Trẻ Bị Còi Xương Thể Bụ Mẹ Nên Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân trẻ bị còi xương thể bụ
Trẻ còi xương là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho. Tình trạng thiếu hụt này là do một số nguyên nhân sau:
- Chế độ ăn uống thừa đạm, tinh bột: Có nhiều trường hợp mẹ cho trẻ ăn rất nhiều chất đạm và tinh bột giúp trẻ tăng cân đều nhưng lại thực tế là thiếu cân bằng do thiếu chất. Trẻ vẫn lớn và bụ bẫm nhưng có thể bị còi xương. Hoặc chế độ ăn đủ chất nhưng thiếu dầu mỡ nên trẻ không hấp thu được vitamin D. Cơ thể trẻ dần thiếu và trẻ bị còi xương thể bụ mà mẹ không biết.
- Trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Cơ thể có thể được cung cấp thêm nhiều vitamin D từ việc tổng hợp vitamin này từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D sẽ giúp trẻ hấp thu canxi tối đa và giúp xương trẻ phát triển. Nên nếu trẻ không được tắm nắng thường xuyên hay sống trong không gian kín gió, không có ánh nắng sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ do canxi không được hấp thu, được đưa vào máu.
- Mắc bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh như bệnh Celiac, viêm đường ruột, xơ nang... cũng có thể dẫn đến tình trạng còi xương do cơ thể bị kháng hoặc khó hấp thụ Vitamin D.
>> Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
2. Dấu hiệu nhận biết còi xương thể bụ
Không giống như trẻ bị còi xương nói chung, trẻ bị còi xương thể bụ thương bụ bẫm nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên mẹ có thể nhận biết trẻ có bị còi xương thể bụ qua một số dấu hiệu sau:
- Tăng cân đều đặn nhưng chậm phát triển chiều cao: Trẻ còi xương thể bụ bẫm vẫn tăng cân bình thường, đều đặn nhưng chiều cao tăng chậm hoặc có thể không tăng trong vài ba tháng liên tiếp. Thông thường trẻ mới sinh đến 3 tuổi, trong 3 tháng đầu đời tăng từ 3 - 4cm mỗi tháng và duy trì 1,5 - 2cm trong các tháng tiếp theo.
- Chậm mọc răng: Không chỉ xương cần canxi mà răng cũng cần khoáng chất này nên khi thiếu canxi răng có dấu hiệu mọc chậm hơn so với độ tuổi. Nhiều trẻ mọc răng lâu hơn, răng yếu và dễ sâu.
- Rụng tóc hình vành khăn: Nhiều trẻ bị còi xương thể bụ bị rụng tóc hình vành khăn, đây là dấu hiệu mà mẹ có thể dễ nhận ra nhờ quan sát.
- Vòng đầu phát triển hơn vòng ngực: Trong 6 tháng đầu đời, vòng đầu của trẻ có chu vi lớn hơn vòng ngực khoảng 2cm. Từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi, hai vòng này có chu vi bằng nhau nhưng từ 2 tuổi trở đi chu vi vòng ngực của trẻ sẽ lớn hơn vòng đầu rất nhiều. Vì thế nếu vòng đầu của trẻ phát triển hơn vòng ngực thì rất có thể trẻ bị còi xương thể bụ do thiếu canxi nên khung xương kém phát triển.
- Chân vòng kiềng, đi chữ bát: Do thiếu canxi nên xương của trẻ không phát triển, mềm, yếu và do đó xương có xu hướng bị cong, chân vòng kiềng. Nếu không kịp can thiệp khi trẻ tập đi sẽ có dáng đi chân chữ bát, khá xấu, không vững vàng.
- Hay bị co giật: Do thiếu canxi trong máu nên trẻ dễ bị co giật, ngất xỉu do bị hạ canxi máu.
3. Còi xương thể bụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Trẻ bị còi xương thể bụ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. So với trẻ cùng lứa tuổi, trẻ còi xương thể bụ có vóc dáng thấp bé hơn hẳn nhưng lại dư thừa cân nặng. Trẻ có thể bị biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, dáng đi chữ bát. Trẻ cũng có thể dễ mắc những bệnh như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, viêm phổi, các bệnh về đường hô hấp và thần kinh. Trẻ kém hoạt bát, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Với trẻ gái, xương chậu do thiếu canxi mà chậm phát triển hoặc có thể bị biến dạng.
