Trang Thơ Vũ Đình Liên (12 Bài Thơ, 88 Bài Dịch) - Thi Viện

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký Ảnh đính kèmChân dung

Đang tải...

Chân dung 714.42Nước: Việt Nam (Hiện đại)13 bài thơ, 132 bài dịch7 người thích
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Bình luận

Thơ đọc nhiều nhất

- Ông đồ- Luỹ tre xanh- Lòng ta là những hàng thành quách cũ- Mùa xuân cộng sản- Thuỷ chung

Thơ thích nhất

- Ông đồ- Luỹ tre xanh- Mùa xuân cộng sản- Lòng ta là những hàng thành quách cũ- Thuỷ chung

Thơ mới nhất

- Người đàn bà điên ga Lưu Xá- Hỡi những chiến binh từ muôn năm cũ- Thân tàn ma dại- Hồn xưa- Bảy mươi ba tuổi hối hận

Tác giả cùng thời kỳ

- Đoàn Văn Cừ (66 bài)- Trần Huyền Trân (30 bài)- Trần Trung Phương (6 bài)- Bửu Kế (3 bài)- Nguyễn Văn Đề (42 bài)Tạo ngày 14/03/2005 16:31 bởi Méri, đã sửa 4 lần, lần cuối ngày 11/04/2007 18:54 bởi Vanachi Vũ Đình Liên (12/11/1913 - 18/1/1996) là tên thật được lấy làm bút danh, quê gốc Hải Dương, mất tại Hà Nội, là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ, lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ, ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ năm sáu chục năm nay, nói tới Vũ Đình Liên là người ta nhớ ngay đến Ông đồ và chỉ Ông đồ đã đủ tôn xưng một nhà thơ.Từ kháng chiến chống Pháp cho đến khi tạ thế, Vũ Đình Liên dồn sức lực vào công việc sư phạm: viết giáo trình, dạy tiếng Pháp và dịch thơ, mà hầu như chỉ dịch thơ Beaudelaire. Thỉnh thoảng có làm thơ, thơ như ghi chép chuyện đời, như thù tạc với bạn bè, không mang đăng báo. Vũ Đình Liên lúc sinh thời vẫn tới gặp gỡ ở Hội Nhà văn Việt Nam, nhưng ông đã là người thơ của quá khứ rồi. Hình như ông không đọc và không trao đổi gì về thơ đương đại.Vũ Đình Liên, ngay từ buổi đầu làm thơ, đã tự nhận là nhà thơ của những người lao khổ. Trên báo Phong hoá, số ngày 18-8-1934, ông ao ước:
Tôi muốn hát những bài ca thảm thiếtNhư những tiếng kêu than của người đói rét(...)Tôi muốn ru những trẻ con côi cútKhông chốn nương thân, không người chăm chút(...)Tôi muốn an ủi những người nghèo khổThiểu não bơ vơ, không họ hàng nhà cửa(...)Tôi sẽ gọi bạn lầm than đói khátĐến xung quanh để nghe tôi đàn hát(...)Rồi hết thảy bầy rách rưới đui mù,Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ
Dứt tiếng hát đều kêu lên cảm khái: “Anh ta thi sĩ của những người thân tàn ma dại”.Bốn mươi ba năm sau, 1977, khi ngoài đời đã bao nhiêu đổi thay: Cách mạng thành công, nhà nước nhân dân thành lập, người lao động thành người làm chủ... Vũ Đình Liên vẫn nguyên vẹn lòng thương xót, nỗi chia xẻ tê tái với những người thất thiệt. Bài thơ Người đàn bà điên ga Lưu Xá là một ví dụ. Người đàn bà điên ấy xơ xác, rách rưới, bẩn thỉu, mọi người trên toa tàu xa lánh, chỉ có ông nhà thơ có cái nhìn xót thương:
Tôi với người điên ngồi không nóiDưới sàn trên ghế vẫn nhìn nhau.
Nhà thơ nhận ra giữa mình và người điên kia như được trời xếp đặt để cùng thương cảm:
Ai xui khiến và ai xếp đặtMột nhà thơ với một người điên
