Tranh Bút Lửa Đà Lạt : Loại Hình Nghệ Thuật độc đáo - Tour Da Lat
Có thể bạn quan tâm
“Người giữ hồn tranh bút lửa ở Đà Lạt”, “Người tiếp lửa cho tranh bút lửa”, “Nghệ nhân cuối cùng của tranh bút lửa”… là những cách nói thân mật và trìu mến mà các nhà báo đặt cho nghệ nhân tranh bút lửa Nguyễn Phi Anh.
Gặp gỡ người nghệ nhân tranh bút lửa ở Đà Lạt
Đến thăm gia đình nghệ nhân Nguyễn Phi Anh vào ngày đầu năm, mới cảm nhận hết được tình yêu, niềm đam mê anh dành cho nghệ thuật này. Sinh ra và lớn lên tại vùng đất thơ mộng Đà Lạt, dường như chất lãng mạn, chất hội họa của thành phố mờ sương đã ngấm vào máu anh. Anh cho biết là với nghề chạm tranh bút lửa, anh không được học qua trường lớp hội họa nào cả mà chỉ có lòng đam mê vẽ từ bé cùng với sự rèn luyện kiên trì mà thành nghề. Ngay từ lớp tiểu học, anh luôn đảm nhận khâu mĩ thuật cho các bạn. Nhưng xem ra chừng ấy chưa thỏa mãn lòng đam mê nên về nhà, anh còn tự mày mò vẽ chân dung dành tặng cho bạn bè và vẽ nhiều thứ khác. Đến với tranh bút lửa như một cái duyên, anh bị lôi cuốn vào nghệ thuật này lúc nào cũng chẳng hay.
Kỹ thuật chế tác chạm tranh bút lửa
Trên căn gác nhỏ cũng là nơi chế tác ra tác phẩm nghệ thuật, anh cho biết: Công đoạn vẽ thường bao gồm các bước phát thảo tranh, chọn gỗ, đánh bóng mặt gỗ, khắc phần chính của tranh trước, sau đó khắc chi tiết và nhấn nhá phần ánh sáng. Ngoài nhiệt đọ thì loại bút, bề mặt gỗ và áp lực của bàn tay cũng sẽ quyết định phần ánh sáng và độ đậm nhạt của bức vẽ. Chất liệu được sử dụng để chạm tranh bút lửa thường là những loại gỗ sáng màu, mịn và có độ cứng vừa phải như gỗ thích, gỗ sồi hay gỗ thông… nhưng gỗ từ cây bạch tùng là được ưa dùng nhất. Tấm ván gỗ từ bạch tùng đã được cắt xẻ ra từng miếng, với các kích cỡ tùy thuộc vào đè tài vẽ nhưng thường là 30x40cm. Được đặt mua từ những người thợ mộc, nhưng khi lấy về tự tay họa sỹ phải bào mòn cho mặt gỗ thật láng mịn, sau đó mang phơi khô trong nhà vì thời tiết Đà Lạt hay có sương mù, ẩm ướt. Để vẽ tranh bút lửa, người nghệ sỹ phải dùng đến những loại bút vẽ đặt biệt có đầu tròn như que hàn hoặc gồm hai sợi dây nối với nhau thành hình thoi như đầu bút máy. Sức nóng của nhiệt tỏa ra từ đầu bút chạm đến đâu, bề mặt tấm ván bị cháy xém đến đó và tạo ra màu nâu; đồng thời tỏa ra mùi thơm dìu dịu dễ chịu của gỗ bạch tùng. Ấn sát ngòi bút lửa xuống mặt gỗ thì vết cháy nâu có màu nâu đậm, nếu chỉ khẽ chạm vào gỗ, màu sẽ nhạt hơn… Dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân, những đường nét dần hiện ra trên mặt gỗ một cách sắc sảo và sống động.
