Trị Riêng, Vectơ Riêng Của Ma Trận (Eigenvalues And Eigenvectors)

1.6. Tính chất:

Hệ các VTR ứng với các GTR đôi một khác nhau thì độc lập tuyến tính

Chứng minh

Giả sử A có m GTR khác nhau từng đôi một là {\lambda}_1 , {\lambda}_2 , ... , {\lambda}_m . Ứng với m GTR là các VTR: U = \left\{u_1 ; u_2 ; ... ; u_m \right\} .

Giả sử số vectơ độc lập tuyến tính tối đại trong U là r. Khi đó r \le m

Ta cần chứng minh r = m.

Thật vậy, giả sử r < m . Không mất tính tổng quát, giả sử hệ độc lập tuyến tính là r vectơ đầu.

Khi đó: u_m là tổ hợp tuyến tính của hệ r vectơ trên. Hay: u_m = \sum\limits_{i=1}^r {\alpha}_iu_i

Suy ra: A.u_m = A. \left(\sum\limits_{i=1}^r{\alpha}_iu_i\right) = \sum\limits_{i=1}^r {\alpha}_i.Au_i = \sum\limits_{i=1}^r{\alpha}_i{\lambda}_iu_i (*)

Mặt khác:  Au_m = {\lambda}_mu_m={\lambda}_m{\sum\limits_{i=1}^r{\alpha}_iu_i }= {\sum\limits_{i=1}^r{\alpha}_i}{\lambda}_mu_i (**)

Lấy (*) – (**) ta có: 0 = \sum\limits_{i=1}^r{\alpha}_i.({\lambda}_m - {\lambda}_i)u_i

Do hệ \left\{u_1, u_2, ..., u_r\right\} độc lập tuyến tính nên: 0 = {\alpha}_i.({\lambda}_m-{\lambda}_i) , \forall i = \overline{1, r}

Mặt khác: các GTR khác nhau từng đôi một nên: {\lambda}_m - {\lambda}_i \ne 0

Do đó: {\alpha}_i =0 , \forall i = \overline{1,r}

Suy ra: u_m = 0 (!)

Vậy điều giả sử  sai. Hay ta có r = m

Nghĩa là hệ gồm m VTR ứng với m GTR đôi một khác nhau có số vectơ độc lập tuyến tính là m nên hệ đã cho là đltt.

II. Chéo hóa ma trận:

2.1. Ma trận đồng dạng:

Hai ma trận A, B vuông cấp n được gọi là đồng dạng nếu tốn tại 1 ma trận không suy biến S sao cho: B = S^{-1}A.S . Ký hiệu A ~ B

2.2. Tính chất:

Hai ma trận đồng dạng có cùng 1 đa thức đặc trưng

Chứng minh:

Do: B = S^{-1}AS nên ta có:

det(B-{\lambda}I_n) = det(S^{-1}AS-{\lambda}I_n) = det(S^{-1}AS-{\lambda}SI_nS^{-1})

= det(S^{-1}(A-{\lambda}I)S) = det(S^{-1}).det(A-{\lambda}I_n).detS = det (A-{\lambda}I_n)

2.3. Ma trận chéo hóa được:

Ma trận A được gọi là ma trận chéo hóa được nếu nó đồng dạng với ma trận chéo. (nghĩa là: A được gọi là chéo hóa được nếu tồn tại ma trận không suy biến P sao cho: P^{-1}AP = D , với D là 1 ma trận chéo).

Khi đó, P được gọi là ma trận làm chéo hóa ma trận A, D là dạng chéo của ma trận A.

Ví dụ: Cho A = \left[\begin{array}{ccc} 1 & 2 & 3 \\ 0 & 2 & 3 \\ 0 & 0 & 3 \\ \end{array} \right] . Ma trận C = \left[\begin{array}{ccc} 1 & 2 & 9 \\ 0 & 1 & 6 \\ 0 & 0 & 2\\ \end{array} \right] là ma trận không suy biến có: C^{-1} = \left[\begin{array}{rrr} 1 & -2 & { \dfrac{3}{2}} \\ 0 & 1 & -3 \\ 0 & 0 & { \dfrac{1}{2}}\\ \end{array} \right]

Khi đó, ta dễ dàng có được: C^{-1}.A.C = \left[\begin{array}{ccc} 1 & 0 & 0 \\ 0 & 2 & 0 \\ 0 & 0 & 3\\ \end{array} \right]

\Rightarrow Khi nào ma trận A chéo hóa được? Làm sao tìm được ma trận C làm chéo hóa ma trận A?

