Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ 2 Tháng Tuổi Phải Làm Sao? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng kém hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy khi bị bệnh cũng phải có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Khi vừa sinh ra dạ dày của trẻ vẫn chưa phát triển được hoàn chỉnh dẫn đến việc trẻ dễ gặp các bệnh về dạ dày, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày. Vậy trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau:
Menu xem nhanh:
- 1. Trào ngược dạ dày là gì?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
- 3. Triệu chứng của trẻ 2 tháng tuổi trào ngược dạ dày
- 4 Khi trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thì nên chăm sóc như thế nào?
- 5.1 Chăm sóc đối với trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do sinh lý
- 5.2 Chăm sóc đối với trẻ bị trào ngược bệnh lý
- 5.3 Các xét nghiệm xác định trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối miệng với dạ dày). Điều này gây nên tình trạng ợ nóng, đầy bụng, khó chịu cho cơ thể người. Trào ngược dạ dày thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi thực quản bị tổn thương. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Ở trẻ em đây có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng suy dinh dưỡng, viêm thực quản và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
2. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Các nguyên nhân dẫn đến trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày:
– Dạ dày của trẻ chưa được phát triển hoàn chỉnh: dạ dày nhỏ, mỏng, nằm ngang ở vị trí cao (so với người lớn) nên sữa và thức ăn dễ bị trào ngược.
– Trẻ thường nằm nhiều, dẫn đến thức ăn bị ứ đọng ở dạ dày lâu.
– Thức ăn thường chủ yếu là các dạng lỏng, dễ dàng chui qua các khe hở.
– Cơ thắt thực quản dưới thường sẽ đóng lại khi dạ dày co bóp, nhưng ở trẻ hoạt động này chưa được phát triển hoàn chỉnh, nên thức ăn dễ trào ngược lên khi dạ dày co bóp.
– Trẻ sinh non hoặc thiếu cân.
– Cho trẻ bú không đúng tư thế.
– Trẻ đang bị mắc những bệnh lý nghiêm trọng như: viêm thực quản do hiện tượng dị ứng, hẹp môn vị,….
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ được cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Trong nhiều trường hợp, trào ngược giảm dần và biến mất khi trẻ được 7-8 tháng tuổi. Lý do là trẻ ở lứa tuổi này có thể ngồi và ăn những thức ăn đặc hơn.
3. Triệu chứng của trẻ 2 tháng tuổi trào ngược dạ dày
Các triệu chứng xảy ra khi trẻ bị trào ngược dạ dày cần phải lưu ý:
– Trẻ bị nôn mửa, nôn trớ thường xuyên.
– Khó chịu, khóc quấy khi bú sữa.
– Khóc nhiều vào ban đêm.
– Cân nặng của trẻ tăng chậm, thậm chí bị sụt cân.
– Khò khè lâu ngày, mãi không dứt.
– Một số trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị viêm phổi, khó thở và tái phát nhiều lần.
Những dấu hiệu này chủ yếu do bệnh trào ngược dạ dày bệnh lý gây nên. Đối với trào ngược dạ dày sinh lý thì các biểu hiện có phần nhẹ hơn. Các dấu hiệu nôn trớ qua miệng hoặc mũi không xuất hiện thường xuyên nên không ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ.
4 Khi trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thì nên chăm sóc như thế nào?
Muốn điều trị được bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ. Bố mẹ cần nắm được các biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp tùy vào mức độ của bệnh. Cách chăm sóc cũng được chia thành 2 loại là: Đối với trào ngược dạ dày sinh lý và đối với trào ngược dạ dày bệnh lý.
5.1 Chăm sóc đối với trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do sinh lý
Bệnh trào ngược dạ dày sinh lý tuy không gây ảnh hưởng lớn nhưng vẫn cần được chăm sóc và lưu ý:
– Khi cho trẻ bú trực tiếp: Cần tuân theo nguyên tắc trái trước phải sau để trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa sữa hơn. Khi lượng sữa vào dạ dày ít, trẻ sẽ có thói quen nằm nghiêng sang bên phải. Khi đã cho trẻ bú đủ một lượng sữa nhất định, thì việc nằm nghiêng sang trái sẽ tránh được hiện tượng trào ngược. Tuyệt đối không cho bé bú khi nằm vì trẻ dễ trớ sữa và bị sặc. Nên duy trì tư thế đầu cao hơn thân ngay cả khi trẻ ngủ. Lưu ý không gập cổ trẻ.
