Triglyceride Cao Có Nguy Hiểm Không Và Các Vấn đề Liên Quan

1. Chỉ số triglyceride bao nhiêu là cao?

Triglyceride là dạng chất béo có trong thực phẩm mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày, chủ yếu có trong các loại mỡ động vật và thực vật. Cơ thể cần sử dụng triglyceride để tiêu hóa và chuyển sang dạng năng lượng tế bào đáp ứng các hoạt động sống, trao đổi chất.

triglyceride cao có nguy hiểm không

Chỉ số triglyceride là chỉ số mỡ máu được dùng trong đánh giá và chẩn đoán bệnh

Triglyceride gồm 3 acid béo liên kết, sau khi được đưa vào cơ thể, tại ruột non sẽ được phân tách và kết hợp với cholesterol - 1 loại chất béo khác để thành năng lượng sử dụng. Năng lượng từ triglyceride được cơ thể tích trữ trong gan và mỡ, để cơ thể có thể sử dụng khi cần.

Khi triglyceride được tích trữ quá nhiều sẽ khiến chỉ số triglyceride trong máu tăng cao và gây hại cho cơ thể. Thông qua xét nghiệm máu có thể kiểm tra mức triglyceride có trong máu cũng như dự trữ trong cơ thể và đánh giá tình trạng cao hoặc thấp của chỉ số này.

Cụ thể như sau:

  • Triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL.

  • Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL.

  • Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dL.

  • Triglyceride ở mức rất cao: trên 500 mg/dL.

Chỉ số triglyceride cao làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch

Chỉ số triglyceride cao làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch

Dựa trên chỉ số triglyceride trong máu này, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ bệnh lý và vấn đề sức khỏe có thể gặp phải.

2. Triglyceride cao có nguy hiểm không?

Khi nhắc đến chỉ số mỡ máu cao, nhiều người thường nghĩ đến thành phần Cholesterol xấu, tuy nhiên khi triglyceride trong máu cao cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Nếu cơ thể tích tụ lượng triglyceride quá lớn, đặc biệt khi chúng di chuyển trong lòng mạch dễ bám vào thành mạch gây ra những mảng mỡ cản trở việc lưu thông máu. Nếu kết hợp với cholesterol máu cao, tình trạng triglyceride cao cũng dễ gây ra nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, gan nhiễm mỡ,…

Những đối tượng có chỉ số triglyceride từ 200 mg/dL trở lên cần có biện pháp kiểm soát lượng nạp triglyceride từ thực phẩm để giảm chỉ số này về mức bình thường.

3. Cách kiểm soát chỉ số triglyceride

Hầu hết mọi người mới chỉ quan tâm đến chỉ số Cholesterol trong máu cao mà không biết rằng kiểm soát triglyceride cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe. Cách để kiểm soát chỉ số triglyceride ở mức ổn định và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan bao gồm:

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để duy trì triglyceride ổn định

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để duy trì triglyceride ổn định

3.1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Triglyceride dư thừa phần lớn do cơ thể tiếp nhận lượng lớn từ thực phẩm nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý là điều đầu tiên để giảm mỡ máu cũng như triglyceride. Chế độ ăn uống lành mạnh cần cân bằng các nhóm chất quan trọng như tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần lưu ý:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế.

  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường

  • Hạn chế chất béo bão hòa hoặc chất béo có nguồn gốc động vật.

  • Tăng cường các loại rau, hạt, trái cây chứa nhiều chất xơ để hấp thu chất béo không tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế uống rượu bia.

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo gây hại như: đồ chiên rán, thịt hun khói, mỡ động vật, thị màu đỏ,…

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa làm tăng triglyceride

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa làm tăng triglyceride

Dù ở độ tuổi nào, hãy tập thói quen ăn bữa chính là bữa sáng và bữa trưa, hạn chế ăn nhiều vào bữa tối hoặc đêm, đặc biệt là sau 8 giờ tối. Việc ăn nhiều khi tối muộn sẽ khiến quá trình tiêu hóa và sử dụng năng lượng gặp khó khăn, từ đó tích tụ dưới dạng mỡ thừa trong cơ thể và làm tăng triglyceride¸ cholesterol.

3.2. Lối sống khoa học và luyện tập thường xuyên

Để cơ thể sử dụng năng lượng tích trữ dưới dạng mỡ thừa tốt hơn, việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là cần thiết. Thời gian phù hợp để tập thể dục mỗi ngày là ít nhất 30 phút, bạn nên lựa chọn những môn thể thao yêu thích để có thể kiên trì luyện tập như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông,…

Tăng cường vận động thể chất không chỉ thể hiện qua việc tập thể dục hàng ngày mà từ những thói quen nhỏ như: đi bộ khi cần di chuyển khoảng cách ngắn, đi cầu thang bộ, đi dạo trong giờ nghỉ,…

3.3. Tầm soát chỉ số triglyceride định kỳ

Để kiểm soát chỉ số triglyceride trong cơ thể ở mức phù hợp, cách tốt nhất là bạn nên xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Xét nghiệm triglyceride và xét nghiệm chỉ số mỡ máu nói chung là những xét nghiệm cơ bản trong danh mục khám sức khỏe nên bạn có thể dễ dàng đăng ký tại các cơ sở y tế uy tín.

Xét nghiệm triglyceride định kỳ là cần thiết để kiểm soát chỉ số này ở mức an toàn

Xét nghiệm triglyceride định kỳ là cần thiết để kiểm soát chỉ số này ở mức an toàn

Đặc biệt nếu bạn từng kiểm tra có chỉ số triglyceride cao, cholesterol cao hoặc mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… thì càng cần kiểm tra định kỳ.

Dưới đây là các xét nghiệm nên thực hiện:

  • Xét nghiệm triglyceride toàn phần: Chỉ số triglyceride toàn phần sẽ đánh giá mức độ chất béo này trong cơ thể, nếu lớn hơn 2,3 mmol/l là đang ở mức cao.

  • Xét nghiệm cholesterol toàn phần: Ngoài triglyceride thì Cholesterol cũng là chỉ số mỡ máu quan trọng thường cần đánh giá đi kèm. Cholesterol trong cơ thể bình thường sẽ ở mức 4 - 5 mmol/l, trên mức này nghĩa là bạn đang bị cholesterol cao.

Nếu xét nghiệm thấy triglyceride tăng cao ở mức báo động hoặc nguy hiểm, bệnh nhân sẽ được tư vấn theo dõi các nguy cơ bệnh lý và có biện pháp kiểm soát tình trạng này.

Để biết Triglyceride cao có nguy hiểm không và nguy hiểm như thế nào tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể về nguy cơ sức khỏe có thể gặp phải khi triglyceride tăng cao cũng như cách để kiểm soát chỉ số này ở mức an toàn.

Nếu cần xét nghiệm kiểm tra triglyceride hoặc cần tư vấn về tình trạng sức khỏe liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Chỉ Số Triglyceride để Làm Gì