Trí Huệ Là Gì - Làm Thế Nào để Có Thể đắc được Trí Huệ?
Có thể bạn quan tâm
Trí Huệ là sự thấy biết sáng suốt được sinh ra bởi Định Lực. Đây là cảnh giới cao nhất của người học Phật trong tam vô lậu học “Giới, Định, Huệ”. Người tu học khi dụng công đến chỗ thuần thục, phá được Phiền hoặc thì trí Huệ tự khai mở.
- Thiền Định là gì.
- Bố thí là gì.
- Trì giới là gì.
- Nhẫn nhục là gì.
- Hội Long Hoa là gì.
- Sự thật về hạn Tam tai.
Thực ra thì Trí Huệ, vốn không phải là cái thấy biết thông thường, nên không thể dùng lời nói mà diễn tả được. Như thủa xưa Ngài Thanh Nguyên Duy Tín thiền sư nói: “Ba mươi năm trước, khi lão tăng chưa vào đạo, thì thấy sông là sông, núi là núi. Đến khi gặp thiện tri thức chỉ dạy cho đường lối tu hành, thấy sông không phải là sông, núi không phải là núi. Ngày nay ngộ đạo, vào nơi tịch tĩnh, thấy sông vẫn là sông, núi vẫn là núi.”
Trí Huệ là gì
Trong đạo Phật, hai tiếng vô minh được nhắc nhở đến luôn. Vì chính vô minh là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của đau khổ của sanh tử luân hồi. Phật thường dạy: “Cái khổ của lạc đà, của lừa ngựa chở nặng mãn kiếp; Cái khổ trôi lăn trong Tam giới chưa gọi là khổ. Ngu si không trí huệ, tin tưởng sai lạc, không biết hướng đi, cái ấy mới thật là khổ”.
Ngài lại dạy: “Si là gốc của tội lỗi, Trí huệ là gốc của muôn hạnh lành”. Chúng ta là Phật tử chúng ta không muốn gây tội lỗi để chịu quả khổ đau, chúng ta chỉ mong làm được các hạnh lành để hưởng phước quả và được giải thoát. Vậy tất nhiên chúng ta phải tu huệ. Vậy trí Huệ là gì
“Trí” có nghĩa là quyết đoán; “Huệ” có nghĩa là giản trạch, Tự điển Phật học Trung Hoa định nghĩa: “Trí là biết Tục đế và Huệ là thông hiểu Chân đế”. Cũng có thể nói: Trí là thể tách sáng suốt trong sạch, Huệ là cái Diệu dụng xét soi tự tại. Như vậy, Trí huệ là thể tách sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được.
Các loại Trí Huệ
Trí huệ như định nghĩa trên là trí huệ của đạo Phật, chứ không phải trí huệ phổ thông, thường dùng trong các sự học hỏi hiểu biết, suy luận hằng ngày trong đời. Theo triết học Phật Giáo, khả năng nhận thức có hai loại: Hiện lượng và tỷ lượng.
Hiện lượng là sự nhận biết trực tiếp không cần qua trung gian suy luận. Hiện lượng lại chia làm hai: Chân hiện lượng, là nhận thức trực tiếp mà đúng. Tợ hiện lượng, là nhận thức trực tiếp mà sai.
Tỷ lượng: Là sự nhận biết qua trung gian suy luận. Tỷ lượng cũng có hai thứ: Chân tỷ lượng, là lối hiểu biết bằng suy luận đúng đắn. Tợ tỷ lượng, là lối hiểu biết mà suy luận mà sai lầm. Hiện lượng của địa vị phàm phu rất kém cỏi và phần nhiều là tợ hiện lượng. Tỷ lượng của địa vị phàm phu lại còn kém cỏi hơn nữa và phần nhiều là tợ tỷ lượng.
Ðứng về phương diện tính chất, Ðạo Phật chia trí huệ ra làm hai loại lớn là ” Căn bản trí” và ” Hậu đắc trí”.
1. Căn bản trí
Căn bản trí, là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sinh vốn đã có sẵn; Nhưng vì bị phiền não che lấp, nên chưa phát chiếu ra được. Có thể so sánh căn bản trí như là một chất kim khí quý báu (vàng, bạc) đang ở trong trạng thái khoáng chất, nằm lần lộn với đá (phiền não vô minh).
2. Hậu đắc trí
Hậu đắc trí, là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định v.v…Có thể so sánh Hậu đắc trí như chất kim khí (vàng, bạc) được lọc từ khoáng chất ra và không còn lẫn lộn với đất đá, bụi bặm nữa (phiền não, vô minh).