Quả là lời thơ Vũ Đình Liên lúc này không diễn được hết ý ở lòng ông. Nhưng vẫn đủ để ta nhận ra chất tâm hồn ấy. Thương người nghèo khổ không chỉ là việc trong thơ mà là cách sống của đời ông. Ông sống như thơ ông. Sáng mồng một Tết, ông gói đôi bánh chưng ra bến tàu xe ăn Tết cùng với những người thân tàn ma dại, tứ cố vô thân. Người nhà cho ông là trái nết, nhưng các bạn văn chương khâm phục ông. Ông ăn uống kham khổ, mặc áo vải thô, đi bộ... dành tiền tặng những người nghèo khó. Tiền thưởng danh hiệu giáo viên nhân dân, ông san sẻ cho sinh viên nghèo. Một chiếc áo dạ con trai vừa biếu, ông tặng ngay cho người bạn có con trai là liệt sỹ. Với Vũ Đình Liên, thơ là chính cuộc đời ông. Nhiều câu thơ trong bài Ông đồ như vận vào đời ông. Ông cũng ngơ ngác như lạc trong cuộc đời hiện đại. Ông yêu thơ đến mức không dám làm thơ. Ông nổi tiếng mà không có tập thơ riêng. Bài thơ Ông đồ là một thành tựu vừa như đột xuất vừa là tất yếu của chất tâm hồn ông. Đột xuất, vì vào năm 1936 ấy, thơ Việt Nam đang ồn ào trong cách tân hình thức và nồng nhiệt trong nội dung tình yêu thì Ông đồ rất bình đạm, hơi cổ điển trong thể thơ năm chữ, giản dị trong lời thơ, lại nói một đề tài xưa cũ mà ai đọc một lần thì đọng lại cả đời nỗi ám ảnh, xót thương. Ông đồ, người theo đòi nghiên bút không thành danh, phải xoay ra bán chữ nuôi thân, viết câu đối thuê trên vỉa hè Hà Nội ngày năm hết Tết đến. Lúc câu đối đắt hàng, người đời trầm trồ ông đồ tốt chữ nghe cũng đã thảm, kẻ sỹ mà phải bán chữ cực lắm, ấy thế mà bài thơ lại dắt ta vào thời Nho mạt vận, đến chữ đem bán mà không còn ai mua. Chưa thấy cảnh bán hàng nào thê thảm bằng cảnh ông đồ bán chữ không đắt:
Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay
Hiện thực trong thơ Vũ Đình Liên là hiện thực của nỗi lòng. Một nỗi lòng hoài cổ thấm thía, sâu thẳm, rất dễ tủi thân. Lúc ông đồ đắt hàng đâu có thấy gió mưa. Bây giờ hết thời: trời thì đầy mưa bụi, rồi gió thổi, lá bay. Lá vàng cuối đông rơi trên mặt giấy, rơi và nằm lại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt nó đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối cũng bất động của ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời, không những thấy ông đồ mà còn thấy cả cái tiêu biểu của xã hội qua mắt ông đồ. Tác giả có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ. Cách đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta thấy nỗi thảng thốt xót xa của đổi thay sa sút. Hai câu hàm súc nhất của bài là hai câu kết:
Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?
Chúng ta đọc được ở đây số phận của ông đồ, đúng hơn, số phận của một thời đại, và cả thái độ, tình cảm của lớp người tân thời khi chợt thức những gì thuộc hồn xưa dân tộc. Mới có mấy năm (từ lúc ông đồ đắt hàng đến lúc ông ế hàng rồi biến mất) mà thời ông đồ đã thành xa lắc. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ ở câu dưới rất gợi bâng khuâng. Dư âm câu thơ như tiếng thở dài ân hận khôn nguôi.Hà Nội 18-5-2002VŨ QUẦN PHƯƠNG Vũ Đình Liên (12/11/1913 - 18/1/1996) là tên thật được lấy làm bút danh, quê gốc Hải Dương, mất tại Hà Nội, là một trong những người mở đầu và góp phần thắng lợi cho phong trào thơ mới bằng một bài thơ (chỉ một thôi) xuất sắc Ông đồ, lần đầu in trên báo Tinh hoa năm 1936. Trước và sau Ông đồ, ông có viết một số bài thơ khác, nhưng chất lượng ở khá xa Ông đồ. Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh, lúc Hoài Thanh làm cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên hạ mình quá đáng, nhưng ông cũng hiểu nỗi đau của Vũ Đình Liên. Quả vậy, từ năm sáu chục năm nay, nói tới Vũ Đình…
  1. Bảy mươi ba tuổi hối hận
  2. Hạnh phúc
  3. Hồn xưa
  4. Hỡi những chiến binh từ muôn năm cũ
  5. Lòng ta là những hàng thành quách cũ
  6. Luỹ tre xanh
  7. Mùa xuân cộng sản1
  8. Người đàn bà điên ga Lưu Xá1
  9. Nhớ Cao Bá Quát
  10. Ông đồ 9
  11. Thân tàn ma dại
  12. Thuỷ chung
  13. Vịnh Cao Bá Quát