2.4. Định lý:

Điều kiện cần và đủ để ma trận A chéo hóa được là nó có n vectơ riêng độc lập tuyến tính

2.5. Hệ quả:

1. Nếu ma trận A vuông cấp n có đủ n GTR đôi một khác nhau thì A chéo hóa được.

2. Ứng với mỗi GTR bội k phải có đủ k VTR độc lập tuyến tính (Cơ sở của không gian con riêng ứng với GTR đó phải có k vecto)

2.6. Ma trận làm chéo hóa ma trận A. Và dạng chéo của ma trận A:

Nếu ma trận A chéo hóa được thì tồn tại ma trận P làm chéo hóa ma trận A, nghĩa là: P^{-1}AP = D \Rightarrow AP = PD

Mà D là ma trận chéo nên D có dạng: \left[\begin{array}{cccc} {\lambda}_1 & 0 & ... & 0 \\ 0 & {\lambda}_2 & ... & 0 \\ ... & ... & ... & ... \\ 0 & 0 & ... & {\lambda}_n \\ \end{array} \right]

Bây giờ, ta ký hiệu cột thứ i của ma trận P là P_i thì ta dễ dàng nhận thấy cột thứ i của ma trận tích AP sẽ là AP_i và cột thứ i của ma trận PD sẽ là {\lambda}_iP_i

Mà 2 ma trận bằng nhau khi các phần tử tương ứng bằng nhau. Do đó, ta có: AP_i = {\lambda}_iP_i

Do đó, theo định nghĩa của GTR, VTR ta có P_i là VTR ứng với GTR {\lambda}_i

Vậy P là ma trận gồm các VTR và D là ma trận gồm các GTR được xác định như sau:

Cột thứ i của ma trận P là VTR ứng với GTR thứ i.

Cột thứ i của ma trận D có phần tử a_{ii} = {\lambda}_i

2.7. Các ví dụ ứng dụng:

Ví dụ 1: Chứng tỏ rằng ma trận A chéo hóa được và tìm ma trận làm chéo hóa ma trận A và dạng chéo của nó:

A = \left[\begin{array}{rrr} 1 & -1 & -1 \\ 1 & 3 & 1 \\ -3 & 1 & -1 \\ \end{array} \right]

Theo ví dụ 3, phần 1 ta có: ma trận A có các GTR lần lượt là: {\lambda}_1=-2 ; {\lambda}_2=2 ; {\lambda}_3 = 3

Do đó, theo hệ quả 2.5, thì ma trận A là chéo hóa được.

Khi đó: VTR ứng với giá trị riêng {\lambda}_1 = -2 có dạng: u_1 = (1;-1;4)a , a \ne 0

VTR ứng với giá trị riêng {\lambda}_1 = 2 có dạng: u_2 = (-1;0;1)b , b \ne 0

VTR ứng với giá trị riêng {\lambda}_1 = 3 có dạng: u_3 = (-1;1;1)c , c \ne 0

Vậy theo tính chất 1. 6 ma trận A có 3 VTR độc lập tuyến tính là (1;-1;4) , (-1;0;1) ; (-1;1;1)

Như vậy, ta có thể chọn: P = \left[\begin{array}{rrr} 1 & -1 & -1 \\ -1 & 0 & 1 \\ 4 & 1 & 1 \\ \end{array} \right] và dạng chéo của ma trận A tương ứng là D = \left[\begin{array}{rrr} -2 & 0 & 0 \\ 0 & 2 & 0 \\ 0 & 0 & 3 \\ \end{array} \right] . Khi đó: P^{-1} = \left[\begin{array}{rrr} { \dfrac{1}{5}} & 0 & { \dfrac{1}{5}} \\ -1 & -1 & 0 \\ { \dfrac{1}{5}} & 1 & { \dfrac{1}{5}} \\ \end{array} \right]

