Transistor Dùng để Làm Gì? Các Loại Transistor Thông Dụng
Có thể bạn quan tâm
Transistor là một linh kiện điện tử quan trọng xuất hiện trong phần lớn các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Trong bài viết này, Điện lạnh Vinamo sẽ chia sẻ để bạn đọc hiểu hơn về transistor là gì? cấu tạo của tranzito, transistor dùng để làm gì,transistor thuận, transistor dán
Transistor là gì?
Transistor hay còn được gọi là tranzito. Đây là một linh kiện bán dẫn chủ động được sử dụng như một phần khuếch đại hoặc khóa điện tử.
Transistor là sự kết hợp giữa hai từ “Transfer” và “resistor”, tức là điện trở chuyển đổi, do John R. Pierce đặt vào năm 1948 sau khi nó ra đời. Cái tên này có nghĩa là thực hiện khuếch đại thông qua việc chuyển đổi điện trở. Khi được sử dụng trong các mạch điện tử, transistor giống như một van cách ly đảm nhiệm chức năng điều chỉnh dòng điện, điện áp trong mạch.
Cũng chính vì khả năng đáp ứng nhanh, tính chuẩn xác cao transistor được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng tương tự như mạch khuếch đại, tạo dao động, điều chỉnh điện áp…
Cấu tạo của tranzito
Phần lớn các loại transistor hiện nay đều được cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn ghép với nhau để tạo thành 2 mối tiếp giáp P-N. Tùy theo thứ tự PNP ta có transistor thuận, còn khi xếp theo thứ tự NPN ta sẽ có transistor ngược.
Về cấu tạo của transistor tương đương cấu tạo của 2 điốt đấu ngược chiều nhau. Đây chính là cấu trúc BJT gồm 2 loại điện âm và điện dương cùng chạy.
Ba lớp bán dẫn này kết nối để tạo thành 3 cực với lớp giữa là cực gốc (B), bên ngoài 2 lớp được nối ra thành cực phát (E) và cực thu – cực góp (C)
Transistor dùng để làm gì?
Đối với transistor khuếch đại tín hiệu mà chúng ta có thể thấy rõ chính là loa điện thoại, loa máy tính. Cụ thể khi tín hiệu âm thanh được đưa vào, tín hiệu đang ở dạng nhỏ nhưng sau khi được đi qua transistor khuếch đại tín hiệu âm thanh nghe sẽ rõ hơn, lớn hơn.
Còn đối với transistor công tắc được ứng dụng phổ biến trong các tín hiệu yêu cầu bật tắt. Ví dụ, trong nhà máy, khi có một bồn chứa nước cao 9 mét, người dùng muốn bơm đến 8 mét để không bị tràn nước. Lúc này, ta sẽ sử dụng một transistor để khi nước đạt đến 8m sẽ khóa bơm lại.
Xem thêm: Transistor C1815 là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng tốt là gì.
Transistor có những loại nào?
Được cấu tạo bởi 3 lớp ghép lại với nhau tạo thành 2 mối tiếp giáp P-N. Tùy theo thứ tự người ta sẽ chia transistor thông dụng ra thành transistor thuận (transistor PNP) và transistor ngược (transistor NPN). Cụ thể:
Transistor thuận (Transistor PNP)
Theo như cấu tạo của transistor, transistor PNP được kết nối bằng 3 lớp bán dẫn, với base (lớp nền) nằm ở giữa và hai lớp phát (emitter) và lớp thu (collector) sẽ nằm 2 bên.
Trong transistor thuận, dòng điện hoặc điện áp sẽ được đi vào từ lớp phát (emitter) và đi ra lớp thu (collector).
Transistor nghịch (transistor NPN)
Đối với transistor ngược thì sẽ ngược lại so với PNP. Tức là dòng điện hoặc điện áp sẽ được đi vào từ lớp thu và đi ra từ lớp phát.
Phân loại transistor theo chức năng
Ngoài ra, khi phân loại theo chức năng transistor sẽ được chia thành các loại tương ứng như sau:
Transistor khuếch đại công suất
Hay còn được gọi là transistor công suất. Theo đó, loại này sẽ được sử dụng trong việc khuếch đại công suất, khuếch đại tín hiệu, chuyển đổi mạch AC-DC, DC-DC, ups, converter, inverter, đóng ngắt ON-OFF…
Ví dụ: Đối với loa phát nhạc, tín hiệu ban đầu được đi vào rất nhỏ, sau khi sử dụng transistor công suất thì tín hiệu âm thanh được tăng lên. Và việc âm lượng tăng lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc cả vào công suất loa.
Transistor quang
Transistor quang sẽ hoạt động dựa trên tín hiệu quang (tín hiệu ánh sáng). Tín hiệu quang sau khi được đi vào transistor được dùng để đóng/ ngắt tín hiệu.
Ví dụ: Transistor được ứng dụng trong các điều khiển đóng/ mở đèn khi trời sáng/ tối.
Transistor dán
Đây là một loại transistor chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho các board mạch bán dẫn sử dụng chíp dán.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp transistor dán khi mở các bo mạch của tivi, máy tính. Đó chính là những linh kiện siêu nhỏ trên các bo mạch mà hãng đã tích hợp vào main. Khi đó, transistor cũng phải theo công nghệ dán để đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ mỏng cho sản phẩm.
Như vậy, Suatulanh24h.vn đã cùng bạn đọc tổng hợp kiến thức quan trọng về transistor. Hy vọng đem đến nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc!
Từ khóa » Trong Mạch điện Tử Tranzito được Dùng để
-
[CHUẨN NHẤT] Công Dụng Của Tranzito - TopLoigiai
-
Công Dụng Của Tranzito - Hoc247
-
Nêu Công Dụng Của Tranzito? - HOC247
-
Công Dụng Của Tranzito? - Trắc Nghiệm Online
-
Công Dụng Của Tranzito Là Gì?
-
Linh Kiện Nào Sau đây được Dùng Trong Mạch Khuếch đại Tín Hiệu,
-
Transistor – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tranzito Là Gì? Ký Hiệu Transistor - Cách Xác định Chân C Và E
-
Transistor Là Gì? Cấu Tạo, Công Dụng Của Transistor Ra Sao?
-
Transistor Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt Động Và Cách Ứng ...
-
Cấp Nguồn Và Phân Cực Cho Transistor Như Thế Nào - Mạch điện Tử
-
Công Dụng Của Tranzito Là Gì? |Trắc Nghiệm Công Nghệ 12
-
Lý Thuyết Công Nghệ 12 Bài 4: Linh Kiện Bán Dẫn Và IC Hay, Ngắn Gọn