Trẻ Sơ Sinh Bị đau Bụng Có Nguy Hiểm Khôn? Nguyên Nhân Và Cách ...
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
- Nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị đau bụng
- Hướng dẫn bố mẹ cách làm dịu cơn đau bụng của trẻ tại nhà
- Khi nào nên đưa bé bị đau bụng đến gặp bác sĩ?
- Một số cách để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị đau bụng mẹ nên biết
- Câu hỏi thường gặp khi trẻ bị đau bụng
Trẻ sơ sinh bị đau bụng không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng khiến không ít bố mẹ lo lắng và lúng túng trong cách xử lý. Vì sao bé bị đau bụng từng cơn, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng là gì hay cách chữa đau bụng ở trẻ em ra sao? Cùng Huggies và bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?
- Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
- Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
Đau bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các cơn đau bụng có thể xuất hiện thoáng qua rồi tự hết hoặc có thể rất trầm trọng ảnh hưởng nặng nề đến em bé của mẹ. Vì trẻ sơ sinh chưa biết nói nên khi cơn đau đến, em bé sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc. Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng bằng một số dấu hiệu gợi ý sau:
- Cáu gắt hơn bình thường
- Khóc nhiều bất thường
- Gồng người, cong lưng và uốn cong đầu gối khi khóc
- Bé khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn
- Bé bỏ bú hoặc bé bú ít
- Trẻ đi ngoài, tiêu chảy
- Trẻ bị táo bón
- Trẻ bị nôn trớ
- Chướng bụng
- Tiêu đàm máu
>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng mẹ cần nắm rõ
Nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị đau bụng
Đau bụng là biểu hiện của rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị đau bụng từng cơn và cách chữa trị:
1. Đau bụng colic hay khóc dạ đề
Colic được đặc trưng bởi tình trạng khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh. Nó xảy ra ở trẻ sơ sinh 2 đến trẻ 3 tuần tuổi và có thể kéo dài cho đến khi trẻ 4 tháng tuổi hoặc trẻ 5 tháng tuổi. Bé của mẹ ban ngày có khóc vậy không? Ngoài cơn khóc, bé có bình thường không? Nếu có, có nhiều khả năng bé bị khóc dạ đề hay cơn khóc co thắt ruột. Khóc dạ đề là cơn khóc hội đủ 3 con số 3:
- Khóc dữ dội trong 3 tháng đầu sau sanh
- Cơn khóc dai dẳng hơn 3 giờ
- Xuất hiện hơn 3 lần trong tuần
Khóc dạ đề không làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, thường khỏi dần khi bé lớn dần. Khóc dạ đề do rất nhiều nguyên nhân, ngay cả bác sĩ cũng không thể xác định nguyên nhân làm trẻ khóc, nó có thể do trẻ nuốt khí gây đầy hơi khó tiêu hoặc có thể do trẻ không dung nạp các chất có trong sữa…Tuy nhiên, để dỗ trẻ nín mẹ có thể thử các cách sau:
- Cho trẻ bú no trước ngủ, ợ hơi tốt
- Phòng ngủ thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng 26 độ, không mùi ẩm mốc, khi ngủ tắt điện, giữ yên tĩnh, giữ bé luôn khô thoáng, không bị ướt tả.
- Giữ thời gian biểu về ăn uống, ngủ, chơi đùa ban ngày nhất định để bé ít bị kích thích vào ban đêm
- Khi trẻ khóc, xoa dịu trẻ bằng cách: ôm ấp, vỗ về, hát ru, đong đưa nhè nhẹ. Có thể cho trẻ đi dạo một vòng. Nhờ người thân trông hộ trẻ khi mệt mỏi, tránh cáu gắt.
>> Tham khảo:
- Lời nhạc hát ru bé ngủ ngon hay và ý nghĩa nhất
- Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
- Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh
Mẹ có biết:
Đối với bé sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau bụng, thường có dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài khá nhiều, hơn nữa bé cũng có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Xem thêm:
- Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?
- Sốt siêu vi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc bé nhanh khỏi
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng cơ vòng thực quản dưới không đủ trương lực để giữ sữa trong dạ dày dẫn đến bé dễ trào sữa từ dạ dày ra ngoài. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như: nôn ói, vặn mình, quấy khóc, khò khè, ho kéo dài thậm chí tím tái từng cơn, ngưng thở, bỏng thanh môn... Tuy nhiên, khi bé biết đi tình trạng này sẽ cải thiện hoặc hết. Trong giai đoạn này, để hạn chế bớt tình trạng này, mẹ cần:
- Đừng để bé bú quá no, mẹ có thể cho bé bú lượng ít lại nhưng bú nhiều lần
- Sau bú cho bé ợ sữa tốt
- Luôn luôn cho bé nằm đầu cao, hãy kề vai và đầu lên khoảng 30 độ
Các biện pháp trên đa số sẽ giúp bé bớt ọc mà không cần dùng thuốc. Nếu không cải thiện, mẹ cần đem bé đến bệnh viện để kiểm tra nhé!
>> Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi
4. Trẻ sơ sinh bị đau bụng do tiêu chảy
Một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài là bé bị tiêu chảy. Tiêu chảy dẫn đến phân có nước và có thể gây mất nước ở trẻ sơ sinh .
Nguyên nhân: Tiêu chảy thường được gây ra do tiếp xúc với một loại vi rút được gọi là vi rút rota. Các chủng vi khuẩn như campylobacter, salmonella, escherichia coli cũng có thể gây tiêu chảy. Một nguyên nhân phổ biến khác là thực phẩm bị ô nhiễm và ký sinh trùng.
Các triệu chứng: Tiêu phân lỏng có hoặc không kèm đàm máu, đau quặn bụng gây quấy khóc, nôn ói, chướng bụng hoặc sốt .
Điều trị:Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, nên việc bù nước rất quan trọng. Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng thêm các thuốc hỗ trợ tiêu chảy như nước biển khô, men tiêu hóa, kẽm theo toa bác sĩ. Các bé sơ sinh bị tiêu chảy đều cần khám bác sĩ vì nguy cơ biến chứng cao.
>> Tham khảo:
- Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Cách xử lý chảy máu mũi
- TOP 6 men vi sinh cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng
- Nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào là tốt nhất?
5. Trẻ bị đau bụng do lồng ruột
Đây là một tình trạng hiếm gặp gây đau bụng ở trẻ nhỏ và có thể xảy ra khi bé được khoảng 8 tháng đến khi bé 14 tháng. Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột trượt sang phần khác gây tắc nghẽn và đau đớn. Đây là 1 cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp ngay.
Nguyên nhân của tình trạng này ở trẻ sơ sinh không được biết rõ ràng, trong khi ở người lớn, điều này có thể được gây ra do một khối u.
Các triệu chứng: Em bé của mẹ có thể co chân về phía dạ dày, thường xuyên nôn mửa và đi ngoài ra phân sẫm màu, có nhầy máu.
Điều trị: Cần đi khám ngay, các bác sĩ sẽ thăm khám, cho bé siêu âm bụng để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng sẽ điều trị tháo lồng bằng hơi hoặc phẫu thuật tháo lồng.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có sao không?
6. Không dung nạp lactose tạm thời
Tình trạng không dung nạp này xảy ra khi cơ thể không sản xuất enzym lactase có tác dụng phân hủy đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác.
Nguyên nhân: Tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột và tiêu chảy. Những căn bệnh này có thể làm hỏng lớp niêm mạc của ruột non, gây khó khăn cho việc tiêu hóa đường lactose.
Các triệu chứng: Một số triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu phân chua, loét hậu môn.
Điều trị: Đổi sang loại sữa không chứa lactose tạm thời cho đến khi tình trạng ruột hồi phục.
>> Xem thêm:
- Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?
- Cách chữa táo bón ở trẻ em
7. Trẻ sơ sinh bị đau bụng do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh. Ruột thừa là một phần phụ ở góc dưới bên phải của khoang bụng; khi bị tắc, nó sẽ sưng lên và khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng.
Nguyên nhân: Tình trạng viêm xảy ra khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong ruột thừa bởi phân cứng hoặc một nút nhộng lớn chèn ép và chặn lỗ thông. Điều này gây ra sưng tấy, do đó, làm tăng áp lực và gây ra đau nhói.
Các triệu chứng: Con sẽ khóc không ngừng vì đau. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nôn mửa và đôi khi tiêu chảy.
Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là giải pháp duy nhất để ngăn ruột thừa bị vỡ. Không cần phải lo lắng vì đây là tình trạng phổ biến của nhiều người.
>> Tham khảo thêm: Trẻ Đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
8. Thoát vị thành bụng
Đây là tình trạng xảy ra khi ruột non hoặc ruột già trượt ra khỏi khoang bụng gây khó chịu và tắc nghẽn ruột. Có thể có hai loại thoát vị, đó là thoát vị bẹn và thoát vị rốn. Khi ruột trượt vào ống bẹn và gây sưng tấy quanh bẹn thì được gọi là thoát vị bẹn. Thoát vị rốn xảy ra khi ruột trượt ra khỏi thành bụng bị tổn thương phía sau rốn.
Nguyên nhân: Cơ bụng yếu là yếu tố chính dẫn đến thoát vị. Ở trẻ em trai, nó xảy ra nếu ống bẹn không được đóng đúng cách và một phần của ruột di chuyển vào ống bẹn.
