Trình Bày Các Quy Luật Của Tri Giác ứng Dụng Của Các Quy Luật Này ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Luật
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.78 KB, 11 trang )
Mở đầuTrong xã hội hiện đại, khi sức mạnh đồng tiền gần như chi phối hết tất cả nhữnggì xảy ra trong cuộc sống thì con người ta càng biết quý trong hơn những giá trị tinhthần, đời sống tính cảm và những tâm tư, nguyên vọng của cá nhân. Những cái đóđược gọi là tâm lí. Tâm lí là một hiện tượng phức tạp mà con người là tổng hòa của cácmối quan hệ xã hội, là trung tâm để phản ánh thế giới khách quan. Trong đó quá trìnhnhận thức giúp con người bày tỏ được thái độ, tình cảm và hành động đối với thế giớixung quanh mình.Tri giác nằm trong mức độ nhận thức cảm tính, là một quá trình nhận thức quantrọng, nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự vật hiện tượng tồn tại trong cuộc sống củamình. Tuy nhiên mỗi một quá trình nào cũng tuân theo quy luật cụ thể và mỗi quy luậtcủa tri giác đều là một thể nghiệm đã được thực tế chứng mình. Nhân thức được tâmthiết yếu của vấn đề, nhóm 7 xin chọn câu “ Trình bày các quy luật của tri giác. Ứngdụng của các quy luật này trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lý” để làm bàitập nhóm cho mình.Nội dungNhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người ( Nhận thức,tình cảm, hành động ) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiếtvới các hiện tượng tâm lý khác của con người. Nó là quá trình tâm lý phản ánh hiệnthực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinhnghiệm hiểu biết của bản thân.Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau và thể hiện ở những mứcđộ phản ánh hiện thực khác nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thựckhách quan( hình ảnh, biểu tượng, khái niệm).Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia họat động nhận thức thành hai mức độ:Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính cóquan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau, thống nhất trong quátrình nhận thức.Trong quá trình nhận thức cảm tính thì tri giác là đại diện.1. Cơ sở lí luậna. Định nghĩa:Tri giác là quá trình tâm lý phản ảnh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan. Là quá trình phản ảnh trong ýthức con người về những sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào cơ quancảm giác.Ví dụ: 1 đứa trẻ lần đầu tiên nhìn thấy 1 quả tròn màu vàng, có mùi thơm, bề mặtnhẵn chưa biết là quả gì. Nhưng mẹ bảo là quả thị. lần sau nhìn thấy quả đó nó biếtngay là quả thị.b. §Æc ®iÓm:- Tri giác là một quá trình nhận thức tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kíchthích gây ra tri giác chính là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn. Nghĩa là nó phải đem lại chota một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật và hiệntượng quy định.- Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách tiếp nghĩa là sự vật, hiện tượng phảiđang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.- Tri giác của con người mang bản chất xã hội, lịch sử.- Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở con người trưởngthành.c. Vai trß:Ở mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác đóng vai trò quan trọngtrong đời sống tâm lí của con người. Vai trò của tri giác được biểu hiện như sau :- Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ hơn cảm giác mà tri giácgiúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong môi trường xungquanh.- Hình ánh tri giác với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống của các chức năng tâmlý, hành vi và hoạt động của con người trong thế giới, giúp con người phản ánh thếgiới có lựa chọn và mang tính ý nghĩa.