Triết Lý Kinh Doanh Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm
- Home/
- TIN TỨC
- /Triết lý kinh doanh Nhật Bản
TIN MỚI
Chọn màu sơn nhà độc đáo cho gia đình bạn
16/January/2018
Màu sơn nào phù hợp với ngôi nhà của bạn
14/January/2018
CÔNG TY SƠN PUSHIDO: Doanh nhân tâm tài doanh nghiệp bền vững
24/October/2017
Quốc gia khởi nghiệp - Góc nhìn từ doanh nghiệp: Biết mình biết người
03/October/2017
Triết lý kinh doanh Nhật Bản28/07/2017
-Pushido Paint
-3 Bình luận
Sơn PUSHIDO sau 5 năm đưa sản phẩm ra thị trường, đã phần nào khẳng định được thương hiệu.
Với doanh thu ổn định, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, đang hướng tới xuất khẩu, được người tiêu dùng đánh giá: Hàng Việt Nam chất lượng cao.
PUSHIDO được lấy theo từ gốc tiếng Nhật Bản, dịch theo âm Hán Việt là VÕ SĨ ĐẠO hay SĨ ĐẠO-SHIDO là danh từ chỉ giá trị luân lý đạo đức Võ sĩ (là BUSHI hay SAMURAI). Những danh từ quen thuộc tại Nhật Bản và khá gần gũi với Việt Nam. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ 12 trải dài qua nhiều thế kỷ với cái tên khá mộc mạc, trừu tượng là Đường cung tên hay Lề lối cung tên.
7 nguyên tắc thể hiện tinh thần Võ sĩ đạo. |
Đến thời chính quyền Võ Sĩ TOKUGAWA 1600 - 1868, khi kết hợp với lý luận Nho giáo tinh thần, Võ sĩ đạo PUSHIDO đã được hệ thống hóa rõ ràng và được nhấn mạnh các đức tính: Trung thành - Không ngại hy sinh- Trọng tín nghĩa - Lễ nghĩa - Có liêm sỉ - Sống thanh bạch giản dị - Cần kiệm - Trọng danh dự - Thương người. Khi chính quyền Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi, những con người vốn là Võ sĩ hoặc ảnh hưởng từ tinh thần Võ sĩ đã làm nên cuộc duy tân hiển hách, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia đứng đầu về kinh tế thế giới.
Ông Iwasaki Yataro 1834-1885, là võ sĩ đạo Sikoku, người sáng lập Tập đoàn Misubishi, đã vận dụng những tinh thần Võ sĩ đạo thành những nguyên tắc kinh doanh hiện đại, mà các công ty Nhật Bản ngày nay vẫn đang chịu ảnh hưởng và áp dụng rất thành công từ những nguyên tắc này.
Từ bảy nguyên tắc được đúc kết (theo bảng chữ gốc Nhật Bản trên) thể hiện tinh thần Võ Sĩ Đạo.
1. Nghĩa - GI - Công lý
2. Nhân - JIN - Nhân từ
3. Dũng - XU - Can đảm
4. Lễ - RAY - Tôn trọng
5. Thành - MAKOTO - Sự chân thành
6. Danh dự - MEYE - Danh dự
7. Trung nghĩa - CHUJI - Tận tâm
Ông đã vận dụng thành những nguyên tắc kinh doanh cơ bản sau:
1. Không bị chi phối bởi những việc nhỏ mà phải chú tâm kinh doanh lớn.
2. Khi bắt đầu một sự nghiệp thì chắc chắn phải làm cho thành công.
3. Mọi sự nghiệp phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết - Không lạm dụng đầu cơ.
4. Không quên tinh thần vị công trong sáng để mất lòng thành
5. Cần mẫn, cần kiệm và biết nghĩ đến người khác
6. Sử dụng nhân sư thích đáng – Tử tế với người làm
7. Gan dạ quả cảm khi bắt đầu sự nghiệp cặn kẽ kỹ lưỡng khi thực hiện.
Tác giả bên thành Osaka, Nhật Bản, in đậm dấu tích SAMURAI. |
Từ các nghiên cứu trên khi đưa sản phẩm ra thị trường với quyết tâm cao, không bị chi phối bởi việc nhỏ, chú tâm việc lớn, một chút linh cảm ban đầu, một chút mơ mộng, chủ quan với tinh thần VÕ SĨ ĐẠO.
Và cái tên Sơn PUSHIDO đã được cả công ty đồng lòng nhất trí. Từ đây tất cả cán bộ công nhân viên đã "Ăn PUSHIDO, Ngủ PUSHIDO", họ được các chuyên gia huấn luyện theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIC K: 5663-1995. Vượt qua những khó khăn chồng chất ban đầu, sự thành công dần dần được hé lộ. Đúng như TS Lê Thẩm Dương nói: “Doanh nghiệp có tiêu chí, định hướng rõ ràng, sản phẩm ổn định, doanh số tăng trưởng đều thì đó chính là dấu hiệu của đại gia”.
Sơn PUSHIDO chưa phải là đại gia nhưng đã được thị trường chấp nhận. Tăng trưởng đều năm sau cao hơn năm trước. Trên khắp tỉnh thành cả nước đã có nhà phân phối và các đại lý tuyến dưới. Sơn PUSHIDO đang mở rộng thị phần tại Quốc gia láng giềng Lào - Campuchia. Sự thành công đang được lan tỏa, đó chính là sự vận dụng khéo léo để đưa được tinh thần VÕ SĨ ĐẠO, nguyên tắc kinh doanh Nhật Bản vào trong hệ thống kinh doanh, sản xuất.
