Trớ Sữa Và Trào Ngược Thực Quản
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
9 giờ trước Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Trớ sữa và trào ngược thực quản 04:21 PM 25/05/2016 Các mẹ vẫn hay lo lắng vì sao con hay trớ sữa? Trớ sữa thường xuyên có hại cho con thế nào? Và làm sao để khắc phục hoặc hạn chế hiện tượng này? Trớ sữa xảy ra khi sữa đã được nuốt xuống dạ dày chảy ngược lên thực quản, và trào lên họng của bé, do môn vị còn yếu. Bé bú mẹ hay sữa công thức có thể bị trớ/ trào ngược sinh lý hoặc bệnh lý, ví dụ nuốt không khí vào bụng cùng với sữa mà không được ợ hơi, bú cữ quá no, vận động đùa giỡn nhiều ngay sau khi ăn, thức ăn không phù hợp gây dị ứng... Vì sao bé trớ sữa: 1. Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh và trẻ nhỏCho con bú nhiều hơn dung lượng này, ví dụ 30ml/cữ thay vì 5ml/ cữ cho trẻ sơ sinh, hoặc 150ml thay vì 100ml cho trẻ 1 tháng, gây trớ sữa. 2. Độ chắc của tâm vị (cơ vòng giữa dạ dày và thực quản): Ở người lớn, đây là van 1 chiều cho thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày và chống trào ngược lại. Ở trẻ sơ sinh, cơ vòng này còn yếu, nên khi bị kích thích (đầy hơi, khó tiêu, quá no) trẻ rất dễ bị trớ/ trào ngược. Một số bé vừa bú xong lại có biểu hiện chưa no (biểu hiện của 'phản xạ bú mút và phản xạ tìm vú'), bú tiếp cho đến khi căng cứng bụng hoặc nôn trớ và dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản khá phổ biến. 3. Vị trí của tâm vị và thực quản
Như hình minh họa, ở trẻ sơ sinh cổ dạ dày và và thực quản thẳng hàng, chứ không gập góc ở tâm vị như ở dạ dày trưởng thành, nên cũng dễ gây trớ sữa. 4. Thời gian tiêu hoá: Sữa mẹ trong 45 phút tiêu 1/2 xuống ruột non vì các thành phần chất chính rất dễ hấp thụ. Trong khi đó, sữa công thức cần 80 phút để có thể tiêu 1/2 xuống ruột non, với lượng chất thải (không tiêu thụ được) cao hơn do độ kết tủa nhiều và khó tiêu của casein, thành phần protein chính trong sữa công thức. Vậy trẻ ăn sữa công thức dễ bị nôn trớ hơn. 5. Dị ứng: Một số bé có thể dị ứng với một số protein động vật trong sữa công thức, hoặc không hợp với một số chất trong khẩu phần của mẹ (ví dụ mẹ ăn bắp cải, sữa có thể có gây đầy hơi). Trớ sữa càng sớm, càng thường xuyên, tâm vị càng dễ bị kích thích, gây tình trạng nặng hơn, từ trớ sữa sinh lý sang trào ngược thực quản bệnh lý. Phân biệt trớ sữa (sinh lý) và trào ngược thực quản (bệnh lý) Trớ sữa thông thường: Trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng trớ 1 ít sữa sau bú, có thể nấc cụt, ho nhẹ. 50% trẻ có hiện tượng này vài lần 1 ngày trong 3 tháng đầu, và 5% bị đến 12 tháng tuổi. Bé phát triển mạnh khoẻ bình thường và không có gì phải lo lắng. Trớ sữa nặng/ trào ngược: Ói nhiều phun thành vòi, ói sau khi bú >1 giờ, bị ói thường xuyên, bé cáu gắt, khóc nhiều, khó ngủ, bỏ bú, tăng cân chậm... Trường hợp này, bé cần được đi khám bác sĩ và điều trị sớm. Ói sữa ngược ra thành vòi thường xuyên khiến bé bị mất nước (giống như tiêu chảy), mất dịch dạ dày và các loại men tiêu hoá... Dịch ói có thể bị trào vào phế quản, phổi, tai gây viêm nhiễm. Đáng chú ý một số bé ăn ói liên tục, nhưng vẫn dư cân, béo phì, do lượng bú mỗi cữ lớn hơn rất nhiều dung tích dạ dày gây giãn dạ dày từ sơ sinh. Song, việc tăng cân như thế, không có nghĩa là bé vẫn phát triển tốt, mà thực chất là hệ tiêu hoá và hệ bài tiết non nớt của bé đang phải làm việc quá sức, ảnh hưởng đến chức năng của các hệ này về lâu dài khi bé trưởng thành. Chăm sóc bé đúng cách: 1. Hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi, để cho bé bú mỗi cữ vừa đủ. Và để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày các mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn. Số cữ theo nhu cầu của bé, khoảng 14 cữ trong ngày đầu đến 10 cữ sau tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu. 2. Bú ti mẹ trực tiếp: Trẻ bú mẹ ngay từ sơ sinh, giảm nhiều nguy cơ trào ngược này, do (1) lượng sữa non của mẹ đúng bằng dung tích dạ dày con, (2) sữa mẹ xuống từng đợt và có độ béo tăng dần trong cữ bú giúp bé nhận biết và tự động dừng bú khi đầy dạ dày (3) sữa mẹ không gây dị ứng (4) bú mẹ đúng cách bé không bị nuốt không khí cùng với sữa (5) sữa mẹ nhẹ bụng, dễ tiêu. 3. Tư thế bú ti mẹ trực tiếp: Nếu bé bú 2 bên 1 cữ, nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. 4. Sau khi bé bú xong, nên cho bé ợ hơi và bế bé thẳng đứng thêm 15' - 30' trước khi cho bé nằm. 5. Tránh kích động đùa giỡn các trò chơi hoạt động chân tay, các trò chơi gây cười nhiều với bé sau cữ bú. 6. Đặt bé nằm ngủ trên nệm có độ dốc, đầu cao hơn dạ dày. Và có thể kê gối lưng để bé nằm nghiêng trái, bé sẽ cảm giác dạ dày êm hơn, và dễ ngủ hơn. Bác sĩ Nguyễn Tâm Long Khoa Nhi - Bệnh viện TƯQĐ 108 Theo “Tài liệu Tổng hợp kiến thức nuôi con sữa mẹ” – Chuyên gia Betibuti Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Trớ Sữa Từ Mũi
-
Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi: Hướng Dẫn Xử Lý Và Phòng Ngừa Cho ...
-
Xử Lý Khi Trẻ Bị Trớ Xộc Lên Mũi | Vinmec
-
Cách Xử Trí Khi Bé Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vietnamnet
-
Cách Xử Lý Nhanh Tại Nhà Khi Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vì Thế Mẹ Cần Lưu ý!
-
Trẻ Sơ Sinh Hay ọc Sữa Lên Mũi Phải Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Lên Mũi Khi Ngủ Là Do đâu? Các Cách Xử Lý
-
Bé Bị ọc Sữa Lên Mũi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mùi Trớ Sữa Bám Trên áo Quần ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Trẻ Sơ ...
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị ọc Sữa Lên Mũi, Nôn Trớ Sữa Liên Tục Phải Làm Sao ...
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Lên Mũi - Vloghealth
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Hiệu ...
-
Chăm Sóc Và Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa - CDC Bắc Ninh
-
Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi: Cách Xử Lý Nhanh Mẹ Cần Biết