- Ở trình độ phát triển cao của tri giác có mục đích, có kế hoạch, có biện pháp và đạtmức phản ánh đối tượng tốt nhất thì tri giác trở thánh hoạt động quan sát của conngười.II. Các quy luật của tri giác. Ứng dụng của các quy luật này trong cuộc sốngvà trong lĩnh vực pháp lý:1. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:Chúng ta biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều các sự vật, hiện tượng tác động đếncon người, nó đa dạng tới mức con người không thể tri giác và phản ứng với tất cảnhững kích thích đó một cách đồng thời. Chúng ta chỉ tách ra một cách rõ ràng từ trongvô số những tác động đó và tri giác một vài tác động mà thôi. Đặc điểm này đã chochúng ta thấy được tính lựa chọn của tri giác.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác đã thể hiện một cách tích cực hoạt động trigiác: Tách đối tượng ra khỏi bối cảnh chung, là hình ảnh chủ quan vào thế giới kháchquan và lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình. Theo như quy luật tính lựa chọn thìkhi ta tri giác một vật nào đó tức là ta tách vật đó (Đối tượng mà ta tri giác) ra khỏi cácvật xung quanh (bối cảnh). Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất vô định, vaitrò của đối tượng và bối cảnh có thể đổi chỗ cho nhau. Một vật nào đó lúc này là đốitượng, lúc khác lại là bối cảnh và ngược lại.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được thể hiện thông qua ví dụ sau: khi ta rachợ mua ổi, trong rổ quả của người bán hàng có nhiều loại quả: ổi, cam, dứa, xoài. Dotri giác ta biết được quả ổi có hình dạng là hình tròn, có màu xanh, vì vậy ta chỉ lựachọn những quả có đặc điểm như vậy mà không chọn quả cam, xoài hay dứa mặc dùcác loại quả này đều có trong rổ. Ví dụ này đã cho thấy tính lựa chọn của tri giác.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được ứng dụng một cách rộng rãi trong cuộcsống của mỗi con người nói chung và đặc biệt là đối với những cán bộ trong khoa họcpháp lý nói riêng. Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hàng ngày con người phảiluôn chịu sự tác động của rất nhiều sự kiện có thể là một sự kiện về văn hoá, xã hộihay một mảng nào đó của đời sống. Nhưng không phải tất cả những sự kiện đó đềuđược mọi người quan tâm, xem xét, nghiên cứu hết mà ở đây chúng ta đã biết vận dụngquy luật về tính lựa chọn của tri giác vào việc lựa chọn những sự kiện có lợi, những sựkiện phụ vụ cho nhu cầu của cuộc sống.Ví dụ: Trong một ngày có rất nhiều sự kiện xảy ra có tác động trực tiếp đến cuộcsống của mọi người trong xã hội như: Sự kiện giá xăng dầu tăng, một bản tin về vấn đềkinh doanh bất động sản hay một số vấn đề văn hoá, xã hội khác. Nhưng với nhiều sựkiện đó, có người chỉ lựa chọn và quan tâm đến sự kiện xăng dầu tăng mà không quantâm đến những sự kiện khác vì vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống củahọ. Đối với những người tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản thì họ chỉ quantâm đến thông tin bất động sản mà không hề quan tâm đến những vấn đề khác mặc dùtrong cùng một ngày tất cả các sự kiện đó đều tác động tới mình. Đó là quy luật tínhlựa chọn của tri giác.Không chỉ được ứng dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày, quy luật về tính lựachọn của tri giác còn được ứng dụng vào hoạt động điều tra, xét xử của các cán bộtrong ngành pháp lý. Ví dụ: đối với một hoạt động điều tra của một điều tra viên trongquá trình điều tra, hỏi cung sẽ xuất hiện nhiều đối tượng có liên quan đến vụ án nhưngngười cán bộ điều tra phải biết lựa chọn những đối tượng có liên quan đến vụ án màmình đang điều tra và loại bỏ những đối tượng không liên quan. Hay đối với hoạt độngxét xử của thẩm phán cũng vậy, khi xét xử một vụ án có rất nhiều các quy phạm phápluật điều chỉnh vụ việc đó nhưng người thẩm phán phải biết lựa chọn quy phạm phápluật phù hợp có liên quan trực