Trẻ Bị Nổi Mẩn đỏ ở Mặt Là Bị Bệnh Gì? | TCI Hospital

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Hiện tượng này không hề hiếm gặp, thường xuất hiện ở những trẻ dưới 3 tuổi. Nhiều cha mẹ thắc mắc tại sao lại có hiện tượng này, nó có nguy hiểm hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là báo hiệu của một số tình trạng
    • 1.1 Rôm sảy
    • 1.2 Bệnh chàm
    • 1.3 Mụn trứng cá
    • 1.4 Phát ban
    • 1.5 Dị ứng thời tiết
    • 1.6 Côn trùng đốt
  • 2. Cách phòng tránh để trẻ không bị nổi mẩn đỏ ở mặt

1. Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể là báo hiệu của một số tình trạng

1.1 Rôm sảy

Ở những nước nhiệt đới, đặc biệt ở Việt Nam thì hiện tượng rôm sảy xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là khi Việt Nam bước vào thời điểm giao mùa, mùa hè.

Trẻ em khi mọc rôm sảy không chỉ mọc ở mặt mà còn có thể mọc khắp người. Những nốt mẩn đỏ này sẽ xuất hiện với các mật độ khác nhau. Tập trung nhiều nhất là ở mảng lưng, khu vực mặt và cổ.

Bé sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy chỗ bị mẩn đỏ, cảm giác như kiến đốt quanh người. Khi ra mồ hôi thì mẩn đỏ có thể sẽ mọc nhiều hơn, bé cảm thấy vô cùng châm chích.

Để tình trạng này được giảm bớt, mẹ nên cho bé bổ sung thêm nước, chế độ ăn có nhiều rau, hoa quả. Để cơ thể bé thanh mát hơn bạn nên hạn chế đồ ăn nóng trong khẩu phân ăn hàng ngày như: nhãn, vải, mít,….

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Hiện tượng này không hề hiếm gặp, thường xuất hiện ở những trẻ dưới 3 tuổi.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt khiến nhiều cha mẹ lo lắng và hiện tượng này không hề hiếm gặp

1.2 Bệnh chàm

Hai yếu tố được kể đến khi muốn tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh chàm là di truyền và môi trường. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác nhất.

Khi bị chàm da sẽ trở nên thô ráp, khó chịu và ngứa. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ khi được 6 tháng đến 2 tuổi. Nhiều trường hợp khi trẻ em lớn lên sẽ không còn bị chàm nữa tuy nhiên với vài bé thì không.

Vị trí mà chàm thường xuất hiện là má, cằm, trán hoặc da đầu của trẻ. Các triệu chứng phổ biến mẹ có thể nhận biết được như là xuất hiện nốt khô, đỏ và ngứa.

1.3 Mụn trứng cá

Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không hề hiếm gặp. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 70% sau sinh da trẻ có mụn trứng cá nhỏ màu đỏ. Nó sẽ biến mất chỉ sau khoảng 2 tuần. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Khi gặp hiện tượng này mẹ không nên quá lo lắng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thuốc bôi phù hợp, chế độ ăn lành mạnh. Giữ cho da bé luôn sạch khuẩn để không bị lây lan sang xung quanh.

các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 70% sau sinh da trẻ có mụn trứng cá nhỏ màu đỏ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 70% sau sinh da trẻ có mụn trứng cá nhỏ màu đỏ

1.4 Phát ban

Đây là một hiện tượng không quá nguy hiểm, nhiều gia đình để tự nhiên cho bé có thể tự khỏi. Bên cạnh đó áp dụng chế độ ăn tươi mát, không ăn đồ nóng để bé nhanh chóng hết hiện tượng này.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể không xác định được, mà có thể để nó tự khỏi không cần điều trị. Nó sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

1.5 Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi khiến cho bé nhạy cảm cũng là một trong những hiện tượng thường gặp. Bé khi bị dị ứng có thể sẽ xuất hiện những nốt đỏ, sưng và nổi mẩn trên mặt.

Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ cũng gần giống với trẻ bị phát ban. Nó có thể biến mất sau vài giờ hoặc sau vài ngày.

1.6 Côn trùng đốt

Trẻ gặp hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt nguyên nhân cũng có thể do côn trùng đốt. Một số côn trùng được kể đến như muỗi, kiến,…có thể đốt bé khiến mặt bé bị mẩn đỏ. Những vết nổi mẩn do côn trùng thường kèm theo sưng ở vết đỏ.

Mẹ nên vệ sinh nhà cửa, quần áo của bé, ngăn chặn những sự tấn công của côn trùng

2. Cách phòng tránh để trẻ không bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ nhất là khu vực mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy để ngăn ngừa thì bố mẹ cần loại bỏ các nguyên nhân có thể gây kích ứng. Da bé vô cùng nhạy cảm nên mẹ cần chú ý làm những việc sau:

– Giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, vệ sinh. Không để bé tự ý nghịch bẩn rồi đưa tay lên miệng, mắt,…

– Sau khi cho bé bú hoặc ăn, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể mình và miệng bé để tránh nhiễm khuẩn.

– Không để bé ở nơi quá ẩm, không có ánh nắng sẽ dễ bị bệnh.

– Mẹ không nên gãi, dùng móng tay làm trầy xước da bé bởi khi ấy da bé vô cùng nhạy cảm dễ bị nhiễm khuẩn, lây lan sang khu vực xung quanh.

– Nên chọn quần áo hàng ngày có chất liệu thoáng mát, mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi để hạn chế tình trạng bí khí, hăm.

– Chế độ ăn hàng ngày cũng nên được mẹ chú ý, tránh ăn đồ ăn dị ứng, tránh ăn đồ cay nóng. Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm thanh mát,…

– Những loại sữa tắm và dầu gội nên được lựa chọn kỹ, không nên dùng loại có tính tẩy rửa mạnh, hay mùi quá nồng.

Khi xuất hiện hiện tượng bất thường mẹ nên đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín, thay vì tự chữa hay đoán bệnh của con mẹ nh

Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường mẹ nên đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín mẹ nhé

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ. Khi xuất hiện hiện tượng bất thường mẹ nên đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín. Không nên tự chữa hay đoán bệnh của con mẹ nhé. Can thiệp sớm sẽ giúp bác sĩ đẩy nhanh quá trình điều trị và phương pháp can thiệp hiệu quả hơn.

Từ khóa » Da Bé Xuất Hiện đốm đỏ