Trát Tường Từ A-Z - GENTA

1. Trát tường quan trọng như thế nào ?

Giúp công trình bền vững. Trát tường bảo vệ ngôi nhà khỏi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: mưa nắng, gió bão, nấm mốc. Trát tường đúng kĩ thuật sẽ giúp ngôi nhà không bị thấm, nứt tường.

Đạt được yếu tố thẩm mĩ cho công trình. Tường được tô cẩn thận, vuông vức, bề mặt láng nhẵn giúp cải thiện đáng kể vẻ đẹp của ngôi nhà.

Việc tô tường được tiến hành cho tường mới xây hoặc tường cũ cần bỏ lớp trát cũ để trát lại.

thi công tô trát tường
Thi công tô trát tường tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ ngôi nhà

2. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu

2.1 Dụng cụ trát tường

  • Dụng cụ chuẩn bị vữa gồm: Cuốc lưỡi tròn, xẻng đầu vuông, hộc đựng vữa, xô, xe rùa, xe cải tiến, rây sàng.
  • Dụng cụ dùng để trát tường: Bay, bàn xoa, thước.

2.2 Nguyên vật liệu để trát tường

Cát trát tường: cần được lựa chọn và lọc kĩ bằng lưới sàng 1,5×1,5mm. Đảm bảo không được lẫn các tạp chất, bùn bẩn, rác… Sao cho khi trát bề mặt tường hoàn thiện không bị nứt , nổ, lồi lõm.

Xi măng trát tường cũng nên lựa chọn kĩ. Khi trát ta nên chọn những loại xi măng mềm mịn, chất lượng tốt có uy tín trên thị trường.

Nước dùng để trộn vữa cần phải có hàm lượng tạp chất không được vượt quá giới hạn cho phép. Vì các tạp chất sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình đông kết. Giảm tuổi thọ của vữa khi công trình đưa vào sử dụng.

sàng cát bằng cách thủ công
Cát được sàng trước khi đem vào trộn vữa

3. Chuẩn bị vữa tô trát

Trong thực tế hiện nay người ta thường dùng 2 cách trộn phổ thông là trộn bằng máy và trộn bằng tay.

Trộn bằng máy

Trộn vữa bằng máy nhanh chóng và cho chất lượng tốt hơn
Dùng máy trộn vữa để tô trát

Máy trộn cho năng suất trộn cao hơn, vữa trộn cũng đều hơn. Vì vậy nó được sử dụng khá thường xuyên trong xây dựng. Quy trình máy trộn gồm:

  • Lượng nước dự tính đã chuẩn bị được đổ vào máy trộn.
  • Chỉ cho 1 nửa cát yêu cầu vào trước.
  • Đổ toàn bộ xi măng đã chuẩn bị vào.
  • Phần cát còn lại được cho vào nốt.
  • Trộn đều hỗn hợp trên 30 giây nhưng không quá 30 phút.
  • Để tăng độ kết dính và thời gian đông kết có thể thêm nước hoặc phụ gia nếu cần.
  • Toàn bộ mẻ trộn được đổ cùng một lúc.

Trộn bằng tay

Đầu tiên, bạn cần trộn cát khô và xi măng. Sao cho hỗn hợp thành một màu đồng nhất. Sau đó, thêm nước và trộn đều hỗn hợp.

Nếu thợ trộn không đều: Hỗn hợp sẽ khó lên vữa và có các vết đốm cứng, mềm trên bề mặtĐặc biệt chú ý: trước 1 giờ sử dụng không trộn vữa, vữa đã trộn cũng không được trộn lẫn thêm vữa mới.Vữa đã đông cứng thì bỏ không sử dụng.Định mức quy định trong các công trình thường thì vữa trát có mác 75. Khi ít xi măng vữa sẽ kém bám dính hơn và ngược lại, quá nhiều xi măng vữa sẽ giòn.

trộn vữa thủ công bằng tay
Trộn vữa thủ công bằng tay

4. Quy trình 5 bước trát tường

Bước 1: Chuẩn bị tường trát

Kiểm tra bề mặt tường có lồi lõm, gồ ghề hay không, đục bỏ các phần bê tông thừa để tạo cho mặt tường tương đối bằng phẳng.