Theo Duy thức học, sau khi đạt đến địa vị Giác ngộ, nghĩa là có được “Hậu đắc trí”, thì tám thức chuyển thành bốn trí:
- Thức thứ tám, A Lại Da Thức, có tác dụng là chấp trí sanh mạng và chủng tử, được đạt đến địa vị vô lậu và biến thành “Ðại viên cảnh trí”. (Trí sáng như bức gương lớn và tròn đầy, tượng trưng cho biển cả chơn như).
- Thức thứ bảy, Mạt Na Thức, có tác dụng là chấp ngã, biến thành “Bình đẳng tánh trí”. (Trí có năng lực nhận thức cách bình đẳng, vô ngã của vạn pháp).
- Thức thứ sáu, Ý thức có tác dụng là phân biệt, biến thành “Diệu quan sát trí”. (Trí có năng lực quan sát thâm diệu).
- Năm thứ cuối (Nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức) biến thành “Thành sở tác trí”. (Trí có năng lực nhận thức cùng khắp và thần diệu)
Làm thế nào để có được trí Huệ
Muốn có được trí huệ, đức Phật chế ra nhiều pháp tu. Trong số nhiều pháp tu ấy thì “Văn, Tư, Tu” và “Giới, Ðịnh, Huệ” là những pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất.
Văn, Tư, Tu
Văn, Tư, Tu là ba pháp tu để có được trí huệ:
- Văn huệ: Là huệ do tai nghe âm thanh, mắt thấy âm tự của Phật, hay qua các kinh điển mà hiểu được nghĩa lý.
- Tư huệ: Là huệ do trí suy nghĩ, tìm tòi, rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật.
- Tu huệ: Là huệ do tu hành thẻ nghiệm và thể nhập chân lý, mà gíac ngộ, chứng được sự thật. Văn, tư, tu tương quan mật thiết với nhau. Hành giả cần phải chuyên tu cả ba thứ, không thể bỏ qua một thứ nào mà thành tựu được.
Phật dạy: “Văn huệ, tư huệ, tu huệ, ba môn khuyết một không được. Nếu ai nghe mà không suy nghĩ, thì như làm ruộng mà không gieo mạ; Nếu suy nghĩ mà không tu, thì như làm ruộng mà không tát nước, bừa cỏ, rốt cuộc không có kết quả. Ba huệ được đầy đủ thì chứng quả Tam thừa?” (Sa Di thập giới).
Giới, Ðịnh, Huệ
Giới: Là lời răn dạy của Phật )xem lại bài Trì giới Ba la mật).
Ðịnh: Là thiền định, giữ cho tâm ý không loạn động, để suy nghiệm đến những vấn đề căn bản của Ðạo.
Huệ: Là sự phát chiếu của Trí, sau khi đã tẩy sạch phiền não và vô minh.
Giới, Ðịnh, Huệ tương quan mật thiết với nhau: Do trì giới mà thân tâm không loạn động. Do thân tâm không loạn động mà tâm trí được Ðịnh. Tâm trí khi đã định thì Trí huệ phát chiếu. Ngược lại, Trí huệ phát chiếu thì tâm dễ Ðịnh, Tâm đã Ðịnh thì Trì giới không khó khăn. Tóm lại: Giới, định, huệ, đều tương duyên tương quan mật thiết với nhau, một cái tăng thì hai cái kia cũng tăng.
Công năng của Trí Huệ
Như chúng ta đã thấy trong phần chia loại, trí huệ khi đã đạt đến địa vị Giác ngộ (tám thức chuyển thành bốn trí) thì công năng, diệu dụng của nó rộng lớn vô cùng, không thể nói hết. Tuy thế, để có một quan niệm tương đối rõ ràng, chúng ta có thể nêu lên ba công năng chính của trí huệ như sau:
1. Dứt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh. Khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất, như khi ánh sáng phát ra thì bóng tối tất phải tan biến. Mê lầm đã mất thì phiền não tất không còn phát sinh nữa.
2. Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, như màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí huệ phát chiếu vào sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì màn sương ất phải tan biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự vật được lộ bày như thật.
3. Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì người ta với người, ta với vật tưởng như riêng biệt, sai khác. Nay nhờ trí huệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh đều chơn không, nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.
*
Như vậy, giá trị và công năng của trí huệ lớn lao không thể nói hết. Nó là cứu cánh của người Phật tử. Cứu cánh ấy, chúng ta phải cố đạt cho được. Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật cũng đã thiết tha khuyên các Ðệ tử phải trau dồi trí huệ như sau: “Trí huệ là chiếc thuyền kiên cố chở khỏi biển già, đau, chết; Là ngọn đèn lớn chói sáng vô minh hắc ám. Là liều thuốc hay chữa hết thảy bệnh tật. Là chiếc búa sắt chặt gãy cây phiền não. Vậy các người phải lấy sự nghe, sự suy nghĩ, sự tu tập mà tự tăng ích cho trí huệ mình”. (Kinh Di Giáo).
