Trang Trí Trong Kiến Trúc Truyền Thống - MyThuatMS
Có thể bạn quan tâm
Trang trí trong kiến trúc truyền thống
Trong các công trình kiến trúc gỗ truyền thống tại Việt Nam nhất là đối với các công trình mang yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng như: đình, đền, chùa, miếu... thì mảng điêu khắc được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên vẻ đẹp cho công trình. Dưới đây là các hình tượng trang trí thường gặp trong kiến trúc cổ truyền thống từ Bắc tới Nam, mang đậm ảnh hưởng của Phật Giáo và một số đạo khác như Đạo Giáo, Nho giáo.
Các hình tượng trang trí đơn lẻ:
Con rồng: Các dạng trang trí hình rồng phát triển theo từng thời kỳ, mang những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam, hình tượng con rồng cũng được phát hiện từ những di vật còn lại từ thời Lý.
Con rồng thể hiện cho tâm linh, gắn liền với vua (theo quan niệm phong kiến), biểu hiện ước mong mưa thuận gió hòa (dân gian). Trang trí trên bệ tháp, cấu kiện gỗ, đỉnh mái... Những di tích như chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Ðọi (Hà Nam)...
Rồng chạm đầu dư
Rồng trang trí trên cửa
Con lân: Được gọi đầy đủ là kỳ lân (còn gọi là con nghê, con ly và dân gian gọi là con sấu). Hình tượng con Lân được định hình từ thời Lý và phát triển cho đến suốt thời Nguyễn.
Kỳ lân là phát triển của long mã, biểu tượng cho sự kết hợp thời gian và không gian, cho sự an bình. Trang trí trên cấu kiện gỗ (gặp ở nhiều chùa), thành bậc (chùa Bà Tấm, Hà Nội), tượng tròn (chùa Phật Tích, Bắc Ninh).
Tượng lân đá tại chùa Phật Tích
Rùa: Gặp trong kiến trúc Phật giáo. Biểu trưng cho sự bền vững của xã tắc (trong phạm vi cung đình) và sự sống lâu, trường thọ (dân gian), Thường thấy sử dụng như con vật đỡ chân bia tại các chùa.
Rùa đội bia
Chim Phượng: Ít gặp trong điêu khắc Phật giáo. Chim Phượng không gắn nhiều với Phật giáo mà chỉ tượng trưng cho điềm lành, mỗi khi xuất hiện thì báo hiệu đất nước thái bình, phồn thịnh, vẻ đẹp của phụ nữ... Thường được chạm khắc trên cốn, thành bậc, đầu dư, đầu đao...
Đầu đao hình chim Phượng
Hoa sen: Từ thời Lý đã sử dụng hoa sen trong biểu tượng chùa Một Cột, bệ tượng Phật A Di Ðà chùa Phật Tích.
Biểu hiện cho sự trong sạch thanh cao, biểu tượng cho sự thanh tịnh của Phật giáo. Ðỉnh tháp, chân tảng, bệ Phật, diềm bia.
Trang trí hoa sen trên chân tảng
Hoa cúc: Hoa cúc thời Lý Trần thường thể hiện với dạng dây lượn hình sin. Lúc đầu hoa cúc phổ biến ở Trung Quốc với biểu trưng Ðạo giáo, về sau ảnh hưởng vào Phật giáo như một biểu tượng bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền.
Trang trí hoa cúc chùa Phổ Minh
Lá đề: Cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật, được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp thời Lý.
Trang trí lá đề tháp Bình Sơn – Vĩnh Phúc
Hình cá: Tượng trưng cho sự giàu có, phồn thịnh hay gặp trong trang trí cấu kiện gỗ cùng sóng nước.
Trang trí cá trên cốn gỗ
Con trâu: Hình tượng con trâu cũng xuất hiện từ thời nguyên thủy trong văn hóa Hòa Bình và hình tượng trâu còn thấy được ở kiến trúc Phật giáo là bắt đầu từ thời Lý.
Con trâu rất có ý nghĩa trong nhà Phật, thể hiện qua bức tranh thập mục chăn trâu. Tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá (chùa Bút Tháp).
