Tranh Luận Thế Nào Cho Sang? Cần Tránh 20 Lỗi Ngụy Biện Này (P2)
Có thể bạn quan tâm
8. Ngụy biện lảng tránh chủ đề (avoiding the issue)
Thay vì đi thẳng vào chủ đề chính thì lại nói lòng vòng các vấn đề nhỏ nhặt xung quanh.
Ví dụ, nhà trường thông báo về việc tăng học phí. Nhưng trong thông báo lại tập trung vào việc đã cải thiện hệ thống tiếp nhận học phí, thuận tiện hơn cho học sinh bằng cách có thêm tài khoản ngân hàng, tăng thêm quầy thu, kéo dài giờ làm,…
9. Ngụy biện lòng vòng (circular reasoning argument)
Thay vì đưa ra thông tin mới, người biện luận chỉ đang lặp lại các luận điểm cũ bằng cách diễn tả khác, rất thiếu tính thuyết phục vì chúng không thể tự bổ sung cho nhau.
A: “D có thể làm chứng cho tôi, tôi không hề lấy quyển sách đó.”B: “Sao tôi lại phải tin D?A: “Vì cậu ta là một người tốt. Tôi có thể làm chứng cho cậu ấy.”
10. Ngụy biện bằng chứng vụn vặt (anecdotal evidence fallacy)
Thay vì đưa ra luận điểm và bằng chứng, thì lại đưa ra những kinh nghiệm vụn vặt cá nhân để làm cơ sở bác bỏ luận điểm của người khác.
A: “Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe.”B: “Ông nội của mình hút thuốc nhưng vẫn khỏe mạnh có bệnh tật gì đâu.”
Không nên dùng kinh nghiệm chủ quan, phiến diện của mình để làm cơ sở bác bỏ luận điểm người khác. Kinh nghiệm và những điều ta đã biết, đã trải qua không phải lúc nào cũng đủ bao quát cả trường hợp của người khác. Do đó, muốn đưa ra ý kiến có tính thuyết phục cao cần phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều, có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân nhưng phải suy xét và lựa chọn kỹ lưỡng.
Người tranh luận nên giữ bình tĩnh, đánh giá lập luận, chủ đề một cách khách quan, tránh phản bác theo cảm tính.
11. Ngụy biện lạm dụng vị thế/tác phong (appeal to appearance and manner)
Thay vì bàn vào chủ đề thì lại đem vai vế, tuổi tác, kinh nghiệm, …để nâng mình lên và hạ bệ đối phương.
A: “Anh ơi tại sao trong vấn đề này ta phải giải quyết bằng cách X mà không làm cách Y cho tiện hơn?”B: “Anh là sếp của em, em phải nghe anh, em biết gì mà ý kiến.”
Đây là kiểu ngụy biện khá thông dụng, nâng mình lên và hạ người khác xuống, đôi khi là biến tấu của ngụy biện công kích cá nhân (ad hominem).
12. Ngụy biện bù nhìn rơm (straw man)
Bóp méo (bằng cách chế giễu, xuyên tạc, cường điệu hóa, thô tục hóa…) luận điểm của đối phương để tấn công nhận định của họ, nhằm cho thấy ý kiến của mình là “đúng đắn hơn”, “có lý hơn”.
A: “Tao ủng hộ quyền được làm chủ cơ thể của phụ nữ, họ nên có quyền tự quyết trong chuyện phá thai.”B: “Phá thai tự do là giết hại hàng loạt sinh mạng vô tội. Mày ủng hộ việc giết người hàng loạt à?”
Trong ví dụ này, B đã cường điệu hóa “phá thai” thành “giết người hàng loạt” để dễ phản bác lại luận điểm của A và tấn công luận điểm của A là đang “ủng hộ việc giết người hàng loạt”.
13. Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion)
Đưa những câu từ đánh vào tâm lý, đạo đức để khiến họ chấp nhận luận điểm (đôi khi là thiếu logic) của mình.
Khi còn nhỏ, mỗi khi tôi kén ăn, bố mẹ tôi lại kể chuyện ngày xưa nghèo khó thế nào, cơm trắng còn không có để ăn. Thật ra đó cũng là một kiểu ngụy biện lợi dụng cảm xúc, khiến tôi đồng cảm với tình cảnh đói khổ ngày trước để chịu ăn cơm.
Ngụy biện lợi dụng cảm xúc đánh vào nhiều trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau như ghen tị, thù hận, thương hại, sợ hãi, tự hào, yêu mến,… Điều quan trọng ở đây là đôi khi các lập luận là rất vô lý, nhưng ta đều biết rằng, con người rất dễ bị chi phối bởi cảm xúc, nên loại ngụy biện này thường khá hiệu quả. Đó cũng là lý do mà tại sao khi tranh luận ta phải luôn giữ cái đầu lạnh, bình tĩnh đưa ra ý kiến, nhận định của mình.
14. Ngụy biện cá trích đỏ (red herring)
Đưa những phát ngôn không liên quan, dính dáng đến chủ đề đang được đề cập nhằm mục đích đánh lạc hướng hay làm dừng cuộc tranh luận.
A: “Anh chưa hoàn thành công việc tôi giao nữa à?”B: “Sếp ơi công nhận bộ vest hôm nay anh mặc đẹp thật đấy!”
B đã đánh lạc hướng khi bị A hỏi thăm về chuyện công việc bằng cách khen A mặc vest đẹp.
A: “Gấu trúc đang bên bờ vực tuyệt chủng, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ chúng!”B: “Tại sao phải lo lắng về gấu trúc trong khi vẫn có hàng ngàn người vô gia cư, đói nghèo ngoài kia?”
Trong ví dụ này, B thay vì đưa ra ý kiến về vấn đề “gấu trúc tuyệt chủng”, anh ta lái vấn đề sang hướng khác (người vô gia cư, tất nhiên là không liên quan đến gấu trúc), mang ý trách móc để khiến A cảm thấy tội lỗi, từ đó tấn công vào luận điểm của A.
Bài viết này được thực hiện bởi Huệ Chi.
Nguồn bài viết: https://vietcetera.com/nhung-loi-tranh-luan-thuong-thay/
Từ khóa » Ví Dụ Về Ngụy Biện Rơm
-
08 LỖI NGỤY BIỆN GÂY CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP ...
-
Ngụy Biện Người Rơm – Wikipedia Tiếng Việt
-
10. Ngụy Biện Rơm (straw Man) - (@cqbinh) On GitBook
-
Straw Man Fallacy Trong Những Gì Nó Bao Gồm Và Ví Dụ - Thpanorama
-
Ngụy Biện - Facebook
-
Ngụy Biện Người Rơm - Unknown
-
LỖI NGỤY BIỆN 4: TẤN CÔNG “NGƯỜI RƠM” (STRAW MAN)
-
Các Hình Thức Ngụy Biện Thường Gặp Trong Tư Duy Logic (phần 4)
-
Nguỵ Biện Tấn Công Người Rơm Là Gì? (Straw Man Argument)
-
Sự Ngụy Biện Của Người Rơm Là Gì?
-
Các Ví Dụ Về Ngụy Biện - Savoirmonde
-
Các Cách Nói Ngụy Biện Thông Dụng Người Việt - Sapuwa
-
Nguỵ Biện Bù Nhìn Rơm Là Gì - Xây Nhà