4. Cách phòng và điều trị còi xương thể bụ ở trẻ
Trong trường hợp trẻ bị còi xương thể bụ do các bệnh lý như Celiac, viêm đường ruột... thì mẹ cần cho trẻ điều trị dứt điểm các bệnh lý này sau đó mới bổ sung Vitamin D, canxi và phôt pho cho trẻ. Và đề phòng cũng như điều trị tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ, mẹ có thể thực hiện những điều sau:
Cân bằng dinh dưỡng
Trẻ cần chế độ cân bằng dinh dưỡng chứ không phải nhiều đạm hay chất béo để tăng cân nhanh như nhiều mẹ vẫn nhầm. Trẻ cần được cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Với trẻ còi xương thể bụ thì mẹ cần tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, phốt pho, MK7 và giảm chất đạm, đường... Những thực phẩm tốt cho trẻ mẹ nên chọn như các loại ngũ cốc, hải sản, hoa quả, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa là sữa chua, phô mai, váng sữa...
>> Trẻ còi xương nên ăn gì để giúp con mau lớn ?
>> Mách mẹ chọn sữa dành cho trẻ còi xương an toàn, hiệu quả
Chất xơ từ rau củ
Rau củ là các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên trong thực đơn ăn hàng ngày của trẻ cần có rau củ để bé dễ tiêu hoá, đồng thời tăng cường bổ sung các Vitamin có trong rau như Vitamin D, Vitamin A, E... có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp cho xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó các loại rau có màu lá xanh đậm chính là nguồn cung cấp Canxi và Vitamin D dồi dào giúp điều trị còi xương hiệu quả hơn.
Thêm dầu mỡ vào món ăn
Các vitamin D, vitamin E, vitamin A đều là vitamin tan trong dầu nên khi nấu ăn cho trẻ mẹ nên cho thêm dầu mỡ để giúp trẻ hấp thu các vitamin này tốt hơn. Tuy nhiên cũng cho trẻ ăn chừng mực vì nếu nhiều dầu mỡ quá sẽ không tốt cho dạ dày của trẻ.
Tắm nắng
Mẹ nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày. Thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 9h sáng và sau 5h30 chiều. Mỗi ngày cho trẻ tắm nắng từ 15 - 30 phút sẽ giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D từ ánh nắng và cung cấp đến hơn 70% nhu cầu vitamin D của cơ thể giúp trẻ hấp thu canxi tối đa, cải thiện nhanh tình trạng còi xương thể bụ.
Bổ sung Canxi và vitamin D
Để có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng còi xương thể bụ của trẻ, mẹ có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm có canxi, vitamin D dành cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Sản phẩm này có dạng cốm nên dễ dàng sử dụng cho trẻ và có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7. Bộ ba này sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi trẻ cần hàng ngày, vitamin D3 sẽ lấy canxi từ ruột đưa vào máu và MK7 sẽ đem canxi đặt vào nơi cần là răng và xương, giúp cải thiện nhanh tình trạng còi xương. Ngoài bộ ba canxi nano, vitamin D3 và MK7, sản phẩm còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ độ tuổi này là sữa non Colostrum, Immune Alpha, chất xơ hòa tan Fos sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
Để trẻ có thể hấp thu tối đa dưỡng chất từ chế độ ăn, tránh được những bệnh về tiêu hóa mà độ tuổi này thường gặp như táo bón, tiêu chảy... mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh có chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột là Probiotics và Prebiotics. Men vi sinh chứa lợi khuẩn này được sản xuất bằng công nghệ lab2pro nên ưu việt hơn hẳn các sản phẩm cùng loại khác là các lợi khuẩn sẽ sống được trong suốt quá trình tiêu hóa và có ích cho đường ruột của trẻ. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.
Xem thêmNếu vẫn còn lo lắng về tình trạng còi xương thể bụ ở trẻ. Hãy gọi: 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Từ khóa » Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ - Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Bị ... - VIPTEEN
-
Phân Biệt Bệnh Còi Xương Và Còi Cọc | Vinmec
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Giải Pháp Khắc Phục
-
Vì Sao Bé Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Nguy Cơ Còi Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ: Chớ Coi Thường! - Tiền Phong
-
Bé đủ Cân Vẫn Có Thể Mắc Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm, Mẹ đừng Chủ ...
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? | Báo Dân Trí
-
Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Nhỏ Và Những Lưu ý Mẹ Cần Biết - Yêu Trẻ
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Cách Khắc Phục Thế Nào?
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm - HelloBacsi
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ Bẫm Mẹ Cần Lưu ý !
-
Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm ở Trẻ - BACSITUVAN.VN (Bác Sĩ Tư Vấn)