Trẻ Sơ Sinh Hay Bị ọc Sữa Lên Mũi, Nôn Trớ Sữa Liên Tục Phải Làm Sao ...
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa việc xử lý cũng khá đơn giản nhưng phần lớn các mẹ mới nuôi trẻ sơ sinh lần đầu thì thường khá lúng túng, lo lắng. Amthucvasuckhoe.com sau đây sẽ chia sẻ đến các bà mẹ trẻ một số kiến thức về nguyên nhân và quá trình cho con bú để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa.
Xử lý khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa
Khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.
Đây là hiện tượng ọc sữa sinh lý, mẹ có thể giúp bé tránh được bằng cách chia nhỏ thời gian cho bú, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, núm vú cao su luôn đầy sữa để trẻ không bú hơi tránh làm căng dạ dày, hạn chế việc trẻ ọc sữa.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong khi mẹ đã cố gắng khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý, thì nên xét tới nguyên nhân khác mà theo bác sĩ nhi khoa khuyến cáo. Nếu ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện khác thường có thể gặp trong những bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Theo thống kê từ các bệnh viện nhi tại TP.HCM, mỗi năm hàng trăm trẻ thiếu canxi có biểu hiện tương tự.
Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ ở trẻ
Nôn trớ liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ… Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.
– Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. – Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết. – Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. – Pha sữa đúng công thức và nên cho ăn bằng thìa hoặc uống bằng cốc. – Khi cho trẻ bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. – Một số trẻ tạm thời cơ thể không dung nạp sữa bò tươi thì thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa bò dưới dạng sữa chua.
Ọc sữa, nôn do co thắt môn vị: Thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, thể trạng thần kinh dễ bị kích thích hay quấy khóc hờn dỗi, kém ngủ. Nôn xuất hiện sớm trong những ngày đầu sau đẻ dù trẻ ăn sữa mẹ hay sữa bò, chất nôn là nước sữa hoặc sữa đông vón tùy theo thời gian sữa lưu lại dạ dày.
Trẻ vẫn háu ăn, ít bị sụt cân, cơ thể vẫn phát triển bình thường. Bệnh sẽ giảm dần khi trẻ bắt đầu ăn chế độ đặc, vì ăn chất lỏng không khí dễ vào dạ dày gây đầy hơi trẻ dễ bị nôn trớ. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cần lưu ý:
– Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn bằng cách pha thêm nước cháo vào sữa. – Cho trẻ bú nhiều lần hơn bình thường. Sau mỗi lần bú bế trẻ đầu cao một lúc sau đó đặt trẻ nằm nghiêng bên trái 10 phút rồi chuyển sang bên phải, cuối cùng đặt trẻ nằm ngửa. – Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn motilium, primperan.
Ọc sữa, nôn do bệnh tật: Hay gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…
Trẻ ọc sữa, nôn đột ngột và kèm theo các triệu chứng đặc hiệu của từng bệnh. Cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
Ọc sữa, nôn do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa
Hẹp phì đại môn vị: Là do phì đại lớp cơ môn vị gây hẹp tắc môn vị. Bệnh hay gặp ở trẻ trai. Sau khi sinh, trẻ vẫn bú mẹ và đại tiện bình thường, khoảng 3-4 tuần sau thì xuất hiện nôn, nôn liên tục sau khi ăn, nôn nhiều lần, nôn vọt thành tia, số lượng nhiều.
Chất nôn là sữa hoặc sữa đông vón đọng lâu trong dạ dày. Nôn kéo dài làm cho trẻ sụt cân nhanh, trẻ vẫn háu ăn, ỉa phân ít, đái ít. Thăm khám bụng thấy sóng nhu động ở hạ sườn trái lan từ trái sang phải hoặc sờ thấy u cơ môn vị di động nằm ở dưới bờ trước của gan.
Luồng trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Nôn trớ thường xuất hiện sớm ngay sau đẻ, nôn trớ sau bữa ăn, khi trẻ nằm hoặc khi trẻ khóc. Số lượng chất nôn ít, chất nôn thường là sữa mới ăn vào, đôi khi có màu nâu. Nôn làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Để giảm bớt ọc sữa, nôn trớ và phòng thiếu dinh dưỡng thì cần lưu ý cách cho trẻ ăn.
– Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng số lần cho bú. – Sau khi ăn nên bế vác trẻ 10-15 phút. – Chế độ ăn đặc dần lên. – Sử dụng thuốc chống nôn.
Nếu chẩn đoán nôn do các dị tật bẩm sinh thường phải xử trí ngoại khoa.
Khắc phục chứng ọc sữa cho bé 8 tháng tuổi
Cháu nhà tôi được 8 tháng tuổi, hay bị nấc cục sau mỗi khi bú no và thường ọc sữa. Xin bác sĩ tư vấn cách khắc phục? (Khả Uyên, Phú Mỹ Hưng, TP HCM.)
Bác sĩ CK II Trần Ánh Tuyết – Chuyên khoa Tiêu hóa Gan mật – Phòng khám Yersin
Khi bú (nhất là bú bình), bé hay nuốt hơi, tạo ra các khối hơi trong dạ dày, làm cho bé sình bụng, ọc sữa hay nấc cục. Để khắc phục, bạn nên để đầu bé hơi cao hơn bụng, sữa luôn ngập núm vú phía bên trong bình sữa để tránh nuốt hơi.
Bé bú xong một phần, mẹ nên bế bé ngồi, đồng thời vỗ và vuốt nhẹ lưng từ trên xuống, vuốt nhiều lần cho đến khi nghe bé ợ hơi, sau đó có thể cho bé bú tiếp như hướng dẫn bên trên.
Nếu đã thực hiện như vậy mà bé vẫn còn hay ọc sữa thì mẹ có thể cho bé uống thuốc có hoạt chất simethicone ở dạng giọt, mỗi lần uống từ 6 giọt đến 8 giọt. Simethicone có tác dụng nhẹ nhàng tại hệ tiêu hoá, và không hấp thụ vào máu nên khá hiệu quả và an toàn đối với trẻ em.
Trẻ sơ sinh 2 tháng đầu hay ọc sữa, vặn mình có thể do thiếu canxi
Thấy con bị vặn mình, ọc sữa, giật mình khi ngủ kèm co giật, nghĩ bị động kinh, chị Hậu đưa con đến bệnh viện khám, tuy nhiên theo các bác sĩ, nguyên nhân là thiếu canxi.
Chị Hậu cho biết, sau khi sinh chị không có đủ sữa cho con bú và cũng không điều kiện để mua các loại sữa có bổ sung canxi cho con.
Vợ chồng anh Hào, nhà ở Nhơn Trạch, Đồng Nai thì lo lắng chạy tìm thầy khắp nơi để điều trị chứng cứ bú vào là ọc sữa của con. Dùng nhiều loại thuốc, trị bằng nhiều mẹo vẫn không có kết quả, cuối cùng khi đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, anh chị mới biết bé bị thiếu canxi.
Theo các bác sĩ, hiện tượng này thường xảy ra cho trẻ trong 2 tuần đầu sau sinh. Thời gian này do xương trẻ cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, song sau khi cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp cho con bị mất đột ngột và nguồn cung cấp từ bên ngoài qua sữa thiếu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 khẳng định, canxi là một trong những muối khoáng có chức năng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa, điều hòa môi trường trong cơ thể như trong mạch máu, tế bào… Do đó nếu không cung cấp đủ canxi trẻ sẽ bị biến dạng xương tay, chân; chậm mọc răng, rụng tóc; nhiễm trùng đường hô hấp do lồng ngực bị méo….
Theo bác sĩ Hoa, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp trẻ sơ sinh tránh tình trạng thiếu canxi. Mẹ có thể bổ sung canxi bằng những loại thực phẩm giàu chất này như cua đồng, sữa và các chế phẩm từ sữa, mè, tép, đậu tương và những chế phẩm làm từ đậu nành, trứng… Trường hợp mẹ không có sữa cho con bú thì trẻ cần phải được bổ sung canxi từ các loại sữa bột có hỗ trợ loại chất này.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể trẻ dưới 3 tháng là 300mg và 500mg cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi. Canxi không được tạo ra trong cơ thể mà phải cung cấp hàng ngày bởi thức ăn, chủ yếu là từ sữa. Tuy nhiên, muốn canxi được hấp thu và sử dụng tốt thì cơ thể phải có đủ vitamin D. Phơi nắng buổi sáng cho trẻ cũng là cách tốt để cung cấp vitamin D.
