Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè: Cách Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Trẻ sơ sinh thở khò khè là bị gì?
- Cách nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè
- Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè
- Trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không?
- Trẻ sơ sinh bị khò khè phải làm sao?
- Bé bị khò khè khi nào nên đi khám bác sĩ
- Những câu hỏi thường gặp về bé sơ sinh thở khò khè
Thông thường tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè là do sự tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới. Những bé dưới 2 tuổi thường gặp hiện tượng này vì kích thước của phế quản còn nhỏ, dễ bị co thắt, tăng nguy cơ tiết dịch và tắc nghẽn. Vậy việc trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không? Các bậc phụ huynh nên làm gì khi bé nhà mình thở khò khè. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ giúp bố mẹ tìm ra câu trả lời.
>> Tham khảo thêm:
- Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Cách xử lý chảy máu mũi
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho, cách chữa và khi nào cần đi khám?
- Trẻ bị nôn trớ: Nguyên nhân và mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh thở khò khè là bị gì?
Trẻ sơ sinh thở khò khè là hiện tượng khi trẻ phát ra âm thanh lạ trong quá trình thở, thường xảy ra trong lúc ngủ hoặc bú. Phần lớn trường hợp này là do vi khuẩn tấn công, dẫn đến co thắt và sưng phế quản. Điều này khiến cơ thể tiết ra nhiều dịch nhầy, gây tắc nghẽn cuống phổi hoặc phế quản, làm trẻ gặp khó khăn trong hô hấp và thở khò khè.
>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?
- Trẻ sơ sinh bị khò khè có đờm có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh thở khò khè phát ra âm thanh lạ khi thở (Nguồn: Huggies)
Cách nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè
Nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè không dễ như ở người lớn. Tình trạng bé thở khò khè là âm thở không bình thường, gần giống với tiếng ngáy. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết khi áp tai gần miệng trẻ. Nếu trẻ thở khò khè nặng hơn, sẽ có âm thở ra kéo dài và gắng sức.
Đối với những trường hợp khó nhận biết hơn, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để chẩn đoán chính xác. Âm thanh thở khò khè trong y học gọi là tiếng ran ngáy.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi, thường là tiếng khụt khịt. Để xử trí, bố mẹ chỉ cần nhỏ nước muối vào mũi trẻ để thông thoáng. Khi mũi được vệ sinh, tiếng thở của bé sẽ trở nên êm ái hơn.
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
- Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Mẹ có biết:
Để có thể chuẩn bị cho con mình một hành trang thật tốt, các mẹ đừng quên lựa chọn một loại tã bỉm phù hợp với bé nhé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn
- Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho?
- Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
Các nguyên nhân gây thở khò khè ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Huggies)
Trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không?
Tình trạng thở khò khè ở trẻ có nguy hiểm không sẽ còn phụ thuộc vào âm thanh mà bé phát ra. Bố mẹ phải theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để tìm được nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho con.
1. Âm thanh khò khè phát ra như tiếng huýt sáo
Thông thường, cấu tạo mũi của trẻ có lỗ thông khí nhưng nó khá nhỏ nên chỉ cần một ít dịch nhầy hay gỉ mũi cũng làm cho bé khó thở. Lúc này, lỗ thông khí bị thu hẹp, cản trở không khí ra vào đường thở khiến quá trình hô hấp của trẻ trở nên khó khăn và phát ra những âm thanh y hệt như tiếp huýt sáo.
2. Âm thanh bé thở ra nghe tiếng khàn khàn
Bé sơ sinh thở khò khè nếu phát ra âm thanh khàn khàn thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản. Mặc dù không nguy hiểm nhưng mẹ vẫn nên lưu ý bởi chứng bệnh này sẽ gây phù nề thanh quản, khiến đường dẫn khí bị hẹp đi, hơi thở của trẻ từ đó cũng trở nên nặng nề hơn.
>> Tham khảo: Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi
3. Bé thở khò khè thở rít
Trẻ sơ sinh khò khè thở rít có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản hoặc do mềm sụn thanh quản. Bố mẹ thường nghe thấy tiếng rít rõ hơn khi trẻ hít vào, đặc biệt là khi trẻ nằm ngửa.
