Trang Thơ Cao Bá Quát - 高伯适 (386 Bài Thơ) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
1. TỔNG QUANĐể nghiên cứu về con người và sự nghiệp thơ văn của Cao Bá Quát, việc sưu tầm và xử lý văn bản tác phẩm của ông phải là công việc đầu tiên.Tác phẩm Cao Bá Quát được lưu truyền đến nay chỉ bằng con đường chép tay. Điều này dễ dẫn đến, mà thực tế cho thấy, sự nhầm lẫn tác phẩm của Cao Bá Quát với tác phẩm của tác gia khác, và ngược lại. Việc xác định tác phẩm nào đích thực của Cao Bá Quát do vậy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đây là việc vô cùng khó khăn vì hiện trạng lưu truyền thơ văn Cao Bá Quát. Thêm vào đó, việc xác định một tác phẩm văn học theo phong cách học cũng không là điều dễ dàng, nhất là đối với các tác gia văn học trung đại. Chúng tôi trong công việc này cũng chỉ dám xem là công việc có tính bước đầu.Tác phẩm Cao Bá Quát bao gồm nhiều thể loại, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm. Việc sưu tầm và xử lý văn bản tác phẩm Cao Bá Quát của những người đi trước đã đạt được những thành quả nhất định. Trên cơ sở kiểm tra, rà soát lại kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi tiếp tục sưu tầm xử lý đối với những gì mới thu thập được.Để tiện khảo sát, thống kê, chúng tôi xét văn bản tác phẩm Cao Bá Quát theo hai mảng: mảng sáng tác bằng chữ Nôm và mảng sáng tác bằng chữ Hán. Trong đó, về mảng sáng tác của Cao Bá Quát bằng chữ Nôm, chúng tôi chủ yếu kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, có chú ý đến việc so sánh, thẩm định văn bản và thống kê - điều mà các nhà làm công tác văn bản thơ Nôm Cao Bá Quát đến nay vẫn chưa chú ý đúng mức. Còn lại, chúng tôi tập trung vào mảng sáng tác bằng chữ Hán, đặc biệt là thơ chữ Hán của ông.2. TÌNH HÌNH VĂN BẢN TÁC PHẨM CAO BÁ QUÁT2.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC NGUỒN TƯ LIỆUTheo khảo sát của chúng tôi, những bản dịch được công bố của các dịch giả, học giả trước đây đều xuất phát từ nguồn tư liệu hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Thực tế hiện nay chủ yếu cũng chỉ có nguồn này. Chính vì vậy, tập trung khảo sát và xử lý toàn bộ văn bản tác phẩm Cao Bá Quát hiện có đến nay vẫn là việc làm bức thiết. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin phép không nói nhiều về tình hình, phương pháp xử lý của người đi trước mà chỉ có những liên hệ cần thiết. Chủ ý của chúng tôi trước hết vẫn là giới thiệu một cách bao quát tình hình văn bản tác phẩm Cao Bá Quát đã qua sưu tầm, và việc xử lý của chúng tôi, xem như một công đoạn quan trọng không thể thiếu trong việc dịch, giới thiệu thơ văn Cao Bá Quát nói riêng, việc nghiên cứu toàn diện tác gia Cao Bá Quát nói chung.Tác phẩm Cao Bá Quát hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm gồm hai mảng chính như sau:+ Tác phẩm chữ Hán: chép thành tập riêng hoặc chép chung.+ Tác phẩm chữ Nôm: chép chung với tác phẩm của các tác giả khác.Ngoài ra, khi sưu tầm, xử lý tác phẩm Cao Bá Quát, chúng tôi còn tham khảo ở một vài nguồn khác, như Thư viện Quốc gia, Thư viện khoa Văn học và Ngôn ngữ thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh... Nhìn chung, tác phẩm Cao Bá Quát tìm được chủ yếu viết bằng chữ Hán, và hầu hết là thơ. Số lượng rất ít viết bằng chữ Nôm, gồm hát nói và câu đối.Qua khảo sát ban đầu toàn bộ văn bản tác phẩm Hán Nôm của Cao Bá Quát sưu tầm được, chúng tôi lên được 2 danh mục sách. Danh mục 1 gồm 27 sách chính bao gồm mọi tác phẩm Cao Bá Quát hiện có. Danh mục 2 gồm 15 sách phụ, vì nhiều lý do chỉ để tham khảo, đối chiếu. Cụ thể như sau:+ Danh mục 1: có 27 sách chính:1. (A) Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi (A. 1494) (chép trong Bắc hành tạp lục).2. (B) Cao Chu Thần thi tập (VHv. 1434/1).3. (C) Cúc Đường thi loại (VHv. 1433) (có chép văn người khác).4. (D) Cao Bá Quát thi tập (A. 210) (có thơ người khác).5. (E) Mẫn Hiên thi văn tập (A. 409) (có thơ người khác).6. (F) Cúc Đường thi thảo (A. 3012).7. (G) Cúc Đường thi loại (A. 1985).8. (H) Chu Thần thi tập (A. 2762).9. (i) Cao Chu Thần thi tập (A. 299) (có thơ văn người khác).10. (j) Mẫn Hiên thi tập (VHv. 48) (chép trong Quốc triều danh nhân mặc ngấn).11. (k) Danh nhân thi tập (A. 2167) (chép chung).12. (L) Du Ngũ Hành sơn xướng hoạ tập (A. 2505) (chép chung).13. (M) Mẫn Hiên thi loại (A. 2805) (trong sách Chu nguyên tạp vịnh thảo).14. (N) Mẫn Hiên thi loại (VHv. 1996).15. (o) Danh nhân thi đề (R. 395) (lưu tại Thư viện Quốc gia) (chép chung).16. (P) Mẫn Hiên thi tập (A. 2313).17. (Q) Chư gia thi văn tuyển (A. 357) (chép chung).18. (R) Danh nhân thi tập (t.1) (VHv. 1454/1) (chép chung).19. (S) Danh nhân thi tập (t.2) (VHv. 1454/2) (chép chung).20. (T) Vạn tuyển tân biên (A. 1224/1) (chép chung).21. (U) Danh nhân văn tập (VHv. 2432) (chép chung).22. (V) Tiên Giang tam hữu chí (A. 2776) (chép chung).23. (W) Trung Sơn phú thảo (VHv. 500) (chép chung).24. (X) Mẫn Hiên thuyết loại (A. 1072) (chép chung).25. (Y) Trường văn (VHv. 1172) (chép chung).26. (Z1) Bản triều bạn nghịch liệt truyện (A. 997).27. (Z2) Hoa Dung tiểu lộ (AB. 422) (chữ Nôm, chép chung).(chúng tôi tạm quy ước dùng các ký tự A, B, C… như trên để gọi tắt tên các văn bản sách tương ứng)+ Danh mục 2: có 15 sách phụ (chỉ để tham khảo):1. Thi văn tạp biên (VHv. 2612).2. Thi văn tạp biên (VHv. 1880).3. Đối liên tế trướng văn tạp lục (VHv. 2151).4. Thi văn tâp biên (VHv. 1879).5. Ca trù thể cách (AB. 431) (chữ Nôm, sách rách nát).6. Hành ngâm ca từ thi tấu (A. 623).7. Bắc quốc lai phong khải (A. 2183).8. Đối liên thi văn tạp chí (VHv. 219).9. Văn tuyển tạp biên thi khải (VHv. 1862).10. Tạp văn sao (VHt. 6).11. Phan tộc công phả (A. 2963).12. Mẫn Hiên thi tập (không ký hiệu - tại khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học KHXH và NV TP. HCM).13. Cao Chu Thần biệt tập (không ký hiệu - tại khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học KHXH và NV TP. HCM).14. Truyện ông Cao Bá Quát (R. 699) (chữ Nôm - tại Thư viện Quốc gia).15. Ca trù (VHb. 14) (chữ Nôm).Trong 27 sách của danh mục 1, có 6 sách chép toàn thơ Cao Bá Quát, 3 sách chép chung với tác giả khác, 1 sách là tài liệu sử có chép 2 bài thơ Nôm Cao Bá Quát, còn lại đều chép xen kẽ hoặc lẫn lộn thơ văn Cao Bá Quát với thơ văn các nhà khác.Trong 15 sách của danh mục 2, 5 sách đầu có ghi trong thư mục chép tác phẩm Cao Bá Quát được giới thiệu qua bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (gọi tắt: Đề yếu - do Trần Nghĩa và François Gros đồng chủ biên, KHXH, H., 1993) và tập Thư mục Hán Nôm - mục lục tác giả (do Ban Hán Nôm thuộc UBKHXHVN biên soạn, H., 1977) nhưng trong đó 4 sách chữ Hán chúng tôi không thấy có tên Cao Bá Quát, cũng không thấy bài nào có ý trùng lặp với thơ Cao Bá Quát nói chung, còn sách chữ Nôm không đọc được vì rách nát quá. Do vậy, chúng tôi tạm gác lại 5 sách này. 10 sách còn lại có tác phẩm Cao Bá Quát trong đó đều đã được chép ở các sách thuộc danh mục 1 rồi.2.2. VĂN BẢN TÁC PHẨM CAO BÁ QUÁT BẰNG CHỮ NÔM2.2.1. Hát nói: Đến nay vẫn chưa có sưu tập toàn bộ hát nói của Cao Bá Quát. Tuy nhiên có khá nhiều công trình sưu tập có ghi hát nói của Cao Bá Quát, tiêu biểu qua các công trình, tư liệu sau:- Tư liệu Hán Nôm:a) Bản triều bạn nghịch liệt truyện (26) * từ đây, các số chú thích xin xem miêu tả sách ở cuối bài của Kiều Oánh Mậu (1901): 2 bài.b) Bản chữ Nôm Truyện ông Cao Bá Quát (TOCBQ) (28): có 2 bài như Kiều Oánh Mậu (sđd) đã chép.c) Bản chữ Nôm Ca trù (29): 2 bài.d) Bản chữ Nôm Hoa Dung tiểu lộ (HDTL) (27): 2 bài.- Tư liệu Quốc ngữ:a) Văn đàn bảo giám (VĐBG), Trần Trung Viên sao lục (1931) (3 tập, Nxb. Mặc Lâm in lại, Sài Gòn, 1968): 9 bài.b) Cao Bá Quát danh nhân truyện ký (1940) của Trúc Khê (Nxb. Tân dân in lần thứ nhất, Hà Nội): 4 bài.c) Việt Nam ca trù biên khảo (VNCTBK) (1962) của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (tác giả xuất bản và giữ bản quyền, in lần thứ nhất, Sài Gòn) giới thiệu 214 bài hát nói của nhiều tác giả, trong đó 16 bài được coi là của Cao Bá Quát.d) Thơ văn Cao Bá Quát (TVCBQ) (1984), in lần thứ 3 có bổ sung từ Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát (TCHCBQ), do Vũ Khiêu chủ biên, in lần đầu năm 1970 (từ bản in lần thứ 3, bổ sung phần Thơ Nôm do Nguyễn Bỉnh Khôi biên soạn) có in 5 bài hát nói, đều có chép trong VĐBG.Tổng hợp lại chúng tôi lập bảng sau:Bảng kê các bài Hát nói của Cao Bá Quát chép ở các sáchNhận xét:Nếu căn cứ vào thơ có ghi tên tác giả ở các bản Nôm tìm được quá ít ỏi hiện nay như vừa nêu, Cao Bá Quát có 4 bài. Đó là các bài được đánh dấu “+” thuộc 4 cột sau cùng của bảng kê. HDTL có 6 bài trùng với một số bản Quốc ngữ nói trên nhưng sách này không ghi tên tác giả các bài ấy là ai. Đó là các bài được đánh dấu “?” trong bảng kê.Nếu chỉ căn cứ vào các bản Quốc ngữ, Cao Bá Quát có 18 bài. Còn bài thứ 19 trong bảng kê thì VNCTBK xếp vào thơ của Trịnh Đình Thái.Nếu căn cứ vào số lần được kể đến trong các tài liệu nêu trên thì:1 bài được nêu trong 6 tài liệu (bài số 2).2 - - - - - - - - - 4 - - - - ( - - - 7, 9).4 - - - - - - - - - 3 - - - - ( - - - 1, 3, 8, 18).4 - - - - - - - - - 2 - - - - ( - - - 4, 5, 10, 19).8 bài xuất hiện 1 lần trong các tài liệu (bài số 6, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Riêng 2 bài số 6 và 14 thì lại được Trần Trung Viên xếp vào tác giả Dương Khuê).Theo chúng tôi, bài số 19 trong bảng kê nên coi là của Cao Bá Quát, lý do là có 2 bản Nôm ghi tác giả Cao Bá Quát, còn 8 bài xuất hiện 1 lần nên đưa vào loại tồn nghi, cần tìm thêm tài liệu để khảo chứng. Việc xem số lần xuất hiện của bài thơ trên các tài liệu như tiêu chí để xét định tác giả, dù sao, chỉ là biện pháp tình thế. Như vậy, kết quả tạm thời có 11 bài hát nói được coi là của Cao Bá Quát. 11 bài này xuất hiện ít nhất 2 lần trong các tài liệu, và hầu hết là dị bản của nhau, khó có thể xác định bản gốc.