tiếp đến vụ việc mà mình giải quyết và loại bỏ nhữngquy phạm không liên quan. Vậy tính lựa chọn giúp những người hoạt động trong lĩnhvực pháp lý xác định được đối tượng liên quan đến vụ án, lựa chọn biết đối tượng nàocần lưu tâm hơn, cần tri giác hơn. Nhờ vậy, hoạt động điều tra của họ được nhanhchóng và hiệu quả hơn.2. Quy luật về tính đối tượng của tri giác:Trong đời sống thực tế rất ít khi ta có cảm giác về một thuộc tính riêng lẻ nào đó củasự vật, hiện tượng thông thường mà não bộ phản ánh hiện tượng, sự vật với toàn bộnhững thuộc tính một cách trọn vẹn đó chính là hiện tượng tri giác. Vậy thì ngoài quyluật nêu trên, tri giác còn có quy luật về tính đối tượng.Nội dung của quy luật: Khi những sự vật, hiện tượng nào đó của thế giới khách quantác động trực tiếp vào các giác quan của con người thì tính tri giác được hình thành.Mỗi hành động tri giác (Ví dụ như nghe, nhìn..) có một đối tượng cụ thể (nghe âmthanh, nhìn sự vật..) tồn tại khách quan được ta phản ánh.Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng nó là cơ sở của chức năng địnhhướng hành vi và hành động của con người.Ở mức độ nhận thức cao hơn cảm giác, tri giác đóng vai trò quan trọng trong đờisống tâm lí con người. Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách trọn vẹn và đầy đủ hơncảm giác mà quy luật về tính đối tượng của tri giác giúp cho con người định hướng vàxác định được chính xác đối tượng mà được ta tri giác. Từ đó giúp con người hiểu rõhơn về các sự vật, hiện tượng tồn tại bên ngoài chúng ta. Ví dụ: Một họa sĩ cần vẽ bứcchân dung của người phụ nữ thì người họa sĩ đó phải nhìn vào các đường nét, hình ảnhtrên khuôn mặt người phụ nữ như: mắt, mũi, cằm…mà anh ta muốn vẽ tức là anh taphải xác định rõ từng đối tượng cụ thể trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy thì lúc đóanh ta mới vẽ giống và đẹp được.Không những vậy quy luật về tính đối tượng của tri giác còn có vai trò quan trọngtrong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là trong cơ quan tố tụng, điều tra tội phạm. Nó giúpcho các điều tra viên xác định được đối tượng liên quan đến vụ án cũng như các dấuvết hoặc các chi tiết nhỏ nhất trên hiện trường mà hung thủ để lại từ đó đưa ra phánquyết đúng về vụ án. Mặt khác, thông qua quy luật này các điều tra viên có thể quansát hiện trường một cách tỉ mỉ và cũng có thể hình dung ra vụ án xảy ra như thế nàohoặc có thể là nhìn nét mặt một người nào đó cũng có thể linh cảm rằng đối tượng màmình quan sát có thể là tội phạm. Và khi đó kết hợp với tư duy thì điều tra viên có thểsẽ nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây án.3.Quy luật về tính ý nghĩa:Qúa trình cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẽ, bề ngoài của sự vật hiệntượng nên không nhận biết được ý nghĩa của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên ở quá trìnhtri giác, con người có thể nhận biết ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, gọi tên được sự vật,hiện tượng. Việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh sẽ giúp con người hiểu được ý nghĩacủa nó đồng thời gọi được tên của nó. Vậy kết quả của quá trình tri giác bao giờ cũngcó nghĩa về sự vật hiện tượng mà chúng ta tri giác. Vì thế, mặc dù tri giác nảy sinh dosự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng vào các giác quan nhưng những hình ảnhtri giác luôn luôn có một ý nghĩa xác định. . Vậy kết quả của quá trình tri giác bao giờcũng có nghĩa về sự vật hiện tượng mà chúng ta tri giác.Tri giác ở con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật. Trigiác sự vật một cách có ý nghĩa- điều đó có nghĩa là gọi tên được sự vật đó, và xếpđược sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sự vật xác định, khái quát nótrong một từ xác định. Ví dụ: khi tri giác một sự vật có các thuộc tính như nó hình bầudục, có nhiều gai, ruột màu vàng có hạt và rất thơm thì có thể cho phép người ta gọivật đó là quả mít.Ngoài ra ngay cả khi tri giác không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nómột sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một phạmtrù nào đó.Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và đặc biệt,trong hoạt động pháp lí, ứng dụng của nó có vai trò rất quan trọng. Trong đời sống,ứng dụng của tính ý nghĩa giúp con người hiểu sâu sắc, cụ thể, rõ ràng hơn về các sựvật, hiện tượng mà mình tri giác được bởi nó gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết bảnchất của sự vật. Ví dụ, khi chúng ta ăn món bún chả, chúng ta tri giác được mùi thơmcủa thịt heo nướng, hòa quyện với nước chấm chua chua, ngọt ngọt, ăn kèm với rausống. Qua đó ta hiểu được một phần nguyên liệu hay cách chế biến của món ăn này,giúp quá trình thưởng thức món ăn của chúng ta đậm đà và có ý nghĩa hơn.Trong hoạt động pháp lý, tính ý nghĩa của quy luật tri giác giúp cho mình hiểu đượcbản chất, vai trò, ý nghĩa của sự việc mình đang điều tra, qua đó có các phương án đốiphó tối ưu và hiệu quả nhất. Ví dụ khi xét xử một vụ án hình sự, các cơ quan xét xửphải tìm hiểu cặn kẽ những nguyên nhân, động cơ, mục đích...của tội phạm, hiểu đượcchi tiết của từng sự việc liên quan đến vụ án, gọi đúng tên của hành vi phạm tội đó nhờđó sẽ quy án cho kẻ phạm tội một cách chính xác và đúng luật nhất. Không để bỏ quamột đối tượng nào hay một chi tiết nào liên quan đến vụ án. Như vậy tính ý nghĩa giúpcho hoạt động pháp lý được diễn ra một cách chặt chẽ, đầy đủ và chính xác nhất.Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác giúp cho hoạt động của con người trong đờisống cũng như của các cán bộ làm việc trong lĩnh vực pháp lí được hoàn thiện và hiểuquả cao.4. Quy luật tính ổn định của tri giác:Sự vật xung quanh ta nằm ở nhiều vị trí khác nhau đối với chủ thể tri giác và những điềukiện xuất hiện của chúng ( độ chiếu sáng, vị trí trong không gian, khoảng cách tới tri giác)cũng rất đa dạng. Vì vậy, hình ảnh của chúng luôn luôn thay đổi, xoay chuyển theo nhữnghướng khác nhau.Tính ổn định của tri giác là khả năng con người tri giác, phản ánh sự vật hiện tượngmột cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Tính ổn định của tri giác đượchình thành trong hoạt động với đồ vật và là một điều kiện cần thiết của đời sống conngười. Tính ổn định của tri giác do kinh nghiệm mà có.Như chúng ta đã biết, tâm lí là sự phản ánh hiên tượng khách quan vào bộ nãongười. Bởi vậy, đối tượng mà tâm lí con người hướng đến ở đây chính là các hiêntượng khách quan đó. Đó có thể là những hiện tượng thiên nhiên đơn giản, cũng có thểlà những hiện tượng đời sống phức tạp. Trong mối quan hệ giữa cặp phạm trù bản chấtvà hiện tượng, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định, bản chất là cái ổn địnhcòn hiện tượng là cái luôn thay đổi. Tính ổn định của tri giác chính là khả năng cảmnhận được bản chất của các sự vật hiện tượng đó. Sự vật, hiện tượng có thể thay đổikhi những điều kiện khách quan tác động đến nó thay đổi. Cùng là hình ảnh của mộtngười, nhưng khi đứng trước một chiếc gương phẳng sẽ khác khi đứng trước một chiếcgương cầu lồi hay lõm. Cùng là một viên phấn, nhưng ở trong bóng tối, nó sẽ khôngcòn có màu trắng như bình thường ta vẫn thấy. Nhưng với đặc trưng phản ánh sự vậthiện tượng một cách trọn vẹn khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta, trigiác giúp con người nhìn nhận sự vật hiện tượng là nó chứ không phải là một sự vậthiện tượng nào khác. Một người dù đứng trước muôn vàn cái gương thì người đó vẫnlà chính họ, viên phấn dù trong bóng tối hay ngoài sang, nó vẫn là viên phấn, là vậthình trụ, dài, màu trắng…Cũng như các quy luật