Tuyển tập chung

100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (2007)

  1. Ông đồ 9

Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1942)

  1. Lòng ta là những hàng thành quách cũ
  2. Ông đồ 9

Thi nhân Việt Nam hiện đại - quyển hạ (1959)

  1. Lòng ta là những hàng thành quách cũ
  2. Ông đồ 9

Thơ dịch tác giả khác

Bùi Trục (Việt Nam)

  1. Tân Hợi tuế đán3

Cao Bá Quát (Việt Nam)

    Thơ chữ Hán

    1. Du Phù Đổng thiên vương miếu hữu cảm nhi đề5

Charles Baudelaire (Pháp)

    Hoa khổ đau (1857)

    1. Cùng độc giả Au lecteur3
    2. Chán chường và lý tưởng

      1. Phúc trời Bénédiction2
      2. Chim hải âu L’albatros4
      3. Nàng Thơ đánh đĩ La Muse vénale2
      4. Người tu sĩ xấu Le mauvais moine2
      5. Vận xúi Le guignon3
      6. Don Juan xuống âm phủ Don Juan aux enfers1
      7. Gửi Théodore de Banville À Théodore de Banville1
      8. Kiêu ngạo bị trừng phạt Châtiment de l’orgueil1
      9. Lý tưởng L’idéal1
      10. Cái xác thối Une charogne1
      11. “Một đêm tôi nằm bên một ả Do Thái tởm ghê...” “Une nuit que j’étais près d’une affreuse Juive...”1
      12. Hối hận dưới mồ Remords posthume1
      13. Con mèo (Hỡi con mèo đẹp của ta, hãy đến nằm trong trái tim ta) Le chat (Viens, mon beau chat, sur mon coeur amoureux)2
      14. Người bị chi phối Le possédé1
      15. Bóng ma IV - Chân dung Un fantôme IV - Le portrait1
      16. “Ta tặng nàng những vần thơ này...” “Je te donne ces vers afin que si mon nom...”1
      17. “Nói gì chiều nay, hỡi linh hồn cô đơn...” “Que diras-tu ce soir, pauvre âme solitaire...”1
      18. Tâm bình minh L’aube spirituelle1
      19. Con mèo (Trong óc tôi dạo chơi) Le chat (Dans ma cervelle se promène)1
      20. Con tàu đẹp Le beau navire1
      21. Bài ca buổi chiều Chanson d’après-midi1
      22. Sisina1
      23. Thơ vịnh tranh chân dung Honoré Daumier Vers pour le portrait d’Honoré Daumier1
      24. Buồn và lang thang Moesta et errabunda1
      25. Nỗi buồn của mặt trăng Tristesses de la lune3
      26. Những con mèo Les chats1
      27. Những con cú Les hiboux1
      28. Cái thùng thứ sáu Le tonneau de la haine1
      29. Chán chường (Mùa mưa căm giận toàn thành phố) Spleen (Pluviôse, irrité contre la ville entière)1
      30. Ảo hoá của đau khổ Alchimie de la douleur1
      31. Kinh khủng đáng yêu Horreur sympathique1
      32. Bài thơ tình buồn I (Anh không cần em hiền thục) Madrigal triste I (Que m’importe que tu sois sage)3
      33. Kẻ cảnh cáo L’avertisseur1
      34. Gửi em gái xứ Malaba A une Malabaraise1
      35. Kẻ ngoan cố Le rebelle1
      36. Đền nợ La rançon1
      37. Buổi chiều tà của mặt trời lãng mạn Le coucher du soleil romantique1
      38. Vực thẳm Le gouffre1
      39. Lời than thở của Icare Les plaintes d’un Icare1
      40. Ta là đao phủ của lòng ta L’héautontimorouménos1
      41. Chiếc đồng hồ L’horloge2

      Nhân cảnh Paris

      1. Mặt trời Le soleil2
      2. Chị Hằng phật ý La Lune offensée1
      3. Con thiên nga Le cygne1
      4. Bảy lão già Les sept vieillards1
      5. Những bà già còm cõi Les petites vieilles1
      6. Những người mù Les aveugles1
      7. Bộ xương cày ruộng Le squelette laboureur1
      8. Điệu khiêu vũ ma quái Danse macabre1
      9. “Tôi vẫn không quên bên cạnh thành phố...” “Je n’ai pas oublié, voisine de la ville...”1
      10. “Người ở gái có tâm hồn cao cả mà em vẫn ghen...” “La servante au grand cœur dont vous étiez jalouse...”1
      11. Mù và mưa Brumes et pluies2
      12. Cảnh mộng Paris Rêve Parisien1
      13. Ban mai Le crépuscule du matin1

      Rượu vang

      1. Hồn rượu L'âme du vin2

      Hoa khổ đau

      1. Chết vì tình Une martyre1
      2. Những phụ nữ đoạ đày (Dưới ánh sáng nhạt mờ của những ngọn đèn yếu ớt) Femmes damnées (À la pâle clarté des lampes languissantes)1
      3. Những phụ nữ đoạ đày (Như một bầy thú nằm dài trên bãi cát) Femmes damnées (Comme un bétail pensif sur le sable couchées)1
      4. Hai chị em tốt Les deux bonnes soeurs1
      5. Những thay hình đổi dạng của con ma hút máu Les métamorphoses du vampire1
      6. Đến thăm Cythère Un voyage à Cythère1
      7. Ái tình và sọ người L'amour et le crâne1

      Nổi dậy

      1. Lời phủ nhận của Thánh Pierre Le reniement de Saint Pierre1
      2. Abel và Caïn Abel et Caïn1
      3. Cầu khẩn Prière2

      Cái chết

      1. Cuối ngày La fin de la journée1
      2. Đi Le voyage1

Chu Tam Tỉnh (Việt Nam)

  1. Đoan ngọ trung tác2

Chu Văn An (Việt Nam)

  1. Linh sơn tạp hứng10
  2. Xuân đán16

Đàm Văn Lễ (Việt Nam)

  1. Trừ tịch ngẫu thành4

Đặng Minh Bích (Việt Nam)

  1. Thành đông cư4

Đặng Minh Khiêm (Việt Nam)

    Thoát Hiên vịnh sử thi tập

      Quyển trung

        Tôn thất

        1. Trần Quốc Tuấn4

Đỗ Cận (Việt Nam)

  1. Xuân yến5

Hoàng Đức Lương (Việt Nam)

  1. Đông hứng3
  2. Thôn cư4

Lê Hoằng Dục (Việt Nam)

  1. Giang hành ngẫu thành kỳ 12
  2. Giang hành ngẫu thành kỳ 22

Lê Quyền (Việt Nam)

  1. Đề Thạch Môn sơn Dương Nham động4

Lê Thái Tông (Việt Nam)

  1. Thân chinh Võ Lệnh Hương2

Lê Thánh Tông (Việt Nam)

    Thơ chữ Hán

    1. Đăng Long Đội sơn đề Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi hậu 5
    2. Đông tuần quá An Lão4
    3. Châu cơ thắng thưởng thi tập