Đầu đề các bài hát nói nói chung chỉ thấy ghi lại trong VĐBG, VNCTBK và TVCBQ. Các tài liệu khác (như các bản Nôm) hoặc không ghi đầu đề, hoặc gắn với truyện kể dẫn dắt hoàn cảnh ra đời, do ứng khẩu mà thành thi. Đầu đề thường do người sưu tập, biên soạn dựa vào nội dung mà tự ý thêm vào. Từ ngữ trong bài sai biệt hoặc ít hoặc nhiều, nhưng thường không ảnh hưởng đến nội dung lắm, có thể chọn một bản làm bản chính, những khác biệt trong các văn bản khác sẽ đưa vào mục khảo dị như công việc thường làm của các nhà xử lý văn bản.2.2.2. Phú Nôm, văn Nôm: Hiện chỉ còn một bài phú Nôm (Tài tử đa cùng) được coi là của Cao Bá Quát. Các công trình khảo cứu liên quan đến Cao Bá Quát, các bộ hợp tuyển thi văn Việt Nam, tài liệu giáo khoa... nhìn chung chưa từng có ý kiến khác về tác giả bài phú Nôm này. Dù sao, việc truy tìm và giới thiệu văn bản chữ Nôm bài phú này vẫn phải là điều cần thiết. Các bản Quốc ngữ lưu hành hiện nay cũng có một vài sai biệt.Về văn xuôi chữ Nôm, một số nhà nghiên cứu (như Trúc Khê, Hoa Bằng, Phạm Văn Diêu…) có nói việc Cao Bá Quát soạn bài hịch để kêu gọi và tập hợp quân sĩ nhân cuộc khởi nghĩa, nhưng không ai trích câu nào trong nguyên văn bài hịch.Trúc Khê (1940) viết: “Tờ hịch truyền đi các nơi do Cao thảo ra, trong đó kể những chính sự đổ nát của vua quan bấy giờ, và nhắc lại những ân sâu đức cả của Hoàng Lê ba trăm năm, nay cần phải trừ kẻ hung bạo để dựng lại cơ nghiệp Hoàng Lê thủa trước, để cứu vớt sinh dân khỏi vòng nước lửa. Lời văn lâm ly khích thiết, khiến người xem dễ phải cảm động” (Sđd, tr. 91).Theo Hoa Bằng (1969), “tờ hịch của nghĩa quân do chính tay Cao Bá Quát thảo ra lại càng hấp dẫn được nhiều người. Nhờ bài hịch này, người ta biết được những chính sự thối nát của bọn vua quan nhà Nguyễn; cũng nhờ bài hịch này, người ta lại cảm kích nhớ đến sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh, khôi phục đất nước của nhà Lê từ mấy trăm năm trước…” (bài “Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn (1854-1856)”, t/c Nghiên cứu lịch sử, Hà Nội, số 121, tháng 4, tr. 33).Phạm Văn Diêu (1970) cũng viết: “Cao thảo hịch truyền đi, kể tội và đánh đổ nhà Nguyễn, kêu gọi đứng lên dựng lại nghiệp Lê” (Việt Nam văn học giảng bình, Nxb. Hoành Sơn, Sài Gòn, in lần 3 có sửa chữa và tăng bổ, tr. 189).Theo chúng tôi, các tác giả trên có lẽ đã ghi lại điều lưu truyền trong dân gian; kỳ thực, bài hịch đó như thế nào chẳng ai biết đến; và nếu có chăng thì cũng đã thất lạc, chưa tìm thấy văn bản. Theo công bố của Nguyễn Quỳnh (1964), Cao Bá Quát đã “đọc bài hiệu triệu quân sĩ”, với bản văn phiên âm quốc ngữ in kèm theo dài hơn ba trang báo khoảng cỡ A4 (xem bài “Cao Bá Quát”, t/c Unesco Vietnam, Sài Gòn, số VII, tháng chạp 1964, tr. 175-178). Có điều, người đọc không rõ bài hịch sao chép từ đâu; do đó nó không có giá trị về phương diện văn bản học, và chưa được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Theo chúng tôi, “bài hiệu triệu” nói trên chỉ là nguỵ tạo còn ở lý do lời lẽ, từ ngữ rất hiện đại, không thể xuất hiện vào thời Cao Bá Quát được (ví dụ, “quét sạch giặc Minh mở một kỷ nguyên mới cho đất nước”, “tóm lại”, “Trong khi đó bọn tham quan ô lại ra sức bóp nặn lương dân”, “đúc thêm súng đạn giải phóng đất nước khỏi sự áp bức của bọn phong kiến sài lang, xây đắp một xã hội công bình và nhân đạo”, “Ai có dáo vác dáo, ai có gậy vác gậy, tiêu diệt hết bọn quan lại tham ô, san phẳng hết những bất công của thời đại”…).Vì vậy có thể nói, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy văn bản văn xuôi chữ Nôm nào của Cao Bá Quát.2.2.3. Các tác phẩm Nôm khác: Ngoài các bài hát nói và bài phú Tài tử đa cùng, Cao Bá Quát còn được biết đến như là tác giả của một bài thơ bát cú, 2 bài thơ tứ tuyệt, 1 cặp lục bát và một số câu đối. Tất cả đều có thể dễ dàng tìm thấy trong các giai thoại về Cao Bá Quát, cả trong một số tuyển thơ Cao Bá Quát trước đây. Nhiều học giả đã chứng minh nhiều giai thoại không thuộc về Cao Bá Quát (Sở Bảo, Hoa Bằng, Lương An, Mai Trân…). Có thể xác định rằng hầu hết các giai thoại từng được coi là của Cao Bá Quát thực ra đều không phải của Cao Bá Quát. Dù rằng, những giai thoại lưu truyền được gán cho Cao Bá Quát ít nhiều đều có nguyên nhân lịch sử - xã hội của nó và khi nghiên cứu Cao Bá Quát ta không thể bỏ qua, ít ra là về phương diện tiếp nhận, đánh giá của người đời sau về Cao Bá Quát, nhưng đó là chuyện khác.2.3. VĂN BẢN TÁC PHẨM CAO BÁ QUÁT BẰNG CHỮ HÁN2.3.1. Phú chữ Hán:Phú chữ Hán của Cao Bá Quát chưa từng được giới thiệu trong các công trình nghiên cứu lâu nay. Chỉ 2 tác phẩm phú chữ Hán được tìm thấy. Đó là bài Phan Thượng thư quy Sài Nham phú (cũng là bài Phan Thượng thư quy Sài Sơn) và bài Trướng trung dạ ẩm phú.Bài Phan Thượng thư quy Sài Nham phú (Vịnh Thượng thư họ Phan [Phan Huy Thực] về hưu ở làng Thầy) được chép trong 3 sách chữ Hán sau: Tạp văn sao (30), Phan tộc công phả (31) và Trung Sơn phú thảo (23). Cuối bài có câu “Quốc Oai phủ Giáo thụ Chu Thần Cao Bá Quát bái soạn”. Nội dung bài phú ca ngợi tài năng, phong thái và đức độ Phan Huy Thực (1778-1844), người từng 3 lần giữ chức Thượng thư bộ Lễ ở đầu triều Nguyễn.Bài Trướng trung dạ ẩm phú (Đêm uống rượu trong trướng) được chép trong Danh nhân văn tập (21). Sau đề bài có ghi tên Cao Bá Quát. Nội dung bài phú nói về chuyện Hạng Vũ cùng ái cơ Ngu Mỹ nhân uống rượu đọc thơ trong trướng vào đêm bị quân Lưu Bang vây hãm ở Cai Hạ.Về mặt văn bản, theo chúng tôi, hai bài phú này là đáng tin cậy, hoặc ít ra trong tình hình văn bản thơ văn Cao Bá Quát như hiện nay, nên coi là của Cao Bá Quát để tiện tham khảo, đối chiếu. Bộ Đề yếu cũng nhận các bài phú này là của Cao Bá Quát (xem tập I tr. 396, tập II tr. 542, tập III tr. 52, 43).Ngoài 2 bài phú nói trên, tương truyền Cao Bá Quát còn là tác giả của 2 bài phú nữa. TOCBQ và Sở Cuồng (1931) (trong bài “Thảo trạch anh hùng”, mục Giặc châu chấu - Truyện Cao Bá Quát, t/c Nam phong, số 163, Juin, tr. 530-535) đều nói Cao Bá Quát năm 13 tuổi đã làm “bài phú Hàn Tín điếu ngư, lấy vần là thời vị ngộ hề”; và “bài phú ấy đến nay vẫn còn truyền tụng, mà các bậc danh nho đời bấy giờ, cũng đều phải phục là một bài kiệt tác”. Hai tài liệu trên còn nói Cao Bá Quát sau khi đỗ Cử nhân, được Thiệu Trị vời vào kinh, sai “làm bài phú để thử tài, đầu đề là Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân, ông cầm bút viết xong, dâng ngay lên vua...”. Đông Thanh tạp chí (1932) (số 8, ngày 15 tháng 10, bài “Dật sử ông Cao Bá Quát”, không ghi tác giả, tr. 441-446) cũng viết: “Lúc nhỏ ông có làm bài phú Hàn Tín điếu ngư, vần là ‘thời vị ngộ hề’, văn chương tuyệt hay, đến nay đâu đâu cũng còn truyền tụng”. Nhưng các tài liệu trên đều không chép bản văn 2 bài phú ấy. Đấy có thể chỉ là giai thoại trong dân gian, chưa chắc đã có thực, hoặc có thì cũng đã thất lạc.2.3.2. Câu đối chữ Hán:Câu đối chữ Hán Cao Bá Quát lưu truyền đến nay trước sau tìm được 16 cặp, trong đó một số câu có hoàn cảnh ra đời được truyền kể như những giai thoại trong các công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát, và được chép rải rác trong các tài liệu sau:- Vạn tuyển tân biên (20) (ký hiệu A. 1224/1) gồm tác phẩm các loại của nhiều tác giả, trong đó câu đối chữ Hán Cao Bá Quát có 9 cặp, kể cả các cặp Cao Bá Quát chỉ làm vế sau:1. Bá Quát vãn thất nội (12 chữ x2).2. Cao Bá Quát vãn đường thúc (7x2).3. Cao Bá Quát đề phụng Tam Giang từ Thần (51x2).4. Tiểu thiếp sự lưỡng phu đồng vi thiếp (12x2).5. (không đề viếng ai) (14x2).6. Cao Bá Quát vãn Tiến sĩ Nguyễn Bá Nhạ (7x2).7. Thí quan - Cao Bá Quát (Cao Bá Quát làm vế sau) (13x2).8. Chủ thí - Cao Bá Quát (Cao Bá Quát làm vế sau) (10x2).9. Y gia đối liên (9x2).- Truyện ông Cao Bá Quát (TOCBQ, Sđd), ngoài câu trùng với câu số 8 ở trên, còn có 3 cặp câu:1. Cặp câu đối thêu trên cờ khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn; Mục Dã, Minh Điều hữu Vũ Thang).2. Đề non bộ và bể cảnh (Sơn nhược hữu thần hô Hán tuế; Hải như sinh thánh tiếp Chu ba).3. Đề cối giã trầu bằng ngà voi (Thượng tượng dĩ chế khí; Một xỉ vô oán ngôn).- Sở Cuồng (1931), bài in trên Nam phong đã dẫn (có nội dung gần như giống hệt TOCBQ).- Hoa Bằng (1969), trong bài “Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn (1854-1856)” (Bđd, tr. 27-40), giới thiệu 4 cặp câu đối của Cao Bá Quát mà ông cho biết là mới sưu tầm được, cụ thể là do cụ Đỗ Mộng Khương (Cử nhân khoa Ất Mão, 1915) cung cấp. Ba năm sau, chính Hoa Bằng (1972) trong một bài viết trên tạp chí Văn học (Hà Nội, số 2, tháng 3 và 4, tr. 61-64, bài “Một vài tìm tòi về câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát và về bài thơ Thú Hương Sơn”) đã tự đính chính một trong 4 cặp câu đó vì có sự ngộ nhận tác giả. Đó là câu “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Ba câu còn lại đến nay không ai có ý kiến khác về tác giả, như sau:1. Kinh thế hữu tài giai bách luyện; Độc thư vô tự bất thiên kim.2. Phá tặc, đản hiềm tam tuế vãn; Đằng vân, khước hận cửu thiên đê (nói về Phù Đổng Thiên vương ở đền Gióng).3. Long tước phanh tàn, hương mãn dịch; Nghê thường vũ bãi, hưởng doanh lâu (tặng Cai tổng phủ Thuận Thành, Bắc Ninh).- Lê Tâm (1952), trong Thân thế và sự nghiệp Cao Bá Quát (Nxb. Cây thông, in lần thứ hai, Hà Nội, tr. 28) có ghi một cặp nhưng không cho biết chép theo tài liệu nào, và cũng không có nguyên văn chữ Hán kèm theo. Đó là câu Cao Bá Quát khóc cha:
Thảng nhược bộ túng cửu tiêu, trì trúc trượng dục tiên Bắc Đẩu;Túng sử phi đằng vạn trượng, giải ma y cải tịch Nam Tào.(Lê Tâm dịch:Ví bằng bước được lên chín tầng mây, cầm gậy tre quyết đánh sao Bắc Đẩu;Túng sử bay được cao muôn trượng, cởi áo gai quyết sửa sổ Nam Tào).Tóm lại, về văn bản câu đối chữ Hán, có 16 cặp được các tài liệu coi là của Cao Bá Quát (kể cả trường hợp Cao Bá Quát chỉ làm vế sau). Trong đó, một số câu chỉ thấy chép ở một tài liệu, một số câu có nhiều tài liệu nói đến. Tuy nhiên theo chúng tôi, những câu đối bằng chữ Hán xưa nay được coi là giai thoại về Cao Bá Quát nên để vào phần tồn nghi, tương tự trường hợp các giai thoại thơ Nôm của Cao Bá Quát.2.3.3. Truyện:11 truyện ký của Cao Bá Quát được tìm thấy, có nhan đề như sau:1. Bách Tam Lang trung nghĩa (Bách Tam Lang trung nghĩa).2. Kê tử đạo án (Vụ án ăn trộm trứng gà).3. Ngô Lâm mạ tặc (Ngô Lâm chửi giặc).4. Nguyễn Bá phụ tử (Cha con Nguyễn Bá).5. Phan Văn Phụng huynh đệ (Anh em Phan Văn Phụng).6. Phương Am tiên sinh di sự (Truyện cũ về ngài Phương Am).7. Từ Sơn mệnh báo (Vụ án mạng ở Từ Sơn).8. Trần Tiến sĩ phụng sứ (Ông Tiến sĩ họ Trần vâng mệnh đi sứ).9. Trạm Điền Vũ tộc (Họ Vũ ở Trạm Điền).10. Trịnh Thượng thư di sự (Truyện cũ về ông Thượng thư họ Trịnh).11. Tụ Long Ma thị truyện ký (Truyện ký về họ Ma ở Tụ Long).10 truyện đầu (số 1 đến 10) chép trong phần đầu sách Mẫn Hiên thuyết loại (24). Chúng tôi kế thừa kết quả khảo cứu văn bản đối với 10 truyện này của Hoàng Văn Lâu (1989) (trong bài “Ai viết hai phần Cổ tích và Nhân phẩm trong Mẫn Hiên thuyết loại”, t/c Hán Nôm, số 2 (7), tr. 6- 8). 