Trẻ Nhỏ Hay Ngậm Môi Dưới Có Sao Không? Những điều Bố Mẹ Cần ...

Trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới có sao không?

Trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới là tình trạng trẻ có hành động giữ chặt (mút) môi dưới của mình ở giữa hai hàm trong vô thức. Việc này được cho là thói quen xấu, phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tưởng chừng đây chỉ là hành động vô hại, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ thẩm mĩ, sức khoẻ của chính bé về sau. Do đó, hiện tượng này cần được kiểm soát, ngăn chặn, điều chỉnh bởi cha mẹ để tránh các ảnh hưởng trong tương lai. 

Trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới có sao không?

Nếu nhận thấy trẻ có thói quen ngậm môi dưới, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa, tâm lí để được khuyên nhủ và kiểm tra sức khỏe răng miệng. 

Nguyên nhân trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới

Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngậm môi dưới ở trẻ nhỏ:

  • Thói quen từ nhỏ 
  • Cảm giác hồi hộp, lo lắng, căng thẳng
  • Hành động vô thức
  • Cách giải trí riêng của trẻ

Dấu hiệu trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới

Tình trạng ngậm môi dưới thường xuyên ở trẻ rất dễ nhận biết. Thông qua mắt thường, cha mẹ dễ dàng nhận thấy khi môi dưới của bé được giữ chặt bởi hai hàm. Việc này đòi hỏi cha mẹ dành nhiều thời gian trong ngày để chủ động quan sát hành động của con. Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể vô tình bắt gặp hành động này. Tuy nhiên, cần dành nhiều thời gian để theo dõi tần suất của việc làm này rồi mới có thể đưa đến kết luận. 

Biến chứng nguy hiểm 

Hành động ngậm môi dưới thoạt nhìn có vẻ vô hại, không mang lại ảnh hưởng gì, nhưng thực tế hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Cụ thể là:

  • Lệch khớp cắn
  • Răng cửa bị nhô ra
  • Khớp cắn không khít
  • Phát âm không chuẩn
  • Môi bị tổn thương, dễ bội nhiễm

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới

Dưới đây là những gợi ý về phương pháp chăm sóc cho trẻ có thói quen ngậm môi dưới:

  • Giải thích, cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ về tác hại của thói quen này
  • Thường xuyên nhắc nhở, quan sát trẻ
  • Không nên quát mắng liên tục, tránh tâm lí áp lực cho con
  • Tìm biện pháp, trò chơi thay thế nhằm đánh lạc hướng thói quen của con
  • Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài chơi, giao tiếp với nhiều người để làm xao nhãng tật xấu này
  • Phối hợp với mọi người để khuyên răn trẻ
  • Hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa, tâm lí để được khuyên nhủ và kiểm tra sức khỏe răng miệng

Phòng ngừa ngậm môi dưới cho trẻ

Các lưu ý về biện pháp phòng ngừa tật ngậm môi dưới ở trẻ nhỏ:

  • Dạy trẻ về tác hại của thói quen này
  • Thường xuyên đưa con đi khám răng để theo dõi sức khỏe , tình hình phát triển của răng
  • Chủ động tạo ra các thói quen tốt cho trẻ nhằm khiến chúng bận rộn, không bận tâm đến thói quen xấu.
  • Thường xuyên trò chuyện cùng con
  • Dạy con cách bảo vệ sức khỏe răng miệng và tầm quan trọng của chúng.
  • Nhắc nhở trẻ về các thói xấu và tác hại của chúng.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới phải làm sao? Trẻ nhỏ hay ngậm môi dưới có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

  • Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
  • Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
  • Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
  • Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
  • Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
  • Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Nguồn:  Tham khảo 

Từ khóa » Bặm Môi Là Gì