Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình
- Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
- Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
- Mách mẹ một số mẹo để trẻ sơ sinh hết vặn mình
- Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn
Bài viết nhận được sự cố vấn y khoa từ Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.
Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình là một hiện tượng sinh lý bình thường trong giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ vặn mình kèm theo các biểu hiện gồng mình, bé khó ngủ, trẻ hay quấy khóc, trẻ bị nôn ói, đổ mồ hôi, trẻ hay giật mình… thì ba mẹ nên lưu ý. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến sức khỏe của bé. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, cùng Huggies tham khảo bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Cách rửa mũi cho bé an toàn và đúng cách
- Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình
Trong giai đoạn đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều có biểu hiện gồng người, vặn mình diễn ra trong một vài phút, hiện tượng này sẽ chấm dứt khi trẻ 3 tháng tuổi - trẻ 4 tháng tuổi. Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ chia thành 2 trường hợp: Vặn mình là hiểu hiện sinh lý và vặn mình biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, gồng mình, ba mẹ cần chú ý để xem hiện tượng vặn mình đó là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay của các bệnh lý khác.
>> Xem thêm: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng và chính xác nhất
Trẻ sơ sinh vặn mình trong lúc ngủ (Nguồn: Sưu Tầm)
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình
Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình? Trẻ sơ sinh hay vặn mình vì lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài tử cung của mẹ. Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.
>>Xem thêm: Rốn trẻ sơ sinh: Bệnh lý về rốn & Cách chăm sóc, vệ sinh rốn rụng nhanh
Mẹ có biết:
Tã bị ướt là một trong những nguyên chân chính khiến trẻ khó chịu và hay cựa quậy khi ngủ. Trẻ sơ sinh thường đi ngoài khá nhiều nên mẹ cần một loại tã có khả năng thấm hút tốt, khô thoáng nhanh. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đi ngoài và cách xử lý
Có nhiều nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ (Nguồn: Sưu Tầm)
Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Thường các biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ, vấn đề ăn uống hay gây ra biểu hiện các thương tổn trên da, tóc,…ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng về thể chất của bé.
- Tình trạng hạ Canxi máu: Luôn có các triệu chứng báo động, các biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ: trẻ dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra, có thêm các biểu hiện khác như: đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hay nôn ói, hay nấc, hay quấy khóc và chậm lên cân... muộn hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu còi xương ở trẻ.
- Một số bệnh lý khác như: Da bé bị thương tổn như bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.
>> Xem thêm:
- Tổng hợp mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả
- Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Mách mẹ một số mẹo để trẻ sơ sinh hết vặn mình
Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết, tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra:
- Các yếu tố liên quan đến môi trường ngủ của bé: nhiệt độ phòng, thời tiết, quần áo, tình trạng tã,...
- Vệ sinh quần áo, chăn cũi, ga giường thường xuyên để da bé không bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Điều này còn giúp hạn chế tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ, bé bị rôm sảy.
- Massage, ôm ấp, vỗ về hoặc mẹ cũng có thể hát ru hoặc trò chuyện cùng bé để giảm bớt cảm giác bất an, lo lắng của con, mẹ nhé.
- Đưa bé đi tắm nắng 15 - 20 phút mỗi ngày: Việc này giúp bổ sung canxi và vitamin D cho bé, giúp bé dễ dàng tổng hợp lượng canxi còn thiếu, đặc biệt quan trọng với các bé sinh non, sinh thiếu tháng.
- Quan tâm cảm xúc của bé: Tuy hiện tượng vặn mình, gồng mình là những biểu hiện bình thường ở bé sơ sinh, nhưng nó cũng đồng thời thể hiện "cảm xúc của bé" lúc này rằng bé đang khó chịu do tã ướt, do bé đang đói,... Vì vậy, mẹ cần để tâm đến bé nhiều hơn, mẹ nhé.
- Kiểm tra các vị trí trên da bé: Mẹ nên kiểm tra các vị trí vùng nếp gấp, da bé có bị sưng đỏ, viêm loét hoặc các lỗ tự nhiên (hậu môn, vùng kín) có gì bất thường hay không.
- Chú ý đến thời gian các cơn vặn mình, gồng mình của bé: bao gồm xu hướng tăng dần hay giảm dần, cường độ như thế nào,...
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn: Nhiều mẹ mong muốn mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh nên ngay lập tức vào chế độ ăn uống kiêng khem. Nhưng điều này không thực sự tốt với các bú sữa mẹ vì hàm lượng canxi trong sữa bị giảm đi. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sử dụng những thực phẩm giàu canxi như: thịt, cá, trứng, sữa,...
- Kê đầu cao cho bé khi bú và sau khi bú để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
- Tránh tự ý áp dụng các mẹo dân gian có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ khi chữa vặn mình. Lập tức đưa bé đến bác sĩ nếu tình trạng của bé không cải thiện, không phát triển và hay quấy khóc.
Nếu vẫn chưa yên tâm, nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra thêm cho bé, sau khi bác sĩ tìm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục hay điều chỉnh giúp mẹ nhé.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, khi trẻ vặn mình, mẹ nên:
- Đừng để bé bú quá no, bạn có thể cho bé bú lượng ít lại nhưng bú nhiều lần
- Sau bú cho bé ợ sữa tốt
- Luôn luôn cho bé nằm đầu cao, hãy kề vai và đầu lên khoảng 30 độ.
Các biện pháp trên đa số sẽ giúp bé bớt ọc, giảm đờm mà không cần dùng thuốc. Bạn nên cho trẻ cực phơi nắng sớm hoặc cho bé uống vitamin D3 ( Aquadetrim 1-2 giọt/ngày) giúp tăng cường hấp thu Vitamin D làm xương cứng cáp, cũng giảm tình trạng vặn mình, ngủ không ngon.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường thường gặp, ba mẹ không cần quá lắng. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc trẻ, ba mẹ có thể tham khảo tại mục Chăm sóc bé của Huggies hoặc đặt câu hỏi tại Góc Chuyên gia để được giải đáp kịp thời.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
>> Bài viết cùng chủ đề:
- Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ?
- Ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ
- Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân, cách giúp trẻ hết lười ăn
Nguồn tham khảo:
- https://now.uiowa.edu/news/2016/07/whats-going-when-babies-twitch-their-sleep
- https://www.healthline.com/health/baby/baby-twitching-in-sleep
Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn
Trẻ sơ sinh vặn mình có nguy hiểm hay không?
Vặn mình, gồng mình, đỏ mặt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện thường kéo dài trong vài phút là tự hết. Khi trẻ vặn mình, đỏ mặt nhưng vẫn bú tốt, không nôn ói, không khóc, khó chịu, lên cân tốt thì ba mẹ không cần quá lo lắng.
Khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc… có thể là biểu hiện của việc thiếu canxi cho trẻ sơ sinh, thường gặp ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Nói tóm lại, nếu trẻ vẫn khỏe, lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình là bình thường.
Trường hợp trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có kèm theo các triệu chứng như ăn kém, ngủ không được, bỏ bú, sụt cân, tiêu chảy,... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám chính xác.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?
Trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình, gồng mình sau vài phút sẽ tự hết (Nguồn: Sưu tầm)
Tẩy "lông đẹn" có giúp trẻ sơ sinh nhanh hết hiện tượng vặn mình?
Thời gian gần đây, nhiều người truyền tay nhau về việc phương pháp điều trị trẻ sơ sinh vặn mình bằng cách tẩy “lông đẹn”, nhờ đó trẻ ngủ ngon và không quấy khóc. Sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh để tẩy lông. Rất nhiều bà mẹ đã hào hứng áp dụng cách này cho con nhưng cách này có thật sự đúng hay không?
Theo chia sẻ của GS.TS Phạm Nhật An - Giảng viên Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Tẩy lông đẹn cho trẻ là cách truyền miệng dân gian, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Lông đẹn là lớp lông bảo vệ làn da non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Khi trẻ lớn lên theo thời gian, lớp lông này sẽ tự động rụng dần. Vậy nên mẹ không nhất thiết phải tẩy lông đẹn cho trẻ sơ sinh.
Với phương pháp sử dụng lòng trắng trứng gà trộn nước cốt chanh để tẩy lông đẹn, làn da của bé sẽ phải chịu những tác động nguy hiểm. Trẻ sơ sinh có làn da còn non nớt, nước cốt chanh có nhiều axit dễ gây mẩn trên da. Bên cạnh đó, hỗn hợp này không hợp vệ sinh, khi thoa lên da bé, chúng có thể làm nhiễm khuẩn, đặc biệt, trứng gà sống còn mang mầm bệnh cúm gia cầm.
Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh rằng: Hiện tượng vặn mình, gồng mình đến đỏ mặt ở trẻ sơ sinh là hết sức bình thường. Giống như người lớn, khi mệt mỏi thì cần vươn vai thì trẻ nhỏ cũng vậy, chúng sẽ vận động bằng việc vặn mình, rướn mình. Ba mẹ đừng vội thấy trẻ hay vặn mình, nghĩ rằng đó là bệnh rồi làm dụng phương pháp điều trị không khoa học.
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình đỏ Mặt
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Gồng Mình, Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình đỏ Mặt - Mẹ Chớ Coi Thường
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình đỏ Mặt - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bé Sơ Sinh Hay Rặn đỏ Mặt, Rướn Người, Khó Có Sao Không?
-
Những Lưu ý Khi Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình, đỏ Mặt, Gồng Mình
-
Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình đỏ Mặt - Mẹ Nên Làm Gì? - Hunmed
-
[GIẢI ĐÁP] Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình đỏ Mặt Phải Làm Sao? - BioAmicus
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thanh Vũ