Trẻ Bị ọc Sữa Lên Mũi Có Nguy Hiểm Không? CHUYÊN GIA TRẢ LỜI
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia trả lời: Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Bạn đang thắc mắc: “Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?”. Muốn trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải xác định căn nguyên, từ đó đưa ra hướng xử trí chính xác nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa lên mũi là gì?
Đối với trường hợp của con bạn, 13 tháng tuổi, không có biểu hiện gì bất thường, chỉ thỉnh thoảng bị ọc sữa lên mũi sau khi ăn thì có thể do một số nguyên nhân sau:
- Khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở đường thông giữa mũi và cổ họng còn yếu nên trẻ khó có thể vừa thở vừa nuốt sữa cùng lúc. Nếu thực hiện đồng thời thì sữa dễ bị trào ngược lên mũi, dẫn đến nôn trớ.
- Lỗ thông ở đầu núm vú của bình bú quá to, sữa chảy nhanh, trẻ không nuốt kịp nên bị sặc.
- Vừa cho trẻ bú sữa vừa ngủ hay bé đã no, ngủ quên trong lúc bú mà mẹ vẫn cho trẻ ngậm. Sữa vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt. Khi hít thở, sữa sẽ theo ống thông ọc lên mũi.
- Để trẻ nằm ngửa, không đặt gối bú bình sẽ khiến sữa chảy nhanh ào ạt, trẻ không nuốt kịp, hít thở khó khăn, gây sặc.
- Trẻ vừa ăn vừa hóng chuyện, cười quên mất phải nuốt nên bị sặc.
Trẻ ăn quá no cũng dễ bị ọc sữa lên mũi
- Trẻ ăn quá no: Nếu cha mẹ cho con ăn sữa ngay sau bữa ăn dặm hoặc khoảng cách 2 bữa ăn quá gần nhau cũng có thể khiến trẻ bị ọc sữa lên mũi.
- Trẻ vận động mạnh sau khi ăn no: Những trẻ hoạt động mạnh, nhún nhảy nhiều sau khi uống sữa cũng sẽ gặp phải hiện tượng ọc sữa lên mũi hoặc ra ngoài.
- Trẻ nằm ngay sau khi uống sữa no.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, không bài tiết đủ enzyme tiêu hóa thức ăn sẽ khiến chúng bị lưu lại trong dạ dày lâu và dễ dẫn đến hiện tượng ọc sữa lên mũi hoặc ra ngoài.
Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?
Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị ọc sữa lên mũi. Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân nào thì tình trạng ọc sữa ở trẻ em cũng rất nguy hiểm. Bởi khi sữa hoặc thức ăn vào đường thở, tràn vào khí quản, phế quản, phế nang sẽ làm cản trở quá trình trao đổi oxy, gây tắc đường hô hấp. Trẻ sẽ nhanh chóng bị thiếu oxy, suy hô hấp và có thể ngừng thở.
Hoặc nếu để tình trạng ọc sữa lên mũi kéo dài, acid dịch vị trào ngược nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, họng, thanh quản, mũi và dễ gây các bệnh lý viêm đường hô hấp như: Viêm mũi họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, viêm phổi,...
Chắc hẳn bạn Thu Quỳnh đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc: “Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?”. Để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, thì ngay khi trẻ có biểu hiện bị ọc sữa lên mũi, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Làm thông thoáng đường thở: Dùng dụng cụ hút để lấy sữa trong miệng và mũi trẻ càng nhanh càng tốt. Nếu không có dụng cụ hút có thể dùng miệng để hút, nên hút miệng trước, hút mũi sau.
- Kích thích mạnh để trẻ khóc và tự thở.
- Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp xuống đùi, đầu thấp hơn ngực, dùng bàn tay vỗ liên tiếp mạnh vào vùng lưng giữa hai vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước khoảng 5 cái. Sau đó, lật nhẹ nhàng về tư thế ngửa xem trẻ đã tự thở được chưa.
- Ấn ngực: Nếu sau khi vỗ lưng mà trẻ vẫn chưa thở được, giữ trẻ ở tư thế ngửa, giữ đầu thấp hơn ngực. Ấn vuông góc khoảng 5 lần liên tiếp, tốc độ 1 lần ấn/giây vào vị trí 1/3 dưới xương ức (cách khoảng 1 đốt ngón tay dưới đường nối hai 2 núm vú).
- Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực cho đến khi trẻ thở.
Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị ọc sữa lên mũi, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt. Cụ thể là khoảng cách giữa bữa ăn chính và sữa nên cách nhau ít nhất 2 giờ, không nên ép trẻ ăn quá no, không nên cho trẻ hoạt động nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn no. Đồng thời, có biện pháp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cũng như hiện tượng ọc sữa ở trẻ em hiệu quả, an toàn. Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng ọc sữa lên mũi không thuyên giảm, trẻ chậm tăng cân, mệt mỏi, uể oải thì cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng xử trí thích hợp.
Hiện nay, nhiều cha mẹ lựa chọn cho con sử dụng sản phẩm cốm vi sinh chứa Bacillus subtilis vừa giúp bổ sung lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, bổ sung trực tiếp vi chất dinh dưỡng, kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Bạn nên tham khảo cho con sử dụng càng sớm càng tốt nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia tiêu hóa
Từ khóa » Con Bị ọc Sữa Lên Mũi
-
Hướng Dẫn Xử Lý Và Phòng Ngừa Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi
-
Xử Lý Khi Trẻ Bị Trớ Xộc Lên Mũi | Vinmec
-
Các Yếu Tố Dễ Gây Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Cách Xử Lý Nhanh Tại Nhà Khi Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi - Eva
-
Cách Xử Trí Khi Bé Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vietnamnet
-
Trẻ Sơ Sinh Hay ọc Sữa Lên Mũi Phải Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vì Thế Mẹ Cần Lưu ý!
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị ọc Sữa Lên Mũi, Nôn Trớ Sữa Liên Tục Phải Làm Sao ...
-
Bé Bị ọc Sữa Lên Mũi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Lên Mũi Khi Ngủ Là Do đâu? Các Cách Xử Lý
-
Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi: Cách Xử Lý Nhanh Mẹ Cần Biết
-
Trẻ Bị Sặc Sữa Lên Mũi, Mẹ Nên Xử Lý Thế Nào để Con Thoải Mái Hơn?
-
Hướng Dẫn Xử Lý Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh - YouTube
-
6 Mẹo Trị ọc Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả - Fitobimbi