Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Trường hợp của bé Gia An (7 tháng tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Tuy mới 7 tháng tuổi nhưng nhìn bên ngoài trông Gia An khá bụ bẫm so với các bạn cùng khu phố, cả nhà bé đều an tâm rằng con mình đang phát triển đầy đủ và cân đối vì bé ăn ngoan và tăng cân đều. Chỉ đến khi đến khám tại Phòng khám dinh dưỡng, bố mẹ bé với ngã ngửa khi được bác sĩ thông báo bé nhà mình đang bị còi xương.
Nhiều trẻ bụ bẫm nhưng bị còi xươngTrao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội cho biết: “Trong giai đoạn vừa qua, Phòng khám dinh dưỡng đã tiếp nhận không ít trường hợp các bé đến khám cócân nặng tốt, thậm chí vượt chuẩn, thừa cân, béo phì nhưng lại rụng tóc hình vành khăn và ra nhiều mồ hôi trộm. Chỉ khi được bác sĩ thông báo, nhiều bố mẹ mới bàng hoàng biết rằng con mình đã bị còi xương thể bụ bẫm chứ không phải đang phát triển tốt như vẫn nghĩ.”
Vậy còi xương thể bụ bẫm ở trẻ là gì? Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết cũng như chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc trẻ còi xương thể bụ bẫm có khác gì so với trẻ còi xương thông thường? Hãy cùng chúng tôi trao đổi với bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội để hiểu hơn về vấn đề này.
Chào bác sĩ, thông thường, các bố mẹ vẫn cho rằng còi xương chỉ xảy ra ở các bé thiếu cân nặng, thể trạng thấp bé nên không ít bố mẹ khá ngạc nhiên khi con mình bụ bẫm, ăn tốt, lên cân đều mà vẫn bị còi xương. Bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về nguyên nhân khiến bé bị còi xương thể bụ và biểu hiện của còi xương thể bụ bẫm như thế nào?
Trước tiên, xin khẳng định với bạn là ăn uống tốt và lên cân đều không có nghĩa là tránh được bệnh còi xương.
Còi xương là bệnh gây ra chủ yếu do thiếu vitamin D, làm cho chuyển hóa canxi phốt pho bị rối loạn, gây nên tổn thương xương. Bệnh còi xương thể bụ bẫm là bệnh còi xương xảy ra ở những trẻ có cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân béo phì.
Về biểu hiện của trẻcòi xương thể bụ bẫm gần giống với còi xương thể thấp còi ở một số biểu hiện như: trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn sau gáy.
Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Do mẹ kiêng cữ cho bé quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn uống không cân đối –quá mặn hay quá nhiều đạm làm đảo thải vitamin D qua nước tiểu, trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra còi xương.
Bên cạnh đó, những trẻ ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa ức chế hấp thu canxi. Cùng với đó, những trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu vềcanxi, phốt pho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường.
Thưa bác sĩ, đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm cần bổ sung những thực phẩm như thế nào để khắc phục tình trạng này giúp bé phát triển cân đối hơn?
Đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé. Cụ thể như sau:
Đối với các loại rau củ quả, mẹ nên chọn cho béăn những loại hoa quảít đường như táo, bưởi, thanh long cung cấp ít năng lượng nhưng lại giàu vitamin, giúp trẻ khỏe mạnh và tránh tăng cân. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh những loại trái cây nhiều đường cho bé như vải, mít… để tránh sự tăng cân nhanh ở trẻ còi xương thể bụ bẫm.
Cùng với đó, mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt nạc, cá tôm, trai, hàu với lượng vừa đủ. Những thực phẩm này giàu chấtđạm nhưng lại ít năng lượng hơn chất béo. Đặc biệt, hàm lượng canxi, kẽm trong các loại hải sản như trai, hàu… là rất lớn và cần thiết cho trẻ còi xương nói chung và còi xương thể bụ nói riêng.
Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻcòi xương uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng của trẻ còi xương thể bụ bẫm cần tránh những thực phẩm gì, thưa bác sĩ?
Đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm, trong chăm sóc dinh dưỡng mẹ cần xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…
Ngoài ra, những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phômai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sửdụng cho bé.
Một điểm nữa mẹ cần lưu ý đó là nên xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.
Vâng, xin cám ơn những lời khuyến hữu ích của bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh!
Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí ThanhNhằm giúp các bố mẹ có những hiểu biết rõ hơn về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, Phòng khám dinh dưỡng - Tầng 1, tòa nhà 5 tầng, số 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội tổ chức chương trình Khám và tư vấn dinh dưỡng miễn phí 100% cho trẻ nhỏ từ 01 tuổi đến 05 tuổi và bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú trong 3 ngày 05/10, 06/10 và 07/10/2013 nhân dịp Chào mừng 59 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2013.
Mọi thông tin chi tiết vềchương trình, mời các bạn tham khảo TẠI ĐÂY hoặc qua số điện thoai: 0432595938 để được giải đáp nhanh nhất.
Từ khóa » Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ - Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Bị ... - VIPTEEN
-
Phân Biệt Bệnh Còi Xương Và Còi Cọc | Vinmec
-
Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Giải Pháp Khắc Phục
-
Trẻ Bị Còi Xương Thể Bụ Mẹ Nên Làm Gì?
-
Vì Sao Bé Bụ Bẫm Vẫn Bị Còi Xương? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Nguy Cơ Còi Xương - VnExpress Sức Khỏe
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ: Chớ Coi Thường! - Tiền Phong
-
Bé đủ Cân Vẫn Có Thể Mắc Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm, Mẹ đừng Chủ ...
-
Còi Xương Thể Bụ ở Trẻ Nhỏ Và Những Lưu ý Mẹ Cần Biết - Yêu Trẻ
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ Bẫm Là Gì? Cách Khắc Phục Thế Nào?
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm - HelloBacsi
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ Bẫm Mẹ Cần Lưu ý !
-
Bệnh Còi Xương Thể Bụ Bẫm ở Trẻ - BACSITUVAN.VN (Bác Sĩ Tư Vấn)