khác của tri giác, quy luật tính ổn định của tri giác cũngmang đến những ứng dụng quan trong trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực pháplý. Nhờ có tính ổn định này, con người khi tri giác một sự vật hiện tượng luôn nhìnnhận được những thuộc tính căn bản của sự vật, hiện tượng. Từ đó tạo tiền đề vữngchắc cho hoạt động tư duy. Nhờ tri giác luôn ổn định con người dễ dàng tạo dựng đượcnhững mối liên kết giữa các sự vật, hiện tượng này với các sự, vật, hiện tượng khác, từđó có những phát minh, phát hiện hết sức thú vị, đáng ngạc nhiên. Niu-tơn, từ việcnhìn thấy trái táo rụng xuống mà phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Sự phát minhnày của Niu-tơn chính là do sự ổn định của tri giác mang lại. Một ví dụ khác như mộtngười có chiều cao 1m60 nhưng khi người đó đứng gần người cao 1m80, ta có cảmgiác rằng người đó thấp, mặt khác, khi người đó đứng gần một người có chiều cao1m50 ta lại thấy người đó cao. Tuy nhiên trong thực tế ta vẫn tri giác người đó cao1m60.Trong hoạt động pháp lý, bằng việc tăng cường khả năng quan sát, có sự tri giácnhạy bén, những nhà hoạt động tư pháp cũng sẽ có một tư duy ngành tư pháp phongphú hơn. Sự quan sát, kích thích các giác quan, hay nói cách khác là tri giác sẽ dễ dàngtạo dựng được những mối liên kết sự ràng buộc, và từ đó tìm ra vấn đề vướng mắc. Vídụ tính ổn định của tri giác giúp cho các cơ quan điều tra định hình rõ đối tượng màmình đang nghi ngờ, tìm hiểu, tức cho dù đối tượng có thay hình đổi dạng như thế nàothì mình vẫn nhận ra đối tượng đó, nó giúp cho nhà điều tra không bị nhầm lẫn trongquá trình điều tra vụ việc, không bị những kẻ phạm tội qua mặt hay lừa bịp, để xử lícông việc một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.5. Quy luật tính tổng giác của tri giác:Quá trình tri giác không những chịu sự tác động từ các kích thích bên ngoài mà cònchịu tác động bởi những yếu tố bên trong của chủ thể: nhu cầu, hứng thú, sở thích, tìnhcảm, mục đích, động cơ…Ngoài những kích thích gây ra tri giác, nó còn quy định bởimột loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Không phải con mắt tách rời,không phải bản thân cái tai tự nó tri giác sự vật mà là một con người cụ thể, sống độngtri giác sự vật.Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lí con người, vào đặc điểmnhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác.Tri giác luôn phản ánh trọn vẹn các thuộc tính của của sự vật, hiện tượng. và để thựchiện điều này, chính sự tri giác cũng cần phải có sự tổng quan. Con người tri giác cácsự vật, hiện tượng không chỉ bằng các giác quan mà còn có sự tham gia của tất cả đặcđiểm tâm sinh lý, nhân cách của họ. Giữa ngày hè nắng nóng, với một li nước trongtay, ta không chỉ tri giác đó là cốc nước, mà với cơn khát đang hành hạ, ta cảm thấycốc nước đó mát, sảng khoái vô cùng. Một bát cơm nguội thôi, đối với những ngườikhông trực tiếp làm ra chúng, nó chỉ đơn giản là gạo, một thức ăn nuôi sống con người,ngọt, mềm và có màu trắng... Nhưng đối với những người đã bỏ công trồng lúa, gomlấy từng hạt thóc mà sang sẩy .. thành những hạt gạo, nó còn quý trọng hơn vàng, nó làmồ hôi, công sức của họ. Chính nhờ quy luật này, các sự vật, hiện tượng khi được trigiác không những có độ rộng mà còn có độ sâu.Quy luật này ứng dụng vào thực tế cuộc sống nói chung đặc biệt là trong giáo dụccon người và trong hoạt động tư pháp nói riêng. Trẻ em phải được giáo dục trong môitrường tốt, được xây dựng một nhân cách tốt, phát triển lành mạnh. Chỉ khi đó, đứngtrước những mặt trái của xã hội, trước những tệ nạn như nghiện hút, tiêm chích haytrộm cắp cướp giật, chúng mới có thể nhận thức đó là những cái xấu và dừng lại đúnglúc. Một đứa trẻ bình thường, nó có mắt để biết được trước mắt cậu là những bọn lưumanh, côn đồ. Nó có tai