Trẻ Em Bị Hôi Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu? Chữa Thế Nào?

Tình trạng trẻ em bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với người không có kiến thức chuyên môn sẽ rất khó để xác định chính xác. Cùng Nha Khoa Paris tìm hiểu những nguyên nhân gây hôi miệng ở bé phổ biến nhất & Cách khắc phục.

  • 1. Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?
  • Nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng
    • 1.1 Sâu răng
    • 1.2 Viêm nha chu
    • 1.3 Sai lệch khớp cắn
    • 1.4 Viêm Amidan
    • 1.5 Khô miệng
    • 1.6 Ăn thực phẩm có mùi
    • 1.7 Dị vật trong mũi
    • 1.8 Ngậm ti giả, đồ chơi
    • 1.9 Ngủ ngáy
  • 2. Mẹo xác định nguồn gây chứng hôi miệng ở trẻ em
  • 3. Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Một số cách chữa hôi miệng cho bé
    • 3.1 Điều trị sâu răng, viêm nha chu nếu có
    • 3.2 Gặp bác sĩ nếu có dị vật trong mũi, viêm amidan
    • 3.3 Thực hiện chỉnh nha, niềng răng nếu bị sai khớp cắn
    • 3.3 Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
    • 3.4 Cho bé uống nhiều nước hơn
    • 3.5 Điều chỉnh chế độ, thực đơn ăn uống
    • 3.6 Sử dụng các thiết bị chống ngáy

1. Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Tình trạng hôi miệng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm khô miệng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, bệnh nha khoa, dị vật ở mũi hoặc do thực phẩm “tạo mùi”. Nếu trẻ bị miệng khô, việc uống đủ nước và sử dụng xylitol có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ tăm, cũng rất quan trọng để ngăn ngừa hôi miệng. Nếu trẻ có dị vật ở mũi hoặc bị bệnh nha khoa, điều trị sớm cũng có thể giúp giảm tình trạng hôi miệng. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm “tạo mùi”, chăm sóc răng miệng đúng cách và đưa trẻ đến nha sĩ thường xuyên là các biện pháp hiệu quả để giảm tình trạng hôi miệng ở trẻ.

Nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng

1.1 Sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em rất phổ biến.

Răng bị sâu đồng nghĩa với việc vi khuẩn đang tập trung rất nhiều và hoạt động mạnh mẽ. Vi khuẩn sẽ liên tục phá hủy men răng, phân hủy tế bào và tạo ra mùi hôi thối khó chịu.

trẻ bị hôi miệng do sâu răng

1.2 Viêm nha chu

Viêm nha chu hay viêm nướu răng cũng là tác nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Trẻ em thường không biết cách chăm sóc răng miệng nên phụ huynh đặc biệt phải chú ý.

Việc vệ sinh không tốt làm các mảng thức ăn thừa sẽ tích tụ và bám quanh răng gây viêm nướu. Nếu không kịp thời can thiệp sẽ hình thành nên những bọng mủ trong miệng kích ứng các vi khuẩn phát triển tạo mùi hôi

Viêm nha chu khiến trẻ bị hôi miệng

1.3 Sai lệch khớp cắn

Khi bị lệch khớp cắn, hai hàm trên và dưới sẽ không khít vào nhau mà bị cắn ngược, cắn sâu, cắn hở, cắn chéo.

Điều này gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng tạo điều kiện cho những tác nhân xấu phá hủy răng nướu, khiến khoang miệng bốc mùi.

Vì thế cần phải phát hiện sai lệch khớp cắn sớm ở trẻ em để kịp thời can thiệp, ngăn ngừa được những bệnh về răng miệng.

Trẻ bị hôi miệng do sai lệch khớp cắn

1.4 Viêm Amidan

Khi con trẻ bị viêm amidan vẫn có thể gây hôi miệng. Viêm amidan là tình trạng vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào trong hạch lympho ở hai bên cổ làm ứ mủ và viêm nhiễm.

