Trị Mụn Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh 'một Phát ăn Ngay'

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau một vài ngày nhưng cũng có thể lì lợm áng ngữ một vài tháng trên má rồi lan đến cằm, trán, lưng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Vậy làm thế nào để tiêu diệt chúng? Tuyệt chiêu dưới đây sẽ mách bạn cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh ngay tức thì.

Có tới 20% trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi nang kê) là mụn nhỏ li ti màu trắng (trông như các đốm sữa) thường mọc ở mặt, lưng, ngực hoặc chân tay của trẻ, cũng có trường hợp mụn to bằng đầu hạt gạo, có nhân trắng như bã đậu.

Theo các chuyên gia, đây là dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em và có tới 20% trẻ sinh ra bị mụn sữa trong khoảng sau 2-3 tuần tuổi.

Rất nhiều trẻ sơ sinh phải làm bạn với mụn sữa - Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Rất nhiều trẻ sơ sinh phải làm bạn với mụn sữa

Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh thường gây ngứa ngáy, khiến bé khó chịu. Thông thường, mụn sữa sẽ tự mất sau một vài tuần nhưng cũng có khi tồn tại đến vài ba tháng và gây ra các biến chứng như tấy đỏ, chảy nước, kết vảy, viêm da…

Do khá giống nhau nên mụn sữa thường bị nhầm lẫn với bệnh rôm sẩy. Song các mẹ cần lưu ý là các vết rôm sảy thường mọc ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể… Khi bị xây xát, rôm sẩy dễ bị nhiễm khuẩn và thành những mụn mủ và nhọt.

Truy tìm “kẻ” chủ mưu đứng sau mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Trên gương mặt thiên thần của con yêu bỗng nổi lên những nốt mụn sữa chắc chắn khiến bạn rất tức giận và lo lắng. Bạn ấm ức muốn truy xem “kẻ” khiến bé yêu lâm vào tình trạng này là ai? Hãy thôi bực mình, bởi đây chính là nguyên nhân bạn đang tìm kiếm:

- Thứ nhất, trong những ngày đầu sau khi sinh bé, các kích thích tố dư thừa ở cơ thể mẹ được luân chuyển sang cho bé thông qua con đường sữa mẹ. Những hormon dư thừa này sẽ làm tuyến nhờn của bé để phát triển thành một bã nhờn. Bã nhờn bịt kín các lỗ chân lông gây bít tắc mao mạch và sẽ dẫn đến mụn nhọt. Đối với các bé trai sơ sinh, mụn sữa sẽ xuất hiện nhiều hơn các bé gái.

- Thứ 2, do đường tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, bé không hợp sữa hoặc do đồ ăn dặm nóng cũng khiến mụn sữa ào ạt biểu tình.

Giờ thì bạn đã biết được “hung thủ”. Vậy làm thế nào để triệt hạ những mụn sữa này?

>>> Đọc thêm: Cách phân biệt mụn sữa và chàm sữa ở trẻ

Bé bị mụn sữa có nên đi khám da liễu?

Mụn sữa là bệnh lành tính nên có thể tự chữa khỏi tại nhà bằng cách giữ da bé luôn sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, hợp vệ sinh. Mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm kháng khuẩn tốt, lành tính để loại bỏ mụn sữa ở bé an toàn mà không cần đi gặp bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu mụn sữa ở bé có chuyển biến xấu với những biểu hiện như xuất hiện sưng viêm, tấy đỏ, mủ trắng tạo thành nhọt to khiến bé đau đớn, quấy khóc, ti kém, ngủ không sâu giấc, cha mẹ cần đưa bé đi khám da liễu ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mụn sữa có nên đi khám bác sĩ

Ảnh minh họa

Tại đây, tùy theo tình trạng bệnh lý bé có thể được bác sĩ kê thêm những loại kem dưỡng da, giảm đau hoặc kháng sinh dạng bôi và uống. Chỉ cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, bé sẽ hết mụn sữa nhanh chóng. Đặc biệt, mụn sữa chỉ thường gặp trong những tháng đầu đời, ít tái phát, không lây nên cha mẹ có thể an tâm.

Bệnh mụn sữa có nguy hiểm không?

Trong các bệnh lý về da ở trẻ thì mụn sữa được xem là bệnh “hiền khô”, “lành như đất”, có thể tự biến mất, tự khỏi mà không cần điều trị sau vài tuần. Bởi vậy nếu hỏi bệnh mụn sữa có nguy hiểm không thì câu trả lời là: “Không” nhé các mẹ bỉm!

Do là bệnh lành tính nên mụn sữa rất ít dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé, chỉ trừ khi cha mẹ chà xát, nặn, cào gãi lên mặt bé hoặc sử dụng các loại kem bôi không phù hợp với làn da bé thì có thể gây kích ứng, viêm da, bội nhiễm ở vùng da bị bệnh.

Lúc này cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi sát sao tình hình bệnh của bé để tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo sự an toàn cho bé.

Bé bị mụn sữa có thể khiến làn da không còn được mịn màng, căng bóng nhưng đừng vì thế mà cha mẹ mất kiên nhẫn nhé. Cứ bình tĩnh rồi mụn sữa sẽ nói “say good bye”.

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt

Mụn sữa có tự hết không?

Các chuyên gia y tế cho biết, mụn sữa có thể tự hết chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng vì bệnh lý này đôi khi có liên quan mật thiết đến hooc môn của mẹ và bé.

Hoặc đôi khi do mẹ sử dụng các loại thuốc trong thời gian mang thai cũng có thể gây ra mụn sữa ở bé khi bé chào đời. Mẹ ăn nhiều đồ nóng, hoặc bé ăn sữa công thức không phù hợp cũng có thể phát sinh mụn sữa sau sinh… Cho nên cha mẹ không cần quá hoang mang, lo lắng.

Việc quan trọng nhất khi phát hiện bé xuất hiện mụn sữa trên mặt là hãy bình tâm, vệ sinh, chăm sóc làn da mỏng manh, nhạy cảm cho con bình thường hoặc tốt nhất nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược có tính kháng khuẩn để tắm, lau rửa vùng da bị mụn sữa cho bé.

Chẳng cần tác động nhiều đâu nha cha mẹ, mụn sữa sẽ lẳng lặng bay đi, biến mất, trả lại bé làn da đẹp mịn màng, không tỳ vết. Bé sẽ lại phúng phính với đôi má cực xinh, căng mọng khi không còn mụn sữa.

Mụn sữa tắm được lá gì?

Khi bé bị mụn sữa, song song với việc giữ cho da bé luôn khô thoáng, hạn chế tiết nhiều mồ hôi, cho bé mặc quần áo chất liệu cotton thì mẹ cũng nên ăn nhiều đồ mát, giàu dinh dưỡng để tiết ra sữa cho bé ti. Chưa hết, cha mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá tắm dân gian lành tính, tươi mát như lá chè xanh, lá khế, mướp đắng, sài đất, kinh giới…

Các loại lá tắm trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh an toàn

Lá chè xanh, lá khế, mướp đắng, sài đất, kinh giới…là các loại lá tắm trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, lành tính

Những loại lá tắm này cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được rửa sạch sẽ, không chứa hóa chất, thuốc trừ sâu, sâu bọ. Tốt nhất chỉ nên lựa chọn các loại lá tắm trồng ở vườn nhà để đảm bảo vệ sinh và không gây kích ứng da bé.

Sau khi hái lá về, mẹ nên ngâm rửa nước muối cẩn thận, nấu nước tắm cho bé đều đặn 1-2 lần/ngày, kết hợp rửa vùng da bị mụn sữa là có thể an tâm giúp da sạch sẽ, láng mịn, không còn vết tích của mụn sữa.

Nếu quá bận không có thời gian nấu lá tắm từ các cây cỏ thiên nhiên, cha mẹ có thể thay thế bằng nước tắm hoặc bột tắm từ thảo dược do các đơn vị uy tín sản xuất, phân phối.

