Triệu Chứng Giảm Tiểu Cầu Trong Máu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Chào bác sĩ, tôi tên là Dung. Tôi có đi khám và bác sĩ nói tôi có số lượng tiểu cầu thấp. Tôi rất lo lắng không hiểu vì sao mà mình lại bị giảm tiểu cầu và không biết tình trạng này có đáng lo ngại lắm không ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Trả lời:
Chào bạn Dung, cảm ơn bạn đã gửi về câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời cho những thắc mắc của bạn qua những thông tin dưới đây:
1. Giảm tiểu cầu là gì
2. Nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu
3. Giảm tiểu cầu là bệnh gì
4. Cách điều trị và phòng tránh giảm tiểu cầu
5. Bác sĩ điều trị
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Tư vấn qua CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Hiện tượng giảm số lượng tiểu cầu trong máu là gì?
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết.
Ở người khỏe mạnh, thông thường có từ 150.000 – 450.000 tiểu cầu/mm3 máu, thế nhưng người mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có chỉ số này dưới 150.000. Ở một số bệnh nhân, chỉ số này hạ xuống rất thấp, 20.000 tiểu cầu/mm3 máu, thậm chí ít hơn. Ở trẻ em, bệnh nhi có số lượng tiểu cầu giảm 30.000 tiểu cầu/m3 máy cần được theo dõi liên tục và chữa trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu trong máu như:
- Hệ miễn dịch: đây là một trong những nguyên nhân chính gây giảm tiểu cầu. Bệnh y còn có một tên gọi khác trước đây là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Kháng thể được tạo ra để tấn công các yếu tố ngoại lai thì nay nó tấn công phá hủy tiểu cầu của cơ thể.
- Do thuốc: Một số thuốc có tác dụng phụ gây giảm tiểu cầu như (thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh), thuốc kháng đông máu heparin, hóa trị liệu,..
- Mang thai: khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng gì,...
- Ngoài ra nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp… Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn,... cũng gây giảm tiểu cầu.3. Giảm tiểu cầu trong máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Giảm tiểu cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam nhiều hơn nữ, thường gặp nhất là ở trẻ em và những người trẻ tuổi.
Giảm tiểu cầu có biểu hiện đặc trưng là hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có thể bị chảy máu mũi, lợi chân răng.
Nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi, sinh dục (đa kinh, rong kinh, tiết niệu. Khi bị xuất huyết, người bệnh cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu. Các xét nghiệm cho thấy gan, lá lạch, hạch không to.
4. Các biện pháp điều trị và phòng tránh hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu
Khi có hiện tượng giảm tiểu cầu trong máu, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến và bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn.
Để phòng tránh bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, cần thực hiện một số biện pháp như:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tiêm phòng vắc – xin đầy đủ
- Sử dụng nguồn nước sạch;
- Quan hệ tình dục an toàn;
- Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày;
- Hạn chế thức uống có cồn;
- Không sử dụng thuốc gây nghiện hay tiêm chích ma túy;
- Chỉ sử dụng thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen khi có chỉ định của bác sĩ.
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
Một số đánh giá chỉ số huyết học khác mà bạn có thể tham khảo:
- Tăng hồng cầu
- Giảm hồng cầu
- Tăng bạch cầu
- Giảm bạch cầu
Bạn Dung thân mến, có lẽ những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu được về triệu chứng mình đang mắc phải, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và sớm có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Từ khóa » Suy Giảm Tiểu Cầu Có Nguy Hiểm Không
-
Giảm Tiểu Cầu Bao Nhiêu Thì Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Bệnh Thiếu Tiểu Cầu Có Nghiêm Trọng Không?
-
Giảm Tiểu Cầu: Các Nguyên Nhân Khác - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Giảm Tiểu Cầu - Hello Bacsi
-
Giảm Tiểu Cầu: Nguyên Nhân, Cách điều Trị | Pacific Cross Việt Nam
-
Giảm Tiểu Cầu Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương ...
-
BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU
-
Giảm Tiểu Cầu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Vô Căn
-
Giảm Tiểu Cầu Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Ra Sao?
-
Bệnh Giảm Tiểu Cầu Miễn Dịch Nguyên Phát Là Gì Và điều Trị Như Thế ...
-
Bệnh Giảm Tiểu Cầu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Tìm Hiểu Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu