Trách Nhiệm Hữu Hạn, Trách Nhiệm Vô Hạn Là Gì? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Bạn thường nghe đến “trách nhiệm hữu hạn“, “trách nhiệm vô hạn” trong các bài viết về doanh nghiệp. Có khi nào bạn tự hỏi hai thuật ngữ pháp lý trên có nghĩa là gì không. Bài viết này của Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề.
https://www.youtube.com/watch?v=k11otcgt-V4
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
Nội dung tư vấn
Trách nhiệm hữu hạn hay trách nhiệm vô hạn là sự ràng buộc của người góp vốn hay chủ sở hữu đối với các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, vì có trách nhiệm khác nhau nên những ràng buộc này cũng có mức độ khác biệt.
1. Trách nhiệm hữu hạn là gì?
Trách nhiệm hữu hạn là việc người góp vốn; chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình.
Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể; phải thanh toán các khoản nợ tài chính thì chủ sở hữu; người góp vốn kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; mà không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn: công ty TNHH 1 thành viên; công ty TNHH 2 thành viên; công ty cổ phần. Đồng thời, các công ty này có tài sản riêng và chịu trách nhiệm với tài sản này nên các công ty trên sẽ có tư cách pháp nhân.
Ví du: A, B, C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên với vốn công ty là 10 tỷ ( trong đó A góp 3 tỷ, B góp 2 tỷ, C góp 5 tỷ). Khi doanh nghiệp phá sản và thanh toán khoản nợ là 20 tỷ thì công ty này chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn là 10 tỷ; đồng thời thì A, B, C cũng chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ của công ty tương ứng với phần vốn góp không ảnh hưởng đến bất kỳ tài sản nào khác của A, B, C.
2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH có các đặc điểm tối ưu và cũng có đặc điểm hạn chế.Công ty TNHH có tư cách pháp nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Do đó công ty có tài sản độc lập; có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây là một ưu điểm lớn của công ty TNHH cũng giống như công ty cổ phần. Việc những thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp; tách bạch tài sản cá nhân đảm bảo sự an toàn nhất định cho những người tham gia kinh doanh.Về huy động vốn
Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn; tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu. Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại Chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.Về thành viên góp vốn
Như trên đã nói; thành viên góp vốn là người (cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty. Đối với công ty TNHH một thành viên chỉ duy nhất có một thành viên góp vốn làm chủ hoàn toàn công ty. Nếu muốn thêm thành viên góp vốn; công ty TNHH một thành viên phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.3. Trách nhiệm vô hạn là gì?
Trách nhiệm vô hạn là việc người góp vốn; chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể; và phải thanh toán các khoản nợ tài chính của doanh nghiệp thì chủ sở hữu; người góp vốn doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình để giải quyết.
Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn : doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh (thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn nhưng thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn). Đồng thời, các doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.
Ví dụ: Công ty hợp danh Y thành lập với vốn điều lệ là 10 tỷ, trong đó A (Thành viên hợp danh) góp 6 tỷ; B (Thành viên góp vốn) góp 3 tỷ; C (Thành viên góp vốn) góp 1 tỷ. Khi công ty phá sản và phải thanh toán khoản nợ là 20 tỷ thì B; C chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình mà không phải đem bất kì tài sản nào ra thanh toán; trong khi đó, A phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty.
Xem thêm: Các hình thức góp vốn thành lập công ty
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Chịu Trách Nhiệm Vô Hạn
-
Trách Nhiệm Vô Hạn được áp Dụng đối Với Doanh Nghiệp Nào?
-
Loại Hình Công Ty Nào Chịu Trách Nhiệm Vô Hạn - Deha Law
-
Trách Nhiệm Vô Hạn Là Gì? Trách Nhiệm Vô Hạn Và Trách Nhiệm Hữu ...
-
So Sánh Chế độ Trách Nhiệm Hữu Hạn Và Trách Nhiệm Vô Hạn
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật Doanh ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam - Le & Associates
-
Như Thế Nào Là Trách Nhiệm Hữu Hạn, Trách Nhiệm Vô Hạn - Luật Việt Tín
-
Trách Nhiệm Vô Hạn Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Trách Nhiệm Vô Hạn
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Trách Nhiệm Vô Hạn Là Gì? (cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
Trách Nhiệm Vô Hạn Của Chủ Sở Hữu Doanh Nghiệp? - Luật Hoàng Anh
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Theo Quy định Pháp Luật ?
-
Phân Biệt Giữa Trách Nhiệm Hữu Hạn & Trách Nhiệm Vô Hạn - TaxPlus