Mùi hôi từ đó mà phát ra gây khó chịu cho các bé. Đồng thời còn gây đau rát và sốt.Nếu để kéo dài gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ

em.

Ngoài ra trong một vài trường hợp trẻ phải cắt amidan thì mùi hôi sẽ thường xuất hiện ngay sau đó, tuy nhiên sẽ biến mất sau vài ngày.

viêm amidan khiến trẻ bị hôi miệng

1.5 Khô miệng

Khô miệng là nguyên nhân chính khiến trẻ bị hôi miệng mà không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Trong trường hợp trẻ nhỏ bị ngạt mũi, theo bản năng các bé sẽ thở bằng miệng và vô tình tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong miệng.

Không những thế, khi miệng khô làm các tuyến nước bọt hoạt động kém, các tế bào chết sẽ tích tụ trong miệng. Đây cũng là lý do khiến miệng các bé bị hôi.

Trẻ hôi miệng do miệng bị khô

1.6 Ăn thực phẩm có mùi

Một số cha mẹ vô tình cho các bé ăn thực phẩm có mùi cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh bệnh hôi miệng ở trẻ.

Đặc biệt là hành và tỏi, đây là hai thực phẩm tạo ra mùi rất riêng biệt, mùi này khá giống với mùi của vi khuẩn kỵ khí.

Trẻ em sau khi ăn những thực phẩm này thì hơi thở sẽ có mùi hôi tức thì. Chỉ khi nào cơ thể hoàn thành quá trình trao đổi chất, các chất được đào thải ra ngoài thì mới hết mùi hôi.

ăn thức ăn nặng mùi khiến trẻ bị hôi miệng

1.7 Dị vật trong mũi

Trẻ em hiếu động nên có thể sẽ dễ bị mắc các dị vật như hạt đậu, đồ chơi trong mũi, điều này cũng khiến hơi thở bé có mùi hôi.

Người lớn khi chăm sóc trẻ đặc biệt chú ý điều này. Khi bị mắc dị vật trong mũi, bé sẽ rất khó chịu và hay ngứa ngáy. Các niêm mạc trong mũi vì thế cũng sẽ dễ bị viêm và tổn thương.

Trong trường hợp không phát hiện sớm sẽ khiến chảy dịch ở mũi, tạo mùi hôi ở khoang miệng và gây nguy hiểm đến trẻ.

do có dị vật trong mũi khiến trẻ bị hôi miệng

1.8 Ngậm ti giả, đồ chơi

Chắc chắn đứa trẻ nào cũng sẽ có hành động ngậm đồ chơi hay ngậm ngón tay.

Thói quen không tốt này sẽ là “cầu nối” để vi khuẩn có khả năng đi sâu vào khoang miệng. Những vi khuẩn này khi xâm nhập sẽ gây hại, tạo ra mùi hôi khó chịu khiến trẻ bị hôi miệng.

do ngậm đồ chơi làm miệng trẻ bị hôi

1.9 Ngủ ngáy

Ngủ ngáy khiến trẻ bị hôi miệng? Không riêng gì người lớn mà nhiều trẻ em khi sinh ra đã mắc triệu chứng ngủ ngáy.

Ít ai biết rằng đang ngáy, đường thở của các bé sẽ bị hẹp. Lúc này không khí sẽ di chuyển qua nhanh làm rung niêm mạc và các mô khiến tạo ra âm thanh. Và các bé sẽ tự động thở bằng miệng theo bản năng nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi.

Khi thở bằng miệng sẽ khiến vùng khoang miệng bị khô và sẽ là địa điểm thuận lợi để vi khuẩn tăng trưởng và phát triển. Do đó người ngủ ngáy thường sẽ bị hôi miệng, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy.

ngủ ngáy khiến trẻ bị hôi miệng

2. Mẹo xác định nguồn gây chứng hôi miệng ở trẻ em

Để xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em tương đối khó, nhất là với người bình thường không có kiến thức chuyên môn.