Các triệu chứng: Thoát vị có đặc điểm là bụng căng tròn, nôn mửa, đau và sốt nếu ruột bị tắc nghẽn.
Điều trị: Cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu nếu có hiện tượng tắc ruột, nghẹt ruột gây hoại tử ruột. Nếu thoát vị không tắc nghẽn, trẻ sẽ được lên lịch chương trình để phẫu thuật phục hồi thành bụng.
>> Tham khảo: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ
9. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có dị tật đường tiểu đi kèm. Nó gây ra những cơn đau ở vùng bụng dưới.
Nguyên nhân: Nhiễm trùng thường xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong bàng quang hoặc niệu đạo. Hay gặp ở trẻ có dò vùng niệu sinh dục, hậu môn.
Các triệu chứng: Sốt, khóc khi đi tiểu (cho thấy đau) và nước tiểu có mùi lạ là một số triệu chứng.
Điều trị: Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn về loại thuốc kháng sinh để điều trị loại nhiễm trùng này và đánh giá dị tật vùng niệu dinh dục đi kèm để phẫu thuật sửa chữa.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?
Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng
Hướng dẫn bố mẹ cách làm dịu cơn đau bụng của trẻ tại nhà
Để giúp bé giảm cơn đau và thoải mái hơn, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
Massage bụng cho bé
- Cách làm: Đặt bé nằm ở vị trí thoải mái. Mẹ nhẹ nhàng massage bụng của bé theo hình tròn theo chiều kim đồng hồ.
- Tác dụng:Massage bụng giúp kích thích sự lưu thông máu trong khu vực bụng của bé và có thể giúp giảm đau bụng do chứng khí đối với trẻ nhỏ.
>> Xem thêm: Phương pháp massage cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Massage bụng cho bé giúp giảm đau bụng hiệu quả
Tắm nước ấm
- Cách làm: Mẹ chuẩn bị bồn tắm hoặc một chậu nước ấm. Đảm bảo nước ấm mà không quá nóng, nhiệt độ khoảng 37-38 độ C là lý tưởng cho bé. Đặt bé nằm thoải mái trong nước ấm trong khoảng thời gian ngắn từ 2 - 3 phút.
- Tác dụng: Tắm nước ấm có thể giúp bé thư giãn và giảm đau bụng. Nước ấm có tác dụng làm giãn cơ và giảm căng thẳng ở bụng.
Hỗ trợ trẻ ợ hơi
- Cách làm: Đặt bé nằm ngửa trên bụng hoặc trong lòng mẹ, dùng tay mẹ ấn nhẹ lên bụng của bé, sau đó thả ra, tạo ra sự áp lực và giúp bé ợ hơi.
- Tác dụng: Hỗ trợ bé ợ hơi sau mỗi cữ bú giúp loại bỏ khí dư thừa trong dạ dày và ruột bé, giúp giảm bớt tình trạng đau bụng.
Hướng dẫn mẹ cách vỗ ợ hơi hiệu quả cho bé
Di chuyển chân của bé theo chuyển động đạp xe
- Cách làm: Mẹ hãy đặt bé nằm trên bụng hoặc trong lòng mẹ. Giữ hai chân của bé và nhẹ nhàng di chuyển theo chuyển động đạp xe tương tự như khi bé đang đạp xe đạp. Mẹ nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng cho con từ 5 - 10 phút nhé!
- Tác dụng: Chuyển động đạp xe giúp bé bớt chướng bụng, hỗ trợ kích thích tiêu hóa tốt hơn cho trẻ nhỏ.
Mẹ có thể di chuyển chân bé theo chuyển động đạp xe để giúp giảm đau bụng cho bé
>> Tham khảo: TOP 6 men vi sinh cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng & Cách sử dụng
Hướng dẫn bố mẹ cách làm dịu cơn đau bụng của trẻ tại nhà
Khi nào nên đưa bé bị đau bụng đến gặp bác sĩ?
Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đa số là lành tính. Hầu hết các cơn đau này có thể được điều trị tại nhà hoặc tự khỏi sau một thời gian. Mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong trường hợp:
- Đau bụng làm trẻ bỏ bú, sụt cân
- Chướng bụng
- Nôn ói nhiều
- Tiêu đàm máu
- Sốt
- Khối thoát vị tím, đỏ, đau
>> Tham khảo: Bé bị ho, sổ mũi và cách trị ho cho bé
Một số cách để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị đau bụng mẹ nên biết
Mặc dù nguyên nhân cụ thể của tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng chưa được xác định hoàn toàn, nhưng cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp giảm triệu chứng này:
- Đảm bảo tư thế bú đúng cách: Để hạn chế việc trẻ nuốt quá nhiều không khí thì tư thế cho bú rất quan trọng. Hãy giữ đầu bé cao hơn dạ dày khi bú, điều này giúp sữa dễ dàng chảy xuống dạ dày và ngăn ngừa hiện tượng đầy hơi.
- Giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn: Vỗ ợ hơi cho trẻ là cách đơn giản để đẩy khí trong dạ dày ra ngoài. Cha mẹ có thể để bé tựa đầu vào vai, nằm sấp trên đùi hoặc tay sau đó vỗ nhẹ nhàng vào lưng để giúp trẻ thoải mái hơn.
- Bổ sung men vi sinh: Rối loạn vi sinh đường ruột cũng là một nguyên nhân gây đau bụng. Việc bổ sung men vi sinh có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn, giảm triệu chứng đầy hơi.
- Điều chỉnh lượng sữa hợp lý: Dựa vào độ tuổi của trẻ để tính toán lượng sữa phù hợp, tránh việc cho bú quá nhiều có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
>> Tham khảo thêm:
- Sốt Virut ở trẻ: Dấu hiệu và chăm sóc trẻ bị sốt
- Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Mẹ Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
Câu hỏi thường gặp khi trẻ bị đau bụng
Trẻ sơ sinh đau bụng nên uống gì?
Khi trẻ sơ sinh bị đau bụng, việc chọn thức uống phù hợp là rất quan trọng để giúp giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường chỉ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn đầu đời, vì thế trẻ sơ sinh bị đau bụng nên uống:
- Sữa mẹ: Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn chứa kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Sữa công thức phù hợp: Nếu bé uống sữa công thức và có dấu hiệu bị đau bụng thì mẹ có thể thử đổi sang loại sữa công thức dễ tiêu hóa hoặc được thiết kế đặc biệt cho trẻ nhạy cảm với hệ tiêu hóa.
- Nước điện giải (ORS): Trong trường hợp trẻ có triệu chứng tiêu chảy, bác sĩ có thể khuyến cáo bổ sung nước điện giải để tránh mất nước, nhưng không nên tự ý cho bé uống nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
Quan trọng nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc bổ sung bất kỳ loại thức uống nào cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài phải làm sao?
Khi trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài, tiêu chảy thì lúc này bố mẹ cần:
- Cho trẻ bú đủ sữa: Để bù nước và dưỡng chất.
- Bổ sung nước điện giải: Nếu bác sĩ chỉ định, dùng dung dịch ORS để tránh mất nước.
- Theo dõi dấu hiệu mất nước: Chú ý các dấu hiệu như môi khô, ít tiểu, mắt trũng hoặc bé mệt mỏi.
- Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ (nếu bú mẹ): Tránh thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu.
- Đưa trẻ đến bác sĩ: Khi có dấu hiệu bất thường như phân có máu, sốt, hoặc nôn mửa thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
Vì sao trẻ sơ sinh bị đau bụng về đêm?
Trẻ sơ sinh bị đau bụng về đêm thường do các nguyên nhân bệnh lý như táo bón, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét đường tiêu hóa hoặc hội chứng ruột kích thích,... Ba mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu của con để có thể điều trị kịp thời.
Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị đau bụng, ba mẹ có thể tham khảo để có thể phòng tránh kịp thời những rủi ro sẽ xảy ra với sức khỏe của bé. Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã sơ sinh Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm độc đáo, cùng chất liệu mềm mại giúp nâng niu bảo vệ da bé từ ngày đầu chào đời.
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/colic-and-crying
- https://www.parents.com/baby/care/colic/colic-101-what-it-is-and-what-to-do/
- https://kidshealth.org/en/parents/colic.html
>> Đọc thêm:
- Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
- Mách mẹ cách phòng tránh và điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ
- Gợi Ý Các Mẹo Dân Gian Chữa Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả
Từ khóa » Cách Nhận Biết Bé Sơ Sinh Bị đau Bụng
-
Nhận Biết Cơn đau Bụng ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Đau Bụng ở Trẻ Sơ Sinh: Làm Sao để Biết? | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Bị đau Bụng Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không?
-
Chứng đau Bụng ở Trẻ Sơ Sinh | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2
-
Trẻ Sơ Sinh Bị đau Bụng: Bác Sĩ Chỉ Ra Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Nhỏ Bị đau Bụng Và Cách Xử Trí Tại ...
-
Đau Bụng ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ
-
Rối Loạn Tiêu Hóa ở Trẻ Sơ Sinh: Các Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục
-
Giảm đau Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh | Blemil
-
Cách Xử Trí Khi Trẻ Bị đầy Bụng, đau Bụng - Bio-acimin
-
Bé Bị đau Bụng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa - Hello Bacsi
-
Cách Xử Lý Và Nhận Biết Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón | Medlatec
-
Giúp Mẹ Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy | TCI Hospital
-
Cách Nhận Biết Và Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị đầy Hơi Chướng Bụng