Trẻ Nhỏ Bị Chảy Nước Mũi Dấu Hiệu Phụ Huynh Không Nên Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Trẻ bị chảy nước mũi kéo dài, trẻ sổ mũi xanh liên tục khiến ba mẹ lo lắng, bé khó chịu, là tiền đề của nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm phế quản. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh liên quan tới đường hô hấp đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc vào những ngày mùa đông lạnh của miền Bắc thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến với các bé. Dấu hiệu đầu tiên mà các bậc phụ huynh thường trông thấy đó là trẻ bị hắt hơi, sổ mũi nhưng làm sao để biết bé đang ở tình trạng nào và cách điều trị như thế nào cho phù hợp để bé nhanh khỏi nhất thì không phải ai cũng biết.
Với một số thông tin hữu ích dưới đây hi vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc nhận biết và lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tình trạng khó chịu này cho bé yêu nhé !
Nguyên nhân của việc trẻ bị chảy nước mũi ?
Nguyên nhân chính mà tới 90% trẻ em bị chảy nước mũi là do gặp phải thời tiết lạnh đột ngột, mặc không đủ ấm hoặc mồ hôi ra nhiều bị nhiễm lạnh, trong khi hệ hô hấp và miễn dịch của trẻ còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ làm cơ thể bị nhiễm lạnh nhanh chóng.
Theo y học, thì mũi là cơ quan đầu tiên tiếp nhận và có chức năng lưu thông không khí từ bên ngoài vào hệ hô hấp và để đảm bảo cho hệ hô hấp luôn được an toàn thì niêm mạc có chứa lớp nhầy trong mũi có tác dụng ngăn chặn lại toàn bộ các loại bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài vào để bảo vệ cho khoang mũi. Do đó, khi bị tác động từ thời tiết, các loại chất bụi ô nhiễm trong không khí, hóa chất,...lớp niêm mạc này bị ảnh hưởng và từ đó điều tiết cho ra nhiều dịch nhầy hơn dẫn đến tình trạng chảy nước mũi.
Nhận biết bệnh qua màu của nước mũi và cách khắc phục
Việc quan sát màu nước mũi của bé sẽ giúp mẹ nhận ra được tình trạng mà bé đang gặp phải để có hướng điều trị cho đúng nhất. Vì vậy, hãy cùng xem bé nhà mình đang ở tình trạng nào các mẹ nhé :
- Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài
Khi trẻ có dịch mũi chảy ra dạng trong suốt, lỏng thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho sức khỏe của bé bởi đây là hiện tượng hết sức bình thường, mũi bé chỉ tiết ra nhiều hơn chất dịch mũi để chống lại vi khuẩn và các loại bụi bẩn tấn công vào trong mũi.
Thực tế thì hằng ngày với cơ thể bình thường dịch nhầy vẫn tiết ra và đa phần dịch này đều chảy vào bên trong họng. Khi mũi tiết ra nhiều hơn bình thường thì được coi là một phản xạ hết tự nhiên để chống lại các bệnh liên quan tới hô hấp.
Tuy nhiên, không có nghĩa là bố mẹ chủ quan không để ý tới trẻ bởi đây có thể là dầu hiệu đầu tiên dẫn tới tình trạng cảm cúm ở trẻ nhỏ.
Và nếu dịch mũi này chuyển sang hơi dính một chút thì đây là hiện tượng trẻ bị viêm mũi dị ứng.
=> Khắc phục : Khi trẻ gặp tình trạng này mẹ cần giữ ấm cho cơ thể của bé đặc biệt phần cổ và bàn chân của bé. Mẹ sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% nhỏ hoặc xịt rửa cho trẻ thường xuyên hằng ngày để đảm bảo cho mũi bé luôn sạch sẽ và nhanh chóng giảm tình trạng chảy mũi.
- Bé bị chảy nước mũi có màu trắng
Đây là tình trạng trẻ bị cảm lạnh, nghẹt mũi, khi đó sẽ có nhiều dịch mũi trong suốt chảy ra cộng với việc bị sưng và viêm ở phía trong, lâu dần dịch nhầy này sẽ đặc quánh lại chuyển sang màu trắng.
Bên cạnh đó, mẹ có thể sẽ thấy trẻ bắt đầu gặp tình trạng thở khò khè, ho húng hắng và hơ sốt,...
=> Khắc phục : Mẹ tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý cho bé mỗi ngày từ 2-3 lần, nếu bé bị ra nhiều dịch mũi thì sử dụng dụng cụ hút mũi trẻ em để hút cho bé để giảm tình trạng khó chịu, giúp đường thở của bé trở nên thông thoáng, dễ thở hơn.
Nếu trẻ bị ho thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc dân gian như hấp chín mật ong với lá hẹ rồi cho bé uống nước hoặc sử dụng thuốc ho cho bé như Tinh chất Prospan Đức đều được.
