Trẻ Bị Còi Xương: Chuyên Gia Dinh Dưỡng Lý Giải Nguyên Nhân Và ...

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Trẻ bị còi xương: Chuyên gia dinh dưỡng lý giải nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị còi xương

Nguyễn Thu Hà

05-02-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

Còi xương suy dinh dưỡng là một chứng bệnh thường gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai của trẻ. Để phòng ngừa, nhất định phụ huynh cần nắm rõ kiến thức về những biểu hiện cũng như nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương trong bài viết dưới đây.

  • 10 căn bệnh về xương phổ biến nhất mà bạn nhất định phải lưu tâm

  • Làm sao để mẹ ngăn ngừa nguy cơ trẻ sơ sinh thiếu canxi?

Nội dung chính
  • Trẻ bị còi xương là như thế nào?
  • Các dấu hiệu trẻ bị còi xương
  • Trẻ bị còi xương có nguy hiểm không?
  • Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị còi xương?
  • Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ 
  • Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương 
  • Khám dinh dưỡng cho trẻ còi xương ở đâu?

Trẻ bị còi xương là như thế nào?

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và phốt-pho trong quá trình tạo xương. Trong khi những năm đầu đời, hệ cơ xương của trẻ phát triển rất mạnh. Bệnh sẽ làm xương mềm và suy yếu, thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại các hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng tới sự phát triển tầm vóc của trẻ. Chứng còi xương thường gặp với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. 

Lồng ngực nhô cao hình chuỗi hạt sườn là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh còi xương.

Lồng ngực nhô cao hình chuỗi hạt sườn là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh còi xương.

Lưu ý, không riêng gì trẻ nhẹ cân, bệnh còi xương có thể xảy ra ở những trẻ cân nặng tốt, thậm chí thừa cân béo phì (Gọi là trẻ bị còi xương thể bụ bẫm). Nguyên nhân do thiếu vitamin D và dấu hiệu tương tự như còi xương thông thường.  

Trẻ bị còi xương có nguy hiểm không?

Bệnh còi xương ban đầu sẽ khiến xương trẻ mềm, yếu khiến trẻ gặp phải một số khó chịu như ngủ không yên, hay cáu gắt, rụng tóc vành khăn và chậm phát triển vận động (bò chậm, đứng chậm, đi chậm). Nếu không được thăm khám, can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm hoặc di chứng ảnh hưởng tới ngoại hình. Điều này làm trẻ tự ti, mặc cảm về sau. 

Một số biến chứng thường gặp khi trẻ bị còi xương không có biện pháp điều trị sớm gồm: 

- Trẻ bị chân vòng kiềng, chân tay cong, cột sống cong vẹo thậm chí gù và vấn đề hô hấp cũng hạn chế.  

- Răng trẻ cũng có thể bị một số dị tật, men răng xấu gây tự ti.  

- Trẻ bị còi xương là bé gái ảnh hưởng đến sự hình thành xương chậu, khung xương chậu hẹp gây khó khăn cho việc sinh sản về sau.  

- Còi xương cũng dẫn đến việc chậm tăng trưởng chiều cao, kéo theo nguy cơ dinh dưỡng, thể trạng thấp còi ảnh hưởng tiêu cực đến giống nòi.

- Tiềm ẩn nguy cơ loãng xương, gãy xương khi đã trưởng thành.  

- Giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là viêm phổi.  

Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, hãy cho trẻ đi khám, xét nghiệm vi chất để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời tránh những hậu quả ảnh hưởng tới cả tương lai của trẻ.

Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D trong khẩu phần ăn khi trẻ bị còi xương.

Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D trong khẩu phần ăn khi trẻ bị còi xương.

Phơi nắng cho trẻ mỗi ngày

Có thể cho trẻ tắm nắng đều đặn vào sáng sớm khi có nắng đẹp. Thời gian tắm nắng khoảng 10 - 15 phút/ngày. Với việc làn da được tiếp xúc với ánh nắng thì 7-dehydro cholesterol trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3, rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

- Tắm nắng trực tiếp, không qua cửa kính.

- Tùy thuộc vào mùa mà cha mẹ lựa chọn thời điểm tắm nắng cho con nhưng tốt nhất là khoảng 7 - 9h sáng (mùa hè); Khoảng 9h sáng hoặc 3h chiều (mùa đông).

- Không nên tắm nắng cho con vào những ngày trời nắng quá gắt. 

- Đảm bảo mắt trẻ được che chắn cẩn thận không bị nắng chiếu trực tiếp vào.

- Lưu ý luân chuyển các vùng da được chiếu ánh nắng mặt trời.

