Trách Nhiệm Vô Hạn được áp Dụng đối Với Doanh Nghiệp Nào?

Trách nhiệm vô hạn được áp dụng đối với doanh nghiệp nào? Trách nhiệm vô hạn là việc người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Tuy nhiên, không phải loại hình doanh nghiệp nào người góp vốn, chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn. Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì bạn có thể liên hệ với Luật sư để được giải đáp.

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn về trách nhiệm khi thành lập doanh nghiệp
  • 2. Loại hình doanh nghiệp nào chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn?

1. Tư vấn về trách nhiệm khi thành lập doanh nghiệp

Khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc lựa chọn loại hình công ty: có thể là loại hình công ty TNHH, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần.v..v..

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu thế và hạn chế nhất định. Do đó, nếu bạn đang có vướng mắc về việc lựa chọn loại hình nào cho phù hợp thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bài viết chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý về vấn đề này.

2. Loại hình doanh nghiệp nào chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn?

Câu hỏi:

Thưa Luật sư.Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể kiêm giám đốc công ty TNHH. được không . Trong các loại hình doanh nghiệp, qui chế trách nhiệm vô hạn chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp tư nhân? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể kiêm giám đốc công ty TNHH vì:

Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

"Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động;

h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty."

Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không có quy định cấm tổng giám đốc của công ty cổ phần không được làm tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc này

Thứ hai: Trong các loại hình doanh nghiệp, qui chế trách nhiệm vô hạn chỉ áp dụng cho chủ doanh nghiệp tư nhân là sai vì:

Căn cứ Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014:

"Điều 172. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào."

Như vậy, ngoài chủ doanh nghiệp tư nhân ra thì các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty) đối với phần vốn góp của mình trong công ty theo điểm b khoản 1 điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Trên đây là nội dung tư vấn về: Trách nhiệm vô hạn được áp dụng đối với doanh nghiệp nào? Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ.

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Chịu Trách Nhiệm Vô Hạn