Vì Sao Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | Medlatec

1. Hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ

Trẻ bị chảy nước mũi là tình trạng phổ biến dễ gặp phải nhiều nhất trong quá trình lớn lên của trẻ. Mũi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Bộ phận này đóng vai trò là “cửa ngõ” ra vào của không khí. Thông thường, bên trong mũi được bao bọc bởi lớp niêm mạc cùng một lớp chất nhầy. Chúng có chức năng là ngăn cản bảo vệ hệ hô hấp khỏi các bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ bị sổ mũi là tình trạng phổ biến dễ gặp phải

Trẻ bị sổ mũi là tình trạng phổ biến dễ gặp phải

Khi bộ phận biểu mô nằm trong mũi chịu sự kích thích của các yếu tố bên ngoài như khí hậu, dị vật, viêm nhiễm mũi do vi khuẩn,... sẽ khiến cho lớp biểu mô này tăng cường tiết chất dịch. Từ đó tạo nên hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Khi trẻ gặp phải vấn đề này thường cảm thấy rất khó chịu. Bởi chất dịch nhầy sẽ khiến cho quá trình hô hấp của trẻ gặp khó khăn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể sẽ dẫn tới các biến chứng bệnh nguy hiểm khó lường như: viêm mũi, viêm họng, viêm tắc vòi tai,... Vậy nên, nếu cảm thấy cần thiết, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Tránh để hiện tượng này kéo dài gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị chảy nước mũi

Khi trẻ bị chảy nước mũi có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường, sự thay đổi đột ngột của khí hậu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có thể do một vài nguyên nhân khác như: trẻ bị dị ứng, xuất hiện dị vật bên trong khoang mũi hoặc cảm cúm,...

2.1. Trẻ bị sổ mũi do thời tiết

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém. Chính vì vậy trẻ thường rất dễ bị sổ mũi trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột như thời điểm giao mùa. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị cảm lạnh. Khi cảm lạnh, đi cùng với trẻ bị chảy nước mũi còn có hiện tượng sốt nhẹ, ho, trẻ trở nên quấy khóc và biếng ăn.

Trẻ bị sổ mũi do thời tiết thay đổi đột ngột

Trẻ bị sổ mũi do thời tiết thay đổi đột ngột

2.2. Dị ứng ở trẻ

Trong một số trường hợp, khi tiếp xúc với một số vật lạ, trẻ sẽ bị dị ứng. Dấu hiệu của việc trẻ bị dị ứng có thể là nổi mẩn đỏ gây ngứa khắp người, sổ mũi, hắt xì. Tình trạng dị ứng này chỉ xảy ra ở một vài trẻ và mỗi trẻ sẽ thường là dị ứng với những vật khác nhau ví dụ như cánh hoa, lông chó mèo,...

2.3. Xuất hiện dị vật trong mũi

Khi trẻ vui chơi với các món đồ chơi có kích thước nhỏ, trẻ có thể nhét các đồ vật này vào mũi mà bố mẹ không kịp thời ngăn cản. Những dị vật này khi bị nhét vào trong khoang mũi của các bé sẽ rất khó lấy ra. Mũi của trẻ khi mắc dị vật thường sẽ bị chảy nước mũi. Đôi lúc sẽ kèm theo cả máu và khiến trẻ cảm thấy khó chịu lẫn đau đớn.

3. Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ chảy nước mũi

Trẻ bị chảy nước mũi là tình trạng mà các bậc phụ huynh dễ gặp phải. chính vì vậy phương pháp giúp giải quyết vấn đề này ở trẻ một cách hiệu quả và dứt điểm là điều được mọi người đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị chứng sổ mũi ở trẻ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.

3.1. Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý là phương pháp điều trị chứng sổ mũi ở trẻ thông dụng nhất. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch khoang mũi của trẻ một cách an toàn và hiệu quả.

Thông thường, khi sổ mũi, nước mũi của trẻ sẽ có màu trắng trong. Lúc này bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý và nhỏ cho bé. Mỗi ngày sẽ nhỏ từ 4 đến 5 lần và mỗi lần nhỏ khoảng 3 đến 4 giọt cho mỗi bên.

Trước khi tiến hành nhỏ mũi, bố hoặc mẹ cần ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm. Tùy thuộc vào từng thể trạng của bé mà bố mẹ nhỏ liều lượng phù hợp. Sau khi nhỏ khoảng 30 giây, bố mẹ cần tiến hành làm sạch khoang mũi cho trẻ. Trong trường hợp trẻ không thể tự xì nước ra, bố mẹ cần sử dụng đến bóng hút mũi.

Nếu tình trạng nước mũi có màu vàng đục kèm dịch nhầy. Đây có thể là dấu hiệu của việc mũi trẻ bị viêm. Lúc này, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để có phương pháp xử lý kịp thời và đúng cách. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ

3.2. Bổ sung thêm các chất lỏng cho trẻ

Bổ sung thêm chất lỏng cho trẻ là một trong những cách điều trị trẻ bị chảy nước mũi hiệu quả. Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều cữ hơn ngày thường. Đối với trẻ đã cai sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, sữa, nước trái cây và các thức ăn dạng lỏng khác như súp hoặc cháo,...

Lượng nước trong cơ thể nhiều hơn sẽ giúp cho dịch trong khoang mũi loãng đi. Điều này giúp cho quá trình vệ sinh trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ cũng có thể cho trẻ uống trà gừng kết hợp cùng một ít mật ong.

3.3. Kê cao đầu của trẻ trong lúc ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, việc tìm một tư thế ngủ thoải mái là điều vô cùng cần thiết. Kê cao đầu của trẻ trong lúc ngủ sẽ giúp ngăn ngừa các chất dịch nhầy chảy nước vào trong hốc mũi. Từ đó vừa giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc hít thở, cảm, thấy thoải mái cũng như để dịch mũi chảy ra ngoài tốt hơn.

Trước khi trẻ đi ngủ, bạn cũng có thể bôi một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, lưng và ngực của bé. Tinh dầu vừa giúp giữ ấm cơ thể trẻ vừa phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả. Nếu trong phòng có sử dụng điều hòa, bạn có thể mang tất để giữ ấm cho trẻ.

Kê cao đầu của trẻ khi ngủ tạo cảm giác thoải mái, ngăn ngừa nước mũi chảy vào trong

Kê cao đầu của trẻ khi ngủ tạo cảm giác thoải mái, ngăn ngừa nước mũi chảy vào trong

3.4. Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài, nước mũi có màu vàng đục, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Việc thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện nguyên nhân gây sổ mũi kéo dài ở trẻ. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để tình trạng kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng để điều trị tình trạng trẻ bị chảy nước mũi. Bởi những phương thuốc này chưa qua kiểm nghiệm có thể vừa không chữa được bệnh còn gây ra những tác dụng phụ mà bạn không thể lường trước được.

Như vậy, trên đây là những thông tin về trẻ bị chảy nước mũi và những phương pháp điều trị hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu trong nhà đang có trẻ em, bạn cần quan tâm và chú ý tới trẻ nhiều hơn khi trẻ bị cảm lạnh, sổ mũi, sốt. Bởi những triệu chứng tuy đơn giản nhưng đôi khi sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Từ khóa » Chảy Nước Mũi Trong ở Trẻ Em