Trái Nghĩa Với Bình Tĩnh - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Trái nghĩa là gì?
  • Tác dụng của từ trái nghĩa
  • Phân loại từ trái nghĩa
  • Các từ trái nghĩa với bình tĩnh

Kho tàng từ vựng tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú, do đó đòi hỏi mỗi chúng ta cần thường xuyên trau dồi từ vựng. Trong đó, tìm ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với một từ, cụm từ là một trong những biện pháp làm giàu thêm vốn từ vựng.

Nhiều người thắc mắc có các từ nào trái nghĩa với bình tĩnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đó.

Trái nghĩa là gì?

Để tìm được từ trái nghĩa với bình tĩnh, chúng ta cần hiểu định nghĩa trái nghĩa là gì. Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, đối lập, tương phản nhau về màu sắc, hình dáng, kích thước,…

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp các từ trái nghĩa chẳng hạn như: thấp >< cao, gầy >< béo, tốt >< xấu,… Các từ trái nghĩa không chỉ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày mà còn là chất liệu quan trọng của tác phẩm văn học và trong lĩnh vực khoa học.

Tác dụng của từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa góp phần nêu lên sự tương phản, đối lập trong câu văn. Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái. Từ đó làm nổi bật lên ý nói, nội dung mà tác giả muốn nói đến. Đồng thời, góp phần thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả đối với vấn đề được nói đến.

Như vậy, đây cũng là một biện pháp nghệ thuật điển hình được sử dụng trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Sự vận dụng linh hoạt các từ trái nghĩa góp phần tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

Ngoài ra, thông qua các cặp từ trái nghĩa cũng có ý nghĩa làm nổi bật tính chất của các sự vật trong nghiên cứu khoa học.

Phân loại từ trái nghĩa

Căn cứ vào mức độ trái nghĩa, từ trái nghĩa được phân loại gồm 2 dạng cơ bản sau:

Từ trái nghĩa hoàn toàn:

Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn mang nghĩa đối lập trong mọi tình huống, văn cảnh.

Ví dụ: Các cặp từ cao ><thấp, mặn >< nhạt, tốt >< xấu,…

– Trái nghĩa không hoàn toàn:

Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Hoa cỏ may luôn buồn tủi về vẻ đẹp mờ nhạt của minh, cô ghen tị với nét đằm thắm của chị mẫu đơn.

Thông thường, từ “nhạt” thường trái nghĩa với từ “mặn” khi sử dụng là từ chỉ hương vị. Nhưng từ “nhạt” trong câu văn trên được sử dụng với ý nghĩa chỉ vẻ đẹp, thì lại trái nghĩa với từ “đằm thắm”.

 Căn cứ vào ý nghĩa của từ, từ trái nghĩa được chia thành 3 loại:

– Từ trái nghĩa nhưng có điểm chung:

Các từ trái nghĩa thuộc nhóm này thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Chúng tương phản nhau nhưng cùng chỉ tính chất, bản chất hay cấu tạo. Chẳng hạn như, cặp từ chua >< ngọt là cặp từ trái nghĩa nhưng đều là từ chỉ vị.

– Từ trái nghĩa về mặt logic:

Từ trái nghĩa về logic là sự tương phản của các khái niệm luôn đúng được áp dụng trong khoa học.

Ví dụ: Các cặp từ dài >< ngắn, rộng >< hẹp, to ><nhỏ,…

– Từ trái nghĩa nhưng thuộc nhiều cặp từ với nghĩa khác nhau:

Đây thường là các từ đồng âm, nhưng thuộc các cặp nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Từ “lành” trong hai câu sau thuộc hai cặp trái nghĩa khác nhau:

– “Lá lành đùm lá rách” => Từ “lành” trong câu này trái nghĩa với từ “rách”.

– “Người lành, kẻ ác” => Từ “lành” được sử dụng với ý nghĩa chỉ người có phẩm chất đạo đức tốt. Từ “lành” trái nghĩa với từ “ác”.

Qua tìm hiểu về từ trái nghĩa là gì cũng như các cách phân loại từ trái nghĩa thường gặp, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra các từ trái nghĩa với bình tĩnh.

Các từ trái nghĩa với bình tĩnh

Bình tĩnh là từ chỉ trạng thái, thái độ của con người đối với một sự việc. Bình tĩnh có nghĩa là không nổi nóng, nao núng trước biến cố, luôn giữ trạng thái bình thường để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Bình tĩnh trái nghĩa với các từ sau: căng thẳng, kích động, hốt hoảng, vội vàng, cuống quýt, hoảng sợ, hung hăng.

Trong đó:

– Hoảng hốt là chỉ trạng thái sợ sệt, bối rối trước một việc gì đó đột ngột xảy ra. Hoảng hốt thể hiện thông qua cử chỉ, nét mặt, hành động.

– Căng thẳng là trạng thái của con người, trong đó có nhiều điều cần suy nghĩ tính toán, thậm chí có sự mâu thuẫn cao trào.

– Kích động là trạng thái tâm lý của con người, trong đó con người xúc động mạnh khó kiểm soát được lời nói, hành vi của bản thân.

– Vội vàng là từ ngữ chỉ trạng thái hấp tấp, mau lẹ hơn bình thường, không kịp có sự suy nghĩ, cân nhắc.

– Cuống quýt là từ được dùng để chỉ trạng thái vội vàng do sự tác động bởi các yếu tố bất ngờ.

– Hoảng sợ là trạng thái tâm lý, trong đó con người mất tự chủ đột ngột do sợ hãi trước sự đe dọa bất ngờ.

– Hung hăng là dáng vẻ sẵn sàng có những hành động thô bạo chống lại người khác. Sự hung hăng được thể hiện thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc định nghĩa, cách phân loại từ trái nghĩa từ đó tìm ra một số từ trái nghĩa với bình tĩnh. Việc tìm kiếm các từ trái nghĩa có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt của mỗi người. Bên cạnh đó, từ trái nghĩa cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình tiếng Việt lớp 5, do đó hiểu từ trái nghĩa là gì là điều cần thiết. Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Từ khóa » Trái Nghĩa Với Cao Là Gì