Trách Nhiệm Và Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Hàng Hóa Trong Hợp đồng ...

Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa trong hợp đồng thuê tàu chuyến thường được quy định theo các phương thức khác nhau. Ở bài viết này bạn sẽ biết thêm về các phương thức tính chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa như sau: hạch toán chi phí vận chuyển

>>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Các phương thức tính chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa

1.Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms): Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu (loading), sắp xếp hàng hóa trong tàu (Stowage), chèn lót (Dunnage), ngăn cách (Separation) và dỡ hàng (Discharging).

2.Theo điều kiện miễn xếp hàng FI (Free in): Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FILO (Free in Liner out). khoa hoc xuat nhap khau

3.Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out): Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI (Free out Liner in).

trách nhiệm chi phí bốc dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

4.Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO (Free in and out): Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sắp xếp hàng (Stowage), san cào hàng (Trimming) trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất cần ghi rõ FIOST (Free in and out, stowed and trimmed): miễn chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng báo cáo nội bộ

Như vậy, nếu có chi phí sắp xếp hàng hóa (Stowage) đối với hàng đóng bao và chi phí cào san trải hàng (Trimming) đối với hàng rời thì trong hợp đồng thuê tàu phải nói rõ do ai chịu? Người vận chuyển hay người thuê vận chuyển? Nếu miễn cho người vận chuyển thì thêm chữ S và T sau các thuật ngữ FI, FO, FIO để thành FIS hay FOS hay FIOT. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online

Cần lưu ý các thuật ngữ trên là thuật ngữ hàng hải về thuê tàu, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải giữa người bán và người mua, đây không phải thuật ngữ thương mại vì vậy nên tránh việc lắp ghép tùy tiện với các điều kiện thương mại trong Incoterms như kiểu CIF FO hay FOB FI v.v… rất dễ hiểu nhầm, gây ra tranh chấp.

Mong rằng bài viết của Xuất nhập khẩu thực tế sẽ hữu ích với bạn.

Nếu bạn đang muốn học xuất nhập khẩu và cần tư vấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc địa chỉ học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo bài viết học xuất nhập khẩu ở đâu tốt.

Rate this post

Có liên quan

Bài viết xem thêm

hs codeMÃ HS Code là gì? hướng dẫn cách tra mã HS code Sự khác biệt về HS code trên CO và tờ khai hải quanSự khác biệt về HS code trên CO và tờ khai hải quan Nội dung chi tiết của 6 quy tắc phân loại hàng hóaNội dung chi tiết của 6 quy tắc phân loại hàng hóa Cách tra cứu chi tiết về mã HS và thuế xuất nhập khẩu trên Biểu thuếCách tra cứu chi tiết về mã HS và thuế xuất nhập khẩu trên Biểu thuế Thông tin về C/O form E 3 bênThông tin về C/O form E 3 bên Kinh nghiệm tra cứu mã HSKinh nghiệm tra cứu mã HS

Từ khóa » Bốc Dỡ Là Gì