Cảm hứng tạo nên tranh bút lửa nghệ thuật
Và mỗi bức tranh là những đứa con tinh thần mà anh đã nâng niu, tỉ mỉ trong từng nét bút. Bằng tất cả niềm đam mê và tình yêu, anh đã thổi hồn vào những tấm gỗ khô cứng để nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật mà khi chiêm ngưỡng ta sẽ cảm nhận tâm tư, tình cảm mà người nghệ sỹ muốn gởi gắm. Đa phần tranh của anh xoay quang hai chủ để chính là tranh chân dung và tranh phong cảnh. Tranh phong cảnh của anh luôn đong đầy tình cảm với thành phố mờ sương Đà Lạt như: “Đêm trăng ở Thung Lũng Tình Yêu”, “Rừng thông huyền bí” ẩn hiện trong sương nơi hồ Than Thở, mặt hồ Xuân Hương lăn tăn gợn sóng “Thấp thoáng những cánh buồm thơ”… Nghệ nhân Nguyễn Phi Anh tâm sự, mang được cái hồn vào tranh là điều không dễ, nhất là trong tranh vẽ chân dung là sao để toát lên được cái thần, làm sao cho bức tranh sống được… Khó là vậy, nhưng khi bắt gặp được ánh mắt, làn môi để lại ấn tượng trong anh là anh nhất định phải thể hiện bằng được qua những bức vẽ của mình. Âu cũng là cách mà nghệ nhân muốn gởi gắm tâm sự của mình. Do vậy dù rất nhiều người đặt tranh bút lửa của anh số lượng lớn, nhưng anh đều từ chối vì mỗi bức tranh chính là nỗi niềm là đứa con tinh thần quý giá của anh.
Về tranh bút lửa Đà Lạt
Trước đây, tranh bút lửa là một nghề truyền thống ở Đà Lạt, nó từng là niềm tự hòa của nhiều nghệ nhân của miền đất lạnh. Tranh bút lửa được coi như đặc sản của Đà Lạt thời bấy giờ: Khi đến với Đà Lạt, nhiều du khách không quên tìm mang về những bức tranh bút lửa, hay những chiếc móc xinh xắn chế tác bằng bút lửa như một món quà lưu niệm đầy ý nghĩa của thành phố ngàn hoa. Nhưng vì khan hiếm chất liệu chế tác và người yêu nghề, tâm huyết với nghề này ngày càng ít nên nghề chạm bút lửa có phần mai một. Thời gian gần đây, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Lâm Đồng, tranh bút lửa được nhiều người biết đến hơn thông qua các hội chợ làng nghề truyền thống, các hội chợ thương mại…
Theo Thanh Xuân
4.7/5 - (3 bình chọn)- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Tumblr (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên Reddit (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)
con người Đà Lạt, đặc sản, nghệ thuật
Từ khóa » Bút Lửa Là Gì
-
Giữ Lửa Cho Tranh Bút Lửa
-
Độc đáo Tranh Bút Lửa
-
Bút Lửa Nhiệt Trạm Trổ Vẽ Tranh Cháy Sém Trên Gỗ 60W V2
-
Bút Lửa Đông Phong | Facebook
-
Tranh Lửa đà Lạt | Facebook
-
Chưa Phai Dòng Tranh “bút Lửa”
-
Yêu Quê Hương Qua Nghệ Thuật Vẽ Tranh Bút Lửa - UBND Tỉnh An Giang
-
Câu Chuyện Tranh Bút Lửa
-
An Giang: Người "thổi Hồn" Những Bức Tranh Trên Gỗ Bằng Bút Lửa ...
-
Độc đáo “Bút Lửa Dzũ Kha” -.:: Đắk Nông Online ::.
-
Bút Lửa Nhiệt Trạm Trổ Vẽ Tranh Cháy Sém Trên Gỗ 60W V2 - P321358
-
Độc đáo Nghệ Thuật Tranh Bút Lửa ở Đà Lạt Mộng Mơ | Văn Hóa