Cung cấp vitamin D và canxi

Thông thường, ngay sau sinh, bác sĩ sẽ kê vitamin D cần thiết và chỉ dẫn mẹ cách bổ sung cho con. Mẹ cần biết rằng, với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì hàm lượng vitamin D cần thiết là khoảng 400 IU/ngày và trẻ trên 1 tuổi là khoảng 600 IU/ngày .

Với những trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm thì mẹ cần chú ý cân đối các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, cần đảm bảo các nhóm chất cơ bản như tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, vitamin khoáng chất khác. Chú ý không cho trẻ ăn sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhưng nên đa dạng bữa ăn, tìm hiểu thời gian chế biến các thực phẩm làm sao để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.  

Khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ nên che chắn không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.

Khi tắm nắng cho trẻ, cha mẹ nên che chắn không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.

- Bệnh còi xương có thể phòng tránh được theo cách ít tốn kém nhất là tắm nắng thường xuyên cho trẻ. Vì nước ta nằm trọn ở miền nhiệt đới, quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Mẹ có thể tắm nắng cùng con, lượng vitamin D dồi dào từ mẹ sẽ được chuyển tới con qua nguồn sữa. 

- Ngoài cho trẻ tắm nắng, mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên kết hợp với chế độ ăn đủ protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị còi xương. Tuy nhiên, nếu trẻ bị thiếu vitamin D trầm trọng thì cần có sự tư vấn từ bác sĩ để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác để quá trình hấp thu vitamin D được hiệu quả hơn.    

- Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay các bệnh khác thì cần điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương 

Thực tế cho thấy, trẻ bị còi xương nếu phát hiện sớm, có chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp thì trẻ sẽ sớm khỏi hoàn toàn. Các thông tin dưới đây có thể giúp phụ huynh giải đáp được thắc mắc trẻ bị còi xương nên ăn gì? 

- Chế độ dinh dưỡng với trẻ bị còi xương phải đảm bảo đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị. Cụ thể, mỗi bữa ăn đảm bảo nhóm chất bột đường (glucid), chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong đó, cha mẹ nên ưu tiên nguồn đạm từ động vật, cùng các loại sữa, rau củ giàu vitamin D, canxi.  

- Cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, canxi như: Sữa, trứng, thịt gà, cua, tôm cá, hải sản,... 

Bác sĩ Nhi tại Phương Đông không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất tâm lý với trẻ.

Bác sĩ Nhi tại Phương Đông không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất tâm lý với trẻ.

Một điều đặc biệt là ngay phòng khám Nhi ở bệnh viện Phương Đông còn có khu vui chơi rộng rãi, khuôn viên xanh thoáng mát và các cô điều dưỡng tâm lý, yêu trẻ giúp con vơi đi nỗi sợ hãi khi thăm khám. 

Ngoài khám dinh dưỡng phát hiện còi xương bằng việc làm các xét nghiệm riêng theo chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ có thể thoải mái lựa chọn gói khám sức khỏe cho trẻ;  Gói xét nghiệm sức khỏe tổng quát vi chất  được xây dựng sẵn với nhiều danh mục khám, chi phí hợp lý. Cha mẹ cần tư vấn thêm & đặt lịch khám, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 1806, hoặc inbox fanpage BVĐK Phương Đông để được tư vấn chính xác và nhận ưu đãi hấp dẫn nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà NộiTổng đài tư vấn: 19001806Website: https://benhvienphuongdong.vn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,407

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Đăng ký ngay

BÀI VIẾT MỚI

Cách khắc phục tình trạng răng bé bị mảng bám đen

Cách khắc phục tình trạng răng bé bị mảng bám đen

19-11-2024

Răng bé bị mảng bám đen là tình trạng khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Các mảng bám đen này đến từ nhiều nguyên nhân, nên có cách...

Bệnh thổ tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thổ tả ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

05-10-2024 Viêm màng não mủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Viêm màng não mủ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

05-10-2024 Cách phòng tránh hội chứng Turner là gì? Thực hiện như thế nào?

Cách phòng tránh hội chứng Turner là gì? Thực hiện như thế nào?

01-10-2024 Ho gà ở trẻ em: Bệnh nguy hiểm và lây lan rất cao

Ho gà ở trẻ em: Bệnh nguy hiểm và lây lan rất cao

26-09-2024 KSK TSUT Ưu đãi tháng kỳ nghỉ chữa lành asahi 19001806 Đặt lịch khám 19001806 Đặt lịch khám

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ !

ĐĂNG KÝ

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Từ khóa » Hình ảnh Bé Bị Còi Xương