Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình đỏ Mặt - Mẹ Nên Làm Gì? - Hunmed
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt, hay gồng mình có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường. Nhưng nếu kèm theo chậm phát triển, vận động kém… là biểu hiện bệnh lý cần được xử trí ngay. Nếu mẹ đang băn khoăn về tình trạng của trẻ, hãy lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.
Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có nguy hiểm không?
Câu hỏi:
Chào bác sĩ, bé nhà em được 25 ngày tuổi, gần đây bé hay gồng mình đỏ mặt. Khi thức hay ngủ cũng gồng mình, mặt đỏ tía tai, người cong như con tôm. Bé gồng lên vài phút rồi tự hết, giật mình rồi tỉnh luôn. Bé vẫn ăn tốt và chơi bình thường. Bác sĩ cho em hỏi bé hay gồng mình đỏ mặt như vậy có phải bệnh không ạ?
Trả lời:
Chào mẹ! Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt nhưng vẫn ăn ngoan và sinh hoạt bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Bởi nguyên nhân trẻ hay gồng mình đỏ mặt là do sinh lý.
Tình trạng sinh lý khiến bé hay gồng mình, đỏ mặt do:
– Khi mới chào đời, hệ thần kinh của trẻ rất nhạy cảm, dễ phản ứng lại với môi trường xung quanh. Chỉ một tác động nhẹ cũng khiến bé giật mình, gồng mình.
– Khi trẻ nằm một chỗ quá lâu sẽ dẫn tới mỏi người, gồng mình là cách trẻ đang giãn cơ và khớp.
– Trẻ gồng mình đỏ mặt cũng có thể do trẻ đang cố rặn để tống chất thải ra ngoài.
Bé hay vặn mình đỏ mặt phải làm sao?
Câu hỏi:
Thưa bác sĩ! Bé nhà em 2 tháng tuổi, nặng 5kg, bé chỉ bú sữa mẹ. Khoảng 10 ngày nay, bé ngủ hay vặn mình đỏ mặt, rướn người. Ngoài ra còn quấy khóc đêm nhiều và ra mồ hôi trộm nữa. Em đã tạo cho bé không gian ngủ thoải mái, giữ bỉm sạch và áp dụng nhiều mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh nhưng không hiệu quả. Giờ em phải làm thế nào để bé hết vặn mình, gồng đỏ mặt ạ? Rất mong nhận được phản hồi của bác sĩ.
Trả lời:
Chào mẹ, trẻ hay vặn mình đỏ mặt, quấy khóc đêm, ra mồ hôi trộm… đôi khi là dấu hiệu sớm của việc thiếu vitamin D3K2. Cơ thể thiếu D3K2 sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi ở ruột và xương. Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ như: chậm lớn, chậm biết lẫy, biết bò… Nguy hiểm hơn thì còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm nhận thức.
Vì vậy mẹ cần bổ sung D3K2 cho trẻ càng sớm càng tốt. Cung cấp đủ D3K2 sẽ giúp cơ thể bé hấp thụ canxi tốt hơn và đặc biệt cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ.
Trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt cần bổ sung D3K2 như thế nào?
Câu hỏi:
Chào bác sĩ, bé nhà em được gần 1 tháng tuổi, nặng 4kg. Lúc trước bé đều ngủ rất ngoan, bú tốt. Nhưng gần đây bé ngủ hay vặn mình, gồng đỏ mặt, ngủ không yên giấc, khóc quấy đêm nhiều. Tóc phía sau rụng thành hình vành khăn và móng tay có nhiều vệt trắng xước. Em đi khám được bác sĩ tư vấn bé đag cần bổ sung vitamin D3K2. Như vậy em cần bổ sung cho bé như thế nào cho đúng ạ?
Trả lời:
Chào mẹ, với những biểu hiện của bé sơ sinh khi ngủ hay vặn mình kèm các biểu hiện trên mẹ cần bổ sung Vitamin D3 K2 cho bé. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh có nhu cầu D3 là 400 IU và K2 là 2mcg. Vì thế, mẹ bổ sung cho bé Vitamin Bioamicus D3K2, mỗi ngày 3 giọt lúc 9h sáng. Đây là cách bổ sung D3 K2 đúng liều và phát huy tác dụng tốt nhất. Bé sơ sinh sẽ được cung cấp đủ D3 K2 theo đúng khuyến cáo của WHO.
Bổ sung Vitamin D3 K2 cho trẻ vặn mình đến khi nào?
Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện được 5 tháng 10 ngày, nặng 8kg. Từ tháng thứ 2 bé ngủ vặn mình đỏ mặt, lười bú, khóc đêm,… em đã cho bé dùng Bioamicus Vitamin D3 K2 MK7 đến nay là được 3 tháng rồi. Các biểu hiện trên đều giảm rõ, bé ăn ngon và ngủ tốt hơn. Em muốn hỏi bác sĩ bây giờ có cần tiếp tục sử dụng không ạ?
Trả lời:
Chào mẹ! Sản phẩm Bioamicus Vitamin D3 K2 MK7 hiện nay được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bởi hiệu quả mà nó mang lại giúp giải quyết tình trạng trẻ hay vặn mình đỏ mặt, quấy đêm, ngủ không sâu giấc. Đồng thời còn giúp dự phòng các triệu chứng do thiếu canxi gây ra như còi xương, chậm lớn, chậm biết lẫy, biết bò….
Mẹ nên tiếp tục cho con sử dụng Bioamicus Vitamin D3 K2 MK7 ít nhất tới khi trẻ 18 tháng tuổi. Bởi trong giai đoạn này, lượng D3 K2 bổ sung từ chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của trẻ. Hơn nữa, 18 tháng đầu đời là khoảng thời gian quan trọng trẻ cần được đảm bảo đủ dưỡng chất. Từ đó giúp trẻ có khả năng phát triển tốt về thể chất cũng như trí tuệ.
Qua thời điểm này, mẹ vẫn có thể cho trẻ sử dụng tới 3 tuổi, để trẻ có nền tảng phát triển chiều cao tốt nhất.
Nguồn: https://bioamicus.vn/tre-so-sinh-van-minh-do-mat-phai-lam-sao
Từ khóa » Em Bé Vặn Mình đỏ Mặt
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Gồng Mình, Vặn Mình Khi Ngủ | Vinmec
-
Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Chữa Mẹo Cha Mẹ Nên Biết
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ
-
Triệu Chứng Vặn Mình, đỏ Mặt Thường Gặp ở Trẻ Sơ Sinh
-
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình Và Cách Xử Lý | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình đỏ Mặt - Mẹ Chớ Coi Thường
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình đỏ Mặt - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Bé Sơ Sinh Hay Rặn đỏ Mặt, Rướn Người, Khó Có Sao Không?
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình, Gồng Mình Khi Ngủ - Huggies
-
Những Lưu ý Khi Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình, đỏ Mặt, Gồng Mình
-
[GIẢI ĐÁP] Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình đỏ Mặt Phải Làm Sao? - BioAmicus
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Vặn Mình ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thanh Vũ