Bí quyết giúp mẹ trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc bạn quan tâm, chăm sóc thế nào với chúng. Vệ sinh ăn uống, chăm sóc da và tắm rửa cho bé bằng bột tắm thảo dược mỗi ngày chính là bí kíp giúp bạn trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh “một phát ăn ngay”.

Mụn sữa sẽ bị tiêu diệt nếu mẹ lựa chọn đúng giải pháp

Mụn sữa sẽ bị tiêu diệt nếu mẹ lựa chọn đúng giải pháp

- Vệ sinh ăn uống: Bạn cần chú ý đến lượng thức ăn và thời gian cho bé ăn hợp lý. Cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng (đồ tanh, đồ biển). Nếu bé dùng sữa ngoài cách tốt nhất là nấu lại sữa vài lần để phân hủy chất albumin gây dị ứng hoặc dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò.

- Nói “không “với kem bôi, xà phòng, sữa tắm: Trong thời gian bé mọc mụn sữa không nên bôi bất kỳ kem hay thuốc gì lên mụn nếu chưa có sự đồng ý của bác sỹ, cũng không nên sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm vì chúng có chất tẩy rửa, tạo bọt nên có thể kiến da bé bị kích ứng, mẩn ngứa, viêm nhiễm…

- Tips chăm sóc da cho bé: Da của trẻ sơ sinh rất non nớt nên cần tránh bị cọ sát, do đó, mẹ tuyệt đối không nặn, chọc hoặc chà sát lên mụn sữa. Mẹ cần rửa sạch khu vực bị mụn sữa bằng nước hàng ngày. Ngoài ra cần cho bé hạn chế tiếp xúc với những tác nhân khiến bệnh trở nên nặng hơn như: bụi bẩn, vùng da bị mụn/ bệnh (các bệnh về da) của người khác…

- Tắm cho bé hàng ngày bằng bột tắm thảo dược: Được xem là một trong những cách giúp trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng – được chiết xuất 100% từ thiên nhiên với các thành phần tinh chất Hoàng Liên, Berberin, Chlorophyll, tinh dầu Mùi...

Không chỉ an toàn, thân thiện, tiện dụng, Bột tắm Nhân Hưng còn giúp làm sạch nhẹ nhàng, dịu mát da, giúp da luôn khô thoáng. Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng khử mùi, chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhanh chóng, hiệu quả mụn sữa cũng như các bệnh về da khác như rôm sẩy, bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, hăm da...

Cách sử dụng: Mụn sữa, kê sữa: Hòa tan ½ gói vào khoảng 0.5 lít nước ấm, lau vùng mụn của trẻ. Không cần tắm tráng lại. Sử dụng 2 lần/ ngày.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên “triệt hạ” mụn sữa và các bệnh về da khác ở trẻ như thế nào thì đừng quên lựa chọn Bột tắm Nhân Hưng. Sản phẩm là giải pháp toàn diện giúp bạn chăm sóc, bảo vệ da cho con, đồng thời giúp trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh uy tín và chất lượng, được đông đảo bà mẹ tin dùng.

Hướng dẫn sử dụng Bột tắm Nhân Hưng trị mụn sữa cho bé

Hướng dẫn sử dụng Bột tắm Nhân Hưng trị mụn sữa cho bé

Cơ chế tác động của Bột tắm Nhân Hưng đánh bay mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Cơ chế tác động của Bột tắm Nhân Hưng đánh bay mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh Mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách dùng bột tắm Nhân Hưng chữa mụn sữa cho bé sơ sinh

Đọc thêm:

>>> Trị mụn đỏ trên mặt trẻ sơ sinh và kinh nghiệm trị bệnh

>>> Mặt nổi mụn như rôm ở trẻ là bệnh gì

Từ khóa » Cách Chữa Mụn Sữa Trên Mặt Trẻ Sơ Sinh