Trang Bị Từ Vựng Khi Xin Việc Vào Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài.

Thế kỷ 21, Việt Nam đang ngày càng hội nhập hơn với các nước trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Việc làm chính vì thế cũng đa dạng hơn; các doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư xuất hiện không chỉ trong nước mà còn đến từ các nước khác. Chúng ta luôn phải trang bị cho bản thân những kỹ năng, kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mềm để mở rộng phạm vi cạnh tranh hơn, không chỉ đối với những "đối thủ" đến từ trong nước mà còn ở ngoài nước.

Và dù đi đến bất kỳ nơi đâu, phỏng vấn luôn là một việc làm bắt buộc trước khi bạn đặt chân vào bất kỳ tập thể nào. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc một người đang đi tìm kiếm việc làm, chắc hẳn bạn cũng rất băn khoăn khi xin việc vào các công ty nước ngoài. Bài viết sau đây sẽ khái quát đến các bạn các từ vựng cần có khi nộp đơn vào các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các công việc có liên quan đến Tiếng Anh thông qua các bước xin việc hay gặp ở các nhà tuyển dụng.

1. Đọc thông tin tuyển dụng

Tất nhiên, khi một doanh nghiệp nào đó có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, họ sẽ tìm cách nào đó để thông tin tuyển dụng của họ chạm đến nhiều người. Và chúng ta cũng cần phải chuẩn bị để hiểu được họ cần gì và muốn gì trong các công văn tuyển dụng được viết bằng Tiếng Anh.

1. Job requirement - Yêu cầu công việc

Các từ chúng ta thường bắp gặp trong phần miêu tả yêu cầu của công việc:

  • Require: yêu cầu
  • Duties: trách nhiệm
  • To be in charge of something: phụ trách việc gì đó
  • Apply: áp dụng
  • to be able + to V: đủ khả năng làm việc gì đó.
  • Carry out something: thực hiện công việc gì đó.
  • Conduct: chỉ đạo

Khi nói về thời gian yêu cầu làm việc, chúng ta có thể bắt gặp một số cụm từ như sau:

  • Working hours: thời gian làm việc
  • Full-time: toàn thời gian
  • Part-time: bán thời gian.
  • Permament workers: nhân viên dài hạn
  • Temporary workers: nhân viên thời vụ (dành cho các công việc như tổ chứ sự kiện, giao hàng,...)

Ngoài ra, một số doanh nghiệp yêu cầu nhân viên có những tính cách phù hợp với công việc tại doanh nghiệp như: Patient (Kiên nhẫn - dành cho những công việc như dạy học, bán hàng, đào tạo nhân sự), enthusiasm (nhiệt huyết), dedication (cống hiến - dành cho các công việc cần sáng tạo, phát triển).

1.2. Required qualification - Yêu cầu bằng cấp.

Khi nói về kinh nghiệm làm việc và chuyên môn, chúng ta thường bắp gặp những từ sau:

  • trained: đã được đào tạo
  • years of experience: năm kinh nghiệm
    • ví dụ: 5 năm kinh nghiệm sẽ là 5 years experience.
  • acquired ... skills: sỡ hữu những kỹ năng

Những học vị thường được yêu cầu: Bachelor - cử nhân (B), Master - Thạc sĩ (M), Doctor - Tiến sĩ (D).

Khi nói về các loại bằng cấp hay trình độ học vấn,chúng ta sẽ thường gặp những cụm từ như sau:

  • education level: trình độ học vấn
  • Elementary school: tiểu học
  • Secondary school: trung học cơ sở
  • High school: trung học phổ thông
  • High school diploma: bằng tốt nghiệp phổ thông
  • Undergraduate: Trình độ đại học 4 năm
  • Bachelor of Science: Kỹ sư các ngành học khoa học tự nhiên
  • Bachelor of Arts: Cử nhân các ngành học khoa học xã hội
  • Bachelor of Philosophy: áp dụng cho các ngành học sau đại học liên quan nhiều đến nghiên cứu
  • Graduate: Trình độ hậu đại học
  • Master of Arts: Thạc sĩ các ngành học xã hội
  • Master of Science: Thạc sĩ các ngành tự nhiên
  • Docterate: Trình độ trên đại học
  • Doctor of Philosophy: Tiến sĩ.

