Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh: Điều Cần Biết - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
TOP 5 Bác Sĩ Chữa Dạ Dày Giỏi Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc
10:31 | 09/08Đánh bay trào ngược dạ dày CHỈ SAU 2 THÁNG ĐIỀU TRỊ nhờ Sơ can Bình vị tán
9:50 | 09/08Đu Đủ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? Giải Đáp
8:52 | 09/08Trào Ngược Dạ Dày Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Không?
11:24 | 09/08Uống trà hoa cúc trị trào ngược dạ dày hiệu quả bạn đã biết chưa
4:33 | 04/073 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Gừng Tươi Hay Nhất
3:00 | 15/06Thuốc Dân Tộc – Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu bằng YHCT
3:03 | 15/06[Review] Bài thuốc Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày từ người bệnh
9:09 | 15/06Hướng dẫn dùng Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày đúng cách, hết bệnh sau 45 ngày
3:59 | 09/06Bệnh nhân trào ngược dạ dày: Dùng Sơ can Bình vị tán, khỏi bệnh lúc nào không hay biết
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Điều cần biết Ái Nhân 12:50 - 05/06/2023Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóa – Giám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí MinhĐặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Trẻ có thể bị nôn trớ trong khi bú hoặc khi bị thay đổi tư thế đột ngột. Khi đó, bố mẹ nên sớm đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh những nguy cơ không mong muốn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng quấy khóc, nôn trớ sau khi bú hoặc sau khi ăn 15 phút. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm cổ họng trẻ bị nóng rát, khiến cho việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn, từ đó trẻ trở nên biếng ăn hơn và thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân.
Nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn hiện tượng này là tình trạng sinh lý bình thường của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu báo với bạn rằng, trẻ sơ sinh đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày càng ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nhiều người cũng không phân biệt được tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là do sinh lý hay bệnh lý. Chính vì thế, lâu dần trẻ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Do đó, để nhận biết hiện tượng trào ngược do sinh lý hay bệnh lý, bạn đọc có thể dựa vào những chi tiết như:
- Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong thời gian ngắn, trẻ vẫn vui vẻ, không có biểu hiện khó thở, thở khò khè thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường. Tình trạng này sẽ sớm chấm dứt sau đó một thời gian.
- Ngược lại, những em bé đang mắc phải tình trạng nôn trớ do bệnh lý thường quấy khóc, khó chịu trong thời gian dài. Kèm theo đó, trẻ sẽ có những dấu hiệu bất thường như nôn sữa, cân nặng không tăng, bỏ ăn, cơ thể suy nhược, gầy gò, khi thở nghe khò khè, viêm phổi,…
Khi nghi ngờ con mắc bệnh trào ngược dạ dày, bố mẹ nên sớm đưa con đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sớm. Kịp thời kiểm soát bệnh sẽ giúp cho trẻ phòng tránh được những rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có thể lên đến con số 50%. Ngoài ra, tỷ lệ những em bé từ 4 – 12 tháng tuổi có xu hướng mắc bệnh ngày càng nhiều, con số thống kê có thể đạt khoảng 70% tổng số trẻ sơ sinh được theo dõi.
Phụ huynh không nên chủ quan đối với tình trạng này ở con. Bởi, nếu không kịp thời điều trị, trào ngược lâu ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, gây hại cho sinh hoạt và đời sống của trẻ. Theo đó, bạn có thể sớm nhận biết những triệu chứng của bệnh qua những biểu hiện sau đây:
- Trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
- Trẻ sơ sinh nôn ngay sau khi bú, sữa chảy lên lỗ mũi.
- Trẻ bị khàn giọng, người uốn cong khó chịu.
- Thở ra khò khè, khó thở.
- Đau bụng, thường xuyên cáu gắt với bố mẹ.
- Cân nặng bị chững lại, kém phát triển về thể chất.
- Ho khan, kho kéo dài, tình trạng này có thể kéo theo nhiễm trùng phổi, bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh.
- Nôn trớ đôi khi còn lẫn máu, cơ thể tím tái, thở khó khăn.
- Tiêu chảy, táo bón, cơ thể xanh xao, không chịu bú sữa.