Hình tượng con trâu lan can đá chùa Bút Tháp
Sư tử: Là đề tài trang trí phổ biến ở thời Lý hơn các thời sau này. Sư tử hí cầu nghĩa như vật bảo vệ giáo pháp. Có thể gặp tượng sư tử ở chùa Hương Lãng, bệ có 2 con sư tử đỡ ở chùa Bà Tấm. Các chòm lông và đuôi sư tử thường xoắn lại theo kiểu trôn ốc hoặc xòe ra.
Sư tử đá đỡ bệ tượng chùa Bà Tấm
Con hổ: Nền văn hóa Đông Sơn cách đây dưới 2500 năm đã xuất hiện rất nhiều tượng hổ. Thời Trần bắt đầu xuất hiện tượng hổ.
Theo tín ngưỡng của dân ta thì hổ tượng trưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chống lại mọi tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển. Bệ đá tam bảo (chùa Đại Bi Hà Tây), chạm khắc trên kẻ (chùa Sơn Đồng, Hà Tây), hai bên tam quan (chùa Long Tiên Quảng Ninh).
Phù điêu hổ chùa ông Bốn
Con ngựa: Thời Lý
Xuất hiện dưới dạng tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá (chùa Bút Tháp). Theo Phật thoại, ngựa trắng khi không có người cưỡi là biểu tượng của Phật.
Trang trí ngựa tưởng hồi chùa Hưng Ký
Nhạc công thiên thần (Gandharva): Thời Lý – Mạc, ảnh hưởng Ấn Độ giáo của người Chăm.
Thường gặp ở hình ảnh đoàn nhạc công tấu nhạc mừng Đức Phật đản sinh.
Trang trí tại chùa Phật Tích
Nữ thần đầu người mình chim (Kinnarri): được sử dụng trong thời Lý đến Mạc, ảnh hưởng Ấn Độ giáo của người Chăm.
Có thể gặp ở những dạng tượng người chim chùa Phật Tích, chùa Long Đọi, nữ thần đầu người mình chim.
Nữ thần đầu người mình chim chạm trên cốn gỗ chùa Thái Lạc
Tiên nữ (Apsara): Thời Lý – Mạc, ảnh hưởng Ấn Độ giáo của người Chăm.
Tiên nữ múa hát dâng hoa xuất hiện gắn liền với các sự kiện trong cuộc đời của đức Phật như đức Phật đản sinh, đắc đạo, nhập Niết Bàn… Điêu khắc trên cốn gỗ chùa Thái Lạc.
Tiên nữ cưỡi Phượng chùa Thái Lạc
Chim thần Garuđa: Thời Lý – Mạc, hình tượng của Ấn Độ giáo sử dụng trong văn hóa Chăm.
Tiêu biểu cho sức mạnh và chân lý. Thường gặp ở tư thế nâng đỡ góc đền tháp và bệ tượng.
Chim thần bệ tượng chùa Bối Khê
Bánh xe pháp luân: Sử dụng trong thời Nguyễn đến nay. Biểu tượng sự giác ngộ của Đức Phật và lần thuyết pháp đầu tiên của ngài. Trên mái các công trình, ví dụ như đầu đao chùa Quán Sứ.
Bánh xe Pháp luân trang trí trên đầu đao viện Đại học Vạn Hạnh
Hồi văn chữ Vạn, chữ công: Thường thấy trên bờ nóc mái, diềm bia, chạm trổ cửa.
Chữ Vạn cách điệu cửa chùa Nành – Gia Lâm
Chữ Thọ, Hỉ: Thường sử dụng là cửa sổ, trang trí cửa đi cách điệu.
Cổng chùa Hưng Ký – Chữ Thọ cách điệu
Con người: Người đỡ tòa sen chùa Dương Liễu thời Mạc. Vua đỡ bệ tượng Phật chùa Hòe Nhai.
Chạm người chùa Thái Lạc
Các mô típ trang trí thường gặp và đề tài trang trí phức hợp:
Lưỡng long triều nhật (lưỡng long chầu nguyệt): sử dụng và phát triển từ thời Nguyễn về sau. Rồng chầu hoa cúc, hoa hướng dương đều là các dạng của lưỡng long triều nhật ý nghĩa cầu trời mưa, hình tròn có ngọn lửa tượng trưng cho sấm sét, nguồn nước, mang đến mùa màng tươi tốt… Hoa cúc và hoa hướng dương cũng được sử dụng tượng trưng cho mặt trời.
Mô típ lưỡng long triều Nhật trên bờ nóc
Cá hóa rồng: thường gặp thời Nho học thịnh đạt, thời Nguyễn. Gợi nhớ đến sự đỗ đạt trong các kỳ thi và được Vua phong chức tước. Đây là một minh chứng cho việc ảnh hưởng sâu sắc của trang trí đề tài Nho học và Phật giáo.
Cá hóa long bằng gốm thường gặp ở đình chùa miền Nam
Rồng hoa lá, rồng hóa cây…: Rồng thường thấy trong mô típ trang trí này là rồng hoa lá, rồng hóa cây hoặc cây hoa rồng, dây lá hóa rồng.
Mô típ rồng hóa cây
Ngư long hí thủy: Rồng và cá chép vờn nhau trong sóng nước. Mô típ trang trí khá phổ biến trong trang trí đình chùa Bắc Bộ.
Trang trí trên cốn
Phúc khánh, Phúc thọ, Ngũ phúc: Hình con dơi ngậm chiếng khánh có tua có nghĩa là hạnh phúc và sung sướng. Hình con dơi kết hợp với chữ thọ biểu tượng cho sự hạnh phúc và trường thọ. Năm con dơi trên một bức chạm, tượng trưng cho sự chúc tụng đầy đủ nhất.
Trang trí ngũ phúc trên cánh cửa
Bát bảo: Gồm bầu, tháp bút, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, khánh, phất trần.
Là các trang trí mang tính chất Đạo giáo, đôi lúc được sử dụng trong trang trí một số công trình chùa chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc như chùa Hoa, chùa người gốc Hoa sử dụng…
Kiếm và quạt trong trang trí chùa ông Bổn
Bát quả gồm đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu bí
Trang trí trên lan can chùa Vạn Niên, Tây Hồ, Hà Nội
Tứ quý: gồm mai, lan, cúc, trúc
Thường gặp kết hợp mai điểu, mai hạc, lan điệp, cúc điệp, trúc tước, trúc yến hoặc trúc hổ.
Trang trí cúc điệp trên cánh cửa
Tứ thời: gồm mai, sen, cúc, tùng.
Đồ án trang trí là mai điểu, liên áp, cúc điệp, tùng lộc hay tùng hạc. Trong trang trí chạm khắc các chi tiết kiến trúc như cửa võng, cánh cửa…
Trang trí tùng hạc trên cánh cửa
Hoa sen kết hợp với hoa cúc: Thường gặp ở thời Lý. Tượng trưng cho âm dương giao hòa. Thường gặp ở trang trí diềm bia, chạm khắc trang trí trên tháp cổ.
Trang trí hoa văn tháp Phổ Minh
Mây trời, sóng nước: Thời Lý, Trần. Thường gặp ở trang trí hoa văn tháp cổ, bệ tượng Phật thời Lý.
Sóng nước trên chân bệ tượng chùa Phật Tích
>>> Điêu khắc môi trường (Phần 1)
>>> Từ họa pháp đến kiến trúc
Từ khóa » Hoa Văn đình đền Chùa Thời Lý
-
Ý Nghĩa Hình Tượng Các Con Vật Trên Kiến Trúc đền, Chùa, Lăng Tẩm ...
-
Văn Hóa đình, đền, Chùa, Miếu Trong đời Sống Tinh Thần Của Người ...
-
Ý Nghĩa Hình Tượng Các Con Vật Trên Kiến Trúc đền Theo Tín Ngưỡng ...
-
Hoa Văn Chạm Khắc Trên Vì Kèo
-
Phân Tích đặc điểm Kiến Trúc Nổi Bật Của Các Ngôi Chùa Thời Lý
-
Thanh Hóa Thời Lý - Những Dấu ấn Nổi Bật
-
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI LÝ - An Asian Art Info Blog
-
Dấu Tích Kiến Trúc Thời Lý ở Chùa Bồ Vàng - Báo Bắc Ninh
-
Kiến Trúc Chùa Cổ Thanh Hóa Thời Lý Qua Tư Liệu Văn Bia
-
Hoa Văn Thủy Ba Lý, Trần Và Những Biến đổi Trên điêu Khắc Tượng ...
-
Đôi Sư Tử đá đền Bà Tấm - Biểu Tượng Nghệ Thuật điêu Khắc đá Thời Lý
-
Những Công Trình Nổi Tiếng Trong Triều đại Nhà Lý - Dân Ta Phải Biết Sử Ta