Triển Vọng Thương Mại Nông Sản Hoa Kỳ

Triển vọng thương mại nông sản Hoa Kỳ

09/09/2005
  • Cỡ chữ
  • -
  • +

Một cường quốc kinh tế hùng mạnh như Hoa kỳ vẫn luôn chịu những tác động về kinh tế, tài chính và môi trường tự nhiên từ bên ngoài. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ dự báo đạt cao hơn mức kỷ lục năm 2004 khoảng 5,8 tỷ USD và đạt 58,5 tỷ USD. Một cường quốc kinh tế hùng mạnh như Hoa kỳ vẫn luôn chịu những tác động về kinh tế, tài chính và môi trường tự nhiên từ bên ngoài. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ dự báo đạt cao hơn mức kỷ lục năm 2004 khoảng 5,8 tỷ USD và đạt 58,5 tỷ USD.| Nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thế giới tăng liên tục và ở mức cao trong vòng 6 tháng đầu năm 2005 trong khi đồng USD yếu đi tương đối so với đồng euro, đồng yên Nhật, đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhập khẩu nông sản cũng như kim ngạch nhập khẩu nông sản của Hoa kỳ. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh tế phát triển “quá nóng” của Trung quốc đã làm bùng nổ nhu cầu về hàng nguyên liệu bông và đậu nành và I rắc tăng tiêu dùngtrong điều kiện giảm thiểu nguồn cung nông sản từ Braxin và Thái Lan đã gián tiếp mang lạicơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản Hoa Kỳ. Riêng đối với mặt hàng đỗ tương, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2005, khối lượng xuất khẩu đỗ tương của Hoa Kỳ tăng thêm 2,4 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đỗ tương đạt 6,9 tỷ USD, tăng 800 triệu USD. Năm 2005 , xuất khẩu nông sản Mỹ ước tính đạt 60,5 tỷ đô la, tăng 1,5 tỷ đô la so với dự báo của tháng 2 , nhưng giảm 1,8 tỷ đô la so với mức kỷ lục của năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu giảm do giá thế giới một số mặt hàng như thóc gạo, hạt có dầu và bông giảm mạnh. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng khác như các sản phẩm từ vườn, các sản phẩm từ sữa, và thịt lợn tăng đã bù đắp được một phần sự sụt giảm đáng kể trên. Năm 2005, thặng dư thương mại nông sản Mỹ ước tính đạt 2 tỷ đô la. Dự báo trong thời gian tới, thương mại ngành hàng thịt lợn của Mỹ sẽ sáng sủa hơn, kim ngạch xuất khẩu thịt lợn sẽ đạt mức kỷ lục 2,3 tỷ đô la, tăng cả về số lượng và giá trị. Nhập khẩu nông sản Mỹ dự báo đạt 58,5 tỷ đô la, tăng chút ít so với dự báo của tháng 2 và cao hơn 5,8 tỷ đô la so với mức kỷ lục của 2004. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tăng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ qua từng năm là do đồng đô la giảm giá trong khi giá xăng dầu trên thế giới cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ tăng. Dự báo một số mặt hàng đạt sản lượng nhập khẩu cao là các sản phẩm từ vườn (đặc biệt là quả, các sản phẩm lấy dầu và rượu), các sản phẩm từ sữa, cà phê nhân và cao su tự nhiên.

Hình 1-Thương mại hàng nông sản Hoa Kỳ, tính cho năm tài khoá giai đoạn 2000-2005.