Khi nói về các kỹ năng nằm ngoài chuyên môn hay học thuật, chúng ta sẽ có:

  • Soft skills: kỹ năng mềm
  • Communication skills: kỹ năng giao tiếp
  • Team work: làm việc nhóm
  • Collaboration skills: kỹ năng hợp tác

3. Benefit - Lợi ích từ doanh nghiệp dành cho nhân viên

  • Health insurance: bảo hiểm sức khỏe
  • Bonus: tiền thưởng
  • Welfare: chế độ đãi ngộ
  • Paid holidays: ngày nghỉ vẫn trả lương
  • Sick pay: lương ngày ốm, bệnh
  • Extra payment for overtime work: lương tăng ca

4. How to apply - Cách nộp đơn, Hồ sơ cần thiết

  • identity card: chứng minh thư.
  • apply: nộp đơn
  • a passport-size photo: hình chụp cỡ hộ chiếu.
  • resume/CV: đơn xin việc.

5. Contact information - Thông tin liên lạc.

Bạn cần chú ý các từ vựng sau để liên lạc với công ty theo cách họ muốn, vì có một số công ty sẽ yêu ứng viên nộp bằng hình thức liên lạc này mà không được theo hình thức liên lạc khác:

  • Human Resources Department: Phòng nhân sự
  • Head Office: văn phòng chính
  • Tel: số điện thoại
  • Email: hộp thư điện tử.
  • Website: trang web
Ngoài ra, các bạn có thể truy cập vào từ vựng chủ đề tuyển dụng và xin việc làm tại đây để xem và học nhé.

2. Phỏng vấn:

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn:

1. Tell me about yourself. - Hãy kể cho chúng tôi nghe về bạn.

Đấy là câu hỏi phổ biến nhất và thường gặp nhất và cũng chính là cơ hội của bạn. Cơ hội để bạn thể hiện kỹ năng đầu tiên, chính là kỹ năng giao tiếp. Hiện tại, giasutoeic.com đã có một bài hướng dẫn các bạn cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh, các bạn có thể tham khảo tại: https://tienganhmoingay.com/tieng-anh-giao-tiep/gioi-thieu-ban-than-bang-tieng-anh/

2. What are your strengths/weaknesses? - Bạn có những điểm mạnh/điểm yếu nào?

Strengths: positivity, concentration, be able to work in a stressful environment, be good at something

I can work well in a team. I’m good at keeping a team together and mantaining quality work in a team environment.

(Tôi làm việc theo nhóm rất tốt. Tôi giỏi việc giữ mọi người đoàn kết và duy trì hiệu quả công việc trong môi trường làm việc nhóm.)

Với câu hỏi điểm yếu, bạn nên trình bày những điểm yếu có thể được nhìn nhận như những điểm mạnh. Ngoài ra, nếu như bạn cảm thấy điểm yếu ấy không thể là điểm mạnh, bạn có thể đề nghị cách giải quyết với nhà tuyển dụng.

Weaknesses: impatient, hot temperature, lazy,...

This might be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I’m working on it by finishing my work ahead of schedule.

(Điều này có lẽ hơi bất tiện, nhưng khi học đại học tôi nhận thấy tôi là một người thường trì hoãn mọi việc rất nhiều. Tôi nhận ra được điều này, và tôi đang cố gắng sửa đổi bằng cách hoàn thành xong việc trước hạn chót.)

3. What are your short-term/long-term goals? - Mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của bạn là gì?

What are your short-term goals?

My short-term goal is to find a position where I can make use of what I've learned and my strengths.

(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm được một vị trí mà tôi có thể tận dụng được những gì tôi đã học và các thế mạnh của tôi.)

I’ve learned the basics of marketing during my first two years. I want to take the next step by taking on challenging projects. My short term goal is to grow as a marketing analyst.

(Tôi đã học tiếp thị cơ bản trong vòng 2 năm. Tôi muốn bước tiếp theo là tham gia vào những sự án đầy thử thách. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành một nhà phân tích thị trường.)

What are your long-term goals?

My long-term goal is to become a director or higher. This might be a little ambitious but I know I'm smart and I'm willing to work hard.

(mục tiêu lâu dài của tôi là trở thành giám đốc hoặc cao hơn. Nghe có vẻ hơi tham vọng nhưng tôi biết tôi thông minh và sẵn sàng làm việc chăm chỉ.)

After a successful career, I would love to write a book on teaching English. I think passion is very important and I have lots of ideas. So after gaining more experience, I'm going to try to write a book.

(Sau khi có một sự nghiệp thành công, tôi sẽ viết một quyển sách nói về việc dạy Tiếng Anh. Tôi nghĩ đam mê rất quan trọng và tôi cũng có rất nhiều ý tưởng. Vì thế, sau khi có đủ kinh nghiệm, tôi sẽ cố gắng viết một quyển sách.)

Tạo ngay một tài khoản học thử miễn phí để luyện thi TOEIC cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày:

Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈

Từ khóa » Việc Làm Tốt In English