      1. Đề Dục Thuý sơn2
      2. Đề Hồ Công động 4

      Quỳnh uyển cửu ca thi tập

      1. Quân minh thần lương6

Lê Thiếu Dĩnh (Việt Nam)

  1. Cổ ý3
  2. Cung từ2
  3. Lễ đễ sơn tự3

Lê Tô (Việt Nam)

  1. Thư đường tức sự3

Lý Tử Cấu (Việt Nam)

  1. Ký Từ Liêm Trình tiên sinh1

Lý Tử Tấn (Việt Nam)

  1. Hạ nhật2
  2. Sơ thu2

Mạc Thiên Tích (Việt Nam)

    Hà Tiên thập vịnh

    1. Thạch động thôn vân5

Ngô Thế Lân (Việt Nam)

  1. Thiệp thế ngâm2

Ngô Thì Nhậm (Việt Nam)

  1. Tích vũ Huyền Trân6

Ngô Thì Sĩ (Việt Nam)

    Anh Ngôn thi tập

    1. Du Lục Vân động4

Nguyễn Bảo (Việt Nam)

    Châu Khê thi tập

    1. Tuế mộ thuật hoài2

Nguyễn Mộng Tuân (Việt Nam)

  1. Hàm Tử quan2

Nguyễn Như Đổ (Việt Nam)

  1. Thanh minh hậu, tặng chuyển vận sứ Trình Văn Huy, kiêm tấn vấn Tràng An giáo thụ Nguyễn Tử Tấn2
  2. Thư trai xuân mộ5

Nguyễn Sưởng (Việt Nam)

  1. Chu trung tức sự5
  2. Tống Đỗ Ẩn Cơ tử hoàn Chí Linh6

Nguyễn Thiên Túng (Việt Nam)

  1. Tỉnh3
  2. Xuân nhật tức sự2

Nguyễn Thượng Hiền (Việt Nam)

  1. Ai Đỗ Cơ Quang kỳ 22
  2. Cảm hoài (Dã thảo đông phong chiến huyết đa)3
  3. Đắc Cam Lộ lai thư hỷ phú3
  4. Hạc thành xuân vọng3
  5. Hoàn sơn3
  6. Hồng Hà thuỷ quyết3

Nguyễn Tông Quai (Việt Nam)

    Sứ hoa tùng vịnh

    1. Giang Châu lữ thứ2

Nguyễn Trung Ngạn (Việt Nam)

  1. Quy hứng 9

Phạm Nguyễn Du (Việt Nam)

  1. Đồ gian ngẫu ký1

Phan Huy Ích (Việt Nam)

  1. Nhâm Tuất nguyên nhật, nhung trường dạ túc kỷ sự3
  2. Vọng tiền giá trú Vĩnh Dinh khâm mệnh cảo tế trận vong tướng sĩ lâm đàn cảm tác2

Phù Thúc Hoành (Việt Nam)

  1. Cổ ý6
  2. Dã hành5

Phúc Vương Tranh (Việt Nam)

  1. Xuân tảo1

Trần Khản (Việt Nam)

  1. An Lạc am ngâm2

Trần Nguyên Đán (Việt Nam)

  1. Bất mị5
  2. Dạ quy chu trung tác3
  3. Đề Huyền Thiên quán6

Trần Nhân Tông (Việt Nam)

  1. Hoạ Kiều Nguyên Lãng vận9

Trần Quang Khải (Việt Nam)

  1. Lưu Gia độ9

Trình Sư Mạnh (Việt Nam)

  1. Nam giao thu sắc1

Trương Hán Siêu (Việt Nam)

  1. Cúc hoa bách vịnh kỳ 46

Victor Hugo (Pháp)

    Nghệ thuật làm ông

    1. Jan phải phạt ăn bánh nhạt Jeanne était au pain sec1

Vũ Vĩnh Trinh (Việt Nam)

  1. Đăng Yên Phụ sơn1

Vương Sư Bá (Việt Nam)

  1. Xuân1

© 2004-2024 VanachiRSS

Từ khóa » Thi Si Vu Dinh Lien