Trách Nhiệm Dân Sự Là Gì? Khái Niệm Và đặc điểm Của TNDS

Trách nhiệm dân sự là gì? Khái niệm và đặc điểm của TNDS Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Theo viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, trách nhiệm pháp lý được cho là việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật.

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn quy định về trách nhiệm dân sự
  • 2. Trách nhiệm dân sự là gì?
    1. 2.1 Quy định chung về trách nhiệm dân sự
    2. 2.2 Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự
  • 3. Thủ tục kiện đòi lại tiền do vi phạm trách nhiệm dân sự
    1. 3.1 - Về Trách nhiệm dân sự
    2. 3.2 - Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

1. Tư vấn quy định về trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.

Vì vậy nếu bạn có thắc mắc về vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về trách nhiệm dân sự như:

+ Nắm được khái niệm của trách nhiệm dân sự;

+ Nắm được đặc điểm của trách nhiệm dân sự;

+ Biết được những vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:

2. Trách nhiệm dân sự là gì?

Quy định chung về trách nhiệm dân sự

Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 134). Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.

Tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.

Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:

- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.

- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng.

- Luôn mang dến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.

Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi phạm hợp đồng (đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự).

- Trách nhiệm dân sự mang tính tài sản. Đây chính là đặc điểm cơ bản của trách nhiệm dân sự. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm bao giờ cũng là sự bù đắp cho bên vi phạm những lợi ích vật chất nhất định.

- Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự có thể là người vi phạm nhưng cũng có thể là người khác, như là người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.

- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm phải chịu là việc bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất cho bên vi phạm.

---

3. Thủ tục kiện đòi lại tiền do vi phạm trách nhiệm dân sự

Câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi có việc này cần luật sư giúp đỡ,sự việc như sau:

Năm ngoái tôi được người quen giới thiệu để xin việc làm,qua 2 lần đặt tiền đến tháng 4/202x tôi đã đưa tổng cộng là 250 triệu đồng.nhưng công việc ko xin được nên tôi quyết định rút lại tiền và người đó cũng hứa sẽ trả lại .Từ tháng 1/202x đến nay là tháng 10/202x sau bao lần hứa trả nhưng tôi vẫn chưa lấy lại được tiền,vậy thưa luật sư tôi phải làm gì để lấy lại được số tiền đó(.khi nhận tiền họ có ghi giấy viết tay cho tôi ).Mong luật sư tư vấn giúp tôi,tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, có thể thấy người kia đã nhận tiền của bạn và hứa sẽ chạy việc cho bạn. Tuy nhiên sau một thời gian nhất định mà người đó vẫn chưa thực hiện được cam kết của mình. Bạn đã đòi lại tiền nhưng người kia có hứa mà vẫn chưa trả 1 phần nào cho bạn Với những hành vi này của anh bạn, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện về:

- Về Trách nhiệm dân sự

Thông tin bạn cung cấp, khi bạn giao tiền cho người kia có giấy viết tay khai nhận là hai bên đã có thoả thuận giao và nhận tiền của nhau. Đố được coi là chúng cứ để bạn có thể đòi lại tiền của mình khi giao cho người kia.

Do đó, Bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu anh bạn và mẹ vợ anh bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Trách nhiệm của bạn là chứng minh và cung cấp các tài liệu, chứng cứ. Tòa cũng sẽ tiến hành xác minh những thông tin bạn cung cấp để giải quyết trong trường hợp có đầy đủ căn cứ.

- Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn khởi kiện (Theo mẫu)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện

- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến tòa án có thẩm quyền.

Từ khóa » Dân Sự Là Gì Hình Sự Là Gì