Theo bác sĩ Đính, trong bữa sáng nên cho trẻ ăn các loại ngũ cốc kèm với sữa tươi hoặc có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm. Bánh đúc đậu phụ rán chấm tương Bắc cũng là một món ngon giàu canxi.
Trời nóng, phụ huynh nên khuyến khích cháu ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam trẻ con thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều. Trời mưa lạnh, cho cháu uống sữa cacao nóng với vài bánh quy giòn lạt hay mặn có tăng cường canxi.
Để trẻ không bị ngán, bác sĩ Đính cũng khuyên phụ huynh nên tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa hay yaourt đông thành kem, với những hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao… Cho ăn bánh có nhân trộn thêm sữa. Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà-ri có thịt, đậu, khoai. Nên cho trẻ ăn phô mai và yaourt vào những bữa ăn phụ. Giải khát có nước cam, quít sẵn giàu canxi. Ăn nhiều rau xanh như muống, bó xôi, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bông cải xanh giàu canxi hơn các loại rau khác.
Riêng việc dùng các dung dịch canxi và thuốc hỗ trợ vitamin D thay thế sữa mẹ, theo ông Đính, cần phải có hướng dẫn của bác sĩ. “Nếu thường xuyên sử dụng với liều quá cao có thể dẫn đến tăng mức canxi máu gây ra trạng thái kích thích, co giật, chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn có thể gây suy thận và tử vong”, bác sĩ Đính cảnh báo.
Bé 20 ngày bị ọc sữa qua mũi liệu có nguy hiểm?
Chào Bác sĩ! Con em được hơn 20 ngày tuổi. Vài ngày gần đây, con của em có hiện tượng trào sữa qua đường mũi và miệng. Em đã nâng phần đầu của bé lên cho không bị sặc. Nhưng hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra và bé còn có hiện tượng gặng đau. Em không biết nguyên nhân nhờ Bác sĩ tư vấn giúp.
BS. Nguyễn Mai Hương-Nhi khoa-Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế
Chào em,
Con em đang trong giai đoạn sơ sinh nên về sinh lý cũng hay bị ọc sữa. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh do vòng van giữa thực quản và dạ dày chưa đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng và mũi của trẻ. Ngoài ra cách cho trẻ ăn cũng có liên quan đến biểu hiện ọc sữa ở trẻ. Trong quá trình bú, trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày, kết hợp với tư thế của trẻ sau khi bú đặt nằm ngang hay nghiêng bên phải. Trong tình trạng đó, hơi và sữa trong dạ dày – với tư thế nằm không đúng ở trẻ – môn vị ở dưới đóng quá chặt, còn tâm vị ở trên lại lỏng lẻo sẽ là cơ hội đẩy sữa ngược trở lên qua tâm vị và ọc sữa ra ngoài. Phản xạ tự nhiên của trẻ khi bú mẹ hoặc bú bình là nuốt, tuy nhiên nếu khoang miệng của trẻ nhỏ mà lượng sữa lại nhiều thì trẻ sẽ bị nôn ói. Đây là biểu hiện nôn sinh lý do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Không biết con em bú sữa mẹ hay ăn sữa ngoài. Nếu bú mẹ thì em nên cho bé bú từ từ, không để bú quá no, sau khi bú mẹ thì khoảng 15 phút sau hãy cho trẻ nằm. Nếu bé bú bình, nghiêng bình sữa sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Trường hợp này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể mất hẳn mà không cần biện pháp can thiệp nào khác.
Tuy nhiên, nếu thấy con ọc sữa nhiều kèm theo sốt, ho, bỏ bú…thì em cần đưa con đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
Thân mến chào em.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ọc sữa rất nhiều lần trong ngày phải làm sao?
Hỏi
Chào bác sĩ!!
Bé nhà em sinh được 3kg, bây giờ được 2 tháng 12 ngày, bé được 8.3kg. Bé tăng cân rất tốt, tuy nhiên bé ọc sữa rất nhiều, ngày ít nhất 1 lần, có ngày đến 5 lần. Bé bị như vậy từ hồi gần 1 tháng đên tận bây giờ. Mỗi lần ọc sữa bé đều khịt khịt mũi, khó thở lắm, em nhìn mà đau xót quá. Bé bú mẹ hoàn toàn, em cũng đem bé phơi nắng nhưng không đều đặn vì nhà em ở hiếm có năng để phơi lắm.