MUA TẠI ĐÂY- Trẻ bị sổ mũi xanh hoặc vàng
Đây là dấu hiệu thông báo bé đang bị cảm lạnh và nhiễm vi khuẩn, nước mũi của bé từ loãng chuyển sang dạng vàng lỏng là do các loại virus bị tiêu diệt bởi các bạch cầu được thải ra theo nước mũi. Và khi bé ra dịch mũi vàng này là bé đang chuyển sang giai đoạn khỏi bệnh. Tuy nhiên, từ khi bé có mũi màu vàng bố mẹ để ý nếu mà quá 2 tuần con không hết thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ để xác định rõ hơn nguyên nhân để điều trị cho bé nhé.
=> Khắc phục : Vẫn tiếp tục nhỏ nước muối và vệ sinh và hút mũi thường xuyên cho bé để bé luôn cảm thấy dễ thở hơn.
Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng lỏng thì đây là dấu hiệu cho cơ thể bé đang sản sinh ra các tế bào chống lại vi khuẩn tấn công. Điều này là điều hoàn toàn bình thường khi vi khuẩn, virut bị bạch cầu tiêu diệt sẽ được thải ra thành màu vàng theo đường nước mũi.
- Trẻ bị chảy nước mũi màu đỏ hoặc hồng
Khi nước mũi chảy ra có lẫn màu đỏ hoặc hồng thì chứng tỏ bé đang bị tổn thương niêm mạc của mũi dẫn đến tình trạng máu rỉ ra ngoài theo nước mũi.
=> Khắc phục :
- Khi vệ sinh mũi hay rửa mũi cho bé phải rất nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới niêm mạc mũi.
- Nhỏ nước muối thường xuyên cho bé khi thời tiết hanh khô để niêm mạc không bị khô cứng dẫn tới rỉ máu.
- Nên đưa bé đi gặp bác sĩ trong trường hợp thấy bé rỉ máu thường xuyên để có hướng xử lý dứt điểm cho trẻ.
- Bé bị sổ nước mũi có màu nâu, đen
Khi bé bị chảy máu ở trong mũi mà không biết, lâu ngày sẽ được đào thải ra ngoài cùng dịch mũi và chuyển thành màu nâu. Ngoài ra, các loại bụi bẩn, vi khuẩn tích trong mũi lâu nếu không được vệ sinh sạch sẽ khi bị đẩy ra ngoài cũng sẽ có màu nâu.
Mũi trẻ màu đen thì nguy cơ mắc bệnh nấm cho niêm mạc mũi rất cao.
=> Khắc phục :
- Rửa và vệ sinh mũi cho bé, nhỏ nước muối thường xuyên. Lưu ý khi vệ sinh cần phải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc cho trẻ.
- Nếu thấy dịch mũi màu hơi đen thì mẹ nên cho bé đi kiểm tra ngay để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Một số lưu ý khi trẻ bị chảy nước mũi
- Vệ sinh mũi cho bé và nhỏ nước muối sinh lý, rửa mũi thường xuyên cho bé.
- Luôn đảm bảo giữ ấm cho vùng cổ và chân tay của trẻ bằng cách quàng khăn và đi tất cho bé
- Bôi dầu tràm ở gan bàn chân, tay, ngực để trẻ dễ ngủ hơn.
- Khi ngủ cho trẻ kê gối cao một chút để nước mũi không bị chảy ngược vào trong gây khó thở cho bé.
- Trường hợp bé bị chảy mũi liên tục, thường xuyên ho, sốt cao thì không cần phải đắn đo mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý để tránh bị các bệnh viêm tai giữa sẽ chữa rất lâu khỏi.
Bài viết trẻ bị chảy nước mũi kéo dài hy vọng giúp ích được ba mẹ trong hành trình chăm sóc, nuôi dưỡng bé yêu.
Từ khóa » Chảy Nước Mũi Trong ở Trẻ Em
-
Khi Trẻ Bị Chảy Nước Mũi, Bố Mẹ Cần Xử Lý Như Thế Nào?
-
Vì Sao Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | Medlatec
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Sổ Mũi ở Trẻ | Hapacol
-
Trẻ Bị Sổ Mũi Hắt Hơi, Làm Sao Cho Hết? - Vinmec
-
Vì Sao Trẻ Hay Bị Sổ Mũi | Vinmec
-
[TỔNG HỢP] Kinh Nghiệm Chữa Sổ Mũi Cho Bé Mà Cha Mẹ Cần Phải ...
-
Phải Làm Gì Khi Trẻ Bị Chảy Nước Mũi, Ngạt Mũi?
-
Bé Bị Sổ Mũi Phải Làm Sao? Trẻ Bị Sổ Mũi Có Cần Uống Thuốc?
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Nhưng Không Chảy Nước Mũi?
-
Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài: 11 Nguyên Nhân Ngỡ Không Quen ... - Hello Bacsi
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sổ Mũi Ngạt Mũi Cần Xử Trí đúng Khi Thời Tiết Lạnh
-
Vì Sao Trẻ Bị Sổ Mũi? Cách Trị Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Nhỏ - Huggies
-
Viêm Họng - Sổ Mũi - Nghẹt Mũi ở Trẻ Nhỏ: Từ A đến Z - Imunoglukan