Tuy nhiên dưới đây là mẹo để cha mẹ bước đầu dự đoán được tình trạng hôi miệng của bé xuất phát từ đâu

Bước 1: Các mẹ giúp trẻ bịt mũi, ngậm miệng và cố gắng nín thở vài giây. Sau đó mở miệng nhưng vẫn nín thở.

Bước 2: Lúc này nếu thấy có mùi hôi từ miệng bé tức là trẻ bị hôi miệng do răng miệng. Ngược lại trong trường hợp trẻ ngậm miệng, thở bằng mũi mà ngửi được mùi hôi tức là trẻ bị hôi miệng do đường hô hấp

Đây là mẹo xác định nguồn gây chứng hôi miệng ở trẻ em dễ làm mà chính xác, bất cứ cha mẹ nào cũng có thể áp dụng để kiểm tra được nguyên nhân hôi miệng của bé là do đâu.

Sau khi xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng thì có thể tìm phương án điều trị hiệu quả cho các bé để tránh những biến chứng về sau.

Cách xác định nguồn gây hôi miệng ở trẻ

3. Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Một số cách chữa hôi miệng cho bé

Hôi miệng ở trẻ nhỏ tiềm ẩn nhiều bệnh về răng miệng, nếu để lâu sẽ gây hại. Vì thế mà các bậc phụ huynh phải nhanh chóng tìm những phương pháp trị hôi miệng cho bé sao cho hiệu quả, nhanh chóng và an toàn nhất.

Có nhiều cách chữa hôi miệng để duy trì hơi thở thơm mát cho trẻ. Cha mẹ có thể chữa hôi miệng cho trẻ tại nhà hoặc tìm đến địa điểm trị hôi miệng cho trẻ uy tín nhất để có những liệu trình, giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

3.1 Điều trị sâu răng, viêm nha chu nếu có

Đối với những bé bị sâu răng thì phải đưa đến phòng khám nha khoa tốt để được thăm khám và điều trị sâu răng nhanh chóng. Phòng tránh trường hợp ăn sâu và hại tủy khiến viêm nha chu.

Vì trẻ em còn răng sữa nên tốt nhất cần phải kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa sâu răng, hạn chế bị viêm nha chu.

Điều này không chỉ giúp con hạn chế bị hôi miệng mà còn đảm bảo được hàm răng chắc, khỏe

Điều trị sâu răng cho trẻ

3.2 Gặp bác sĩ nếu có dị vật trong mũi, viêm amidan

Khi phát hiện trẻ có dị vật trong mũi hay bị viêm amidan khiến hôi miệng, cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đến phòng khám nha khoa chất lượng.

Đối với trẻ bị dị vật trong mũi phải được sự can thiệp của nha sĩ. Phụ huynh không nên tự ý lấy dị vật ra sẽ gây hỏng rách niêm mạc ở mũi, sưng bọng mủ. Vô tình làm tổn thương vùng mũi và chứng hôi miệng càng nghiêm trọng.

Cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng nước ấm để súc miệng,… Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tạm thời, không làm thuyên giảm viêm amidan và chứng hôi miệng.

Tốt nhất các mẹ phải đưa bé đến địa chỉ nha khoa tốt để nhận được sự tư vấn của bác sĩ và tìm giải pháp tốt nhất cho bé.

gặp bác sĩ khi trẻ bị amidan

3.3 Thực hiện chỉnh nha, niềng răng nếu bị sai khớp cắn

Niềng răng thẩm mỹ sẽ giúp điều chỉnh răng, khớp cắn về đúng vị trí chuẩn. Từ đó hạn chế được tỷ lệ thức ăn bị mắc kẹt và hỗ trợ vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

Khi tất cả những nguyên nhân có thể khiến thực phẩm bị kẹt lại được giải quyết thì tình trạng hôi miệng ở trẻ em từ đó cũng được ngăn chặn.

Thực hiện niềng răng giúp trẻ bớt hôi miệng

3.3 Hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Để tránh được mùi hôi trong khoang miệng, cần phải hướng dẫn và nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Trước tiên là phải hướng dẫn các bé đánh răng sao cho đúng, tập thói quen để các bạn nhỏ có thể tự giác đánh răng sau mỗi bửa ăn và trước khi đi ngủ.

Lưu ý dành cho các bậc cha mẹ:

Nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, không chứa chất mài mòn.

Thường xuyên nhắc nhở các bé rửa sạch tay trước khi ăn.

Thay bàn chải cho bé 3 tháng/lần.

Sử dụng những dụng cụ làm sạch để rơ lưỡi cho bé.

Giúp bé bỏ thói quen ngậm tay, ngậm đồ chơi.

Đối với ti giả thì cần vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bé sử dụng.Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng

3.4 Cho bé uống nhiều nước hơn

Cho bé uống nước nhiều hơn là một trong những cách trị hôi miệng cho trẻ đơn giản và an toàn nhất. Uống nước nhiều sẽ giúp miệng bé không bị khô, luôn trong tình trạng giữ ẩm.

Bên cạnh đó, nước còn giúp sản sinh ra chất bọt, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Nên cho bé uống đủ nước nhất là khi đi ngủ để giảm mùi lúc thức dậy.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn

3.5 Điều chỉnh chế độ, thực đơn ăn uống

Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng do thực đơn hàng ngày thì phải điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm mùi hôi.

Tránh thực phẩm nặng mùi và lưu hương lâu như tỏi, hành,…

Hạn chế những thực phẩm có nhiều đường vì đường sẽ góp phần làm viêm nướu và tình trạng sâu răng thêm nặng hơn.

Nấu ăn có thể kèm theo rau mùi tây hoặc nếu bé lớn thì có thể nhai rau mùi tây sau bữa ăn để có thể giảm mùi thực phẩm, giúp hơi thở thơm hơn.

Uống nước chanh để tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tuyến nước bọt làm giảm hôi miệng (uống lạnh có thể làm giảm viêm amidan).Điều chỉnh chế độ ăn uống ở trẻ

3.6 Sử dụng các thiết bị chống ngáy

Ngáy ngủ không chỉ làm hôi miệng mà còn ẩn chứa nhiều nguyên nhân gây bệnh khác. Có nhiều cách để hạn chế ngáy ngủ, sử dụng thiết bị chống ngáy là một trong những sự lựa chọn thích hợp được nhiều người ưa thích.

Một số thiết bị chống ngáy phổ biến nhất :

Thiết bị chặn mũi khi ngủ: Giúp nới rộng đường dẫn khí bên trong mũi, lọc bụi bẩn và giúp luồng khí được thông tốn đa.

Gối chống ngáy: Thiết kế lượn sóng giúp điều chỉnh lại tư thế cổ, từ đó hỗ trợ đường thở không bị chèn ép và hạn chế tiếng ngáy.

Miếng dán chống ngáy: Miếng dán giúp cho khu vực trong miệng bị tụt xuống, đường thở thông thoáng.

Chai xịt chống ngủ ngáy: Bôi trơn niêm mạc, diệt vi khuẩn, giảm ngáy ngủ.Dùng thiết bị chống ngáy cho trẻ

Tuy nhiên, để sử dụng các thiết bị chống ngáy cho trẻ phụ huynh cần sự tư vấn của nha sĩ. Không nên tự tiện dùng cho bé vì có thể gây kích ứng, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

để khắc phục tình trạng hôi miệng của trẻ thì cha mẹ cần phải chú ý đến răng miệng của các bé, thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám định kỳ.

Với sự hỗ trợ của nha sĩ, mọi vấn đề của bé sẽ được xử lý triệt để, mang đến hơi thở thơm mát để con có thể phát triển và tự tin sống khỏe.

Từ khóa » Hôi Miệng ở Trẻ Nhỏ Là Bệnh Gì