4. Bé hay thở dốc bất thường
Bé hay thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím mặt mày, ho dai dẳng thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Bệnh này do các virus, vi khuẩn gây nên bởi sự tích tụ các chất lỏng bên trong phế nang. Nếu bé nhà bạn có xuất hiện những dấu hiệu trên thì hãy đưa bé đến ngay bệnh viện, bác sĩ chuyên môn để được chữa trị kịp thời.
>> Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Bố mẹ cần xác định nguyên nhân và xử lý bé sơ sinh bị khò khè kịp thời (Nguồn: HuggieS)
Trẻ sơ sinh bị khò khè phải làm sao?
Tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng kèm theo, bác sĩ sẽ chọn cách chữa khò khè ở trẻ sơ sinh phù hợp. Đối với các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị tại nhà với các biện pháp sau:
- Bổ sung nước cho bé: Cho bé bú sữa mẹ và tăng cường cữ bú hàng ngày để bổ sung nước. Đối với sữa công thức, mẹ cần pha theo liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về dung dịch bù nước, bù điện giải cho trẻ sơ sinh.
- Tạo độ ẩm không khí: Mẹ nên duy trì độ ẩm và nhiệt độ trong phòng trẻ sơ sinh để giúp dễ chịu hơn, giảm tắc nghẽn đường hô hấp và cải thiện tình trạng thở khò khè.
- Hút mũi cho trẻ: Mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch mũi và loại bỏ chất nhầy. Cần thực hiện nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ, và luôn đảm bảo vệ sinh dụng cụ trước và sau khi sử dụng.
- Sử dụng thuốc: Lưu ý, tất cả các loại thuốc dùng cho trẻ sơ sinh cần theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc để tránh gây biến chứng xấu cho bé. Một số thuốc có thể được chỉ định như: thuốc giãn phế quản (albuterol), corticosteroid (prednisone, beclomethasone), thuốc chống viêm và thuốc điều chỉnh leukotriene (montelukast, zafirlukast).
Ngoài ra, bố mẹ cần nhớ không được sử dụng mật ong để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh, vì có thể gây ngộ độc cho trẻ
>> Xem thêm:
- Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
- Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè thì phải làm sao?
Cho con nhỏ ngủ riêng vẫn còn là điều khá xa lạ bởi vì các ông bố bà mẹ quan niệm trẻ cần phải được bao bọc từ bữa ăn đến giấc ngủ. Vậy có nên cho bé ngủ riêng không? Hãy cùng Huggies tìm hiểu về “Tập cho bé ngủ riêng” nhé:
Bé bị khò khè khi nào nên đi khám bác sĩ
Khi phát hiện trẻ sơ sinh thở khò khè, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị phù hợp. Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn hoặc tình trạng thở khò khè kéo dài, làn da bị tím tái hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám sớm. Đặc biệt, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu sau:
- Thở khò khè kéo dài từ 3 đến 4 tuần.
- Trẻ nôn ói hoặc trẻ bị sốt cao.
- Khó thở, có dấu hiệu co rút lồng ngực khi hít vào.
- Làn da tím tái.
- Nhịp thở không đều, trẻ phải gắng sức để hít vào.
- Trẻ bị hen suyễn.
- Xuất hiện hiện tượng ngưng thở đột ngột.
- Trẻ thở dốc.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, trẻ có biểu hiện khò khè kéo dài từ giai đoạn sơ sinh là dấu hiệu cảnh báo các bệnh thường gặp:
- Tại đường hô hấp: từ rất nhẹ như viêm mũi, nghẹt đàm ... đến nặng như mềm sụn thanh quản, bất thường bẩm sinh đường hô hấp như hẹp khí quản, phế quản...
- Ngoài đường hô hấp: trào ngược dạ dày thực quản, tim bẩm sinh, thoát vị hoành, bệnh lý thần kinh cơ…
Vì bé còn rất nhỏ mà đã có biểu hiện bất thường như vậy nên phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám xem có đúng là bé khò khè tắc nghẽn đường hô hấp dưới không và làm các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân.
>> Xem thêm:
- Vàng da sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian
Nếu trẻ thở khò khè kéo dài, làn da bị tím tái hãy đưa trẻ đến bệnh viện (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về bé sơ sinh thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình thì phải làm sao?
Bé nhà bạn hay thở khò khè và vặn mình thì đây cũng là điều khá bình thường ở trẻ. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra suốt thời gian dài thì mẹ hãy lưu ý vì có thể đây là dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về sức khỏe. Để yên tâm hơn, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị ngay nhé.
Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào?
Để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, mẹ hãy thử các cách dưới đây nhé:
- Vệ sinh họng, mũi bằng dung dịch nhỏ mũi: Sử dụng dung dịch nước muối NaCl 0.9% sẽ giúp làm sạch bị bẩn, dịch nhầy và vi khuẩn gây bệnh có trong mũi bé.
- Các loại tinh dầu: Cách tinh dầu bao gồm sả, bạc hà, tràm, bưởi, gừng,... sẽ giúp bé thông thoáng đường thở và cải thiện tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh.
- Dùng nước ấm: Nước ấm có công dụng rất tốt trong việc tiêu đờm và giữ ấm đường thở của bé. Sử dụng nước ấm sẽ giúp các triệu chứng như ngứa rát họng, khò khè, ho,.... thuyên giảm đáng kể.
- Thảo dược thiên nhiên: Có rất nhiều bài thuốc dân gian đông y giúp bé chữa khò khè, các bài thuốc từ lá húng chanh, lá hẹ, mật ong, rau diếp cá,... Là các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ tìm thấy và kháng khuẩn rất tốt.
Tất nhiên, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành chữa để đảm bảo an toàn cho bé nhé!
>> Tham khảo: 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả
Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm phải làm sao?
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ thở khò khè có đờm ở giai đoạn đầu với tình trạng không quá nghiêm trọng, thì bố mẹ không cần quá lo lắng, nên giữ bình tĩnh xử lý và đưa trẻ đến bệnh viện khám sớm nhất. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, sức khỏe của trẻ có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt khi sức đề kháng của bé còn yếu.
Bé bao nhiêu tháng hết khò khè?
Trẻ sơ sinh có thể thở khò khè vì nhiều lý do, và tình trạng này có thể kéo dài khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Thông thường, hiện tượng này sẽ hết khi bé 1 tuổi khi hệ hô hấp phát triển và trưởng thành.
Trẻ sinh mổ bao lâu hết khụt khịt mũi?
Đối với trẻ sinh mổ thường có thể hết khụt khịt mũi trong khoảng 5 đến 7 ngày.
>> Tham khảo: Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Màu sắc và mùi phân của bé
Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bất thường?
Trong quá trình thở, trẻ sơ sinh có thể tạm ngừng thở trong khoảng 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu thở lại nhanh hơn, với nhịp thở khoảng 50 đến 60 nhịp mỗi phút trong khoảng 10 đến 15 giây. Tuy nhiên, nếu trẻ ngừng thở quá 10 giây, thì đây là dấu hiệu bất thường.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị khò khè. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào trong quá trình chăm sóc bé thì có thể tham khảo thông tin tại mục Chăm sóc bé và gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, khăn ướt Huggies, miếng lót sơ sinh Huggies
>> Nguồn tham khảo:
- Baby Wheezing: Causes, Treatments, and More | Healthline
- Why is my baby wheezing? Causes and treatments | Medical News Today
Từ khóa » Tiếng Khò Khè ở Trẻ Em
-
Trẻ Bị Khò Khè: Nhận Diện Dấu Hiệu Bất Thường | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khò Khè ở Trẻ Em Và Các Vấn đề Liên Quan
-
Khò Khè ở Trẻ Em
-
Tiếng Khò Khè ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Chẩn đoán | Vinmec
-
Làm Sao Nhận Biết Tiếng Thở Khò Khè Của Trẻ? - Báo Tuổi Trẻ
-
Khò Khè ở Trẻ Nhỏ - Phổi Việt
-
Tiếng Khò Khè - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khò Khè ở Trẻ Em - Những điều Cần Lưu ý
-
Trẻ 2 Tuổi Ngủ Thở Khò Khè Có Nguy Hiểm Không? - Monkey
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè | Hapacol
-
Khò Khè ở Trẻ Em Khi Nào Nguy Hiểm? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Mẹ Phải Làm Sao? - Hen Phế Quản
-
Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Dấu Hiệu Nào Cần đưa Trẻ đi Khám?
-
Khò Khè Và Hen Phế Quản ở Trẻ Em - Vì Lá Phổi Khỏe