Người có Trí Huệ
Người khai mở Trí Huệ thì vạn pháp thế gian cho đến xuất thế gian đều thông suốt. Người học Phật, hoặc Tụng kinh chú, hoặc Thiền, hoặc niệm Phật, nếu giới hạnh tinh nghiêm thì huệ tự khai mở. Lại không như cái thấy biết hạn hẹp của thế gian, trí huệ không thể cầu hay luyện tập mà có được!
Ta hãy xem câu chuyện sau đây, trong “Quán Thế Âm Bổn Tích Cảm Ứng Tụng”, sẽ hiểu được phần nào về Trí huệ:
*
Theo Kỷ Cầu Thư, vào Năm Thuận Trị thứ hai, tức năm Ất Dậu (1645) ở Trung Quốc. Sử Khả Pháp là Lễ Bộ Thượng Thư kiêm Đông Các Đại Học Sĩ nhà Nam Minh tổ chức nghĩa quân quyết tử chống lại cuộc tấn công nhằm tận diệt nhà Minh của quân Thanh, do Dự Thân Vương Đa Đạc chỉ huy.
Ngày 24 tháng Tư, Đa Đạc tập trung đại bác bắn vào Dương Châu. Ngày 25 phá được thành, nhưng dân quân chống cự quyết liệt từng góc phố. Quân Thanh phải vất vả lắm mới chiếm được cả thành. Do vậy, để trả thù, Đa Đạc hành hình Sử Khả Pháp tàn nhẫn và hạ lệnh đại tàn sát nhân dân Dương Châu suốt mười ngày. Số người chết lên đến mười vạn người.
Trong thành có ông Trình Bá Lân làm nghề buôn bán, thờ Quán Thế Âm Đại Sĩ rất kiền thành. Trước khi thành bị Phá ông Trình cầu khẩn Đại Sĩ cứu giúp.
Một đêm ông ta mộng thấy Đại Sĩ bảo: “Mười bảy mạng trong nhà ông, mười sáu người đều được thoát tai kiếp, còn ông không trốn được. Đời trước ông giết Vương Ma Tử bằng hai mươi sáu nhát đao, nay phải đền món nợ ấy. Hãy nên bảo người nhà ở chái Đông, riêng mình ông ở giữa nhà đợi hắn, đừng làm liên lụy đến ai”.
*
Ông Trình tin theo. Đến khi binh lính đập cửa, ông Trình ra đón, hỏi: “Ông có phải là Vương Ma Tử hay chăng?”
Tên lính kinh hãi hỏi: “Vì sao ngươi lại biết tên họ của ta?”
Ông Trình kể lại lời Quán Thế Âm Bồ Tát trong giấc mộng.
Tên lính than: “Đời trước, ngươi giết ta, đời này chịu báo. Ta nay giết ngươi, há đời sau chẳng lại bị báo thù hay sao?”
Nói đoạn rồi bèn dùng sống đao đập ông Trình hai mươi sáu lần để xóa nợ. Ông Trình bèn dẫn quyến thuộc sang Kim Lăng, sống yên ổn nhiều đời.
Với quyền năng vô hạn của mình, để giúp ông Tình, Ngài Quán Thế Âm chỉ cần khảy móng tay là được. Ngài dùng thần thông: Hoặc đưa gia đình ông Trình đi nơi khác; Hoặc cho Hộ pháp che mắt quân binh nhà Thanh; Hoặc đưa họ tạm lánh lên Trời, xuống đất… Nhưng không, dùng thần thông để can thiệp vào nghiệp của người vốn không phải là cách độ sanh của hàng Bồ Tát! Ngài chỉ cho ông Trình tiền nhân hậu quả và để ông tự hóa giải ân oán, nghiệp lực cho mình. Chỉ có cách như vậy mới là rốt ráo. Bởi đã gieo nhân tất phải chịu quả báo, không cách chi trốn tránh cho được. Bồ Tát dùng Trí Huệ là như thế đó!
*
Nếu có trí huệ thì những việc ta làm đều không phí hoài, có thể tùy bệnh cho thuốc. Trong Kinh Di Giáo, Phật thuyết: “Chư Tỳ kheo các ông nếu có trí huệ không tham trước, thường tự tỉnh giác, không để phạm lỗi, nên được giải thoát. Nếu chẳng như thế, là kẻ phi đạo, cũng chẳng phải là hàng bạch y, cũng không có danh gọi chi”.