- Viêm tai, xoang, phế quản giãn, khó ngủ, thức đêm thường xuyên.
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khiến cho thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lên thực quản. Dựa vào mức độ bệnh của mỗi bé mà những ảnh hưởng tác động sẽ không giống nhau. Để phòng tránh được hiệu quả nhất, ngoài tìm hiểu triệu chứng, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ trào ngược ở trẻ.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Để điều trị bệnh, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng. Theo đó, những yếu tố phổ biến gây nên tình trạng này ở trẻ nhỏ có thể kể đến như:
- Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, do đó việc tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ sơ sinh nằm bú không đúng tư thế dễ khiến sữa trào ngược lên trên thực quản.
- Trẻ bị sinh non, thiếu cân sẽ thường dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa hơn so với trẻ bình thường.
- Trẻ nằm ngửa quá nhiều khiến cho thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa, ứ đọng lâu ngày sau đó trào ngược lên trên thực quản.
- Chế độ ăn của trẻ chủ yếu là chất lỏng, do đó, chúng rất dễ đi qua khe hở của hệ thống tiêu hóa và trào ngược lên trên.
- Trẻ bị dị ứng với thành phần thức ăn trong sữa mẹ hoặc với sữa công thức.
- Trẻ bị bệnh bẩm sinh, mắc các bệnh về hẹp môn vị, viêm thực quản, dị ứng thực phẩm, bất dung nạp thực phẩm….
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một số biến chứng liên quan có thể xảy ra như hen suyễn, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản,…Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể tử vong nếu trào ngược trong lúc ngủ làm tắc đường thở.
Chính vì thế, bố mẹ không nên chủ quan đối với căn bệnh này. Thay vào đó, khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra, điều trị càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm: Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!
Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi bé để chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Điển hình là những phương pháp như:
- Chụp X quang: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang đường tiêu hóa của trẻ. Thông qua đó, bác sĩ có thể nhận biết những vấn đề thường gặp ở dạ dày, đường nhai nuốt và quá trình tiêu hóa thức ăn. Xem xét chúng có diễn ra ổn định hay đang gặp vấn đề gì.
- Nội soi tiêu hóa: Trẻ sơ sinh có thể được gây mê, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nội soi thực quản nhờ ống nhỏ có gắn camera. Sau đó, bác sĩ sẽ tiếp tục quan sát dạ dày, ruột non để xem liệu có viêm nhiễm hay tổn thương không.
- Xét nghiệm PH thực quản 24h: Với biện pháp này, trẻ phải nằm lại bệnh viện một đêm. Bác sĩ sẽ đưa vào mũi trẻ một ống nhỏ xuống thực quản và theo dõi trong 24 tiếng đồng hồ. Thông qua đó, bác sĩ có thể nhận diện được mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như theo dõi nhịp tim và nhịp thở của các bệnh nhi.
Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể điều trị hoàn toàn thông qua thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt cho bé. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng nếu con được bác sĩ chẩn đoán mắc phải căn bệnh này. Thay vào đó, khi thấy con có dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên sớm đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Để điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh, việc sớm phát hiện và áp dụng biện pháp phù hợp là việc hết sức cần thiết. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám để đưa ra phương án điều trị riêng cho từng đối tượng bệnh nhi.
Việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được khuyến cáo. Tuy nhiên, trường hợp trào ngược xảy ra biến chứng, việc sử dụng thuốc phải bắt buộc thực hiện. Bởi vì, thuốc có thể khiến cơ thể trẻ cản trở hấp thụ sắt và calci, làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa ở trẻ.
Vì thế, bố mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn điều trị mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, để bệnh sớm được cải thiện, bố mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn để trẻ sử dụng thuốc kháng axit hoặc ngăn cản quá trình tiết axit trong vài tháng.
Tham khảo thêm: Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày
Ngay khi thấy con có những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. Chẳng hạn như quấy khóc thường xuyên, ho, nôn trớ sau khi ăn, khó thở, cơ thể tím tái,…bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được hướng dẫn điều trị sớm. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày, nhằm kiểm soát bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi cho trẻ bú hãy đặt trẻ đúng tư thế, hạn chế việc cho trẻ nằm bú có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ.