Làm sạch bề mặt tường, không để dính các tạp chất, rêu mốc.

Đóng lưới các khu vực như: đà bê tông giáp với tường, các cột, các góc cửa, vị trí có ống điện âm tường, cần chú ý đóng các lưới mắt cáo trước khi trát.

Tưới nước: Tường được trát sau khi xây ít nhất 2 ngày. Các vết nứt chân chim có thể xuất hiện nếu khi trát tường quá khô, để khắc phục ta cần tưới nước trước khi tô trát tạo độ bám dính. Lượng nước tưới vừa đủ, nếu quá nhiều sẽ khó thi công.

Phun nước làm sạch bề mặt tường trước khi thi công tô trát tường
Làm sạch bê mặt tường trước khi thi công tô trát

Bước 2: Ghém tường (Đắp mốc)

Đắp mốc tô tường
Thi công đắp mốc tô tường

Các bước ghém tường – đắp mốc:

Kiểm tra tổng thể bề mặt tường trước khi đắp mốc

Kiểm tra độ phẳng bề mặt tường trước khi ghém mốc
Kiểm tra độ phẳng bề mặt tường trước khi tạo mốc

Làm mốc chính:

  • Tại vị trí 2 góc trên của mặt tường trát cần định vị 2 diểm cách trần và tường bên 15-20cm. Tại đó phải đóng đinh sao cho đầu đinh nhô ra cách tường một khoảng bằng chiều dày lớp trát.
  • Các mốc chính còn lại ở phía dưới xác định bằng cách thả dọi từ mốc chính trên xuống.

Xem thêm: Quy trình 5 bước Ghém tường- Đắp mốc (chuẩn kĩ thuật)

Tạo các mốc chính để trát tường
Bố trí các mốc chính tại các góc tường

Làm mốc phụ:

  • Nếu chiều dài thước cán nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 mốc chính, hoặc ở vị trí tương ứng với chiều cao đợt giáo ta phải có thêm mốc phụ.
  • Lấy dây căng giữa 2 mốc chính ta xác định được vị trí và đắp mốc phụ.
Căng dây để đắp mốc phụ
Thi công đắp mốc phụ sau khi có mốc chính định vị trước

Làm dải mốc:

  • Nối các dải mốc bằng vữa theo phương song song với chiều cần cán thước, dựa vào 2 mốc ở 2 đầu rồi dùng thước cán phẳng được dải mốc.
  • Dùng thước tầm cán phẳng theo 2 cạnh của dải mốc, dùng bay cắt vát cạnh ta được hệ thồng dải mốc.
Đắp các dải mốc sau khi tạo đủ các mốc phụ
Đắp dải mốc sau khi tạo đủ các mốc phụ

Bước 3: Lên vữa

Lên vữa thành từng lớp để trát tường
Thực hiện lên vữa thành từng lớp

Thi công trát 3 lớp gồm:

Lớp lót: dày 3 đến 7mm cần đảm bảo cho vữa dính vào cốt xây sau đó vữa cần dẻo và phải miết mạch.

Lớp đệm: dày từ 8 đến 12 mm có tác dụng làm cho kết cấu xây bằng phẳng, lớp này có độ dẻo kém hơn lớp dự bị, lớp đệm được cán và xoa phẳng chờ khô cứng mới trát lớp tiếp theo.

Lớp ngoài cùng: dày tầm 2mm, sử dụng bàn xoa để lên vữa, cộng với bay để bổ sung vữa vào tường, vào các vị trí hẹp,…Khi lên vữa nếu thấy xuất hiện sạn, đất, hợp chất hữu cơ… cần phải lấy ra nếu không khi cán phẳng xoa nhẵn sẽ bị vấp thước hay bàn xoa, khi quét vôi dễ gây ố tường.