Hoạt động xuất khẩu nông sản

Theo dự báo đến hết tháng 9/2005, kim ngạch xuất khẩu lương thực và các sản phẩm chăn nuôi của Mỹ tăng nhẹ so với dự báo tháng 2. Kim ngạch xuất khẩu gạo dự tính tăng 110 triệu đô la do nhu cầu gần đây từ thị trường Iraq tăng và nguồn cung từ Thái lan giảm. Dự báo xuất khẩu bột mỳ và lúa mỳ vẫn đạt 4,1 tỷ đô la mặc dù nguồn cung lúa mỳ giảm 200.000 tấn. Giá lúa mỳ xuất khẩu tăng nhẹ, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình của năm 2004. Trên thế giới, nhu cầu lúa mỳ chất lượng cao vẫn tiếp tục gia tăng. Xuất khẩu các sản phẩm từ hạt có dầu tiếp tục tăng so với dự báo của tháng 2. Khối lượng xuất khẩu đỗ tương tăng thêm 2,4 triệu tấn, đưa tổng khối lượng xuất khẩu đạt 29,9 triệu tấn. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu đỗ tương đạt 6,9 tỷ đô la, tăng thêm 800 triệu đô la so với dự báo của tháng 2. Nguyên nhân chính là do nhu cầu nhập khẩu đỗ tương của Trung Quốc lên tới mức kỷ lục, cùng với nguồn cung dồi dào của Mỹ. Thêm vào đó, tình hình hạn hán ở Braxin đã ảnh hưởng nặng nề đến vụ thu hoạch đậu nành 2004/2005, góp phần đẩy giá và cầu đỗ tương Mỹ tăng. Dự báo xuất khẩu bông của Mỹ tăng 100.000 tấn so với dự báo của tháng 2, đưa khối lượng xuất khẩu lên 3 triệu tấn. Do đó, kim ngạch xuất khẩu bông tăng 200 triệu đô la, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ đô la. Sản lượng bông toàn cầu ước tính tăng 600 nghìn tấn do điều kiện thời tiết thuận lợi và diện tích trồng bông tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu bông trên thế giới tăng đẩy giá bông tăng gần đây. Năm 2005, dự báo xuất khẩu các sản phẩm gia súc, gia cầm và sản phẩm từ sữa của Mỹ đạt 11,8 triệu đô la, tăng 300 triệu đô la so với dự báo của tháng 2. Trong đó, triển vọng doanh thu từ mặt hàng thịt lợn là rất sáng sủa. So với dự báo của tháng trước, khối lượng thịt lợn xuất khẩu tăng 60 nghìn tấn, lên mức kỷ lục 860 nghìn tấn. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu thịt lợn ước tính sẽ đạt mức kỷ lục, lên tới 2,3 tỷ đô la, gần gấp 3 lần giá trị kim ngạch xuất khẩu thịt bò. Một số thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn của Mỹ là Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc và Mê hi cô. Một số nước áp dụng lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và thịt gia cầm khiến cho nhu cầu thịt lợn của Mỹ gia tăng. Đối với mặt hàng thịt bò, dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2005 vẫn ở mức khoảng 800 triệu/năm, với giả định thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc không nối lại hoạt động. Năm 2005, các nước phía Tây bán cầu tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất của Mỹ. Xuất khẩu nông sản từ Mỹ sang Canada và Mê hi cô tiếp tục cao hơn sang châu Á. Trong đó, Canada vẫn là điểm đến lớn nhất của nông sản Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,3 tỷ đô la. Mê hi cô đứng vị trí thứ hai, đạt 7,5 tỷ đô la. Riêng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ cũng đã lớn hơn tất cả các nước Đông Á gộp lại.

Hoạt động nhập khẩu nông sản

Trong 6 tháng đầu năm 2005, nhập khẩu nông sản của Mỹ tăng 10% so với cùng kỳ năm 2004, ước tính đạt 58,5 tỷ đô la, cao hơn 500 triệu đô la so với dự báo của tháng 2. Nguyên nhân chính là giá và lượng nhập khẩu một số mặt hàng như cô ca, cà phê, quả tươi và đông lạnh, bia, các sản phẩm lấy dầu và các sản phẩm từ sữa tiếp tục tăng. Trong năm tài khoá này, lạm phát giá nhập khẩu dự báo khoảng 7,5 %. Nguyên nhân chính là do giá xăng dầu và nguyên liệu cao, trong khi giá trị đồng đô la lại yếu đi tương đối so với đồng euro, đồng yên và tiền tệ của một số nước xuất khẩu lớn khác. Chỉ số lạm phát giá nhập khẩu năm 2005 dự kiến cao hơn năm 2004 khoảng 12%. Khối lượng nhập khẩu của Mỹ tăng chậm do giá nhập khẩu tăng nhanh hơn thu nhập người dân. Giai đoạn 2002-2004, xét về khối lượng, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình đạt 3,2 %, năm 2005, giảm xuống còn 2,2%. Như vậy, năm nay, giá trị nhập khẩu nông sản Mỹ tăng khoảng 10%, giảm so với 15% năm ngoái. Trái ngược với dự báo trước rằng nhập khẩu động vật sống sẽ tăng, báo cáo lần này nhận định kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này sẽ giảm 500 triệu đô la, giảm từ 11,9 tỷ đô la xuống 11,4 cho năm tài khoá 2005. Dự báo của tháng 2 được tính toán dựa trên giả thiết quan hệ thương mại với Canada sẽ được nối lại vào quý 3 khi luật giảm thiểu rủi ro của USDA đi vào thực thi. Tuy nhiên, nhiều khả năng quan hệ thương mại song phương Mỹ - Canada sẽ được nối lại từ quý 4. Trong năm tài khoá 2005, Mỹ dự định sẽ nhập khẩu 1,9 triệu đầu trâu bò từ Canada và Mê hi cô.

Hình 2- Xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ năm 2004

Nguồn: Phòng Thương mại Hoa Kỳ Trong 6 tháng đầu của năm tài khoá 2005, nhập khẩu lợn vào Mỹ giảm do luật chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng lợn của Canada vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu lợn vẫn tăng 75 triệu đô la, đạt 512 triệu đô la do giá nhập khẩu tăng. Hơn nữa, kể từ năm 2004, giá trị đồng đô la Canada được đánh giá là tăng 3% so với đồng đô la Mỹ. Đây là nguyên nhân khiến cho giá nhập khẩu tất cả các mặt hàng từ Canada đều tăng. Theo dự báo, nhập khẩu thịt bò và bê vẫn đạt mức 3,9 tỷ đô la; trong đó, khối lượng nhập khẩu thịt bò đạt 1,2 triệu tấn, không thay đổi so với dự báo trước. Nhập khẩu thịt lợn giảm 40 nghìn tấn nên kim ngạch nhập khẩu giảm 100 triệu đô la. Nguyên nhân chính khiến nhập khẩu thịt lợn giảm vẫn là do đồng đô la Mỹ giảm giá so với đồng đô la Canada và đồng curon Đan Mạch. Trong khi đó, nhập khẩu các sản phẩm từ sữa vẫn tăng cả về giá cả và giá trị với tốc độ tăng trưởng 2 con số. Nhập khẩu các sản phẩm từ vườn tăng 200 triệu đô la, ít hơn dự báo 25,6 tỷ đô la của tháng 2. Từ 1996 đến 2002, do tỷ lệ nhập khẩu lạm phát nói chung vẫn duy trì ổn định nên kim ngạch nông sản nhập khẩu không có biến động mạnh. Tuy nhiên, năm 2003, khi đồng đô la Mỹ bắt đầu bị sụt giá, tỷ lệ nhập khẩu lạm phát có xu hướng tăng lên, giá trị hàng hoá nhập khẩu tăng trưởng ở mức 2 con số. Chiến tranh ở Irắc đã đẩy giá xăng dầu tăng gấp rưỡi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng dân số và nhu cầu đa dạng về các mặt hàng là căn cứ có thể đảm bảo khả năng tăng trưởng giá trị nhập khẩu bền vững từ năm 1997, hơn là sự tác động của nhân tố giá. Sự nâng giá của đồng pêsô Mêhicô và đồng đô la Canada đã ảnh hưởng một phần đến kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của quý 2, lượng nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ từ các thị trường Nam Mỹ, chủ yếu là Braxin đủ lớn để bù đắp sự sụt giảm nhập khẩu từ hai nước ở Bắc Mỹ. Giá trị hàng hoá nhập khẩu từ các nước liên minh châu Âu tăng gần 400 triệu đô la Mỹ, thay thế nguồn hàng nhập khẩu từ các nước Châu Á và Châu Đại dương. Kể từ năm 2000, tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ theo các nước và khu vực cũng có sự thay đổi (Hình 3). Ở khu vực châu Á có Trung Quốc, ở khu vực Đông Nam Á có Inđônêsia là các nước lớn cung cấp hàng nông sản cho Hoa Kỳ. Thực tế này đang góp phần tăng tương đối tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ khu vực châu Á so với toàn thế giới. Các thị trường Đông Nam Á giàu tiềm năng về xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới sang thị trường Hoa Kỳ như lê, rau đã qua chế biến, cacao, cà phê, cao su, các sản phẩm dầu ăn. Mặc dù quá nửa giá trị hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ là từ các nước Tây bán cầu, song đã giảm xuống chỉ còn 51% năm 2004, từ 55% năm 2001. Tỷ trọng nhập khẩu từ Canada và Trung Mỹ giảm sút nhanh hơn so với Mêhicô và Nam Á. Việc dỡ bỏ các rào cản nhập khẩu từ Mêhicô theo Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Chilê đóng vai trò quan trọng đến xu hướng tăng hoạt động thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực châu Mỹ. Tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Châu Phi tăng về các mặt hàng nhập khẩu như hoa quả, hạt giống, đường, cao su, và các mặt hàng kẹo, rượu, hạt có dầu. Nguồn: Phòng Thương mại Hoa Kỳ

Xuất khẩu nông sản Hoa kỳ theo khu vực- Năm 2004

Nhập khẩu nông sản Hoa kỳ theo khu vực-Năm 2004

(Hoàng Ngân)

Từ khóa » Hoa Kỳ Là Nước Xuất Khẩu Nông Sản Lớn