- Không nên cho trẻ bú một lần quá nhiều sữa, chỉ nên cho con ăn vừa đủ, chia nhiều lần sữa cho bé bú để hạn chế việc ọc sữa, nôn trớ.
- Trường hợp trẻ bú bình, mẹ nên tránh để bình sữa nghiêng hoặc pha sữa quá đầy bình. Kê cao đầu của trẻ sau khi bú, hoặc mẹ có thể vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi, tránh tình trạng nôn ói sữa sau khi bú.
- Trong quá trình bú, mẹ tránh để cơ thể trẻ bị rung lắc, tốt nhất nên để trẻ ở tư thế phù hợp. Cho trẻ bú vú bên trái trước, sau đó chuyển sang vú bên phải, như thế sữa sẽ xuống dạ dày tốt hơn, tránh tình trạng ọc sữa.
- Chú ý vệ sinh miệng cho bé thường xuyên, sử dụng nước ấm và bông chuyên dụng để rơ lưỡi cho trẻ.
- Nếu trẻ ngủ, mẹ nên tránh để con nằm nghiêng, việc này giúp hạn chế tình trạng sặc sữa lên mũi, gây tổn thương hoặc tắc đường thở nguy hiểm. Tốt nhất, bạn có thể sử dụng gối kê dành riêng cho trẻ hay bị trào ngược theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc và cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định. Do hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, rất dễ bị tác động ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trường hợp nhận thấy con có dấu hiệu bị sặc sữa, cơ thể tím tái, mẹ nên nhanh chóng đặt trẻ nằm nghiêng và vỗ lưng cho con, tiến hành hút sữa ở mũi nếu bé bị sặc sữa lên mũi.
- Nếu mẹ muốn cho con bổ sung thêm sữa công thức nên tham khảo trước ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
- Không nên cho con nhỏ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, bụi bẩn, không nên để con nằm sấp có thể khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến. Do cơ thể trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trong đó có hệ thống tiêu hóa. Vì thế, những tác động nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trào ngược, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm. Tránh những biến chứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
- Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, ngoan và nhanh lớn
- Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)Cập nhật lúc: 1:43 PM , 11/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Bệnh nhân trào ngược dạ dày: Dùng Sơ can Bình vị tán, khỏi bệnh lúc nào không hay biết
Dù biết mình bị dạ dày và đã cố gắng điều trị ở một vài nơi không khỏi nhưng cô Nguyễn Thị Xuân Phương, Hai Bà Trưng, Hà Nội không...Bệnh nhân chữa TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY tại Thuốc dân tộc: May mắn khi tìm được “Đúng thầy – Đúng thuốc”
Hành trình vượt qua ám ảnh VIÊM DẠ DÀY và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nhờ Sơ can Bình vị tán sau 2 tháng
ĐÁNH BẠI viêm niêm mạc dạ dày CHỈ SAU 3 THÁNG dùng Sơ can Bình vị tán
Nội Soi Dạ Dày Ở Bệnh Viện Bạch Mai: Giá & Quy Trình [MỚI CẬP NHẬT]
Nhiều người lựa chọn nội soi dạ dày ở bệnh viện Bạch Mai bởi đây là một trong số ít...
Bị trào ngược dạ dày ăn trứng là tốt hay xấu?
Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề bị trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không, ăn trứng...
Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà
5 năm với nỗi đau do căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, VIÊM HANG VỊ khiến NS Thu thường xuyên...
Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên trái hay phải?
Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên trái hay phải là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm....
TOP 5 thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ
Sử dụng các loại thuốc của Mỹ để kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày là lựa chọn...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Mẹo Hay Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Tại Nhà Cho Trẻ | Medlatec
-
Cách Xử Lý Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em | Vinmec
-
Đừng Lơ Là Với Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Cách Chăm Sóc Và điều Trị Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Nhũ Nhi - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Xử Lý Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ
-
TRÀO NGƯỢC Ở TRẺ SƠ SINH - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Thủ Đức
-
Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh: Do Sinh Lý Hay Bệnh Lý?
-
Top 11+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cho Bé Không Nên Bỏ Lỡ
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ 2 Tháng Tuổi Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Cách Phòng Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả