cây. Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây, Phải hăm hở ra tài kinh tế”.

(Phận sự làm trai – Nguyễn Công Trứ)

Bởi đối với ông trong cõi đời này người với người: “Hơn nhau hai chữ anh hùng” mà thôi. Tiền bạc, danh vọng có rồi cũng mất. Chỉ riêng tên tuổi, sự nghiệp vĩ đại mới lưu danh hậu thế, cùng núi sông trường tồn mãi mãi.

Thế nhưng, chí khí là vậy, kiêu hùng đến thế, cuộc đời của ông cũng lắm lúc lao đao. Nhiều lúc trong trong cơn bĩ cực, trải qua nhiều thăng trầm giúp Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó:

“Thế thái nhân tình gớm chết thay Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy”.

Ông khinh bỉ tiền tài, phủ nhận lời nhân nghĩa của phường dối gian:

“Tiền tài hai chữ son khuyên ngược Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi”.

Ông coi danh lợi quan trường là mối hoạn rước nhục vào thân:

“Ra trường danh lợi vinh liền nhục Vào cuộc trần ai khóc trước cười”.

Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

“Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào Đã sa xuống thấp lại lên cao”.

Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế:

“Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”.

Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

“Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Thái độ sống ấy một lần nữa được bộc lộ khá rõ trong bài chí anh hùng. Bao trùm lấy thơ của Nguyễn Công Trứ về chí anh hùng của kẻ làm trai phải có chí anh hùng. Đây không phải là quan niệm riêng gì Nguyễn Công Trứ mà là của tất cả các nhà nho chân chính đương thời. Có điều Nguyễn Công Trứ đã nâng nó lên thành một cảm hứng nồng nhiệt. Ông hát lên với tất cả sức trai, với tất cả lòng tin của một  con người đầy hoài bão đầy tự tin phóng túng.

Bốn câu đầu Nguyễn Công Trứ nêu lên một quan niệm về chí làm trai:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc Nơ tang bồng vay giả, giả vay Chí làm trai am bắc đông tây Cho phí sức vẫy vùng tỏng bốn bể”.

Nhiều lần Nguyễn Công Trứ nói đến chí làm trai:

“Chí tang bỗng hẹn với giang sơn Đường trung hiếu, chữ quan thân gánh vác”.

Một lần ông viết:

“Đố kị sá chi con tạo Nợ tang bồng quyết trả cho xong”.

Điêu đó chứng tỏ trong tâm hồn, trong suy nghĩ của ông luôn luôn thường trực chí làm trai. Cái này chỉ có thể là động lực quan trọng giúp Nguyễn Công Trứ làm nên nghiệp lớn sau này. Điều hấp dẫn độc đáo là chí làm trai được nâng lên tầm vũ trụ, gắn với cảm hứng vũ trụ. Hình ảnh to lớn, kì vĩ, nhạc điệu thoải mái, giọng thơ đầy hứng khởi, tạo nên cảm giác say sưa, hào hứng hiếm có:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc. Nợ tang bồng vay trả, trả vay. Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. Đã chắc rằng ai nhục ai vinh, Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ. Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ, Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông, Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ. Đường mây rộng thênh thênh cử bộ, Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”.

Bài thơ cũng nêu lên một quan niệm về chữ “vinh”, chữ  “nhục”, chữ “danh” của kẻ làm trai. Thật ra đây là ý thức bản ngã của nhà thơ. Phải biết vinh, biết nhục và đặc biệt là phải có danh. Với Nguyễn Công Trứ “công danh” cũng trở thành một khát vọng cháy bỏng:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”.

(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

Đây là một quan điểm  đúng đắn, đáng trọng, vì ở đời không biết vinh nhục thì còn gì là nhân cách? Nguyễn Công Trứ ý thức đầy lòng tự tin vào mình thì không thể viết những câu thơ chắc chắn, đường hoàng như thế. Cái hay của Nguyễn Công Trứ là ông biết gắn chứ “danh”, chữ “nhục” với chữ “công”, tức là muốn lưu danh phải có công chữ  “công”, tức là muốn lưu danh phải có địa vị, phải  có công lao:

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc. Nợ tang bồng vay trả, trả vay. Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây, Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.

Cái chí làm trai lẫy lừng giữa đất trời này luôn sôi sục trong tinh thần của ông trong suốt cuộc đời. Chí làm trai phải “dọc ngang, ngang dọc” trong trời đất, đủ sức “vẫy vùng nơi bốn bể” chứ không phải an phận thủ thường theo lối nữ nhi thường tình hoặc luồn mình bó gối trong chốn quan trường đầy ganh đua. Người làm trai tự nhận trọng trách lớn lao về mình, tự gánh trên đôi vai cái “nợ tang bồng”.

Cái chí ấy không nằm trong lý lẽ viễn vong vô nghĩa mà từ lâu đã trở thành lý tưởng, là điều tâm niệm, trở thành lẽ sống, động lực sống, mục đích sống của biết bao thế hệ:

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.

Tính chất lãng mạng và hiện thực hòa quyện trong cái nhìn vừa thực tế vừa lí tưởng ở Nguyễn Công Trứ thêm vào bốn câu ở khổ giữa là để lại để  láy lại, để kết lại chí làm trai của mình. Từ khát vọng công danh vươn tới chí khí anh hùng. Chí anh hùng và sự khát vọng kinh bang tế thế là điều Nguyễn Công Trứ muốn nói, muốn thổ lộ, muốn đạt tới:

“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.

Vẫn cái giọng phơi phơi phơi tự tin, vẫn cái cảm hứng nồng nàn đầy khát vọng của trí làm trai nhưng ý thơ có sự phát triển, có sự nâng lên cấp độ. Trước hết ông ý thức sâu sắc để đặt được chữ “danh”, để làm tròn được chí nam nhi, con đường ấy đầy khát vọng có chí làm trai nhưng ý trí thơ có sự phát triển có sự nâng lên cấ độ.

Trước hết ông ý thức sâu sắc để đạt được chữ “danh”, để làm tròn được chí nam nhi, con đường ấy gian nan thử thách. Ông ví mình như chàng thủy thủ đang băng vượt giữa dặm dài đại dương đầy “mây tuôn song vỗ”. Trong hoàn cảnh ấy anh hùng càng cần được thể hiện hơn bao giờ hết. Đó cũng là lí tưởng mà Nguyễn công Trứ ôm ấp. Rõ ràng, Nguyễn Công Trứ đã tự giải phóng những ràng buộc về mặt tinh thần thường ngự trị trong đời sống người xưa, tạo nên ,một thái độ khác thường,t hái độ của một con người tự ti, tự  khẳng định tài năng, ý thức rõ nét về bản ngã của mình.

Ở đây có sự kết hợp hài hòa đẹp đẽ giữa con người và công dân và con người cá nhân, đồng thời bộc lộ lối sống con người phong túng và tâm hồn lãng mạng phong tình. Bài thơ kết lại trong niềm vui phơi phới của con người thành đạt đã trả xong món nợ tang bồng và tự cho mình cái quyền được hưởng thụ:

“Đường mây rộng thênh thang cử bộ Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”.

Nếu như khổ đau, khổ giữ có cái giọng thoải mái, ngang dọc đầy hăm hở, đầy chí khí thì khổ cuối cùng là một tiếng reo vui khoái trá, với một cảm giác ngây ngất, lâng lâng của con người thành đạt. Đây là một niềm vui rất trần thế, rất thanh cao chứ không phải sự hưởng thụ tầm thường: “Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”. Thơ và rượu vốn là thú vui mà các bậc nho sĩ ngày xưa quen hưởng lạc.

Nhưng khác với mọi người, Nguyễn Công Trứ không hề che đậy lối sống hưởng thụ đó, không những không ngần ngại mà đã mạnh dạn nói trắng ra… Ông đã đạt đến độ giác ngộ lẽ sống, thức nhận rõ đạo làm người giữa chốn trần gian đầy rẫy lo toan.

Người tài tử thường cậy tài, muốn trổ tài, thường bất mãn với những cái có sẵn, muốn xáo trộn, muốn hành động, phong trào trật tự. Họ cũng tự cao, tự phụ, ngông nghênh, vòi vĩnh, không yên phận. Cho nên, chế độ phong kiến thường sợ người tài, tìm cách ức chế người tài. Đó cũng chính là lí do chính gây nên những điều bất đắc ý, những bước thăng trầm, những chở ngại trên con đường công danh của Nguyễn Công Trứ. Những ảo tưởng lạc quan ban đầu tan vỡ nhường cho sự thất vọng, chua chát và lối sống phóng túng, khinh đời ngạo nghễ:

“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”.

(Bài ca ngất ngưởng)

Tác giả đã dùng “tay ngất ngưởng” khiến cho câu thơ nâng lên một tầm nữa của sự kinh đời, của sự kiêu bạc, kiêu hùng đến ngạo ngễ. Nó dường như trở thành một phong cách chứ không phải chỉ ngẫu nhiên, một hành vi nhất thời. Đây là con người vượt lên trên thế tục, sống giữa mọi người mà dường như không ai nhận ra ai, đi giữa dòng đời mà chỉ thấy có mình.

“Nguyễn Công Trứ đã tạo điêu kiện hình thức tượng mới không hề có trong thơ ca chính thống đương thời – hình tượng con người thách thức, đối lập xung quanh”. Trong thơ ông, nhiều mặt đã nói: “Ông đã nâng tất cả mọi sinh hoạt đời thường của người quân tử của kẻ sĩ thành một thứ đạo, một phong cách sống”. Quả thật, ông sống thật với mình, với đời trên con đường hoạn lộ cũng như trên con đường văn chương. Tính chất “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã biểu hiện qua cách cách sống:

“Được mất dương dương người tái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong”.

Nhà thơ dám sống và dám hiểu thẳng thắn con người mình như vậy bởi vì ông là người thực sự có tài năng và phẩm chất tốt đẹp. Tài năng và phẩm chất này đã được khẳng định bằng sự thành đạt trong quan trường, bằng những đóng góp của ông cho dân cho nước. Những năm tháng sau khi quan về, Nguyễn Công Trứ “sống nhanh sống gấp” theo lối hành lạc, hưởng nhàn, nhập tục theo chiều phóng khoáng cá nhân với bầu rượu, với túi thơ và với giai nhân. Ông như muốn quên đi tất cả, kể cả phận sự của mình.

Tuy vậy, những trang viết của ông trong giai đoạn này vẫn bốc lộ “cái tôi” rõ nét. Ông vẫn khát khao với cuộc sống, ý thức cao độ về tài năng, phẩm cách của mình. Con người tự xưng là “ông Hi Văn” với “tài bộ” ấy phải cáo quan về hưu thì không khỏi chua chát đăng cay. Nhưng Nguyễn Công Trứ là con người hàng động, là con người mang trong mình “khối mâu thuẫn lớn”, “khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”. Ông hiện lên sừng sững như tùng bách, thể hiện một cách cứng cỏi:

“Bốn mùa ví những xuân đi cả Góc núi ai hay sức lão tùng”.

(Vịnh mùa đông)

Tùng là lời loại cây có sức chịu gió rét, màu đông vẫn xanh tốt. Người xưa thường dung hình tượng này để chỉ người  có khí phách anh hùng hào kiệt, tài cao, chí lớn, đứng vững trước mọi thử thách của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ có bài Vịnh mùa đông rất hay. Trong không gian lạnh lẽo, rét mướt, đến ngoại vật cũng phải đổi thay: “ngòi bút rít”, “sợi tơ chùng” thì cây tùng vẫn sừng sững xanh tốt. Ở đây có sự giả định nhưng màu sắc thái hiện thực: “bốn mùa ví những xuân đi cả” nên không ai hay không ai có “sức lão tùng”.

Xét về âm hưởng và tâm trạng trong thơ, đặc biệt là từ có “lão” thì cây tùng đích thực là hình ảnh Nguyễn Công Trứ. Cây tùng là hình ảnh ước lệ, cái đặc sắc là tâm trạng, ở nhiệt huyết của chủ thể sáng tạo. Trước những thói đời đen bạc, Nguyễn Công Trứ  như cây Tùng hiên ngang đọ sức với gió sương, một lần nữa khẳng định bản lĩnh của mình trước cuộc đời.

Một vấn đề đặt ra ở đây là cái tài bị coi rẻ, bị dửng dưng, không có điều kiện phát triển: “góc núi ai hay”. Thực tế là không có ai hay nhưng một khi tiếng nói ấy bật ra thì cũng vẫn không có ai hay nốt. Do vậy tâm tư đã nặng trĩu, chán chường thêm chán chường, nặng trĩu.

Tuy là về ẩn nhưng ông vẫn trở trăn, vẫn nung nấu ý chí, muốn có điều kiện để đem tài ra giúp đời, giúp nước. Cho nên mùa đông ở đây chưa hẳn đã có thật mà như là một yếu tố cần phải  có. Nhưng ảo vọng, hoài bão ban đầu của tuổi trẻ không hề mất đi mà  một lúc nào đấy nó được gọi về sống dậy. Vẫn là hình ảnh lạc quan, yêu đời của chàng trai trẻ Nguyễn Công Trứ.

Chí khí, thái độ sống của Nguyễn Công Trứ đọc qua ta thấy nó bó hẹp và mang màu sắc của Nguyễn Công Trứ. Đọc lần nữa ta thấy nó bó hẹp và mang màu sắc của chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chí lớn tài cao, muốn trổ hết thì cách nói ấy ở ông là dĩ nhiên. Điều đáng nói là ở những người biết thấu hiểu và cảm thông. Tuy nhiên, mỗi thời đời đại có một quan niệm sống của riêng mình. Cơ bản, quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ là tích cực. Có bổ sung ở chỗ người anh hùng hiện đại vừa làm những việc lớn như “xẻ núi lấp sông” nhưng có lúc âm thầm lặng lẽ mà vẫn làm nên “đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.

  • Kết bài:

Nhà tơ Tố Hữu có lần tâm sự: “Thông qua văn học có thể giúp cho con người rất nhiều: một tầm nghĩ mới, một ước vọng  mới, một tình cảm mới và tất cả những cái đó cần thiết cho con người lớn lên”. Trong ý nghĩa lớn lao và thiên chức cao cả đó của văn học, “chí làm trai”, “chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ đã có tác dụng nâng đỡ tâm hồn người đọc, giúp ta vượt lên những toan tính ích kỉ, hạn hẹp mà gắn mình với những trách nhiệm lớn lao của tổ quốc, của thời đại. Qua “Chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước.

Từ khóa » Dọc Ngang Ngang Dọc Chí Tang Bồng