Trào Ngược Dịch Mật – Bệnh Lý Nguy Hiểm Không Thể Bỏ Qua

Trào ngược dịch mật là bệnh lý rất dễ gây nhầm lẫn với trào ngược acid dạ dày, tuy nhiên đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt. Vậy làm sao để nhận biết bệnh lý này cũng như phương pháp nào để chẩn đoán bệnh?

Dịch mật là gì?

Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu vàng hoặc hơi xanh, có vị đắng và tính kiềm (độ pH từ 7 - 7,7). Mỗi ngày, gan tiết ra khoảng 700 - 800ml dịch mật, đưa qua ống dẫn mật, cô đặc lại và được dự trữ trong túi mật. Dịch mật có khả năng tiêu hóa chất béo, loại bỏ một số độc tố và tế bào chết ra khỏi cơ thể, được cơ thể tiết ra khi tiêu hóa thức ăn.

Dich mật là gì?

Ảnh minh hóa: Dịch mật là gì?

Trào ngược dịch mật là gì?

Van môn vị giữa dạ dày và tá tràng sẽ thực hiện chức năng đóng mở cần thiết nhằm đưa thức ăn xuống ruột một chiều, nghĩa là dịch và thức ăn không thể từ ruột quay lại vào dạ dày. Nhưng vì một lý do nào đó van môn vị bị đóng không kín, tình trạng trào ngược dịch mật và thức ăn vào dạ dày sẽ xảy ra. Kết hợp với tình trạng van tâm vị mở - van ngăn cách giữa dạ dày và thực quản thì dịch mật này sẽ tiếp tục trào ngược lên thực quản.

Vì thế trào ngược dịch mật thường xảy ra cùng lúc với trào ngược acid dạ dày, song tổn thương gây ra cho thực quản thường nghiêm trọng hơn.

Trào ngược dịch mật là gì?

Ảnh minh hoạ: Trào ngược dịch mật là gì?

► Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản - nên khám ở đâu?

Triệu chứng trào ngược dịch mật

• Đau bụng vùng thượng vị, đau tức hoặc đau từng cơn, có cảm giác nóng rát, cồn cào vùng ngực và bụng trên;

• Ợ nóng, đắng miệng;

• Ho khan, khàn giọng do dịch mật trào ngược từ tá tràng, dạ dày lên thực quản;

• Nôn ra chất lỏng xanh vàng, đắng;

• Đầy bụng, chậm tiêu và sụt cân.

Khi dịch mật trào ngược từ tá tràng lên dạ dày sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Trào ngược dịch mật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trào ngược dạ dày - thực quản. Khi dịch mật trào ngược lên vùng thực quản và họng bệnh nhân sẽ có cảm giác đắng miệng, nôn ra dịch xanh - vàng, có thể bị ho, phù nề dây thanh và gây mất tiếng,... Nghiêm trọng hơn, người bệnh có nguy cơ mắc barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,...

Bệnh trào ngược dịch mật - bệnh lý nguy hiểm không thể bỏ qua

Ảnh minh họa: Bệnh trào ngược dịch mật - bệnh lý nguy hiểm không thể bỏ qua

Làm gì để phòng tránh trào ngược dịch mật?

Không giống như trào ngược acid dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật dường như không liên quan nhiều đến các yếu tố lối sống. Tuy nhiên, vì nhiều người mắc phải cả 2 dạng trào ngược này cùng lúc nên thay đổi lối sống cũng là cách góp phần làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.

• Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm tăng tiết axit dạ dày và làm khô nước bọt – vốn là chất làm ẩm, bảo vệ thực quản.

• Ăn ít và chia nhiều bữa nhỏ: Các khẩu phần ăn nhỏ hơn và trải đều trong ngày làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, giúp ngăn van mở ra sai thời điểm.

• Không nằm ngay sau khi ăn: Sau bữa ăn, bạn nên chờ 2-3 giờ, không nên nằm ngay. Điều này cho phép dạ dày có thời gian tiêu hóa, làm rỗng.

• Hạn chế thực phẩm béo: Bữa ăn nhiều chất béo làm giãn cơ vòng thực quản dưới và làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày.

• Tránh các thức ăn và đồ uống có hại: Một số thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày và có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, chẳng hạn như đồ uống chứa cafeine và có ga, trái cây, nước ép từ các loại quả có múi như cam quýt, hành tây, thực phẩm có nguồn gốc từ cà chua, thức ăn cay và bạc hà,…

Làm gì để phòng tránh trào ngược dịch mật?

Ảnh minh hoạ: Làm gì để phòng tránh trào ngược dịch mật?

  • • Hạn chế hoặc tránh uống rượu: Uống rượu làm giãn cơ vòng thực quản dưới và kích thích thực quản.
  • • Giảm bớt cân nặng: Chứng ợ nóng và trào ngược axit có thể xảy ra do trọng lượng dư thừa của cơ thể tạo thêm áp lực lên dạ dày.
  • • Nâng cao giường ngủ: Ngủ với phần thân trên được nâng từ 10-15cm có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược.
  • • Thư giãn: Khi bị căng thẳng, hệ tiêu hóa làm việc chậm lại khiến các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy thử áp dụng các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga, đi bộ,…

Các phương pháp chẩn đoán trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày thực quản

• Nội soi: Nội soi bằng các loại dây thông thường chỉ phát hiện được tổn thương viêm thực quản xấp xỉ 50%. Do đó, các thế hệ máy nội soi kỹ thuật cao, có độ phóng đại lớn và chế độ nhuộm màu ảo sẽ cho phép xác định tổn thương và chẩn đoán chính xác hơn;

• Đo Manometry – Đo áp lực và nhu động thực quản: Là phương pháp đo áp lực cơ thắt thực quản dưới cũng như sự co bóp của thực quản có khả năng đẩy axit xuống dạ dày tốt hay không. Từ đó giúp đánh giá nhu động của thực quản, tình trạng áp lực của cơ thắt thực quản trên và dưới để chẩn đoán bệnh trào ngược được chuẩn xác hơn;

• Đo P.H và trở kháng 24h: Đây được coi là phương pháp chính xác nhất, và là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD. Thiết bị này giúp theo dõi lượng axit trong thực quản, xác định axit trào ngược khi nào và trong bao lâu;

• Đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên: Khi axit từ dạ dày trào ngược lên sẽ làm tổn hại niêm mạc của thực quản. Phương pháp này góp phần khẳng định tình trạng viêm niêm mạc ở người trào ngược;

• Kỹ thuật Peptest – định lượng pepsin trong nước bọt: Nếu dịch dạ dày đã xuất hiện ở miệng, chứng tỏ người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó góp phần chẩn đoán trào ngược được chính xác hơn cho những bệnh nhân không thể thực hiện nội soi như trẻ em, phụ nữ mang thai.

chẩn đoán trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày bằng phương pháp đo áp lực và nhu động thực quản tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Ảnh: chẩn đoán trào ngược dịch mật và trào ngược dạ dày bằng phương pháp đo áp lực và nhu động thực quản tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long tự hào là đơn vị y tế chuyên sâu về lĩnh vực tiêu hoá, gan mật được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng, lựa chọn là nơi chăm sóc sức khoẻ của mình. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ sức khỏe của bạn với dịch vụ chất lượng cao.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Từ khóa » Nôn Dịch Mật