Hồi tròn 2 tháng , bé đi khám đinh kỳ, em cũng trình bày hiện tượng ọc sữa của bé, bác sĩ khám dùng nước muối sinh lý xịt liên tục vào mũi bé, bé ọc ra nhớt rất nhiều. Bác sĩ nói co thể cổ họng bé bị nhớt nên ọc sữa. Tuy nhiên sau khi đi khám về bé vẫn tiếp tục ọc sữa, tình hình không cải thiện.
Em có hỏi bác sĩ về việc cho bé uống vitamin D, nhưng bac sĩ bảo không cần uống, đem phơi nắng là được.
Bé ọc sữa lúc đang bú, bé rất hay ọe, bé dòi bú mà không cho bé bú, bé cũng ọe ọe, bé khóc mà không kịp dỗ, bé cũng ọe ọe. Đôi lúc ọe ọe, rùi phun ra sữa, lúc thì không. Em có cảm giác là bé ọc sữa thành thói quen, cứ ọe ọe để hù mẹ, bắt mẹ bế ẵm. Bé có biết làm thế không bác sĩ.
Đây là cân nặng của bé theo tháng: mới sinh 3kg (50cm), 1 tháng 5kg (57cm), 2 tháng 7.2kg (63cm), 2 tháng 12 ngày 8.3kg (69cm)
Trả lời của BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh – Phòng TCCB – Bệnh viện Từ Dũ
Chào chị Thùy Trang,
Em bé của chị có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Chị nên đưa bé đến khám chuyên khoa tiêu hóa để được siêu âm bụng chẩn đoán và uống thuốc chống trào ngược. Trước mắt, chị nên cho bé uống 400 UI (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày vì bé bú sữa mẹ hoàn toàn dễ thiếu vitamin D và phơi nắng không đảm bảo hoàn toàn được hiệu quả (vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự thường xuyên, mức độ da tiếp xúc ánh nắng, mây mù và khói bụi có thể cản trở những tia có lợi…).
Thân mến.
Bé bị ọc sữa có phải nguyên nhân do bị đàm nhớt?
Câu hỏi:
Con em được 2 tháng nặng 5.5kg, khi sinh 3,4kg.Tháng đầu bé lên cân từ 3.4 lên 5kg, lúc 1,5 tháng cho đến nay bé tự dưng bị triệu chứng ọc sữa. Lúc đầu ọc ít, sau càng ngày càng nhiều. Có khi ọc ngay khi đang bú, hoặc sau khi bú, dù em đã cho bé ợ hơi. Trong cổ họng bé em nghe âm thanh khò khè như bị vướng đàm, dù bé không có sổ mũi. Và nhiều lần bé ọc dường như là bị nhợn đàm. Theo em biết thì đàm nhớt có thể là nguyên nhân gây ọc sữa, nhưng nếu ọc nhiều do trào ngược dạ dày thực quản thì cũng gây nên sự khò khè cho bé. Như vậy em nên cho bé đi khám bác sĩ về Hô hấp hay tiêu hóa.Nguyen Thi Mong Tam
Ths.Bs.Bùi Nguyễn Đoan Thư – Khoa Hô hầp chuyên sâu
Chào bạn,
Chắc là khi bạn nhận được phản hồi này thì bạn đã đưa bé đi khám nhi rồi ! Thật vậy, hiện tượng ọc ói ở trẻ nhỏ là điều khiến cho các bậc cha mẹ rất lấy làm khổ tâm. Trẻ vừa bú hết một bình sữa đầy bỗng dưng ói ra sạch bách ! Vậy phải làm sao?
Ta biết rằng dạ dày của trẻ vừa nhỏ vừa nằm ngang. Trẻ ham bú cứ đòi bú liên tục mà không biết dạ dày mình chứa không nổi. Cha mẹ thấy con đòi bú tiếp thế là “thừa thắng xông lên”. Có người khoe con mình 2 tháng đã bú hết bình sữa 150ml ! Thế rồi sao ? Dạ dày muốn tiêu hóa sữa thì phải có chỗ để co bóp, mà khi dạ dày bóp lại sữa không được đẩy xuống ruột kịp thì tất nhiên đường thoát duy nhất là ở phía trên thôi. Hơi dù đã được cho “ợ” rồi cũng chẳng làm dạ dày được rộng hơn bao nhiêu. Nếu sữa thoát hẳn ra ngoài miệng thì ta thấy ói, nếu sữa lạc qua đường hô hấp kích thích tăng tiết đàm thì ta nghe thấy khò khè.
Nếu em bé tăng cân quá nhanh chứng tỏ bé rất ham bú, bú nhiều. Hiện tượng lúc đầu ọc ít sau càng ngày càng ọc nhiều chính là một dấu hiệu cảnh báo cho cha mẹ, chứng tỏ cơ thể bé dung nạp hết nổi rồi, dù bé vẫn thèm bú. Nếu vẫn muốn chiều bé, bạn nên cố gắng chia nhỏ các cữ bú ra, có thể tăng số lần bú trong ngày lên gấp đôi, nhưng số lượng sữa mỗi cữ giảm còn phân nửa.
Chúc bạn thành công!
Làm gì khi bé 4 tháng tuổi liên tục ọc sữa?
Hỏi: Con tôi 4 tháng tuổi. Bé vẫn hay ọc sữa mà mỗi lần ọc có chất đạm trong sữa. Tôi đã cho bé đi khám và điều trị nhiều lần mà vẫn không hết. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa ọc sữa cho bé. Câu hỏi của Yennhi Tran <mymy7897…
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi:
Ọc sữa hay còn gọi là nôn trớ là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là trong 6 tháng đầu, do dạ dày của bé nằm ngang, cơ thắt môn vị mạnh hơn co thắt tâm vị nên mỗi khi dạ dày co bóp sữa dễ bị trào ra ngoài. Khi bé biết ngồi, biết đứng, biết đi hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần.
Hiện tượng nôn trớ này nếu không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé, có nghĩa là bé vẫn khỏe mạnh, lên cân đều thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bé nôn liên tục, ảnh hưởng đến sự phát triển thì cần phải đi khám và điều trị.
Theo bạn nói đã đi khám và điều trị nhiều lần mà không khỏi nhưng không biết bạn khám ở đâu và điều trị thuốc gì? Cháu phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Nhi khoa để loại trừ các nguyên nhân nôn do bệnh lý đường tiêu hóa.
Nếu chỉ là nôn trớ sinh lý bạn chỉ cần chia nhỏ bữa ăn, không ép bé khi bé không muốn ăn nữa, khi ăn xong không đặt trẻ nằm ngay mà bế vác bé, vỗ nhẹ sau lưng khi bé ợ hơi mới đặt nằm đầu cao 30 độ nghiêng về 1 bên để tránh tình trạng bé nôn ra thức ăn trào vào khí quản gây sặc.
Khi bé tròn 5 tháng tuổi bạn có thể cho ăn nước cháo pha sữa cũng làm giảm tình trạng nôn, còn bây giờ có thể dùng sữa dành cho trẻ nôn trớ.
Ngoài ra cũng có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa, uống kẽm vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây nôn ở trẻ.
On September 6, 2015 / Bệnh tiêu hóa, Sức khỏe, Trẻ sơ sinh / 5 Comments Tags: trẻ bị nôn trớ, trẻ sơ sinh bị ọc sữaTừ khóa » Trớ Sữa Từ Mũi
-
Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi: Hướng Dẫn Xử Lý Và Phòng Ngừa Cho ...
-
Xử Lý Khi Trẻ Bị Trớ Xộc Lên Mũi | Vinmec
-
Cách Xử Trí Khi Bé Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vietnamnet
-
Cách Xử Lý Nhanh Tại Nhà Khi Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vì Thế Mẹ Cần Lưu ý!
-
Trẻ Sơ Sinh Hay ọc Sữa Lên Mũi Phải Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Lên Mũi Khi Ngủ Là Do đâu? Các Cách Xử Lý
-
Bé Bị ọc Sữa Lên Mũi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mùi Trớ Sữa Bám Trên áo Quần ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Trẻ Sơ ...
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Lên Mũi - Vloghealth
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Hiệu ...
-
Chăm Sóc Và Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa - CDC Bắc Ninh
-
Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi: Cách Xử Lý Nhanh Mẹ Cần Biết
-
Trớ Sữa Và Trào Ngược Thực Quản