Triệu Chứng Nhiễm độc Thai Nghén (ốm Nghén) Ba Tháng đầu

Sau tắt kinh, mẹ bầu thường tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn oẹ, đây được coi là các dấu hiệu báo thai. Nếu dấu hiệu nghén tăng sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khoẻ và tính mạng thai phụ được gọi: nhiễm độc thai nghén. Hãy tìm hiểu kỹ các triệu chứng nhiễm độc thai nghén để phòng tránh sớm về vấn đề này.

trieu-chung-nhiem-doc-thai-nghen

Nguyên nhân sinh bệnh

Hiện nay, có rất nhiều giả thuyết về tình trạng nhiễm độc thai nghén của mẹ bầu.

  • Thuyết nội tiết: Khi mang bầu ba tháng đầu, nồng độ HCG của mẹ bầu tăng lên đột biến, dẫn đến các biểu hiện của ốm nghén. Tuy nhiên khi người phụ nữ chửa trứng, sinh đôi, đa thai hoặc có yếu tố cơ địa, sẽ có tình trạng nôn ói, nôn thức ăn, mật xanh mật vàng suốt cả ngày. Tình trạng này được coi là bệnh lý được gọi là nhiễm độc thai nghén.
  • Thuyết dị ứng: Thai nhi tuy có hệ gen là sự kết hợp giữa mẹ và cha. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, đây lại là một vật thể lạ đối với cơ thể của người mẹ. Chính vì thế, người mẹ sẽ phản ứng lại như: buồn nôn, nôn ọe, sợ mùi, thậm chí xảy ra các triệu chứng nhiễm độc thai nghén mức độ nặng như: sụt cân, nôn mật xanh vàng, khiến cho mẹ bầu mất nước trầm trọng.
  • Thuyết tiêu hoá: Những thai phụ có tiền sử mắc viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh đường mật… sẽ có những tổn thương cũ tại đường tiêu hóa. Khi mang thai, những người này sẽ có tình trạng buồn nôn, nôn nhiều hơn những thai phụ khác.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén ba tháng đầu

Triệu chứng lâm sàng

  • Ban đầu: Thai phụ chỉ tiết nước miếng, nhạt mồm, khó chịu. Mẹ cũng có hiện tượng thay đổi khẩu vị như: sợ cơm, thèm chua, hay thèm ăn một loại thức ăn bất thường nào đó. Nước bọt ngày càng ứa ra nhiều.
  • Sau đó: Mẹ bầu sẽ có tình trạng buồn nôn, nôn ói nhiều, thậm chí nôn ra thức ăn. Có một số mẹ nôn nhiều vào buổi sáng nhưng cũng có mẹ nôn suốt cả ngày. Mẹ nhạy cảm với mùi thức ăn hoặc một số mùi đặc biệt, thậm chí, chỉ nghĩ đến những điều này cũng buồn nôn. Với một số thai phụ, nôn ói kéo dài dẫn đến đau vùng thượng vị, kích thích dạ dày và có biểu hiện như thể đau dạ dày.

nhiem-doc-thai-nghen

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân

Đặc biệt, bệnh nôn nặng – triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Trong khoảng thời gian trước, bệnh nôn nặng còn gọi là bệnh nôn không cầm được do chưa có thuốc chống nôn hiệu quả. Bệnh này còn có tên là nhiễm độc thai nghén - trong thời gian đó có tỷ lệ tử vong thai phụ cao, thậm chí nhiều thai phụ còn cần phá thai để điều trị.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Trong những năm 1850 Paul Dubois đã mô tả các triệu chứng lâm sàng một cách chi tiết và chia làm ba giai đoạn

1. Giai đoạn nôn và gầy mòn:

Thai phụ ban đầu nôn nhiều vào buổi sáng, nôn sau bữa ăn. Sau một thời gian bệnh nhân nôn suốt ngày, có khi, buồn nôn đến nỗi không ngủ được hoặc đang ngủ phải thức dậy để nôn.

Mới đầu, mẹ bầu nôn ra nước nhạt, nôn ra thức ăn, chất nôn có vị chua của dịch vị, rồi nôn ra mật xanh, mật vàng. Tình trạng nôn càng nhiều, dạ dày càng đau do phải co bóp liên tục, có hiện tượng ợ chua như đau dạ dày.

Vì nôn ngày càng nhiều, bệnh nhân ngày càng gầy mòn, hốc hác, mất nước do không thể ăn uống đầy đủ. Lượng nước tiểu ngày càng ít, sậm màu và dẫn đến rối loạn điện giải trong cơ thể.

Giai đoạn này có thể diễn ra từ 4 đến 6 tuần.

Đối với các bệnh nhân gặp các biểu hiện này, điều cấp thiết là tìm cách giải quyết sớm để hạn chế độ nặng của nghén.

Tìm hiểu về cách giảm nghén an toàn, hiệu quả

Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, sẽ có sự chuyển biến thành thể nặng gây nguy hiểm ở giai đoạn 2 và 3

2. Giai đoạn mạch nhanh và rối loạn chuyển hoá:

Bệnh nhân nôn ngày càng nhiều gần như liên tục, kể cả khi trong dạ dày không con gì bệnh nhân vẫn nôn kéo dài từng đợt, nôn ra nước bọt – gọi là nôn khan.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén ở giai đoạn này là bệnh nhân sụt cân, gầy mòn, mắt lõm, miệng lưỡi khô, hơi thở có mùi chua của aceton. Mạch tượng nhanh nhỏ từ 100 đến trên 120 lần/phút.

Tinh thần cũng ảnh hưởng nghiêm trọng: sợ sệt, bi quan, sợ cho đứa con trong bụng, sợ không tiếp tục được thai nghén và hạnh phúc gia đình...

om-nghen

Nghén kéo dài khiến mẹ bi quan, sa sút

Thời gian này, bệnh nhân buộc phải điều trị tích cực ở bệnh viện và làm các xét nghiệm chuyên khoa. Cần truyền nước, dùng thuốc giảm nôn loại nặng do mất nước, rối loạn điện giải ngày càng rõ rệt. Thời gian tiến triển khoảng từ 2 đến 3 tuần.

3. Giai đoạn có biến chứng thần kinh:

Khi mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng kéo dài, bệnh nhân lâm vào giai đoạn biến chứng thần kinh. Triệu chứng nôn khan gần như không còn. Bệnh nhân lâm vào trầm cảm. Đôi khi, bệnh nhân hốt hoảng, mê sảng, thậm chí hôn mê, rồi co giật.

Nhịp thở nhanh nông 40 - 50 lần/phút, hơi thở chua hăng. Lượng nước tiểu ít dần đến nỗi gần như vô niệu. Giai đoạn này, bệnh nhân có tỷ lệ tự vong rất cao.

Bệnh nôn nặng có thể tiến triển triệu chứng nhiễm độc thai nghén từ giai đoạn nhẹ chuyển sang nặng khi không được điều trị kịp thời.

Thai phụ cần chẩn đoán và đề phòng từ sớm để giảm tình trạng nghén gia tăng. Hiện nay, nhờ khoa học, kỹ thuật hiện đại, ta có thể giữ được thai hoặc tránh được tử vong cho mẹ nếu được điều trị sớm.

Mẹ cần làm gì để hạn chế tiến triển đến triệu chứng nhiễm độc thai nghén?

Điều tốt nhất cho mẹ và thai nhi là giảm nghén từ sớm để giảm thiểu nguy cơ này. Người mẹ nên được nằm trong phòng yên tĩnh, thoáng, sạch sẽ, không có mùi thức ăn. Thay đổi chế độ ăn thành nhiều bữa, ăn đồ nguội ít gây kích thích nôn.

Thuốc điều trị:

Thường là các thuốc chống nôn, thuốc giảm tiết dịch, các chế phẩm từ gừng và B6 để hạn chế buồn nôn, khó chịu từ sớm. Khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc thai nghén, mất nước, rối loạn điện giải, mẹ bầu cần vào viện điều trị tích cực và giữ tinh thần thoải mái, tránh kích động.

Rất hy vọng các mẹ bầu cần đánh giá đúng độ nặng nhẹ của ốm nghén mà có biện pháp thích hợp. Thai phụ nên giảm nghén sớm, tránh tình trạng tiến triển nhiễm độc và gây hậu quả đáng tiếc.

Chúc mẹ sức khỏe!

Từ khóa » Nôn Ra Dịch Chua Khi Mang Thai