để nghe thấy những lời khó chịu. Nhưng chỉ với một nền tảngnhân cách tốt, lối sống lành mạnh, nó mới có thể tránh những cạm bẫy xấu xa của xãhội. Trong hoạt động pháp lý, tính tổng quan của tri giác mang lại những hiệu quả caohơn trong công việc. Điều này đòi hỏi ở những người hoạt động pháp lý một kĩ năng,kiến thức hoàn thiện về pháp luật, một kinh nghiệm phong phú và hơn thế là độ nhạycảm trong công việc. Có như vậy, khi đối mặt với tên tội phạm, anh ta mới biết đượchắn có phạm tội hay không, khi đứng trước những chứng cứ phạm tội, anh ta mới cảmnhận được đâu là những chứng cứ liên quan đến vụ án, đâu là những chứng cư vô can.Kết bàiNhư vậy tri giác có ý nghĩa trọn vẹn trong cách nhận thức, đánh giá, nhìn nhận tổngquan về sự vật, hiện tượng được phản ánh. Qua phân tích các quy luật của tri giác,phân tích nó và hiểu rõ hơn qua các vị dụ ứng dụng trong thưc tế và trong lĩnh vựcpháp lý,ta thấy tri giác có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người nói chungvà trong nghiệp vụ của các nhà làm luật nói riêng, nó giúp con người nhạy cảm hơn,nhanh nhạy hơn, nâng cao khả năng tư duy, cải tạo… giúp chúng ta hoàn thành côngviệc một cách hiệu quả và hợp lý nhất.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhândân.2.Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường đại học sư phạm Hà nội, Nxb ĐH sưphạm Hà Nội3.Một số tài liệu tham khảo trên internet.
Tài liệu liên quan
- Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT CỦA PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ QUÁ TRÌNH HỢP TÁC, HỘI NHẬP TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT" pptx
- 38
- 519
- 0
- Khái niệm, đặc điểm của vô thức. Vai trò của vô thức trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lý
- 2
- 1
- 5
- HỘI NGHỊ ĐIỀU PHỐI LẦN THỨ TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC BA NĂM TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VÀ TƯ PHÁP GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ ĐỨC
- 194
- 317
- 0
- NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN của GIÁO dục VIỆT NAM TRONG LĨNH vực đào tạo SAU đại học
- 11
- 176
- 0
- NỘI DUNG TẬP HUẤN THANH TRA NĂM 2011 VỀ QUY ĐỊNH XPVPHC TRONG LĨNH VỰC TẦN SỐ VTĐ
- 22
- 213
- 0
- SKKN học tập tấm gương đạo đức hồ chí minh trong công tác chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ tại trường mầm non ( lĩnh vực quản lý hoàng diệu liên )
- 15
- 256
- 0
- Các tội phạm trong lĩnh vực lao động theo luật hình sự việt nam
- 108
- 190
- 0
- Quá trình bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015
- 195
- 223
- 0
- Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn tỉnh quảng ninh
- 76
- 194
- 1
- Những tính chất cơ bản của dư luận xã hội và tác dụng của nó trong lĩnh vực pháp luật
- 11
- 114
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(99 KB - 11 trang) - Trình bày các quy luật của tri giác ứng dụng của các quy luật này trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lý Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tính ổn định Của Tri Giác
-
Quy Luật Cơ Bản Của Tri Giác - Dinhpsy's World
-
Các Quy Luật Của Tri Giác
-
Các Quy Luật Của Tri Giác đầy đủ Nhất - TopLoigiai
-
Quy Luật Của Tri Giác. Giải Thích Và Cho Ví Dụ. - Why You Think So
-
Ví Dụ Về Tri Giác - Luật Hoàng Phi
-
Tri Giác - Kipkis
-
Ứng Dụng Các Quy Luật Cơ Bản Của Tri Giác Trong Cuộc ... - StuDocu
-
Quá Trình Tri Giác - BÀI GIẢNG MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
-
Các Quy Luật Cơ Bản Của Tri Giác - Dân Kinh Tế
-
Tri Giác - SlideShare
-
CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC - Health Việt Nam
-
Các Quy Luật Của Tri Giác | PDF - Scribd
-
Quy Luật Về Tính Có ý Nghĩa Của Tri Giác
-
[Top Bình Chọn] - Tính ổn định Của Tri Giác - Trần Gia Hưng