Với tôn chỉ: “Quyết tâm khởi nghiệp thành công, nhưng Cặn kẽ - Cẩn trọng - Tỉ mỉ, dù là việc nhỏ nhất”, được toàn thể công ty xác định và thực hiện, đã nhiều lần được khẳng định trên các phương tiện truyền thông. Trong đó có Đài Truyền Hình Hà Nội phát trên bản tin tài chính từ năm 2014.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, sự khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sơn nói riêng, không mấy doanh nghiệp đã có được tiêu chí rõ ràng, càng ít sự cẩn trọng, tỷ mỷ, quyết tâm rất cao nhưng định hướng mơ hồ. Và khi thất bại thì họ đổ lỗi cho số đen và nhiều thứ …
Không ít doanh nghiệp còn chưa kịp nghiên cứu, hôm nay, là thợ sơn, thấy người ta làm giàu về mở ra doanh nghiệp. Cũng có người gặp thời hoặc mẹo mánh kiếm được nhưng sự bền vững thì lại trông vào số phận và họ gây cho những doanh nghiệp chân chính và khách hàng những điều phiền toái, thị trường trao đảo bởi những chiêu trò.
Đất nước Việt Nam ta đang bước vào thời cơ, vận hội lịch sử. Đó là thời kỳ Vàng phát triển, người Viêt Nam đang trong thời kỳ dân số trẻ, công nghệ thông tin đưa thế giới xích lại gần nhau. Con người Việt Nam bản chất thông minh cần cù, với những cơ hội lịch sử nói trên nếu chúng ta tận dụng được thì đất nước hóa rồng, vươn tầm thế giới là điều trong tầm tay.
Nhưng nếu dân tộc Việt Nam đi qua thời kỳ cơ cấu dân số Vàng mà đất nước vẫn kém phát triển, không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, cơ hội bứt phá vươn tầm châu lục và thế giới sẽ không biết bao giờ mới quay trở lại thì mỗi người chúng ta hôm nay cũng một phần có lỗi.
Hãy khoan bàn đến những điều quốc gia đại sự. Mỗi người, mỗi doanh nghiệp hãy làm tốt công việc của mình hôm nay, ngày mai tốt hơn hôm qua. Tìm cho mình một tiêu chí định hướng tốt, rõ ràng, hướng thiện. Thiết nghĩ rằng, đó cũng là những khởi đầu mang tính bền vững, quyết tâm cao, thêm một chút may mắn thì thành công sẽ đến. Mọi người thành công, doanh nghiệp thành công thì quốc gia hưng thịnh, Việt Nam sẽ hóa rồng.
Doanh nghiệp chúng tôi sơn PUSHIDO tiêu chí đơn giản, rõ ràng. Mỗi cán bộ, CNV, nhà phân phối - đại lý làm tốt nhất phần công việc của mình. Chúng tôi đang từng bước vươn lên những tầm cao mới.
Hồ Sỹ Tiếp
3 Bình luận
- chellug 21/09/2022 Trả lời
High, I m guessing you don t have the CYP2D6 gene either. how to prevent blood clots while taking tamoxifen My thoughts and prayers are with all of you at this time.
- SporpSazY 21/06/2022 Trả lời
Wengtr https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Cealis On Line Bhayoi cialis generic tadalafil Iwyjrp mmolL High Burn injury Renal failure Diabetic ketoacidosis Low Cushing syndrome Loss of body uids Sodium Na mEqL mmolL High Inadequate water intake Water loss in excess of sodium Low Adrenal insufciency Inadequate sodium intake Excessive sodium loss Thyroxine T gdL nmolL High Graves disease hyperthyroidism Low Hypothyroidism Uric acid Females Males Wiocja https://newfasttadalafil.com/ - cialis online Nritmv cialis pro
- nam 14/09/2017 Trả lời
son pushido ps3 va ps5 gia bay gio bao nhieu tien 1 thung
- 1
Bình luận của bạn
Tên * Email * Bình luận của bạn * Gửi bình luậnTừ khóa » Triết Lý Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Nhật Bản
-
Học Người Nhật Triết Lý Kinh Doanh
-
4 Triết Lý Kinh Doanh Của Người Nhật Biến ước Mơ Thành động Lực
-
Shibusawa Eiichi - Cha đẻ Của Triết Lý Kinh Doanh Nhật Bản
-
GIỚI THIỆU Một Số TRIẾT Lý Về KINH DOANH Của NGƯỜI NHẬT
-
Triết Lý Kinh Doanh "khác Người" Của Nhật Bản
-
Tôi Học được Gì Từ Triết Lý Kinh Doanh Của Người Nhật?
-
Luận Bàn Về Kaizen (P.1) – Triết Lý Kinh Doanh Vàng Của Doanh ...
-
3 Chữ Ngắn Gọn Chứa đựng Triết Lý Kinh Doanh Nghìn đời Của Người ...
-
Tinh Hoa Triết Lý Kinh Doanh Của Người Nhật Trong 'Luận Ngữ Và Bàn ...
-
Bài Giảng Về Triết Lý Kinh Doanh Của Tập đoàn FANCL
-
Triết Lý Kinh Doanh|Thông Tin Công Ty|Yabashi Holdings
-
Kinh Doanh Theo Triết Lý Của Người Nhật Bản - - Kế Hoạch Việt
-
Kaizen Nhật Bản: Bài Học Kinh Nghiệm Cho Các Doanh Nghiệp Việt ...
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Người Nhật đáng Phải Học Như Thế Nào?