Ta cũng có thể chọn: P = \left[\begin{array}{rrr} -1 & -1 & 1 \\ 0 & 1 & -1 \\ 1 & 1 & 4 \\ \end{array} \right] và dạng chéo của ma trận A tương ứng là D = \left[\begin{array}{rrr} 2 & 0 & 0 \\ 0 & 3 & 0 \\ 0 & 0 & -2 \\ \end{array} \right]

Ví dụ 2: Cho A là ma trận vuông cấp 2 có 2 GTR là 1 và – 2 và 2 VTR tương ứng là (1,0) và (1, -1). Tính: A^2008

Giải

Đặt D = {\left[\begin{array}{rr} 1 & 0 \\ 0 & -2 \\ \end{array}\right]} , P = {\left[\begin{array}{rr} 1 & 1 \\ 0 & -1 \\ \end{array}\right]} .

Ta tìm được: P^{-1} = \left[\begin{array}{rr} 1 & 0 \\ 1 & -1 \\ \end{array} \right]

Khi đó: P^{-1}AP = D \Rightarrow A = PDP^{-1}

Do đó: A^{2008} = \left(PDP^{-1}\right)^{2008} = P.D^{2008}P^{-1}

Mặt khác: D^{2008} = \left[\begin{array}{cc} 1 & 0 \\ 0 & (-2)^{2008} \\ \end{array} \right] (theo tính chất của ma trận chéo)

Nên: A^{2008} = {P = \left[\begin{array}{rr} 1 & 1 \\ 0 & -1 \\ \end{array} \right]}{\left[\begin{array}{rr} 1 & 0 \\ 0 & (-2)^{2008} \\ \end{array} \right]}{\left[\begin{array}{rr} 1 & 0 \\ 1 & -1 \\ \end{array} \right]}

Nhận xét: 1 ứng dụng của thuật toán chéo hóa ma trận là giúp chúng ta dễ dàng tính toán được lũy thừa bậc cao của ma trận.

Ứng dụng khác: 1 ứng dụng đặc biệt khác của thuật toán chéo hóa ma trận là giúp chúng ta xây dựng 1 công cụ để giải hệ phương trình vi phân: { \dfrac{dX(t)}{dt}} = A.X(t) với X(t) = \left(X_1(t); X_2(t); ... ; X_n(t)\right) . Đây chính là thuật toán Euler trong việc giải hệ phương trình vi phân.

– 1 ứng dụng khác của thuật toán chéo hóa ma trận đó là giúp chúng ta có 1 công cụ hữu hiệu để nghiên cứu các đường bậc 2 và mặt bậc 2 trong không gian 3 chiều.

Tình huống:

Đánh giá:

Chia sẻ:

  • In
  • PDF
  • Email
  • Facebook
Thích Đang tải...

Trang: 1 2

Thảo luận

37 bình luận về “Trị riêng, vectơ riêng của ma trận (Eigenvalues and Eigenvectors)

  1. Chỉ dùm bài tập:Cho ma trận thực A cấp 2 X1,X2 là hai vecto cột ĐLTT.Biết A.X1=X2,A.X2=X1.Tìm tất cả trị riêng và vecto riêng của A^100

    ThíchThích

    Posted by Thanh | 02/02/2015, 22:09 Reply to this comment
    • Em có: A.X_1 = X_2. Suy ra: A.(A.X_1) = A.X_2 . Hay: A^2.X_1 = A.X_2 = X_1 . Bằng cách quy nạp em sẽ có: A^{100}.X_1 = X_1 = I_2.X_1 Vậy A^{100} = I_2 . Từ đó dễ dàng tìm trị riêng và ve1cto riêng.

      ThíchThích

      Posted by 2Bo02B | 09/03/2015, 11:15 Reply to this comment
« Bình luận cũ hơn

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Từ khóa » Bài Tập Về Chéo Hóa Ma Trận