– Khi cho trẻ bú sữa bình: Luôn đặt bình ở vị trí phù hợp sao cho đầu núm vú đầy sữa. Không nên cho trẻ bú lúc trẻ đang khóc, vì lúc này trẻ phải nuốt nhiều hơi hơn và dạ dày bị căng ra. Lưu ý, nên bế trẻ 15 – 20 phút sau khi bú xong để sữa được tiêu hóa dễ hơn.
– Khi vỗ ợ hơi cho trẻ: Mẹ đặt trẻ áp vào một bên ngực sao cho mặt trẻ tựa vào vai mẹ. Sau đó vỗ lưng cho trẻ nhẹ nhàng và liên tục.
– Mẹ có thể chia nhỏ các bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít.
– Phòng tránh tất cả những yếu tố làm tăng áp lực trong khoang bụng như mặc quần áo chật, bệnh táo bón, ho,.…
– Làm sữa đặc lại hoặc vắt sữa mẹ với lượng ít, có thể pha thêm sữa với ngũ cốc.
5.2 Chăm sóc đối với trẻ bị trào ngược bệnh lý
Khi thấy trẻ có các biểu hiện lâm sàng như ói hay ọc sữa sau ăn, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, chán ăn…. Mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được khám và kê thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ngoài cho trẻ uống nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì trào ngược bệnh lý có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân và tùy vào cơ địa của trẻ để kê đơn thuốc.
Nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện khi thay đổi lối sống và cách chăm sóc, trẻ sẽ được chỉ định điều trị với một số loại thuốc. Đối với trẻ 2 tháng tuổi thường được dùng nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày như ranitidine.
Nếu trẻ có thêm các biểu hiện như: không tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu hay có các biểu hiện về đường hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định một số các xét nghiệm như: siêu âm, xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, đo độ PH thực quản, chụp phim X.quang.
5.3 Các xét nghiệm xác định trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi
Mỗi xét nghiệm sẽ có những mục đích khác nhau, nhưng mục đích chính là để tìm ra nguyên nhân bệnh lý. Từ đó khắc phục vấn đề trào ngược dạ dày ở trẻ.
– Siêu âm: để có thể phát hiện các bệnh lý gây trào ngược dạ dày thực quản như hẹp môn vị.
– Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu: loại trừ hoặc xác định nguyên nhân khác gây ra tình trạng nôn ói và chậm tăng cân của trẻ.
– Đo độ pH thực quản: để xác định nồng độ axit trong thực quản của trẻ.
– Chụp phim X.Quang: giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh của đường tiêu hóa ở trẻ (nếu có).
Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước ngọt có gas, cafein và thức ăn cay nóng; thực phẩm nhiều đường như: socola, kẹo, bạc hà; thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo như: gà rán, hamburger, khoai tây chiên, …. Những thực phẩm này sẽ làm rỗng dạ dày, từ đó tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản.
Trên đây là một số thông tin về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi khi gặp bệnh này. Mong các mẹ sẽ có thêm kiến thức để phòng và chữa bệnh cho trẻ. Chúc các thiên thần nhỏ luôn luôn mạnh khỏe và phát triển thật tốt.
Từ khóa » Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Mẹo Hay Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Tại Nhà Cho Trẻ | Medlatec
-
Cách Xử Lý Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em | Vinmec
-
Đừng Lơ Là Với Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Cách Chăm Sóc Và điều Trị Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Nhũ Nhi - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Xử Lý Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ
-
TRÀO NGƯỢC Ở TRẺ SƠ SINH - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Thủ Đức
-
Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh: Do Sinh Lý Hay Bệnh Lý?
-
Top 11+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Bé Không Nên Bỏ Lỡ
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh: Điều Cần Biết - Thuốc Dân Tộc
-
Cách Phòng Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả