Tre Gai Loài Cây Quen Thuộc Có Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh Rất Hay
Có thể bạn quan tâm
Cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam từ xưa đến nay, dù ở nông thôn hay thành thị thì hình ảnh cây tre luôn hiện hữu là biểu tượng thân thương về quê hương, nguồn cội. Tre có nhiều loại, nhưng được dùng làm thuốc nhiều nhất phải kể đến cây tre gai, trong nội dung bài viết này xoay quanh những công dụng chữa bệnh của cây tre gai.
────────
TÌM HIỂU VỀ CÂY TRE GAI
Tre gai còn có tên khác là tre vườn, tre nghệ, tre lộc ngộc... Tên khoa học làBambusa bambos (L.) Voss (B. arundinacea Retz. var. spinosa Cam.), thuộc họ lúa.
Đặc điểm tự nhiên của loài tre nói chung và tre gai nói riêng là có thân cao đến 20, 30m, mọc thành từng bụi, riêng tre gai có nhiều gai to.
Bụi tre gai
────────
CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TRE GAI
Nhiều bộ phận của tre gai được dùng làm thuốc như:
- Lá tre (Trúc diệp) có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, thanh âm, tiêu đờm.
- Tinh Tre (Trúc nhự) có vị ngọt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, khỏi nôn, an thai.
- Nước tre non (Trúc lịch) có vị đắng, hơi ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, trừ đờm.
Lá cây tre gai
Dưới đây là một số kinh nghiệm dùng tre gai trong dân gian:
1. Lá tre trong bài thuốc chữa ù tai
Nếu bị ù tai do ảnh hưởng của tiếng ồn, dùng rau má 10g, lá dâu 10g, tơ hồng xanh 12g, thổ phục linh 16g sắc uống. Nếu huyết áp cao thêm lá tre 10g; huyết áp thấp thêm ngải cứu 6g; mất ngủ thì thêm lá vông 8g.
Ù tai do hỏa bốc: Đỗ đen 12g. cúc hoa 6g, vừng đen 10g, lá tre 6g, rau má 8g, nhân trần 10g. Nếu huyết áp cao thêm cần tây tươi 50g; huyct áp thấp thêm rau ngót tươi 100g, ngải cứu 6g.
Các thể bệnh trên đều cần kiêng các chất cay, thơm như rượu, ớt, hạt tiêu, các loại rau thơm. Đối với nguời huyết áp thấp, nhịp tim chậm, không nên dùng cam, chanh, nước dừa, nước đá, rau cải, củ cải.
2. Lá tre, đậu xanh, kim ngân hoa, bạc hà chữa cảm sốt
Bạc hà tươi 10g, kim ngân hoa 100g, đậu xanh 30g, lá tre 10g, một ít gạo và đương cát.
Rửa sạch các nguyên liệu, rồi cho bạc hà, kim ngân hoa và lá tre vào nồi cùng hai lít nước, nấu trong 1 giờ, lọc lấy nước, bỏ xác.
Cho đậu xanh vào nước này cùng một ít gạo vào nấu đến khi chín, thêm ít đường.
Chia làm 2-3 lần dùng trong ngày, chữa chứng nhức đâu mỏi toàn thân; đau đầu, phát sốt, ớn lạnh...
3. Lá tre gai kết hợp chữa thủy đậu
Lá dâu tằm tươi 30g rửa sạch, lá tre tươi 20g, cỏ mần chầu tươi 20g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20g thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.
Nếu nguời bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiểu tiện bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt.
4. Bị vấp ngã, vết thương sưng tím
Lá tre tươi 100g, sắc đặc, pha thêm một chén rượu.
Uống hàng ngày cho đến khi khỏi.
Phụ nữ có thai không được uống. Khi toàn thân đau nhức thì nấu nước lá tre xông tắm và uống nước sắc (nói trên).
5. Chữa ho khan bằng lá tre non
Dùng lá tre, rau má, vỏ rễ dâu mỗi vị 12g; quả dành dành (sao vàng), lá chanh mỗi vị 8g, cam thảo 6g. Nước 700-800ml, sắc còn 250-300ml để uống.
Chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng móng.
6. Chữa ho gà
- Lá chanh, lá táo, tinh tre mỗi vị 100g, gừng tươi 20g (sao gần cháy).
- Sắc với 300 ml lấy 150 ml
Cách dùng:
+ Trẻ em 1 tuổi: mỗi lần uống 15 - 20 ml, ngày 3 lần.
+ Từ 1 - 3 tuổi; mỗi lần uống 30 - 40 ml, ngày 3 lần.
Video giới thiệu cây tre gai:
7. Chữa kiết lỵ
- Búp tre non (rửa sạch) 4g
- Hạt cau già (thái mỏng) 2g
- Chè tươi sao vàng 1 nắm
Cho các vị vào ấm đất, đổ 1,5 bát nước lấy nửa bát.
Người lớn uống một lần, trẻ em tùy tuổi mà giảm bớt liều lượng. Bài thuốc này chữa lỵ mạn tính có kết quả tốt.
8. Chữa nôn ra máu do bệnh dạ dày
- Nguyên liệu: Củ sắn dây, cỏ mực, Trắc bách diệp (sao đen), Mạch môn (bỏ lõi), Lá tre 20g; Phấn lọ chảo 4g
- Cách làm: Củ sắn dây, lọ chảo tán bột mịn, các vị khác nấu thành cao đặc, ngào bột kể trên làm viên.
Chữa nôn ra máu do bệnh dạ dày, liều kể trên dùng trong một ngày chia 3 lần uống, khi dùng hòa tan với nước sôi, để ngấm thuốc rồi uống.
Xem thêm:
➣ Thảo dược trị đau dạ dày, hành tá tràng
➣ Trà giảo cổ lam sao xanh chất lượng cao
────────
Trên đây là những kinh nghiệm trong dân gian dùng một trong các bộ phận của cây tre gai làm thuốc chữa bệnh. Nếu bạn biết thêm những công dụng nào khác của tre gai, hãy để lại ý kiến của mình vào phần bình luận phía dưới nhé. Cảm ơn bạn!
Từ khóa » Cây Tre Có Gai Không
-
Cây Tre Gai - Tìm Hiểu Về đặc điểm Và Công Dụng Của Tre Gai
-
Đặc điểm Và Ứng Dụng Của Cây Tre Gai - Xưởng Tre Trúc
-
Tre Gai, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Tre Gai
-
Tre Gai, Công Dụng Làm Thuốc Của Lá, Tinh Tre Và Nước Tre Non
-
Cây Tre Gai Và Những Điều Bạn Chưa Biết - Giảm Giá XL
-
Lá Tre: Vị Thuốc Dân Gian Thông Dụng
-
Cây Tre Việt Nam Có Mấy Loại? Tìm Hiểu Nguồn Gốc, đặc Tính Và Công ...
-
Cây Tre Gai, Tre Gai Rừng, Tre Vườn, Tre Lộc Ngộc, Tre Nghệ - Y Học
-
Tre Gai - Cây Thuốc Nam Quanh Ta
-
Gây Trồng Loại Tre Có Thân Mọc Cụm
-
Tre – Wikipedia Tiếng Việt