Trào Ngược ở Trẻ Sơ Sinh Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ
Có thể bạn quan tâm
1. Phân biệt trào ngược bệnh lý và trào ngược sinh lý
1.1. Trào ngược sinh lý
Trẻ dưới 6 tháng, nhất là trẻ sơ sinh thường xuyên bị trớ sữa nhưng không bị khò khè, không quấy khóc và vẫn lên cân bình thường thì đa phần là trào ngược sinh lý.
Trào ngược ở trẻ sơ sinh khi nào nên gặp bác sĩ?
Trào ngược sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và thường tự mất sau 1 tuổi.
1.2. Trào ngược bệnh lý
Tình trạng trào ngược ở trẻ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa cần được can thiệp y tế. Do đó, nếu trẻ sơ sinh bị trào ngược kèm các biểu hiện khác như khóc, ngủ ít, gầy gò, không tăng cây thì cần đi khám để được tư vấn.
2. Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị trào ngược dạ dày?
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh dễ bị trào ngược là do cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày chưa phát triển hoàn thiện. Dẫn đến thức ăn dễ từ dạ dày đẩy ngược lên thực quản.
Hơn nữa, tư thế nằm của trẻ sơ sinh chủ yếu là nằm ngửa, thức ăn lại dạng lỏng nên càng dễ bị trào ngược hơn.
Có tới 50% trẻ sơ sinh xuất hiện hiện tượng này và đa phần là không đáng lo ngại, sẽ tự hết khi trẻ lớn.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh dễ bị trào ngược là do cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày chưa phát triển hoàn thiện
3. Chuyên gia tư vấn: Trào ngược ở trẻ sơ sinh khi nào nên gặp bác sĩ?
Đa phần trào ngược ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tự theo dõi và khắc phục ở nhà bằng các cách như:
-
Tránh bú nằm, mẹ bế trẻ lên cho bú.
-
Khi trẻ bú, tránh đặt trẻ nằm ngay mà vỗ ợ hơi cho bé khoảng 10 - 15 phút.
-
Không cho trẻ ăn quá no.
-
Cho trẻ nằm lên gối chống trào ngược.
Vậy trào ngược ở trẻ sơ sinh khi nào nên gặp bác sĩ? Nếu trẻ bị trào ngược kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám:
-
Trẻ còi cọc, không lên cân.
-
Trẻ bị nôn dữ dội kèm theo cơ bụng bị co thắt.
-
Trẻ bỏ bú, quấy khóc.
-
Trẻ khó thở hoặc có xuất hiện thêm triệu chứng ho.
-
Trẻ trớ ra không chỉ sữa mà còn có dịch màu lạ như vàng, xanh, nâu bã cà phê hoặc có lẫn máu.
Những dấu hiệu trên cảnh báo trẻ có thể mắc một số bệnh đường tiêu hóa, cần đưa trẻ đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kết luận cụ thể.
Nếu trẻ bị trào ngược kèm các dấu hiệu như còi cọc, quấy khóc thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám
4. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đa phần trào ngược ở trẻ sơ sinh là trào ngược sinh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu trẻ sau 1 tuổi vẫn trào ngược và cha mẹ có cách xử lý không đúng thì có thể dẫn đến các biến chứng như:
Biến chứng đường tiêu hóa
Thức ăn lẫn dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây ra viêm thực quản, nghiêm trọng nhất là barrett thực quản. Các bệnh lý này khiến việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn hơn, trẻ lười ăn và còi cọc.
Biến chứng hô hấp
Khi bị trào ngược kéo dài, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn như viêm họng, ho, khò khè.
Biến chứng răng miệng, tai mũi họng
Trẻ bị trào ngược sẽ có nguy cơ cao dẫn tới viêm tai, viêm xoang, mòn răng hơn các trẻ khác.
5. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản
Khi trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần có cách chăm sóc trẻ đúng để hạn chế tình trạng này.
5.1. Chăm sóc trẻ bị trào ngược sinh lý
Khi trẻ bị trào ngược sinh lý, cha mẹ cần chú ý:
Chia nhỏ lượng sữa bú và bú làm nhiều lần
Mẹ nên cho trẻ bú làm nhiều lần, mỗi lần bú không quá no. Bởi nếu cho bú quá no, vượt quá dung tích của dạ dày thì trẻ rất dễ bị trào ngược. Nếu trẻ vẫn tăng cân tốt thì mẹ có thể giảm số lượng sữa mỗi lần bú của trẻ.
Vỗ ợ hơi cho bé
Sau khi cho trẻ bú, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà hãy bế trẻ ở tư thế thẳng đứng và vỗ ợ hơi cho trẻ khoảng 10 - 15 phút. Khi bế, tránh đè lực lên vùng bụng của bé.
Sau khi cho trẻ bú, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà hãy bế trẻ ở tư thế thẳng đứng và vỗ ợ hơi cho trẻ
Có tư thế ngủ đúng
Với trẻ bị trào ngược, tư thế ngủ được khuyến cáo là tư thế nằm ngửa và đầu nên cao hơn thân một chút. Tuy nhiên, không cao quá để tránh ảnh hưởng đến cột sống của bé.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ
Sau mỗi lần trào ngược, cha mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối ấm. Nếu thức ăn trào ngược lên cả vùng mũi, cần vệ sinh sạch sẽ cả mũi cho trẻ, tránh tình trạng sữa đọng lại trong vùng mũi, gây các vấn đề đường hô hấp như khò khè, viêm mũi.
5.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày bệnh lý
Khi trẻ sơ sinh ngoài trào ngược còn có các dấu hiệu khác như đã nêu ở trên thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Một số loại thuốc thường được sử dụng là ranitidine (Zantac) hoặc omeprazole (Prilosec). Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ được chỉ định làm phẫu thuật, nhưng trường hợp này là rất hiếm.
Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ. Quý khách hàng luôn đánh giá cao chất lượng vụ khi thăm khám tại bệnh viện bởi:
-
Đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về Nhi khoa, trình độ chuyên môn cao, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Nhi TW,... luôn luôn cập nhật kiến thức để áp dụng các phác đồ điều trị tiên tiến nhất.
-
Bệnh viện khám về điều trị các bệnh lý cho trẻ từ sơ sinh đến khi trẻ lớn, giúp cha mẹ hoàn toàn yên tâm.
-
Bên cạnh đó, bệnh viện còn áp dụng bảo lãnh viện phí, giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân.
Nếu cần tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám online, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Khi Nào Trẻ Sơ Sinh Hết Trào Ngược Dạ Dày
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Trào Ngược ở Trẻ Sơ Sinh: Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ? | Vinmec
-
Đừng Lơ Là Với Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Cách Chăm Sóc Và điều Trị Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Xử Lý
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Nhũ Nhi - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
TRÀO NGƯỢC Ở TRẺ SƠ SINH - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Thủ Đức
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ 2 Tháng Tuổi Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trào Ngược Dạ Dày điều Trị Như Thế Nào? - Docosan
-
Trào Ngược A Xít Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xử Lý Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ
-
Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh: Do Sinh Lý Hay Bệnh Lý?