7 trong số 10 truyện trên đã được Nguyễn Văn Huyền (1997) tuyển dịch trong Truyện Việt Nam thế kỷ XIX (trích, tuyển) (nhóm dịch giả, Nxb. KHXH, tr. 109-124). Đó là các truyện có số thứ tự 1, 2, 4, 5, 6, 7, 10 ở trên. Hoàng Văn Lâu khi dịch và giới thiệu Mẫn Hiên thuyết loại cũng đã dịch đủ 10 truyện trên (xin xem Cao Bá Quát - Trương Quốc Dụng, Mẫn Hiên thuyết loại, Nxb. Hà Nội, 2004).Truyện cuối (số 11) chép chung với các bài ký, tự… trong phần Cúc Đường văn loại - quyển nhị là phần sau của sách Cúc Đường thi loại (3).2.3.4. Kinh nghĩa:18 bài kinh nghĩa có ghi tên tác giả Cao Bá Quát, chép chung với nhiều bài cùng loại của Cao Bá Đạt và một vài tác giả khác, đều xếp hạng (ưu, bình, thứ...) trong sách Trường văn (25). Chữ trong sách này viết thảo rất khó đọc. Các bài có ghi tên tác giả Cao Bá Quát gồm:1. Hoạch tượng nhật nguyệt tinh thần kính thọ nhân đối.2. Nhược nhật nguyệt chi chiếu hồ (?) quang vu tứ phương.3. Vương triêu bộ tự Chu ... vu (?) chinh phạt Thương.4. Dụng chi tắc hành.5. Vương viết: Ô hô phong.6. Thiên hà ngôn tai!7. Bất thiên nộ bất nhị quá.8. Cẩu viết: Nhạc tường mục ban thuỵ vu tường hậu.9. Nhật trung tinh điểu dĩ ân trọng xuân.10. Hồi dã văn nhất dĩ tri thập.11. Khắc minh đức thận hình.12. Kỳ lân chi ư tẩu thú, phụng hoàng chi ư phi điểu.13. Duy Chu công tiên thận quyết thuỷ.14. Tiên sinh tương hà chi?4 đề bài còn lại chưa nhận ra mặt chữ, và nội dung các bài nói chung là chưa thể đọc được (do hiện nay chưa tìm thấy bản nào khác để đối chiếu, chúng tôi tạm thời chưa khảo sát nội dung 18 bài kinh nghĩa này).2.3.5. Ký:4 bài ký chép chung với các bài tự, văn, truyện ký trong phần Cúc Đường văn loại - quyển nhị, phần sau của sách Cúc Đường thi loại (3) như sau:1. Tích Sơn thị Đại Lai đình ký.2. Vĩnh Tường phủ trị Tây Hiên ký.3. Văn Trưng Lăng Trưng xã học bi ký.4. Linh Tràng Trần công tự điền ký (vị Cử nhân Nguyễn Huy Nguyên tác).Khảo sát sơ bộ 4 bài này, chúng tôi nhận thấy đều là tác phẩm của Cao Bá Quát. Trước hết, trong bài số 1 tác giả tự xưng là “Cao tử”. Ngoài ra, nhân vật Tôn Thất Minh Trọng vốn xuất hiện rất nhiều lần trong thơ Cao Bá Quát như một người bạn thân, thì ở đây cũng được nhắc đến ở đầu bài ký: “Ngô hữu Tôn Thất Minh Trọng…” (Người bạn tôi là Tôn Thất Minh Trọng…). Bài này cũng được bộ Đề yếu ghi nhận là của Cao Bá Quát (xem tập I tr. 356). Trong bài số 2 tác giả tự xưng là “Cao tử”. Bài số 3 có câu “Quốc triều trị giáo xương minh” là câu đã từng được Cao Bá Quát viết trong bài Thương Sơn Công thi tập hậu tự. Bài số 4 tuy không có từ nào tự xưng hoặc quen dùng của Cao Bá Quát, cũng không có cớ để loại trừ.Nhìn chung, sách Cúc Đường thi loại sao chép nhiều thơ văn Cao Bá Quát không lẫn của người khác. Sách có 3 phần: 2 phần đầu là Cúc Đường thi loại (không rõ quyển mấy) và Cúc Đường thi loại - quyển ngũ, toàn chép thơ; phần sau là Cúc Đường văn loại - quyển nhị, gồm 11 bài văn xuôi, trong đó có 4 bài ký nói trên (còn lại của phần này là 4 bài tự, 2 bài văn và 1 truyện ngắn).2.3.6. Tự:Lâu nay các tài liệu quốc ngữ thường nói đến các bài Thương Sơn công thi tập hậu tự (Bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn), Hoa tiên truyện tự (Bài tựa truyện Hoa tiên) và Thư Tiêu lâm thi tập hậu ([Bài tựa] viết ở cuối tập thơ Tiêu lâm). Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy 3 bài tự nữa, nâng tổng số bài tự được coi là của Cao Bá Quát thành 6 bài, liệt kê như sau:1. Thương Sơn công thi tập hậu tự.2. Tống Đinh Hàn lâm quy táng tự.3. Đại Tuyên Niết Kiều niên ông tống Phiên sứ Nguyễn đài quy giả phần hoàng tự.4. Đại Gia Thuỵ tú tài hạ muội trượng Vân Canh Nguyễn tử đăng chế khoa tự.5. Hoa tiên truyện tự.6. Thư Tiêu lâm thi tập hậu.Qua sơ bộ khảo sát văn bản cả 6 bài trên, chúng tôi thấy:- 4 bài đầu (số 1 đến 4) chép trong phần Cúc Đường văn loại - quyển nhị, phần sau của sách Cúc Đường thi loại (3) là của Cao Bá Quát. Bài số 1, mở đầu tác giả có nói việc “Cao tử” sắp đi Quốc Oai, cuối bài ghi đủ họ tên, tự, hiệu của mình. Bài số 2 viết về Đinh Uý Phủ, tức Đinh Nhật Thận, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1838, bạn thân Cao Bá Quát, từng bị Triều đình nhà Nguyễn bắt giam sau vụ khởi nghĩa Mỹ Lương của Cao Bá Quát, và là nhân vật thường xuất hiện trong thơ ông. Bài số 3, tác giả viết thay cho ông bạn cùng khoa họ Kiều làm Án sát Tuyên Quang (…Tuyên Niết Kiều niên ông…). Họ Kiều nói ở đây chính là Kiều Năng Thân, người xã Nhật Chiêu huyện Bạch Hạc, cùng thi đỗ Cử nhân ở trường Thăng Long khoa Tân mão 1831 với Cao Bá Quát, làm quan tới chức Án sát Tuyên Quang. Bài số 4 không có gì đáng nghi ngờ, tuy nhiên các nhân vật được nói đến như Gia Thuỵ Tú tài (ông Tú tài ở làng Gia Thuỵ), Vân Canh Nguyễn tử (cậu con họ Nguyễn ở làng Vân Canh)… chưa rõ là ai.- Bài số 5 có tựa đề Hoa tiên truyện tự, viết cho tập truyện thơ Nôm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự. Bài tự này lâu nay vẫn được giới nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát, và lưu truyền rộng rãi cùng với các bản in Truyện Hoa tiên bằng chữ Quốc ngữ. Có điều, theo chú thích của Đào Duy Anh (1978) trong bản dịch lời Tựa của Cao Bá Quát in ở tập Truyện Hoa tiên (Nxb. Văn học, tr. 10) thì “Bài chữ Hán đã mất từ lâu”, và dịch giả chỉ “dựa theo bản phiên âm và bản dịch trong Truyện Hoa tiên của Nhà xuất bản Văn hoá 1961 và trong Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát của nhà xuất bản Văn học 1970”. Đến nay, vẫn chưa có ai tìm thấy văn bản chữ Hán nói trên. Có lẽ vì thế mà có nhà nghiên cứu như Vũ Đức Phúc (1997) đã khẳng định “bài tựa Hoa tiên được gán cho Cao Bá Quát viết rất lẩm cẩm, chắc chắn là một anh chàng nào đó nguỵ tạo ra mà thôi” và chú thêm: “Bài này chỉ xuất hiện trong một bản gọi là Hoa tiên quốc ngữ chép tay năm 1918, ngoài ra không có ở nơi nào khác. Ngay cái tên “quốc ngữ” đã là một điều thêm thắt đáng ngờ” (xem bài “Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Nguyễn Thiện và Truyện Hoa tiên” in trong Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa tiên - Kỷ yếu hội thảo nhân 200 năm ngày mất (1990) và 250 năm ngày sinh (1993), Trung tâm KHXH và NV, Viện Văn học, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 183-184). Tuy nhiên, theo chúng tôi, Cao Bá Quát viết tựa cho truyện Hoa tiên là điều hoàn toàn có thể xảy ra một khi chính ông là người tham gia nhuận sắc truyện Nôm này. Còn hai chữ “quốc ngữ” không phải đến đầu thế kỷ XX mới có để chỉ chữ “Quốc ngữ latin” mà từ lâu cha ông ta đã thường dùng để chỉ chữ Nôm. Chẳng hạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XV-XVI) có tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi. Theo Nguyễn Huệ Chi, “Cao Bá Quát chú thích và đề tựa truyện Hoa tiên vào khoảng đầu những năm 40 của thế kỷ XIX” (xem bài “Nguyễn Huy Tự - Truyện Hoa tiên trong vùng văn hoá Trường Lưu và trong dòng truyện Nôm thế kỷ XVIII” in trong Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa tiên - Kỷ yếu…, sđd, tr. 376). Gần đây khi sưu tập tài liệu biên soạn bộ Cao Bá Quát toàn tập, GS. Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Quốc học, được GS. Đoàn Khoách ở Mỹ gửi tặng một bản chụp nguyên văn chữ Hán bài Đệ bát tài tử Hoa tiên ký diễn âm Hậu tự, và nguồn sao chụp là Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. Giáo sư Khoách cũng công bố tài liệu này trong bài Văn như Siêu Quát, nhưng ở đây phần chữ Hán đã được đánh máy vi tính. Như vậy, bài Hoa tiên truyện tự cũng chính là bài Đệ bát tài tử Hoa tiên ký diễn âm Hậu tự nói trên, tuy có một đôi chữ khác biệt, đáng tin cậy là tác phẩm của Cao Bá Quát.- Bài số 6, Thư Tiêu lâm thi tập hậu chép trong Cao Chu Thần thi tập (9) (ký hiệu A. 299) là một bài hậu tự viết cho tập thơ Tiêu lâm của tác giả Phạm Kế Chi, được nhiều nhà nghiên cứu coi là của Cao Bá Quát, nhất là từ khi bản dịch của Đỗ Văn Hỷ được công bố trên tạp chí Văn học năm 1978 (số 5, tr. 154-155). Thế nhưng, theo khảo sát của chúng tôi, đó là tác phẩm của người khác. Trước hết, không thấy tên riêng tự xưng của Cao Bá Quát trong bài (thường là “Cao tử”) hoặc cuối bài (thường là “Chu Thần”) như hầu hết các bài tự hay thuyết khác. Thứ đến, tác phẩm này xuất hiện ở vị trí không bình thường trong tập sách vốn có nhiều rắc rối, phức tạp, bởi chép lẫn nhiều thơ văn người khác. Nhiều nhà nghiên cứu từng mắc phải sai lầm khi trích dịch, trích dẫn tác phẩm Cao Bá Quát từ sách này. Đây cũng chính là văn bản được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục ở Miền Nam cho in từ một bản vi phim lưu trữ tại Viện Khảo cổ (Sài Gòn) năm 1971, xuất bản đồng thời với bản trích dịch có nhiều sai lầm về mặt văn bản của Sa Minh Tạ Thúc Khải (xem Cao Chu Thần thi tập trích dịch, Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục, Sài Gòn) mà đương thời cũng đã có người lên tiếng phê phán (xem Nguyễn Thiếu Dũng, “Cao Chu Thần thi tập của Trung tâm Học liệu hay câu chuyện ‘đầu Thần đuôi Thánh’”, Bách khoa giai phẩm, Sài Gòn, số 410, I/ IVOX, 1974, tr. 29-33). Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tú đã viết lời nhận xét vào đầu sách khá chi tiết. Chúng tôi kiểm tra lại và thấy đúng như vậy. Theo đó, 37 bài văn xuôi (từ tr. 75b đến 131a) cùng 162 bài và chùm thơ (từ tr. 131a đến 182b) là tác phẩm không phải của Cao Bá Quát. Bài Thư Tiêu lâm thi tập hậu chép ở tr. 86b đến tr. 88a, tức bài thứ 5 trong loạt 37 bài văn xuôi nói trên. Lý do sau cùng là văn phong bài hậu tự này không phù hợp với văn phong các tác phẩm cùng thể loại của Cao Bá Quát, như Thương Sơn công thi tập hậu tự, hay Hoa tiên truyện tự. Như vậy, bài tự Thư Tiêu lâm thi tập hậu chưa đủ cơ sở để xác định tác giả của nó là Cao Bá Quát hay một tác giả cụ thể nào khác cho đến thời điểm này.Tóm lại, về thể loại tự có 6 bài kể trên từng được các tài liệu coi là của Cao Bá Quát thì trước hết buộc phải loại ra bài Thư Tiêu lâm thi tập hậu, 5 bài còn lại có thể khẳng định là của Cao Bá Quát.2.3.7. Văn tế:Về thể loại văn tế, Cao Bá Quát chỉ có bài Nguyễn tiên sinh ai lỗi chép trong sách Tiên Giang tam hữu chí (22). Bài văn tế không nói rõ “Nguyễn tiên sinh” là ai.2.3.8. Thuyết:Lâu nay giới nghiên cứu thường nói đến một bài thuyết của Cao Bá Quát như một tài liệu đáng tin cậy để góp phần xác định năm sinh, chỗ ở đầu tiên, hoặc năm đi thi của Cao Bá Quát. Đó là bài Thiên cư thuyết (Bài thuyết về việc dời nhà ở). Ông Tảo Trang (1963), trong bài “Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát” (t/c Văn học, Hà Nội, số 5, tháng 11, tr. 65-70), đã dịch đăng toàn văn bài thuyết và cho biết nguyên văn chữ Hán chép trong Cao Chu Thần thi tập, nhưng không ghi ký hiệu sách, cũng không kèm theo bản phiên âm bài thuyết. Có điều, tập Cao Chu Thần thi tập này chúng tôi nhận thấy là khác với hai thi tập cùng tên hiện bảo quản tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm có ký hiệu A. 299 và VHv. 1434/1.Sách TCHCBQ (Sđd) bản in lần đầu (1970) có in bản phiên âm, dịch nghĩa và nguyên văn chữ Hán bài Thiên cư thuyết cùng 2 bài văn xuôi chữ Hán khác của Cao Bá Quát ở phần Phụ lục. Tuy nhiên, sách này cũng không cho biết nguyên văn chữ Hán bài thuyết đã sao chép từ sách nào.Về nguồn gốc quyển Cao Chu Thần thi tập có chép bài thuyết nói trên mãi đến 40 năm sau ngày bản dịch được công bố (2003) mới được Tảo Trang cho biết là của vị túc nho Ngô Lập Chi (tức Ngô Trọng Hưng, hiệu Bái Đình và Hộ Hoa chủ nhân, 1888-1967, cháu cố Tiến sĩ Ngô Thế Vinh, đỗ Cử nhân Hán học khoa Kỷ dậu, 1909 - NNQ) trong thư phúc đáp thư của Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Đến nay, chưa ai đặt vấn đề nghi ngờ tính chân thực của bài Thiên cư thuyết, do đó công bố nghiên cứu của Tảo Trang chúng tôi thấy có thể yên tâm kế thừa, đành rằng văn bản chữ Hán nói trên cần sớm được sưu tầm giới thiệu cũng như tiếp tục nghiên cứu.2.3.9. Thơ:Thơ chữ Hán chiếm số lượng lớn trong toàn bộ sáng tác của Cao Bá Quát. Công trình tập thể TCHCBQ do nhóm Vũ Khiêu tuyển dịch và biên soạn có 161 bài tính theo lần in thứ nhất (1970). Bấy giờ, số bài thơ chữ Hán được xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài. Nhân lần in thứ 3 (1984), tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát, nhóm biên soạn thừa nhận nhiều bài thơ vốn chép ở sách Cao Bá Quát thi tập (4) (ký hiệu A. 210) là của Nguyễn Khuyến, như Nguyễn Văn Huyền (1983) đã xác định (xem bài “Về một văn bản thơ Nguyễn Khuyến” in trong Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1983, tr. 300-308) nên đã rút bỏ 5 bài có gốc từ tài liệu nói trên (xem TVCBQ bản in lần 3, 1984, chú thích 1, tr. 50). Còn 156 bài, nhưng theo khảo sát của chúng tôi vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát (sẽ nói rõ ở bên dưới). Dù vậy, đến thời điểm này đây vẫn là tuyển dịch thơ chữ Hán Cao Bá Quát có số lượng lớn nhất. Nhóm biên soạn cho biết đã sử dụng 12 tài liệu sách chữ Hán ở Thư viện Khoa học Trung ương và vài quyển do các vị túc nho cho mượn. Ngoài những bài được đưa vào tuyển tập, số còn lại chúng tôi được biết hầu hết cũng đã được phiên âm, dịch nghĩa. Thế nhưng, toàn bộ những bản thảo còn lại đó đã bị thất lạc trước khi kịp công bố tiếp. Chúng tôi có dịp tìm gặp GS. Vũ Khiêu, GS. Hoàng Hữu Yên và GS. Nguyễn Huệ Chi - những người đã trực tiếp tham gia biên soạn công trình trên, và được quý giáo sư cho biết điều rất đáng tiếc đó. Do vậy, công việc của chúng tôi là phải trở lại từ đầu, một mặt tìm lại toàn bộ (theo phạm vi tư liệu cho phép) tác phẩm thơ chữ Hán được coi là của Cao Bá Quát, mặt khác xác định lại những bài đã được nhóm Vũ Khiêu xử lý, công bố. Đây là việc làm vô cùng khó khăn và chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.Văn bản tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát hiện thu thập ở các nguồn đều được chép tay và trình bày dưới 3 dạng: chép thành sách riêng, chép thành tập (hoặc mục) riêng trong sách khác, chép chung với tác giả khác (có hoặc không ghi tên tác giả kèm theo) như sau:- Được chép thành sách riêng gồm:1. Cao Bá Quát thi tập (4) (A. 210) (nhiều thơ người khác chép lẫn), có 112 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.2. Cao Chu Thần thi tập (2) (VHv. 1434/1) (Bộ Đề yếu ghi tên sách có ký hiệu này là Cao Chu Thần di cảo), có 428 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.3. Cao Chu Thần thi tập (9) (A. 299) (nhiều thơ văn người khác chép lẫn), có 339 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.4. Cao Chu Thần biệt tập (32) (Thư viện Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học KHXH và NV TPHCM): có lời dẫn của Huỳnh Thúc Kháng và 52 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.5. Chu Thần thi tập (8) (A. 2762), có 190 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.6. Cúc Đường thi loại (3) (VHv. 1433), có 148 bài và chùm thơ Cao Bá Quát (cuối sách là phần Cúc Đường văn loại - Quyển nhị chép 11 bài văn xuôi của Cao Bá Quát).7. Cúc Đường thi loại (7) (A. 1985), có 130 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.8. Cúc Đường thi thảo (6) (A. 3012), gồm 179 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.9. Mẫn Hiên thi văn tập (5) (A. 409), phần đầu chép 76 bài và chùm thơ Cao Bá Quát (phần sau có thơ văn, câu đối của người khác).10. Mẫn Hiên thi loại (14) (VHv. 1996), gồm 130 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.11. Mẫn Hiên thi tập (33) (Thư viện Khoa Ngữ văn và Báo chí, Đại học KHXH và NV TPHCM), gồm 130 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.12. Mẫn Hiên thi tập - Quyển tam (16) (A. 2313), gồm 70 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.- Được chép thành tập (hoặc mục) riêng trong sách khác:13. Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi (1), chép trong Bắc hành tạp lục (A. 1494), gồm 127 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.14. Mẫn Hiên thi tập (10), là tập thứ 2 trong 7 tập chép chung trong sách Quốc triều danh nhân mặc ngấn (VHv. 48), gồm 28 bài thơ Cao Bá Quát.15. Mẫn Hiên thi loại (13), chép vào phần cuối của sách Chu nguyên tạp vịnh thảo (A. 2805), gồm 29 bài và chùm thơ Cao Bá Quát.- Được chép chung với tác giả khác:16. Danh nhân thi tập (11) (A. 2167), chép chung, Cao Bá Quát có 32 bài.17. Du Ngũ Hành sơn xướng hoạ tập (12) (A. 2505), chép chung với thơ những người cùng xướng hoạ, Cao Bá Quát có 14 bài.18. Danh nhân thi đề (15) (R. 395) (lưu tại Thư viện Quốc gia), chép chung, Cao Bá Quát có 5 bài.19. Chư gia thi văn tuyển (17) (A. 357), chep chung, Cao Bá Quát có 7 bài và 1 chùm 11 thủ.20. Danh nhân thi tập (18) (t.1) (VHv. 1454/1), chép chung, Cao Bá Quát có 46 bài và chùm.21. Danh nhân thi tập (19) (t.2) (VHv. 1454/2), chép chung, Cao Bá Quát có 23 bài và 1 chùm nhị thủ.22. Hành ngâm ca từ thi tấu (34) (A. 623), gồm tác phẩm của Phan Đình Dương (Tiến sĩ năm 1842). Sách chép lẫn 3 bài thơ Cao Bá Quát.23. Bắc quốc lai phong khải (35) (A. 2183), có bài khải của Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh, sang phong vương cho Tự Đức. Sách có chép 6 bài thơ của Cao Bá Quát.24. Đối liên thi văn tạp chí (36) (VHv. 219), gồm thơ văn nhiều tác giả. Có 4 bài thơ Cao Bá Quát.25. Văn tuyển tạp biên thi khải (37) (VHv. 1862), gồm thơ văn nhiều tác giả. Có 1 bài thơ của Cao Bá Quát.26. Tạp văn sao (30) (VHt. 6), gồm thơ văn nhiều tác giả. Có 3 bài thơ Cao Bá Quát.Theo thông tin của bộ Đề yếu, còn 3 tập sách khác nữa có chép tác phẩm Cao Bá Quát, song chúng tôi chưa thể khẳng định bài nào trong đó nên tạm để lại. Đó là các sách:1. Thi văn tâp biên (38) (VHv. 1879).2. Thi văn tạp biên (39) (VHv. 1880).3. Thi văn tạp biên (40) (VHv. 2612).Toàn bộ tài liệu trên đều là văn bản chép tay, không bản nào ghi lại thời điểm sao lục, và hầu hết không ghi tên người sao lục. Hầu như bản nào ít nhiều cũng có những sai lầm không tránh khỏi của tình trạng sách Hán Nôm chép tay nói chung, mà trước hết và phiền toái hơn hết là sao chép lẫn lộn tác phẩm của người khác. Xuất phát từ tình hình văn bản có nhiều phức tạp như vậy, chúng tôi xử lý số thơ trong 26 tài liệu trên theo nguyên tắc sau:- Lên bảng tổng kê thơ chữ Hán Cao Bá Quát: Chúng tôi đã phải đọc qua khoảng 3000 bài và chùm thơ trong khối lượng văn bản chữ Hán đã nêu, và đã lên bản tổng kê gồm 2323 bài và chùm thơ của Cao Bá Quát kể cả trùng lặp, trong đó khoảng 30 bài tồn nghi.- Xử lý các bài trùng lặp: Đây là công việc vô cùng khó khăn do thực trạng lưu truyền “tam sao thất bổn”. Nhiều bài có cùng nội dung nhưng khác đầu đề, nhiều bài cùng đầu đề và có số lượng câu chữ bằng nhau nhưng khác nội dung, nhiều bài vốn từ một chùm hoàn chỉnh bị tách ra, nhiều bản chữ viết thảo hoặc đá thảo, có bản không chấm câu mà viết liên tục như một bài văn xuôi. Có bản toàn thơ Cao Bá Quát, có bản chỉ có một vài bài của Cao Bá Quát chép lẫn vào tác phẩm của người khác… Tình hình khó khăn phức tạp đó được chúng tôi nỗ lực tháo gỡ trong nhiều năm tháng. Cuối cùng, số bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát không trùng lặp tạm thời được xác định là 1327 (con số này có thể thấp hơn một khi có phát hiện mới hơn xác định trong đó có bài là của tác giả khác). Trong quá trình xử lý, chúng tôi lấy nội dung làm cơ sở để tính đơn vị bài (những bài cùng nội dung nhưng khác đầu đề chỉ tính là một bài, những sai biệt về tiểu tiết sẽ tiếp tục xử lý ở công đoạn khác về sau: phiên âm dịch nghĩa, khảo dị, hiệu đính, chú thích…), loại trừ những bài hoặc mảng bài qua khảo sát biết được là của người khác (chẳng hạn có niên đại sáng tác trước hoặc sau thời Cao Bá Quát, hoặc có nội dung không tương ứng với hành trạng Cao Bá Quát, hoặc chứng minh được là tác phẩm của tác giả khác…). Chúng tôi đưa vào loại tồn nghi những bài có thể là của Cao Bá Quát nhưng không chắc lắm, cần chờ những khảo cứu cụ thể (chẳng hạn những bài chưa thể khẳng định tác giả là ai, về nội dung có thể xem là của Cao Bá Quát nhưng lại chép xen trong mảng bài của tác giả khác…).- Người làm công tác phiên dịch và công bố thơ chữ Hán Cao Bá Quát theo chúng tôi không nhất định lấy bản nào làm chính. Tuy nhiên trong quá trình xử lý, chọn văn bản, nên ưu tiên cho bản nào có độ tin cậy cao hơn so với các bản khác. Chẳng hạn như bản Cúc Đường thi thảo (6) (ký hiệu A. 3012), chép 179 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, có ký tên người sao lục là Cử nhân khoa Bính Tuất (1886) Đông Viên Nguyễn Hữu Quý. Theo chúng tôi tư liệu này đáng tin vì Nguyễn Hữu Quý là con trai của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868) - bạn thân Cao Bá Quát (quan hệ cha con giữa hai người được ghi trong Quốc triều Hương khoa lục và Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân Dục). Hơn nữa, người sao lục là một trí thức có bằng cấp, đỗ Cử nhân sau ngày Cao Bá Quát mất chưa lâu (cách 31 năm), lại có bố là bạn thân của Cao Bá Quát; số lượng tác phẩm được sưu tập không phải nhiều, và hầu hết đều có chép ở các tài liệu khác, chắc chắn đã có sự chọn lọc. Hoặc các bản của Thư viện khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học KHXH và NV TPHCM có ghi rõ tên người sao lục, đề lời dẫn, huệ tồn là nhà Nho có uy tín Huỳnh Thúc Kháng…Qua quá trình xử lý văn bản, nhìn lại thơ chữ Hán trong Thơ văn Cao Bá Quát của nhóm Vũ Khiêu (bản in lần thứ 3, 1984, đã qua bổ sung, sửa chữa) chúng tôi thấy trong 156 bài được tuyển dịch có 13 bài không có mặt trong toàn bộ đề mục thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1327 bài) được chúng tôi sưu tập và xác định, với 2 lý do:5 bài theo khảo sát của chúng tôi là của người khác hoặc tồn nghi:- Bài Trào chiết tí Phật (bài số 80) là của Thái Thuận (tk XV) - theo phát hiện của Bùi Duy Tân (xem “Bài thơ Trào chiết tí Phật không phải của Cao Bá Quát”, t/c Văn học, số 1, 1979, tr. 142-143).- Bài Lập xuân hậu nhất nhật tân tình (bài số 96) chỉ thấy chép trong Cao Chu Thần thi tập (ký hiệu A. 299, tr. 161b) có câu “Khứ nhật xuân lai phá cựu hàn, Kim triêu hồng tử đấu thiên ban” (nghĩa là: “Hôm qua xuân về phá tan cơn rét cũ, Sáng nay hoa đua nở hồng tía nghìn màu”) viết theo cảm hứng có từ bài được chép ngay trước đó có tên Hoạ đáp Nghê Tâm Canh Quan sát lập xuân ngũ luật y nguyên vận (có câu: “Lạp hướng đồ trung tận, Xuân tòng dạ bán lai”, nghĩa là: “Đi nửa đường tháng Chạp đã gần hết, Xuân về từ lúc nửa đêm”). Đây là bài thuộc mảng 62 bài và chùm thơ đi sứ (từ bài Mộ để Quảng Tây tỉnh thành phong vũ giao tác ở tr. 154 đến bài Xích Bích hoài cổ ở tr. 177) của tác giả là quan chức sau thời Cao Bá Quát trong sứ đoàn sang Trung Quốc năm 1876-1877; trong mảng này có bài Đinh Sửu (1877) xuân nhật thí bút (tr. 166).- Bài Khiếm đề mục (bài số 56) cũng chỉ thấy chép trong Cao Chu Thần thi tập (ký hiệu A. 299, tr. 178, có nhan đề Thôn cư dạ nguyệt) lại thuộc mảng 11 bài và chùm thơ mang tâm trạng của các nhà Nho yêu nước thời chiến (từ bài Thôn cư dạ nguyệt ở tr. 178 đến bài Hoạ Vân Lộc tiên sinh, tự xuân cầu hoàn cổ bi Cam thôn đồ trung tác ở tr. 180b), đều không tương ứng với thời Cao Bá Quát (chùm Hoạ Thôn cư dạ nguyệt nhị thủ ở tr. 179 dùng đúng các vần của bài Thôn cư dạ nguyệt còn chứng tỏ các bài này không cùng tác giả).- Hai bài Quá Mỵ Nương miếu (bài số 73) và An Trường hành (bài số 155, vốn có tên An Dương hành, nhóm biên soạn căn cứ vào nội dung thơ mà đính chính thành An Trường hành) cũng chỉ thấy chép trong Cao Chu Thần thi tập (ký hiệu A. 299, lần lượt tr. 138b và tr. 142) đều là các bài khó xác định tác giả, thuộc loạt 162 bài và chùm thơ (từ tr. 131a đến 182b) theo nhận xét văn bản của Nguyễn Văn Tú (đề ngày 30-12-1964) là của Vũ Phạm Khải (xem trang bìa trong, trước tờ đánh số 1, bản gốc tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Theo khảo cứu văn bản của chúng tôi, loạt thơ này có nhiều rắc rối, phức tạp nhất trong sách Cao Chu Thần thi tập đã dẫn, là loạt thơ của nhiều tác giả, và không có bài nào trùng so với toàn bộ thơ Cao Bá Quát ở các tập. Trong đó có thơ của Vũ Phạm Khải và thơ của nhiều người đi sứ có thời gian sáng tác sau khi Cao Bá Quát đã qua đời. Nhiều bài khác cũng được làm sau thời Cao Bá Quát vì có nói đến các vị đỗ đạt khoa Ất Sửu (1865) như Phó bảng Phạm Đăng Giảng, Phó bảng Bùi Văn Dị, Phó bảng Trần Vĩ, Tiến sĩ Hoàng Tướng Hiệp, Tiến sĩ Nguyễn Tuyên; hoặc nói đến Giáp phó sứ Nguyễn Tư Giản đi Yên Kinh (1868), Hoàng giáp khoa Mậu Thìn (1868) Vũ Nhự, Tuần phủ Trần Bích San (1840-1878)… Vì vậy, theo chúng tôi, hai bài Quá Mỵ Nương miếu và An Dương hành nên đưa vào loại tồn nghi.8 bài không thấy chép trong toàn bộ tư liệu thơ chữ Hán mà chúng tôi thu thập được là:- Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn nhân tác Côn Sơn hành vân (bài số 118).- Dục Bàn Thạch kính (bài số 58).- Đông tác Tuần Phủ tịch thượng ẩm (bài số 56).- Mộng vong nữ (bài số122).- Nhật mộ (bài số 95).- Ninh Bình đạo trung (bài số 59).- Thứ vãn tương độ Lãng tân, thạch thượng tạm yết (bài số 117).- Xuân dạ độc thư (bài số 94)).8 bài này chắc hẳn được chép từ những sách “do các vị túc nho còn giữ được cho mượn” (sđd, tr. 49), tức ngoài danh mục 12 tài liệu mà nhóm biên soạn đã sử dụng. Trong tình hình tư liệu hiện nay, chúng tôi không có lý do để bác bỏ, hoặc tồn nghi 8 bài này (bản chữ Hán chép tay ở phần Phụ lục nhân lần xuất bản đầu tiên, 1970). Tuy vậy, việc truy tìm văn bản gốc 8 bài này cứ phải là cần thiết như những trường hợp tương tự nói trên.Con số 1327 nói trên là toàn bộ bài thơ chữ Hán Cao Bá Quát mà chúng tôi đã lên đề mục, chưa kể 8 bài nói trên; nếu kể 8 bài trên thì con số cuối cùng sẽ là 1327 + 8 = 1335.Con số 1327 còn là bao gồm cả 46 bài chỉ tìm thấy trong bản D (Cao Bá Quát thi tập, ký hiệu A.210) là bản có nhiều ghi chép rối rắm (xin xem mô tả ở chú thích số 4 bên dưới). 46 bài này do không thấy chép trong các sách nào khác nên cũng cần được chú ý khảo sát thêm về mặt văn bản học.2.3.10. Văn:Ngoài các thể loại thông thường trên, cứ theo đầu đề của tác phẩm được ghi thì có 2 bài “văn” chép trong phần Cúc Đường văn loại quyển nhị, phần sau của sách Cúc Đường thi loại (3) (ký hiệu VHv. 1433) chúng tôi tạm thời xếp ở mục này, cụ thể như sau:1. Hà Khê tự chung văn.2. Trùng tu Quan phu tử viện phổ khuyến văn.Hai bài trên không có gì đáng ngờ, theo chúng tôi đều là tác phẩm của Cao Bá Quát.3. KẾT LUẬNTất cả các văn bản có chép tác phẩm Cao Bá Quát được chúng tôi thu thập và xét đến trên đây chắc chắn mới chỉ là phần lớn chứ chưa phải toàn bộ những gì còn lại thuộc về ông. Muốn có sưu tập tương đối đầy đủ hơn hẳn phải đòi hỏi công sức của nhiều người và qua nhiều thế hệ, không những trong nước mà còn ở nước ngoài (41). Trong nước, đó đây nhiều tủ sách gia đình còn lưu giữ sách ghi chép tác phẩm Cao Bá Quát cũng như của nhiều tác gia khác. Nhóm biên soạn TCHCBQ trước đây đã từng mượn sách chép thơ chữ Hán Cao Bá Quát từ “các vị túc nho” (xem Lời thuyết minh, bản in 1970, tr. 45) là một bằng chứng. Do vậy, vấn đề văn bản tác phẩm Cao Bá Quát chúng tôi giải quyết ở đây dù đã hết nỗ lực cũng mới chỉ là bước đầu, không tránh khỏi nhiều hạn chế.Bài viết này đã in trong Cao Bá Quát toàn tập, tập I, Nxb. Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004. Nay, tháng 2/2011, qua việc tiếp tục khảo cứu, tác giả đã chỉnh sửa và bổ sung một đôi chỗ. Tên khoa “Ngữ văn và Báo chí” được nhắc đến trong sách đã dẫn thì nay được đổi thành “Văn học và Ngôn ngữ”.Hầu hết các sách đề cập đã được bộ Đề yếu miêu tả trên đại thể, ở đây chúng tôi chỉ bổ sung nhằm nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến Cao Bá Quát. Những sách thuộc các nguồn khác chúng tôi miêu tả đầy đủ hơn. Chỉ trừ sách chữ Nôm Truyện ông Cao Bá Quát được in mộc bản, còn lại đều là sách chép tay.1. Bản A, Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi 高敏軒先生詩 (ký hiệu A. 1494 - số mục 160 theo Đề yếu): Đúng ra gồm 2 phần:- Phần đầu: Bắc hành tạp lục, từ tờ 1 đến tờ 39, chép thơ Nguyễn Du.- Phần sau: Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi, từ tờ 40 đến tờ 85, chép thơ Cao Bá Quát.Theo miêu tả của Đề yếu, cả tập sách này 78 trang là nhầm. 78 trang chỉ đúng với 39 tờ phần đầu. Phần chép thơ Cao Bá Quát (92 trang), có số bài giống cuốn Cao Mẫn Hiên thi (đầu tr. 1 cũng ghi Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi) của Thư viện Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV Tp.HCM. Ở đây chúng tôi chỉ xét phần sau, chép thơ Cao Bá Quát.Thơ Cao Bá Quát trong tập này có 127 bài và chùm, nếu tính đơn vị thủ sẽ là 192 bài, hầu hết đều có chép rải rác ở các tập khác, có thể chia thành 2 nhóm như sau:- Nhóm 1: Từ tr. 40 đến tr. 72a gồm 86 bài và chùm, từ bài Hoạ Thận Tư nguyên đán thí bút thứ vận đến bài Túc Giai Lạc cựu tổng mục gia, tương biệt lưu đề. Mảng bài này trùng với số bài thuộc 77 trang đầu bản C, ký hiệu VHv.1433.- Nhóm 2: Từ tr. 72b đến tr. 85b, gồm 41 bài và chùm, từ bài Tân mông hồi Bộ, tuý trung hữu tác đến chùm Đề nữ sĩ đồ thập nhị thủ. Đầu nhóm này có ghi: Quyển lục. Không rõ nhóm 1 thuộc quyển mấy.2. Bản B, Cao Chu Thần thi tập 高周臣詩集 (ký hiệu VHv. 1434/1 - số mục 361 theo Đề yếu): Theo Đề yếu, mục số 361 cho biết sách Cao Chu Thần di cảo, ký hiệu VHv. 1434/1-2, là bản bản chép tay, gồm 2 tập (Thượng, Hạ), 172 trang, khổ 27x16, có một tựa, do Nguyễn Văn Đào hiệu Nghĩa Viên khảo cứu và Nguyễn Văn Tú nhận xét văn bản. Sách gồm Cao Chu Thần thi tập (chép thơ các loại, có thơ mừng tặng Phan (đúng ra là Phạm - NNQ) Đăng Giảng, Đặng Phác, Nguyễn Phiên, Nguyễn Tư Giản, Vũ Nhự, Bùi Văn Quỹ) và Cao Chu Thần văn tập (có các bài luận, biện, ký, tự… như Biện hoặc, Nguyên đạo, Đề tập Tiêu lâm thi, Bàn về Lỗ Trọng Liên, Bàn về thuyết “Hoà Nhung”, Văn bia chùa Thanh Thọ, Bài ký đền phủ Yên Khánh, Tiễn phó sứ Phạm Chi Hương, Tiễn ông TS họ Trần ở Vị Xuyên, Mừng PB Bùi Vị (đúng ra là Bùi Dị, NNQ), Mừng Phó sứ Nguyễn Tư Giản, Mừng Nguyễn Công Trứ về hưu…, có Bài văn tế Vũ Quỳnh của Lê Nại, Thơ của Lao Sùng Quang (Trung Quốc), Biểu của Nguyễn Tư Giản). Chúng tôi nhận thấy tập sách với nội dung đầy đủ như vừa miêu tả sẽ không tìm thấy ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.Thực tế, ở Viện Hán Nôm chỉ có bản VHv. 1434/1. Ở trang 1, có bài tựa Cao Bá Quát thi tập tự. Ở tr. 7, trước khi chép phần thơ, có dòng chữ Cao Chu Thần thi tập. Về tên sách, không có chỗ nào ghi Cao Chu Thần di cảo như Đề yếu cho biết. Sách chép tay gồm 307 trang (các tr. 6, 82 và 138 không có chữ), khổ 26x13, không có dấu hiệu chia thành 2 tập. Có lời ghi của Nghĩa Viên Nguyễn Văn Đào bằng chữ Hán ngay sau lời tựa với nội dung cải chính năm thi đỗ Cử nhân của hai anh em Bá Quát và Bá Đạt, không nói gì việc chép lẫn thơ người khác. Cũng không thấy nhận xét của Nguyễn Văn Tú, như trường hợp tập A. 299 (Cao Chu Thần thi tập). Thơ chép trong sách này đều thấy chép rải rác trong các tập khác, không có các bài Mừng tặng Phan (?) Đăng Giảng, Đặng Phác, Nguyễn Phiên, Nguyễn Tư Giản, Vũ Nhự, Bùi Văn Quỹ như Đề yếu miêu tả ở trên. Chỉ cần đối chiếu với số lượng trang, khổ giấy và nội dung một số bài thơ trong tập mang ký hiệu VHv. 1434/1-2 mà Đề yếu đã nêu, có thể khẳng định đây là một sách khác, chưa được Đề yếu đề cập đến. Cũng có thể là một sự lầm lẫn của Đề yếu trong quá trình lập hồ sơ về các thi tập của Cao Bá Quát chăng? Nội dung của Cao Chu Thần văn tập như Đề yếu nói trên đều nằm gọn trong phần sau của bản Cao Chu Thần thi tập (A. 299) như chú thích số 13 nói trên.Bản VHv. 1434/1 nói ở đây là tập có số lượng thơ Cao Bá Quát nhiều nhất: 428 bài và chùm, trong đó từ tr. 261 là Nam hành tập (chép 88 bài, phần lớn viết từ cảm hứng có được trên hành trình vào kinh đô Huế của tác giả). Bài tựa gần 5 trang do người sau thời Cao Bá Quát viết, nội dung giống bài tựa ở bản Cao Bá Quát thi tập (A. 210), trong đó có những mẩu giai thoại tán tụng sự thông minh của Cao Bá Quát, có vài nhầm lẫn về năm ông thi đỗ, về vai anh vai em của ông và Bá Đạt. Toàn bộ thơ trong sách này chúng tôi không thấy dấu hiệu chép lẫn thơ người khác.Người sao chép thực hiện chia tập sách thành 4 nhóm bài như sau:- Nhóm 1: từ tr. 1 đến tr. 5 là bài Cao Bá Quát thi tập tự.- Nhóm 2: Từ tr. 7 đến tr. 81 có 129 bài và chùm thơ thất ngôn bát cú.- Nhóm 3: Từ tr. 83 đến tr. 137 có 61 bài và chùm thơ thất ngôn tứ tuyệt (chùm Thôn cư thập nhị vịnh chép ở 2 nơi: 8 bài từ tr. 119 và 4 bài từ tr. 135, giống cách chép bản H: A. 2762).- Nhóm 4: Từ tr. 139 đến tr. 307 có 238 bài và chùm thơ các loại (trình tự giống hệt 75 tờ đầu của Phần đầu bản A. 299, nhưng chi tiết có nhiều sai biệt), trong đó có 2 bài và 1 chùm trùng với bài nhóm 2. Đó là, bài Đề Sài Sơn (tr. 305) và chùm Hựu đề Sài Sơn tam thủ (tr. 305) trùng với bài Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu, đề Thuỵ Am, đồng chư nhân đề bích tứ thủ (tr. 20), bài Đề đào nương xá (tr. 173) trùng với bài Đằng Châu ca giả Phú Nhi kí hữu sở dữ, thư dĩ tặng (tr. 57).Nếu không tính các bài và chùm trùng lặp, tổng số bài và chùm thơ của bản này là 425.3. Bản C, Cúc Đường thi loại 菊堂詩類 (ký hiệu VHv. 1433 - số mục 598 theo Đề yếu): Sách đánh số A-rập vào trang lẻ từ 1 đến 161 (tr. 162 không có chữ), nhưng thực tế tr. 78 không có chữ, thiếu tr. 99 và 100. Chỉ có một bản nên không thể đối chiếu bổ khuyết. Có thể chia làm 3 phần:- Phần 1: Cúc Đường thi loại (không rõ quyển mấy), từ tr. 1 đến tr. 77, gồm 86 bài và chùm thơ của Cao Bá Quát, từ bài Hoạ Thận Tư nguyên đán thí bút thứ vận đến bài Túc Giai Lạc cựu tổng mục gia, tương biệt lưu đề, trùng với mảng bài thuộc nhóm 1 bản A, Cao Mẫn Hiên Tiên sinh thi (phần sau của Bắc hành tạp lục, ký hiệu A. 1494, từ tr. 40 đến tr. 72a).- Phần 2: Cúc Đường thi loại - Quyển ngũ, từ tr. 79 đến tr. 132, gồm 62 bài và chùm thơ của Cao Bá Quát, từ bài Để ngụ bệnh trung giản chư hữu đến bài Tiểu mãn nhật, đồng Minh Trọng chư nhân du Phước Kiều tửu gia.- Phần 3: Cúc Đường văn loại - Quyển nhị, từ tr. 133 đến tr. 161, gồm 11 bài văn xuôi, hầu hết là ký và tự, cụ thể tên bài như sau:1. Thương Sơn Công thi tập hậu tự.2. Đại Tuyên Niết Kiều niên ông tống Phiên sứ Nguyễn đài quy giả phần hoàng tự.3. Tích Sơn thị Đại Lai đình ký.4. Vĩnh Tường phủ trị Tây Hiên ký.5. Hà Khê tự chung văn.6. Văn Trưng Lăng Trưng xã học bi ký.7. Đại Gia Thuỵ tú tài hạ muội trượng Vân Canh Nguyễn tử đăng chế khoa tự.8. Linh Tràng Trần công tự điền ký [vị cử nhân Nguyễn Huy Nguyên tác].9. Tống Đinh Hàn lâm quy táng tự.10. Tụ Long Ma thị truyện ký.11. Trùng tu Quan phu tử viện phổ khuyến văn.Trong đó, bài số 1: có lời tự xưng của Cao Bá Quát là “Cao tử”, “Quát” trong bài, “Cao Bá Quát Chu Thần” cuối bài. Các bài 3, 4 có lời tự xưng “Cao tử” của Cao Bá Quát. Bài số 6 có câu Quốc triều trị giáo xương minh đã từng được Cao Bá Quát sử dụng trong bài Thương Sơn Công thi tập hậu tự. Bài số 9 có nói đến ông Đinh Uý Phủ làm ở Viện Hàn lâm, tức Đinh Nhật Thận, bạn thân của Cao Bá Quát (Đinh Nhật Thận từng bị nhà Nguyễn bắt tra xét sau vụ Mỹ Lương vì bị tình nghi có liên can đến Cao Bá Quát). Thơ Cao Bá Quát có 4 bài chép trong 5 sách có nhắc tới họ Đinh. Đó là các bài: 1/ Du Vệ Linh sơn, hỉ Đinh Phủ Uý kiến quá, nhân dữ thừa lương tác [bản B tr. 164; bản i tr. 12; bản F tr. 27:…Đinh Uý Phủ…], 2/ Đồng Đinh Phủ, Nguyễn Tử Hữu du Đông An tự [bản B tr. 163; bản F tr. 25; bản i tr. 11b], 3/ Di Đinh Biên tu (ngũ ngôn) [bản A tr. 83b], 4/ Di Đinh Biên tu (thất ngôn) [bản G tr. 15b]. Vậy 5 bài trên (số 1, 3, 4, 6, 9) có thể khẳng định của Cao Bá Quát.6 bài còn lại (số 2, 5, 7, 8, 10, 11) không có từ nào tự xưng hoặc quen dùng của Cao Bá Quát, tuy nhiên do cùng chép chung trong phần Cúc Đường văn loại - Quyển nhị, theo chúng tôi nên tạm thời coi là của Cao Bá Quát trong khi chưa có cớ để loại trừ.Tóm lại, Cúc Đường thi loại (ký hiệu VHv. 1433) có 148 bài và chùm thơ Cao Bá Quát. Mảng văn xuôi gồm 11 bài chủ yếu là ký và tự, trong đó 5 bài khẳng định của Cao Bá Quát, 6 bài còn lại tạm thời coi là của Cao Bá Quát.4. Bản D, Cao Bá Quát thi tập 高伯适詩集 (ký hiệu A. 210 - số mục 352 theo Đề yếu): Gồm 1 bài tựa, 1 bài minh, 166 bài và chùm thơ không chỉ của Cao Bá Quát, chia làm 3 phần:- Phần 1: Từ tờ 2 đến tờ 4: Bài tựa Cao Bá Quát thi tập tự, giống bài tựa ở bản B (VHv. 1434/1).- Phần 2: Từ tờ 5 đến tờ 10: Mục lục.- Phần 3: Từ tờ 11 đến tờ 66 gồm 1 bài minh, 166 bài và chùm thơ. Nội dung có phần rắc rối, tạm chia thành các mảng sau:+ 66 đề bài (66 bài và chùm = 73 bài) có chép ở các tập B, G, F, i nên có thể khẳng định là thơ của Cao Bá Quát, trong đó có 7 bài ghi thêm chữ Vịnh mà các bản khác thì không (Vịnh cù dục, Vịnh đảm bặc hoa, Vịnh hộc, Vịnh khổng tước, Vịnh quy, Vịnh thử, Vịnh tuần dục).+ Bài Mạc Trạng nguyên phiến minh là bài “minh” viết trên cây quạt của Trạng nguyên họ Mạc, không phải “thơ” Cao Bá Quát.+ Bài Trào chiết tí Phật là của Thái Thuận (1440 -?).+ 98 bài và chùm thơ còn lại (không thấy chép ở các thi tập khác có thơ Cao Bá Quát) thì:a. 48 đầu bài bắt đầu bằng chữ Vịnh (điều mà các thi tập khác không hề có) với nội dung vịnh nhân vật lịch sử, đền miếu, cảnh, vật…, và 1 chùm 10 bài Nhàn vịnh thập thủ là thơ Nguyễn Khuyến, có chép trong Yên Đổ thi tập, ký hiệu VHv. 1864 (theo khảo cứu của Nguyễn Văn Huyền).b. 4 bài Huyền Tông lâm kính, Khổng Tử mộng Chu công, Điếu Đặng Tất, Quý Phi biệt Huyền Tông có lẽ của Nguyễn Khuyến vì chép lẫn trong các bài trên, nên xếp vào tồn nghi.c. 46 bài còn lại rất có thể của Cao Bá Quát (tồn nghi).Các soạn giả trong TCHCBQ đã tuyển dịch 7 bài trong mảng thơ này, đến lần in thứ ba lại bỏ 2 bài Nhàn vịnh và 3 bài vịnh nhân vật lịch sử vì thuộc nhóm “a” nói trên (sau khi có công bố của Nguyễn Văn Huyền) và vẫn giữ lại 2 bài (Dữ quảng Nam học chính Bùi đồng túc, dạ khởi kiến nguyệt và Vọng phu thạch) thuộc nhóm “c”.Tóm lại, bản D (ký hiệu A. 210) có 112 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, trong đó 46 bài nên tồn nghi vì chép xen kẽ một số bài vịnh cảnh vật. Còn lại là của người khác.5. Bản E, Mẫn Hiên thi văn tập 敏軒詩文集 (ký hiệu A. 409 - số mục 2146 theo Đề yếu): Sách hiện có 101 tờ, nhưng theo khảo cứu của Nguyễn Văn Tú, chỉ 23 tờ đầu là thơ Cao Bá Quát. Lưu ý: Trang 34b có bài Cảm tác (có câu: “Tự Đức tứ niên thư kí lạp, Nguyên tiêu tứ ngũ biệt kinh đô,…”) từng được Chu Thiên (1963) căn cứ để tính năm sinh Cao Bá Quát (xem bài “Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương” trích in trong Thông báo khoa học của Trường Đại học Tổng hợp, tập I - Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 67–82). Nhưng xét vị trí ghi chép và nội dung toàn bài thơ, đây có thể là thơ người khác.Trang bìa lót đầu sách có ghi lời nhận xét của Nguyễn Văn Tú, nguyên văn như sau:Xét cuốn sách này từ tờ 1 đến tờ 23 là thơ của Cao Bá Quát đúng y như cuốn A. 1996 (phần đầu). Còn từ tờ 24 trở đi (kể từ bài 元霄節四日丁公子往興化省 toàn là thơ, văn và câu đối của những nhà khác, sau Cao Bá Quát. Sơ qua mấy bằng chứng là:1. Lời thơ tầm thường khác hẳn dọng thơ Cao Bá Quát.2. Tờ 33 có bài 寄世榮契友 mở đầu bằng câu 我貫在如琼,君家在世榮 (Quê ta ở Như Kình, nhà bác ở Thế Vinh), chứng tỏ tập thơ này của một người nào ở làng Như Kình (cũng đọc là Như Quỳnh), thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, cũng gần làng Phú Thị). Không phải thơ Cao Bá Quát.3. Dưới nữa, tờ 38 có bài 憶寄陳希曾. Xét ra Trần Hy Tăng sinh năn 1840. Lúc Cao Bá Quát mất (1855), Hy Tăng mới 15 tuổi. Không thể nào có truyện ông Quát giao du với Hy Tăng được. Trong bài thơ lại nói đến tình “đồng học” tương đắc nữa!Càng về cuối lại càng thấy có những nhân vật sau thời ông Quát.Tác phẩm chép trong tập này đúng như nhận xét của Nguyễn Văn Tú. Tuy nhiên, thơ chép trong 23 tờ đầu gồm 76 bài và chùm thơ Cao Bá Quát không hoàn toàn trùng hợp phần đầu bản N ký hiệu VHv. 1996 như Nguyễn Văn Tú đã nhận xét.6. Bản F, Cúc Đường thi thảo 菊堂詩草 (ký hiệu A. 3012 - số mục 600 theo Đề yếu): 3 trang đầu sách là mục lục - Mẫn Hiên Cao Chu Thần thi mục, nhưng chỉ ghi đầu đề 60 bài và chùm thơ đầu tiên. Tr. 4 không có chữ. Từ tr. 5 đến cuối sách chép làm 2 phần:- Phần đầu: Cúc Đường thi thảo. Từ tr. 5 đến đầu tr. 99 chép 121 bài và chùm thơ Cao Bá Quát. Ở mép phải tr. 5 ghi dòng chữ nhỏ: “Bính Tuất Cử nhân Đông Viên Nguyễn Hữu Quý kính thư”, cho thấy người sưu tập sách này là Cử nhân khoa Bính tuất (1886) Đông Viên Nguyễn Hữu Quý.- Từ giữa tr. 99 đến tr. 134 là Nam hành tập chép 58 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, phần lớn làm trên đường vào Kinh thi hội.Trong sách này có 19 bài và chùm không thấy chép ở sách nào khác, trong đó một số bài nói đến những nhân vật thường thấy trong thơ Cao Bá Quát như Lê Dũng Hoà, Nguyễn Chí Đình, nhưng cũng có những tên đất, tên người chỉ thấy ở đây, như Cối Giang, Mật Nhân Hoà thượng, Lý Tam Ích… Theo chúng tôi, sách này có độ tin cậy rất cao về mặt văn bản học, bởi lẽ người sao lục là Nguyễn Hữu Quý, con của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868) - bạn thân được nhắc đến nhiều lần trong thơ Cao Bá Quát. Nguyễn Văn Lý trong Chí Hiên thi thảo (A. 390) có bài thơ Duyệt Cao Chu Thần thi tập nhân ký, có thể là chỉ thi tập này của Chu Thần chăng?7. Bản G, Cúc Đường thi loại 菊堂詩類 (ký hiệu A. 1985 - số mục 599 theo Đề yếu): thực tế có 40 tờ, trang cuối cùng không có chữ. Các tờ ghi số bằng chữ Hán ở lề trái, từ tờ số 1 tờ 49, nhưng không có 9 tờ từ số 21 đến 29, gồm 130 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, trong đó 43 bài và chùm không trùng lặp với các tập khác. Không thấy dấu hiệu nào đáng ngờ.8. Bản H, Chu Thần thi tập 周臣詩集 (ký hiệu A. 2762 - số mục 363 theo Đề yếu): Có nội dung và thứ tự sao chép giống bản B (VHv. 1434/1) từ tr. 7 đến tr. 137. Gồm tất cả 190 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, chép thành 2 mảng:- Từ tờ 1 đến tờ 37 có 129 bài và chùm thơ thất ngôn bát cú.- Từ tờ 38 đến tờ 68 có 61 bài và chùm thơ thất ngôn tứ tuyệt (chùm Thôn cư thập nhị vịnh bị tách ra và chép ở 2 nơi: 8 bài từ tr. 58b và 4 bài từ tr. 67b).9. Bản i, Cao Chu Thần thi tập 高周臣詩集 (ký hiệu A.299 - số mục 362 theo Đề yếu). Đây là sách có dung lượng lớn nhất, nhiều trang nhất (462 trang - Đề yếu ghi 452 trang là sai) và khổ giấy lớn (31x22), chữ viết thuộc loại dễ đọc. Bản A.299 là tập sách cần bàn lại nhiều nhất, bởi nội dung phức tạp của nó. Trong đó không chỉ có thơ mà có cả văn xuôi với số lượng lớn. Tác phẩm được chép không chỉ của Cao Bá Quát, mà còn là của các nhà khác, hoặc có ghi tên như Lao Sùng Quang (người Trung Quốc), Lê Nại, hoặc cứ chép chung lẫn vào tác phẩm của Cao Bá Quát, không ghi tên của ai (như thể mặc nhiên là của Cao Bá Quát vậy!). Nhiều nhà nghiên cứu tỏ ra lúng túng, thiếu nhất quán, hoặc sai lầm khi trích dịch, trích dẫn tác phẩm Cao Bá Quát từ bản A. 299 này. Đây cũng chính là văn bản được Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục ở Miền Nam cho in từ một bản vi phim lưu trữ tại Viện Khảo cổ (Sài Gòn) năm 1971 (lấy tên: Cao Chu Thần thi tập, nguyên bản Hán văn), xuất bản đồng thời với bản trích dịch của Sa Minh Tạ Thúc Khải (có tên: Cao Chu Thần thi tập trích dịch). Sách chia làm 2 phần. Phần đầu là Cao Chu Thần thi tập, chiếm 196 tờ. Phần sau, 35 tờ, gồm Chu Thần Cao ngâm tập 周臣高吟集 (30 tờ), và phụ ghi một số tác phẩm người khác có ghi tên kèm theo (5 tờ).Phần đầu là phần phức tạp. Nhà nghiên cứu văn bản Hán Nôm Nguyễn Văn Tú đã phải viết lời nhận xét vào trang bìa lót trước tờ 1 vào ngày 30-12-1964 như sau:- Xét tập này từ tờ số 1 đến tờ số 75, kể cả bài thơ Nghi đề 疑題, là thơ của Cao Bá Quát. Từ bài Ngự đề nhân luận 御題仁論 ở cuối tờ 75 đến bài 和雲麓先生自春梂還… [[i]Hoạ Vân Lộc tiên sinh tự xuân cầu hoàn…[/i]] (tờ 182) là văn thơ của Vũ Phạm Khải và các nhà khác. Từ tờ 183 đến tờ 194 là thơ vịnh các nữ lưu Trung Quốc, không rõ có phải của Cao Bá Quát hay không.- Từ tờ 195 đến hết tờ 196 có 9 bài thơ của Cao Bá Quát (vì các bản khác có lác đác ghi những bài ấy).- Kế đó 3 tờ tiếp theo là thơ của Lao Sùng Quang (Trung Quốc), có biên ghi rõ ràng.- Từ tờ thứ 4 (trang 2) trở đi cho đến tờ 33, bài Nguyệt dạ đồng chư hữu du Phạm Hoà Phủ hoa viên 月夜同諸友遊笵和甫花園 thì lại là thơ Cao Bá Quát.Kiểm lại theo nhận xét trên, để tiện theo dõi, chúng tôi thấy có thể chia toàn bộ tập sách thành 7 nhóm bài tuần tự như sau:1) Nhóm 1: Từ tờ số 1 đến tờ số 75, kể cả bài Nghi đề, gồm 238 bài và chùm thơ của Cao Bá Quát, hầu hết đều có chép ở các tập khác.2) Nhóm 2: Từ cuối tờ 75 đến cuối tờ 182, gồm:- 37 bài văn xuôi, trong đó một số bài khẳng định là của Vũ Phạm Khải: Biện hoặc luận thư, Lỗ Trọng Liên luận, Hoà Nhung luận, Sơn trung tạp ký…; những bài khác chưa rõ của ai. Tuy nhiên, một bài trong số này được nhiều người coi là của Cao Bá Quát - bài Thư Tiêu lâm thi tập hậu 書蕉林詩集後 [tr. 86b-88a] (Đỗ Văn Hỷ đã dịch toàn văn, xem t/c Văn học, số 5/1978, tr. 154-155) mặc dù trong bài không có từ nào tự xưng của Cao Bá Quát hoặc liên quan tới hành trạng của Cao Bá Quát.- 162 bài và chùm thơ, theo nhận xét của Nguyễn Văn Tú (nói trên) là không phải của Cao Bá Quát. Thế nhưng, trong tập tuyển dịch Thơ Chữ Hán Cao Bá Quát, nhóm tuyển dịch trong đó có cả Nguyễn Văn Tú là thành viên lại tuyển 4 bài trong số trên: Quá Mỵ Nương miếu, An Dương hành, Lập xuân hậu nhất nhật tân tình, Thôn cư dạ nguyệt (bài này nhóm tuyển dịch ghi đầu đề là Khiếm đề mục). Nguyễn Huệ Chi, trong bài “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, có trích dẫn từ bài Thôn cư dạ nguyệt (xem Nghiên cứu Văn học, H., số 6-1961, tr. 33) và bài Lập xuân hậu nhất nhật tân tình (bđd, tr. 35). Điều đáng lưu ý là các bài thơ này chỉ thấy chép ở tập A. 299 mà thôi. Theo chúng tôi, 2 bài trên nên đưa vào tồn nghi, 2 bài dưới là thơ người khác vì ngoài vị trí ghi chép chúng có nội dung không phù hợp với thời Cao Bá Quát, đó là không khí thời chiến tranh loạn lạc.- Nhiều bài thơ làm sau thời Cao Bá Quát. Chẳng hạn, ở tờ 32 có những bài thơ nói đến các Tiến sĩ cùng đỗ khoa Ất Sửu 1865 như Phạm Đăng Giảng (Cử nhân năm 1864), Bùi Văn Dị (Cử nhân 1855), Trần Vĩ (Cử nhân 1861), Hoàng Tướng Hiệp (Cử nhân 1858), Nguyễn Tuyên (Cử nhân 1858). Tờ 137 có bài nói đến việc Nguyễn Tư Giản làm Giáp phó sứ đi Trung Quốc (năm 1868), Hoàng giáp Vũ Nhự (Tiến sĩ 1868)… Một loạt bài khác có thể xác định là của một phái bộ đi sứ Trung Quốc.3) Nhóm 3: Từ tờ 183 đến tờ 194 có 54 bài thơ vịnh 54 nhân vật nữ Trung Quốc, rất có khả năng của Cao Bá Quát. Một số trong những nhân vật nữ lưu Trung Quốc này từng được Cao Bá Quát nói đến trong những dịp khác. Chẳng hạn nhân vật Tây Thi (bài Tây Thi) từng được Cao Bá Quát liên tưởng đến khi vịnh Hồ Tây; Văn Quân (bài Trác Văn Quân), Mạnh Đức Diệu (bài Đức Diệu) được nhắc đến trong bài Mộ phạn bất cấp hý bút ký sự (bản N), Vương Chiêu Quân (bài Vương Chiêu Quân) trong bài Xuất tái (thuộc chùm thơ Đề nữ sĩ đồ thập nhị thủ, ứng giáo, bản A, B, H) và trong bài Chiêu Quân (bản E), Vương Chiêu Quân (bản N) - nói chuyện nàng Minh Phi cống Hồ, Lục Châu (bài Lục Châu) trong bài Truỵ lâu (thuộc chùm thơ Đề nữ sĩ đồ thập nhị thủ, ứng giáo, bản A, B, H) - nói về chuyện nàng Lục Châu nhảy lậu tự tận ở vườn Kim Cốc, Ngu Cơ (bài Ngu Cơ) trong bài Ngu hề (thuộc chùm thơ Đề nữ sĩ đồ thập nhị thủ, ứng giáo, bản A, B, H) - nói về chuyện ái cơ của Hạng Võ tự tận ở Cai Hạ4) Nhóm 4: Từ tờ 195 đến hết tờ 196 có 9 bài thơ, từ bài An Phong dã quán ngẫu hứng đến bài Di ngụ Diên Phúc tự, đều khẳng định được là thơ Cao Bá Quát. Các nơi danh thắng Thuỵ Am, Bối Am, Sài Sơn đều được nói đến nhiều lần trong thơ Cao Bá Quát; riêng bài Nguyên nhật còn được chép ở các bản B, E, H.Trở lên là phần đầu sách A. 299, thuộc Cao Chu Thần thi tập.Phần sau sách A. 299 được đánh số tờ từ 1 đến 35 (chúng tôi tạm quy ước là tờ 1’ đến 35’) và ở các nhóm bài đều ghi kèm theo tên tác giả, lần lượt như sau:5) Nhóm 5: Từ tờ 1’ đến trang đầu tờ 4’ gồm 10 bài và chùm thơ, từ bài Tĩnh Thần dịch đến bài Xuân sứ Việt Thường quy để Hồ Xá…, là của Lao Sùng Quang, người Trung Quốc (đầu tờ 1’ có dòng chữ: “Khâm sứ Tiến sĩ Quảng Tây Án sát sứ Lao Sùng Quang thi dĩ hạ”).6) Nhóm 6: Từ trang sau tờ 4’ đến giữa trang sau tờ 33’ gồm 97 bài và chùm thơ, từ bài Phụng hoạ Thương Sơn Công thu dạ uỷ tặng thứ vận đến bài Nguyệt dạ đồng chư hữu du Phạm Hoà Phủ hoa viên, đều là thơ Cao Bá Quát. Trang đầu có ghi dòng chữ Chu Thần Cao ngâm tập. Từ đầu tờ 22’ trở về cuối, hầu hết có liên quan đến chuyến công cán Hạ Châu của tác giả. Trong 97 bài và chùm thơ này có 4 bài và 1 chùm thơ tứ thủ trùng với những bài ở phần đầu (4 bài trùng nhau: a/ bài Ẩm Nguyễn tú tài thư các dạ thính Mai sinh đàn Nguyễn ca, b/ bài Đằng Giang châu ca giả Phú Nhi ký hữu sở dữ, thư dĩ tặng trùng với Đề Đào nương xá ở phần đầu, c/ bài Bốc cư thập nhị vận, d/ Đăng Chân Vũ quán lâu đồng Hoàng Đức Hiệp tú tài, đối tửu vọng hồ thượng chư tự trùng với Đề Chung lâu ở phần đầu, và d/ chùm Vãn du Sài Sơn, vũ hậu đăng sơn đầu đề Thuỵ Am, đồng chư nhân đề bích tứ thủ trùng với bài Đề Sài Sơn và chùm Hựu đề Sài Sơn tam thủ ở phần đầu - tức phần đầu có 5 bài và 1 chùm tam thủ trùng với phần sau). Sở dĩ trùng là vì nhóm 6 vốn đã là một tuyển tập thơ khác của Cao Bá Quát - Chu Thần Cao ngâm tập.7) Nhóm 7: Từ giữa trang sau tờ 33’ đến hết trang đầu tờ 35’ (kết thúc tập sách), bắt đầu bằng chữ “Phụ lục” và tiếp đó chép bài văn xuôi Tế Hoàng giáp Thượng thư Vũ Quỳnh văn. Dòng chữ kèm theo “Tế tử Trạng nguyên Lê Nại soạn” 婿子狀元黎鼐譔 cho biết tác giả bài văn tế là Lê Nại (Tiến sĩ 1505), con rể của Vũ Quỳnh (1453-1516).Tóm lại, bản A. 299 có tất cả 38 bài văn xuôi gồm các thể loại văn tế, biểu, luận, biện, ký, tự…, trong đó có bài Thư Tiêu lâm thi tập hậu được nhiều người xem là của Cao Bá Quát, 1 bài văn tế ông Vũ Quỳnh của Lê Nại, còn lại là của Vũ Phạm Khải và các nhà khác; 565 bài và chùm thơ (không kể các bài chép trùng), trong đó có 339 bài và chùm là của Cao Bá Quát, 2 bài cần tồn nghi, một loạt 54 bài vịnh nhân vật nữ Trung Quốc có khả năng của Cao Bá Quát, 10 bài và chùm của Lao Sùng Quang (Trung Quốc), 160 bài chưa xác định tác giả.10. Bản j, Mẫn Hiên thi tập 敏軒詩集 (ký hiệu VHv. 48 - số mục 2868 theo Đề yếu): Mẫn Hiên thi tập ở đây là tập thứ 2 trong 7 tập thơ của các danh nhân triều Nguyễn cùng chép vào một sách, có tên chung là Quốc triều danh nhân mặc ngấn 國朝名人墨痕. 6 tập còn lại đều của các tác giả khác.Mẫn Hiên thi tập gồm 10 trang, từ tờ 11 đến tờ 15, có 28 bài - trong đó có 19 bài không trùng lặp với các sách khác.11. Bản k, Danh nhân thi tập 名人詩集 (ký hiệu A. 2167 - số mục theo Đề yếu): Tuyển tập thơ các danh nhân triều Nguyễn như Cao Bá Quát, Bạch Đông Ôn, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Phú Thứ, Nguyễn Văn Lý, Cao Bá Nhạ... Thơ Cao Bá Quát 32 bài, từ tr. 1a đến tr. 7a, mỗi bài đều 16 câu ngũ ngôn và không trùng với các tập khác.12. Bản L, Du Ngũ Hành Sơn xướng hoạ tập 遊五行山倡和集 (ký hiệu A. 2505 - số mục 749 theo Đề yếu): Chữ thảo khó đọc. Gồm thơ xướng hoạ của Cao Bá Quát, Nguyễn Chí Đình (tức Nguyễn Văn Lý) và Minh Trọng khi họ cùng du lãm Ngũ Hành sơn ở Quảng Nam. Ở dưới mỗi đầu đề, có bài xướng trước của một người, sau đó lần lượt các bài hoạ của người khác. Cao Bá Quát có 14 bài.13. Bản M, Mẫn Hiên thi loại. Vốn là sách Chu nguyên tạp vịnh thảo 周原雜詠草 (ký hiệu A. 2805 - số mục 502 theo Đề yếu) có 138 trang, chép 3 tập thơ. Hai tập đầu là Sứ Hoa tùng vịnh thi tập và Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập, đều của người khác làm trong các dịp đi sứ Trung Quốc. Tập sau là Mẫn Hiên thi loại của Cao Bá Quát, từ tr. 66b đến tr. 69b (gồm 7 trang). Ở tr. 66b, dòng đầu ghi “Mẫn Hiên thi loại” và “Cao Bá Quát”, dòng thứ 2 ghi “Vọng dương tập” 望洋集, gồm 29 bài và chùm thơ làm trong thời gian tác giả vào Quảng Nam, rồi sau đó trong chuyến “Dương trình hiệu lực” đi Hạ Châu. Tập này có 10 bài không có trong các sách khác.14. Bản N, Mẫn Hiên thi loại 敏軒詩類 (ký hiệu VHv. 1996 - số mục 2146 theo Đề yếu): Sách có 72 trang (Đề yếu ghi là 76 trang, nhưng thực tế chỉ có 36 tờ, đánh số bằng chữ Hán ở lề trái), chép 130 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, trong đó 50 bài không có ở các sách khác.15. Bản o, Danh nhân thi đề 名人詩題 (ký hiệu R. 395 - không ghi trong Đề yếu): Sách đang lưu tại Thư viện Quốc gia, 24 trang, chép xen kẽ thơ các tác giả Cao Bá Quát, Thám hoa Vũ Đề, Cử nhân Chu Tập Hy, Phó bảng Nguyễn Phương Đình, Nhị giáp Nguyễn Thượng Hiền... Thơ của Cao Bá Quát có 5 bài, trong đó 4 bài có chép ở các sách khác (A, B, C, F, H, i, j), một bài (Du Bối Am bỉnh chúc dạ đề) chỉ thấy chép ở sách này. Có 10 bài khác chép liền sau các bài của Cao Bá Quát nói trên nhưng không ghi tên tác giả kèm theo nên chúng tôi chưa thể khẳng định là của ai. Các bài ghi tên tác giả khác không bàn ở đây.16. Bản P, Mẫn Hiên thi tập - Quyển tam 敏軒詩集 - 卷三 (ký hiệu A. 2313 - số mục 2146 theo Đề yếu): Sách gồm 25 tờ, trang đầu ghi Mẫn Hiên thi tập - Quyển tam, chép 70 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, trong đó 69 bài và chùm không trùng ở các tập khác. Hai chữ “quyển tam” ở đầu sách cho thấy quyển nhất và quyển nhị chưa tìm thấy. Phần sau bản A [A. 1494: [i]Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi[/i]] ghi là “quyển lục”, phần giữa bản C [VHv. 1433: [i]Cúc Đường thi loại[/i]] ghi là “quyển ngũ”. Nếu các quyển này liên quan nhau thì còn chưa tìm thấy “quyển tứ” nữa. Theo nhận xét của Chu Thiên (1963) khi so sánh với “bản bút tích” Cao Bá Quát viết 4 bài thơ Chơi núi Sài Sơn từng được Sở Văn hoá Hà Nội trưng bày ở Văn Miếu trong cuộc triển lãm Văn học thủ đô Tết Nhâm Dần 1962, thì “Đây chính là một bản gốc, nguyên cảo còn giữ nguyên bút tích của tác giả”, “chữ yên là khói ở bài thơ viết thiếu nét ngang đóng ở chữ nhân (…), chữ Chu trong Cao Chu Thần ở cả hai nơi đều thò nét lên cao như nhau” (bài Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương” trích in trong Thông báo khoa học của Trường ĐHTH, tập I - Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 81). Tuy nhiên, theo chúng tôi, căn cứ để Chu Thiên xác định “bút tích” Cao Bá Quát là chưa đủ sức thuyết phục, mà đây là sách do người sau chép lại. Lý do thứ nhất: vấn đề là thủ bút bốn bài thơ nói trên có đúng của Cao Bá Quát không, hay là nguỵ tạo? Thực tế cho thấy cặp câu đối “bái mai hoa” cũng một thời được sùng kính coi là bút tích Cao Bá Quát để rồi Tảo Trang (1963, Nghiên cứu văn học số 2) rồi lại Hoa Bằng (1972, t/c Văn học số 2) đã phải lên tiếng đính chính. Lý do thứ hai: chữ viết trong sách Cao Mẫn Hiên thi tại Thư viện Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường ĐHKHXH và NV TP.HCM đôi khi cũng có cách viết tương tự về chữ nhân 因 thiếu nét ngang đóng (trong chữ 恩 tr. 43), và chữ chu 周 có nét sổ bên trong ló lên (ví dụ: chữ 周 tr. 9, chữ 惆 tr. 21, chữ 調² tr. 41b) mà đây không phải thủ bút Cao Bá Quát, vì tr. 1 có ghi “Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi” (từ “tiên sinh” cho thấy là thủ bút người khác). Lý do thứ ba: thơ chép ở bản này không theo trật tự nào, chen lẫn các thể trường thiên, tứ tuyệt, bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn... Nếu chính tác giả chép nhất định phải theo trật tự nào đó.17. Bản Q, Chư gia thi văn tuyển 諸家詩文選 (ký hiệu A. 357 - số mục 529 theo Đề yếu): Gồm thơ xướng hoạ của 7 người với nhau: Cao Bá Quát, Nguyễn Phương Đình, Lê Hy Vĩnh, Vũ Hoán Phủ, Nguyễn Khoái Ông, Trần Thận Tư và Diệp Di Xuân. Riêng thơ Cao Bá Quát có 7 bài và 1 chùm (11 thủ), trong đó 4 bài và chùm 11 thủ không trùng với các tập khác.18. Bản R, Danh nhân thi tập 名人詩集 (tập 1) (ký hiệu VHv. 1454/1 - số mục 673 theo Đề yếu): Gồm thơ nhiều tác giả triều Nguyễn. Đề yếu không nói có thơ Cao Bá Quát, nhưng từ tr. 57 đến tr. 79 (23 trang) là thơ Cao Bá Quát, gồm 46 bài và chùm, trong đó 3 bài không thấy chép ở các tập khác.19. Bản S, Danh nhân thi tập 名人詩集 (tập 2) (ký hiệu VHv. 1454/2- số mục 673 theo Đề yếu): Gồm thơ nhiều tác giả triều Nguyễn. Đề yếu không nói có thơ Cao Bá Quát, nhưng ở tr. 38 và các trang từ 140 đến 152, có chép 23 bài và 1 chùm nhị thủ của Cao Bá Quát, trong đó 10 bài không thấy chép ở các sách khác.20. Bản T, Vạn tuyển tân biên 萬選新編 (ký hiệu A. 1224/1 - số mục 4167 theo Đề yếu): Các tác phẩm gồm nhiều thể loại của nhiều tác giả. Cao Bá Quát có 9 cặp câu đối chép ở các tr. 206a, 206b, 207a và 212b.21. Bản U, Danh nhân văn tập 名人文集 (ký hiệu VHv. 2432 - số mục 674 theo Đề yếu): Các tác phẩm gồm nhiều thể loại của các danh nhân đời Lê, Nguyễn. Cao Bá Quát có bài Trướng trung dạ ẩm phú từ tr. 6a đến tr. 7b. (Lưu ý: Dòng chữ “Cao Bá Quát soạn” bên dưới đầu đề bài phú được người sau khoanh lại và viết thêm bên dưới đó dòng chữ “Chánh sứ Lao Sùng Quang” bằng mực nhạt, không ghi chú gì thêm. Có thể đây là gợi ý tồn nghi nhưng không được ghi rõ, chúng tôi tạm thời chưa dám xem là của Lao Sùng Quang).22. Bản V, Tiên giang tam hữu chí 仙江三友志, ký hiệu A. 2776 - số mục 3707 theo Đề yếu). Sách chép truyện Bùi Hoa Phong, Bùi Hổ Khê và nhà sư Tây Tự cùng kết bạn dạo chơi sơn thuỷ, xướng hoạ thơ văn. Sách có bài Nguyễn tiên sinh ai lỗi của Cao Bá Quát, tr. 34, nhưng không rõ tiên sinh là ai.23. Bản W, Trung sơn phú thảo 中山賦草 (ký hiệu VHv. 500 - số mục 3956 theo Đề yếu) (ở đầu sách này có ghi ký hiệu sách là “VHv. 50D” có lẽ có sự nhầm lẫn số 0 và mẫu tự D vì giống nhau): Gồm nhiều bài phú mẫu có xếp hạng. Ở tr. 29 chép bài phú của Cao Bá Quát: Phan Thượng thư quy Sài Sơn, được xếp hạng bình. Đây cũng chính là bài Phan Thượng thư quy Sài Nham phú chép trong Phan tộc công phả nói trên.24. Bản X, Mẫn Hiên thuyết loại 敏軒說類 (ký hiệu A. 1072 - số mục 2147 theo Đề yếu): Tập truyện ngắn 182 trang. 10 truyện đầu, từ tr. 1 đến tr. 28, là của Cao Bá Quát, còn lại là của Trương Quốc Dụng (theo Khảo cứu của Hoàng Văn Lâu, xem t/c Hán Nôm, số 2 (7)-1989, tr. 6-8).25. Bản Y, Trường văn 場文 (ký hiệu VHv. 1172 - số mục 3994 theo Đề yếu): Gồm trên 70 bài kinh nghĩa của những người nổi tiếng văn hay dùng làm mẫu trong nhà trường, hầu hết đuợc xếp loại bình, thứ… viết bằng chữ thảo hết sức khó đọc. Có 18 bài nhận ra tên tác giả “Cao Bá Quát”, nhiều bài khác được nhận ra tên tác giả là “Cao Bá Đạt”.26. Bản Z1, Bản triều bạn nghịch liệt truyện 本朝叛逆列傳 (ký hiệu A. 997 - số mục 118 theo Đề yếu): Tác phẩm sử, do Giá Sơn Kiều Oánh Mậu soạn năm 1901, kể về những cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Trong truyện kể về Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, có chép 2 bài hát nói của Cao Bá Quát, hoàn cảnh ra đời của 2 bài đó và một cặp câu đối Nôm.27. Bản Z2, Hoa Dung tiểu lộ 華容小路 (ký hiệu AB. 422 - chữ Nôm, số mục 1390 theo Đề yếu). Sách có 25 tờ, chia làm 2 phần:+ Phần 1: Từ tr. 1a đến tr. 8a là vở tuồng Nôm Hoa Dung tiểu lộ.+ Phần 2: Từ tr. 8b đến tr. 25a chép trên 50 bài hát nói của nhiều tác giả. Một số bài có ghi tên tác giả như Nguyễn Công Trứ, Trịnh Đnh Thái, Lê Hữu Thanh, Nguyễn Văn Thắng, Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Tân, Doãn Khuê, Nguyễn Đức Nhu, Nguyễn Quốc Cẩm… Trong đó 2 bài có ghi tên tác giả Cao Bá Quát, 1 bài không ghi tên nhưng có thể nhận ra là của Cao Bá Quát nhờ có chép trong bản Z1. Còn lại đều chưa rõ tác giả.28. Truyện ông Cao Bá Quát 傳翁高伯适 (ký hiệu R. 699 - không chép trong Đề yếu), 22 trang, 12 x 18.5, in gỗ năm Bảo Đại Tân Mùi (1931) do Phúc Văn Đường tàng bản, hiện lưu tại Thư viện Quốc gia, chủ yếu ghi giai thoại về Cao Bá Quát. Trong truyện có chép 2 bài thơ Nôm và 1 cặp câu đối Nôm Cao Bá Quát giống bản Z1 (Bản triều bạn nghịch liệt truyện - A. 997). Còn lại có tính giai thoại, không đủ tin.29. Ca trù 歌籌 (ký hiệu VHb. 14 - chữ Nôm, số mục 304 theo Đề yếu). Gồm một số bài ca trù của các tác giả Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Văn Thắng… Cao Bá Quát có 2 bài ở tr. 2a, 2b và tr. 9a, 9b, 10a. Mỗi bài đều có đầu đề chung: “Cử nhân Cao Bá Quát soạn”. Và cả 2 bài này cũng đều có chép trong bản Z2 (AB. 422: Hoa Dung tiểu lộ).30. Tạp văn sao 雜文抄 (ký hiệu VHt. 6 - số mục 3150 theo Đề yếu): gồm thơ văn, phú, kinh nghĩa… của nhiều tác giả. Tác phẩm Cao Bá Quát có 3 bài thơ, 1 bài phú (Phan Thượng thư quy Sài Nham phú), đều có chép ở một số tập khác.31. Phan tộc công phả 潘族公譜 (ký hiệu A. 2963 - số mục 2637 theo Đề yếu): Gia phả họ Phan Huy (có Phan Huy Ích thuộc đời thứ 8) ở Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Sơn Tây. Ở tr. 72 có chép bài phú của Cao Bá Quát: Phan Thượng thư quy Sài Nham phú (Đề yếu ghi “… quy Sài Am” là không đúng).32. Cao Chu Thần biệt tập 高周臣別集 (đang lưu tại Thư viện khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học KHXH và NV TP.HCM): Sách gồm 45 tờ (90 trang) bằng giấy bản đã cũ, khổ 14x26cm, do Mính Viên (Huỳnh Thúc Kháng) sao lục và đề lời dẫn “Cao Mẫn Hiên thi tập bổ lục”, chép 52 bài và chùm thơ Cao Bá Quát, có nội dung đều trùng với các sách kê trên. Phần phụ lục của sách chép thơ văn Mai Sơn (Nguyễn Thượng Hiền) và Kỳ Am (Nguyễn Lộ Trạch).33. Mẫn Hiên thi tập 敏軒詩集: 46 tờ (không kể 2 tờ bìa phụ đầu sách). Hiện đang lưu tại Thư viện Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học KHXH và NV TP.HCM. Ở giữa trang bìa trong đầu sách có dòng chữ “Mính Viên tiên sinh huệ tồn” 茗園先生惠存, phía dưới bên trái có dòng chữ “Sở Cuồng Lê Dư thướng” 楚狂黎璵上. Đầu tr. 1 ghi Mẫn Hiên tiên sinh thi. Trừ 3 trang cuối là do người khác chép thêm vào với chữ viết cẩu thả, nguệch ngoạc, còn lại là nét chữ mềm mại, thanh thoát giống bản N (Mẫn Hiên thi tập - Quyển tam, ký hiệu A. 2313, mà Chu Thiên cho là “nguyên cảo” với “bút tích” của Cao Bá Quát). Gồm 130 bài và chùm thơ Cao Bá Quát. Nếu không tính 3 bài cuối thì 127 bài đầu giống số bài bản A: Cao Mẫn Hiên tiên sinh thi (ký hiệu A. 1494).34. Hành ngâm ca từ thi tấu 行吟歌詞詩奏 (ký hiệu A. 623 - số mục 1345 theo Đề yếu): Tập thơ và văn xuôi của Phan Đình Dương (Tiến sĩ khoa Nhâm dần 1842). Sách chép lẫn 3 bài thơ Cao Bá Quát: Hồng mao hoả thuyền ca, Dương phụ hành, Đằng tiên ca. 3 bài này đều có chép trong các tập i, E, N.35. Bắc quốc lai phong khải 北國來封啟 (ký hiệu A. 2183 - số mục 194 theo Đề yếu) (bản chụp ký hiệu VHc. 02064): Đề yếu ghi tên sách thiếu chữ lai 來. Chép bài khải của Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh, sang phong vương cho Tự Đức. Sách có chép 6 bài thơ của Cao Bá Quát.36. Đối liên thi văn tạp chí 對聯詩文雜志 (ký hiệu VHv. 219 - số mục 1079 theo Đề yếu): Gồm câu đối, thơ, văn nhiều tác giả triều Nguyễn. Có 4 bài thơ chơi Sài Sơn của Cao Bá Quát chép ở 2 trang 11 và 12 (tức chùm Vãn du Sài Sơn, vũ hậu đăng sơn đầu, đề Thuỵ Am, đồng chư nhân đề bích tứ thủ có chép trong các tập B, H, i.37. Văn tuyển tạp biên thi khải 文選雜編詩啟 (ký hiệu VHv. 1862 - số mục 4212 theo Đề yếu), gồm thơ văn nhiều tác giả. Có 1 bài thơ của Cao Bá Quát (bài Sài Sơn, là 1 bài trong chùm tứ thủ Vãn du Sài Sơn... nói trên).38. Thi văn tâp biên 詩文集編 (ký hiệu VHv. 1879 - số mục 3488 theo Đề yếu). Đề yếu miêu tả: “152 bài thơ, văn của Cao Bá Quát: vịnh thắng cảnh, vịnh nhân vật lịch sử, tiễn tặng, thù ứng với bạn bè, vịnh chợ búa, phố xá, miếu Mị Châu, đền An Dương Vương, đền vua Lê, người thuyền chài, kiếm củi, miếu thờ thần súng, trường Giảng Võ…” (Tập III, tr. 212). Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, sách này có nhiều bài thơ sáng tác sau thời Cao Bá Quát, và không chép bài nào của Cao Bá Quát. Chẳng hạn, tr. 63, sau đầu đề bài thơ Đê công tức sự có dòng chữ “Thời Tự Đức cửu niên (1856), hà thuỷ bội thường…”; trang 66, sau bài Tiễn Thanh Hà huyện doãn Lê công… có chú “Tự Đức thập ngũ niên…” (1862); trang 78, bắt đầu lời tự sau đầu đề một bài thơ có câu “Tự Đức Bính dần…” (1866)… cho thấy các bài này làm khi Cao Bá Quát đã qua đời (đầu 1855).39. Thi văn tạp biên 詩文雜編 (ký hiệu VHv. 1880 - số mục 3474 theo Đề yếu): Đề yếu miêu tả: “Thơ văn của Cao Bá Quát, Vũ Phạm Khải v.v. Văn bia ở miếu Đế Thích, ở chùa Quảng Cư. Biểu của Cát Sĩ họ Đỗ tạ ơn Tổng đốc họ Nguyễn về việc cho mở trường học…” (Tập III, tr. 205). Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi không thấy bài nào có ghi tên Cao Bá Quát hoặc trùng với tác phẩm Cao Bá Quát đã được biết đến.40. Thi văn tạp biên 詩文雜編 (ký hiệu VHv. 2612 - số mục 3475 theo Đề yếu): Đề yếu miêu tả: “71 bài thơ, biểu, văn tế, văn cầu đảo, văn khấn ăn thề… của Cao Bá Quát, Vũ Phạm Khải v.v.” (Tập III, tr. 206). Cũng vậy, chúng tôi khảo sát thấy đều là văn tế, không bài nào ghi tên Cao Bá Quát.41. Theo Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp trong bài “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức của ông qua chuyến đi công cán Vùng Hạ Châu”, “Ở nước ngoài cũng đang còn có nhiều bản sưu tập về những tác phẩm của Cao Bá Quát hoặc dưới dạng những bản viết tay hoặc microfilms” (xem t/c Nghiên cứu lịch sử, số 5- 1996, chú thích số 8, tr. 53).[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]tửu tận tình do tại
Từ khóa » Thơ Cao Bá Quát Hay
-
Top 13 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Cao Bá Quát
-
Thơ Cao Bá Quát ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ Bài Thơ Hay - SCR.VN
-
Những Bài Thơ Của Nhà Thơ Cao Bá Quát
-
Top 6 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Cao Bá Quát
-
NHÀ THƠ LỚN THƠ KỶ 19 Cao Bá Quát (1808 - Facebook
-
Về 2 Câu Thơ Của Cao Bá Quát - Lý Số Việt Nam
-
Cao Bá Quát Và Những Bài Thơ Viết ở Đèo Ngang - Báo Quảng Bình
-
Chùm Thơ Đặc Sắc Của Cao Bá Quát Mời Bạn đọc Xem Qua
-
Thơ Cao Bá Quát Viết Về Huế - Tạp Chí Sông Hương
-
Cao Bá Quát – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cao Bá Quát Là Nhà Thơ Nổi Tiếng “văn Hay Chữ Tốt”. Sau Khi đọc Bài ...
-
Tiểu Sử Cao Bá Quát (1809 - 1855)
-
Những Bài Hát Hay Nhất Của Thơ Cao Bá Quát