Yêu cầu khi lên vữa:

  • Dùng vữa xi măng mác 75 theo định mức.
  • Lớp vữa sau khi trát vào bề mặt các kết cấu của công trình phải có độ bám dính chắc chắn.
  • Lớp trát khi hoàn thiện dày từ từ 10 đến 20mm, trát thành nhiều lớp mỏng từ 5 đến 8mm, lớp trát có chiều dày nằm trong khoảng này sẽ tránh được phồng, dộp, nứt.
  • Lớp vữa trang trí cần làm tỉ mỉ, cẩn thận vì chúng thường có yêu cầu mỹ thuật cao.
  • Chú ý một số vị trí hay bị bỏ sót như: bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp,….
  • Mặt trên bệ cửa sổ phải tuân thủ đúng độ dốc trong thiết kế, lớp vữa sau khi trát ăn sâu vào dưới khung cửa sổ có chiều dày tối thiểu 10mm.
  • Tại các vị trí tiếp giáp giữa gỗ với gạch cần đánh nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.

Bước 4: Cán phẳng

Sử dụng thước tầm dài hơn vị trí giữa 2 dải mốc để cán. (Lưu ý: Thước nên được rửa sạch kết hợp tạo ẩm để khi cán thước không bị dính và nhẹ tay hơn)

Không để đầu thước chệch khỏi dải mốc trong lúc cán, không ấn thước mạnh lên dải mốc. Đưa thước ra, gạt vữa vào hộc nếu vữa đầy thước.

Thợ xây dùng thước cán phẳng
Dùng thước cán phẳng sau khi lên vữa

Cán làm nhiều lần tới khi mặt lớp vữa phẳng và dải mốc cùng nằm trên mặt phẳng. Sau một lượt cán cần để ý xem chỗ nào thước không tiếp xúc tới thì dùng bay phết vữa thêm rồi dùng thước cán lại vào chỗ đó.

Bước 5: Xoa nhẵn

Thực hiện xoa bề mặt tường trát phẳng
Xoa nhẵn bề mặt tường nhiều lần

Tiến hành xoa nhẵn

Thực hiện xoa nhẵn sau khi mặt vữa cán vừa se. Dùng bàn xoa di chuyển nhẹ, nếu bàn xoa có thể di chuyển được và nhẹ, bề mặt lớp vữa thấy mịn là có thể xoa được.

Nếu lớp vữa trát khô không đều (chỗ thì ướt không xoa được, chỗ thì khô) ta xử lí như sau:

  • Tại các vị trí ướt cần để lại xoa sau. (Nếu diện tích chỗ ướt nhỏ có thể phủ lên một lớp vữa khô, gạt lại và xoa đồng thời với chỗ khác)
  • Những chỗ khô cần phải nhúng ướt bàn xoa kết hợp dùng chổi đót nhúng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa.

Phải xoa làm nhiều lần, càng về các lần về sau thì cần xoa nhẹ hơn cho đến khi mặt của lớp trát phẳng và nhẵn.

Cứ trát hết một ô, ta mới tiếp tục xoa sang ô khác theo trình tự vừa nêu.

Lưu ý khi lên vữa và xoa phẳng:

  • Phải làm ẩm thật kĩ bề mặt cần trát để khi trát nó không hút mất nước của vữa xi măng gây nên hiện tượng sụt giảm chất lượng của lớp vữa xi măng cát.
  • Vữa xi măng cát có tính lưu động nhỏ hơn vữa tam hợp. Vì vậy, khi bạn lên vữa phải di chuyển bay hay bàn xoa từ từ ,cần ấn mạnh tay hơn so với khi lên vữa tam hợp.
  • Độ dày cần được bảo đảm liên tục trong khi lên vữa, tránh trường hợp phải bù, bù nhiều lần.
  • Vữa được lên trong từng vùng nhỏ một, thực hiện cán và xoa ngay không để vữa trát bị khô vì khi đó việc xử lý xoa phẳng, trát nhẵn rất khó khăn.
  • Xoa nhẵn thực hiện trong từng vùng hẹp, cần phải xoa đến khi không còn xuất hiện các hạt cát nổi lên bề mặt trát là được.

Một số yêu cầu khi trát tường

Để đảm bảo cho phương pháp trát tường đúng kĩ thuật và tiết kiệm, bạn cần tuần thủ một số yêu cầu sau:

  • Lớp trát khi hoàn thiện thông thường nên có độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 12mm. Công trình yêu cầu chất lượng cao thì chiều dày lớn nhất có thể đến 15mm. Một số công trình chất lượng đặc biệt thì độ dày lớp trát tường không quá 20mm.
  • Độ dày của phần trát không nên vượt quá 12mm. Tuy nhiên, một số công trình yêu cầu chất lượng cao có thể lên đến 15mm nhưng không cần vượt qua. Công trình chất lượng đặc biệt bao, độ dày của trát tường không quá 20mm.
  • Nếu thực hiện trát nhiều lớp, chúng ta nên phân các mặt trát thành từng ô để giúp vữa bám dính tốt hơn. Ô trám có cạnh dài tầm 60mm, kẻ sâu tầm 2 đến 3mm. Nên se mặt mới trát rồi mới trát lớp sau. Khi mặt trát khô nên phu ẩm, làm ẩm bề mặt rồi mới trát tiếp.
  • Tận dụng lại vữa rơi bên dưới bằng các vật lót như: bao bì xi măng, ván..dùng để trát tiếp tránh gây lãng phí.

5. Nghiệm thu, kiểm tra kĩ thuật trát tường

Yêu cầu kiểm tra:

  • Các vị trí cần phải thẳng, sắc cạnh như: cạnh cột, gờ cửa, tường .
  • Các vị trí có góc vuông phải được kiểm tra bằng thước.
  • Các vị trí gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau.

Các bước kiểm tra nghiệm thu trát tường:

  • Dùng thước có chiều dài khoảng 2m hoặc đèn nê ông áp sát tường để kiểm tra các mặt phẳng.
  • Mặt trát đạt tiêu chuẩn phải phẳng nhẵn. Độ sai lêch cho phép từ 1 đến 1,5 mm, không được gồ ghề, lồi lõm ở cả chiều đứng, chiều ngang.
  • Gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát khi lớp vữa đã khô để test thử độ bám dính của vữa, những chổ có tiếng bộp cần được trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại.
  • Khi lớp trát khô nếu xuất hiện: vết nứt, lồi lõm, sần sùi, bong lở, phồng rộp hay các vị trí chưa trát thì cần kiểm tra và khắc phục.

6. Bảo dưỡng sau khi trát tường

Bề mặt sau khi trát tường cần được bảo dưỡng như sau:

  • Các vị trí mới trát khi chưa khô tránh va chạm vào.
  • Phun nước để tạo độ ẩm cho bề mặt trát sau vài ngày. Đặc biệt là ngày nắng hoặc hanh khô.
  • Hạn chế để mặt trát tiếp xúc nắng trong hai ba ngày đầu.
phun nước bảo dưỡng tường sau khi thi công xong
Bảo dưỡng tường sau khi trát bằng cách phun nước lên bề mặt

7. Các lưu ý khác

Các lưu ý an toàn lao động trong trát tường:

  • Khi trát các vị trí bên ngoài, bạn cần dùng giàn giáo, có lan can bảo hiểm.
  • Trát trong nhà thì cần che các lỗ hổng trên sàn.
  • Điện cung cấp cho việc trát cần nhỏ hơn 36V.
Thợ trát tường tuân thủ an toàn lao động
Tuân thủ ân toàn lao động trong khi thi công tô trát tường

Cần chọn đúng người thợ:

  • Người thợ cần có hiểu biết và kĩ năng về trát tường đúng kĩ thuật và thực hiện theo quy trình.
  • Cần tìm những người thợ có tâm, cẩn thận, tỉ mỉ để ngôi nhà tăng được tính thẩm mĩ và độ bền.

8. Kết luận

Trát tường là bước rất quan trọng trong giai đoạn hoàn thiện công trình. Để trát tường đẹp và đúng kĩ thuật, cần thực hiện theo đúng các bước và quy trình trên.

Phương pháp trát nhanh hơn khi sử dụng nẹp GENTA. Xem thêm các sản phẩm nẹp cho trát tường tại đây.

4.7 / 5 ( 43 bình chọn )

Từ khóa » Tác Dụng Của Lớp Trát Tường