Người có huệ sẽ như thuyền kiên cố vượt qua biển sinh lão bệnh tử, là đèn lớn soi phá si ám vô minh. Là thuốc hay chữa lành tất cả bệnh, là búa bén chặt đứt cội rễ phiền não. Vì thế nên các ông cần huân bồi văn, tư, tu để phát huệ mà tự tăng lợi ích. Người có huệ, dù không có thiên nhãn, nhưng vẫn là kẻ có kiến giải sáng suốt.
Người có trí ắt thường tự tỉnh giác quán sát, không để phát sinh bất kỳ lỗi lầm nào. Phật nhiều lần tán thán, nói rằng: “Chỉ có người tu hành như thế mới thật sự đạt được giải thoát”. Ngài ví họ như thuyền kiên cố, có thể độ vô lượng chúng sinh thoát ly biển khổ. Như đèn lớn soi đường cho nhân sinh. Những lời khai thị khéo léo của họ giống như thuốc thần chữa lành bệnh người hữu duyên.
Phật ví phiền não như đại thọ. Nhưng hễ người có phiền não mà nghe vị có trí huệ dạy, thì sẽ thường phản tỉnh tự quán sát không để phạm lỗi. Giống như búa bén chặt cây, khiến phiền não tiêu trừ. Đây gọi là phương tiện tùy căn hóa độ, tùy bệnh cho thuốc.
Khai thị về khai mở Trí huệ
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp tâm là giới, nhân giới sinh định, nhân định sinh huệ”
Hòa thượng Tuyên Hóa bảo: “Người tham thiền tham đến chỗ trên không biết có trời, dưới không biết có đất; Giữa cũng không thấy có người, cùng với hư không hợp thành một. Tới cảnh giới như vậy sẽ có cơ hội khai ngộ. Lúc ngồi lúc đi đều là cơ duyên để khai trí huệ.”
Ngài Quả Khanh bảo: “Nếu chúng ta chẳng chịu tu hành, thì những nghiệp sát, đạo, dâm, vọng… ta đã tạo sẽ tích tụ thành cái ô che phủ trên đầu ta. Chúng tích tụ mỗi lúc càng lớn, làm ngăn cản ánh Phật quang phổ chiếu khắp nhân gian. Điều này khiến chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng quang minh và không có trí huệ. Đây gọi là: Bị vô minh che huệ. Vô minh giống như bệnh đục thủy tinh thể ngăn cản ánh sáng vốn có, khiến người mù không thể nhìn thấy gì, thực rất đáng thương.
Vì thế hễ ai trì chí bền tâm nghiêm trì ngũ giới. Tu thập thiện dài lâu, chịu khó thiền tịnh song tu. Đối với những nghiệp đã tạo trong dĩ vãng sám hối triệt để thì trí tuệ nhất định sẽ xuất hiện. Hơn nữa, nếu sám hối càng triệt để, tha thiết, thì trí huệ xuất hiện càng sớm. Chỉ cần bạn chịu tu thực sự, tất sẽ được Phật lực gia trì, khai mở trí huệ có sẵn.
Tuệ Tâm 2021.
5/5 - (4 bình chọn)- Share on Facebook
- Tweet on Twitter
- Share on LinkedIn
Từ khóa » Giải Thích Từ Trí Huệ
-
Hiểu Đúng Về 3 Loại: Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ
-
Trí Huệ Và Trí Tuệ Dưới Cái Nhìn Phật Giáo
-
Trí Huệ Là Gì? - Sống Đẹp
-
Trí Huệ Là Gì? Hiểu Sao Cho đúng Về Bát Nhã, Tri Thức, Trí Huệ
-
Vô Lượng Trí Huệ Là Gì
-
Trí Huệ Là Gì? - Chickgolden
-
TRI THỨC, TRÍ TUỆ VÀ TRÍ HUỆ... - Tiếng Việt Giàu đẹp | Facebook
-
Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ Theo Góc độ Phật Giáo Và Khoa Học - Giới
-
Tri Thức, Trí Tuệ Và Trí Huệ - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Chữ "Huệ" (Trí Tuệ) Trong Đạo Phật được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Giải Oan Gia - Bài Giảng Cực Hay Của Thầy Thích Trí Huệ - YouTube
-
Nghiệp Là Gì? Làm Sao TRẢ SẠCH NGHIỆP Từ Kiếp Trước (quá ...
-
Trí Huệ: Những Hiểu Biết Thay Đổi Cuộc Đời - Nhà Xuất Bản Trẻ
-
TRÍ TUỆ VÀ TRÍ HUỆ - BULUKHIN