Trình Bày Cảm Nhận Về Bài Ca Dao: Đứng Bên Ni đồng, Ngó Bên Tê ...
Có thể bạn quan tâm
Trình bày cảm nhận về bài ca dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông,
Thân em như chèn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Gợi ý viết bài:
Bài ca dao nói về quê hương và con người miền Trung, nơi những từ ni, te trở thành quen thuộc trong cách chỉ nơi chốn của người dân nơi đây. Thấp thoáng trong câu ca dao là đồng ruộng bao la, bát ngát, là sự trù phú của quê hương; ẩn hiện trong đó là bóng dáng cô thôn nữ mảnh mai, duyên dáng đang hòa quyện với ruộng đồng bao la tạo thêm sức sông cho quê hương.
Hai câu đầu trong bài ca dao có kết cấu không giống, với những bài ca dao khác:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Một không gian bao la được gợi ra trong hai câu ca dao. Đọc câu ca dao ta có cảm giác hai câu là một, nhưng thực tế sự nhắc lại như vậy càng làm tăng sự mênh mông vô tận của cánh đồng quê hương dù nhìn từ góc độ nào. Nếu bài ca dao chỉ có hai câu thôi thì mới diễn tả được một khung cảnh rất chung chung và chưa nói lên được điều gì. Chỉ đến khi đọc hai câu tiếp theo thì cái hồn của câu ca dao mới hiện ra:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Yếu tố làm cho bài ca có thêm sức sống chính là sự xuất hiện của cô thôn nữ. Cô thôn nữ với nhựa sống tràn trề như chẽn lúa đòng đòng dưới ngọn nắng hồng ban mai. Hình ảnh này đã làm nổi bật cô gái trong một cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Hình ảnh cô gái chỉ là một chẽn lúa trong cả một cánh đồng mênh mông bát ngát nhưng vẫn vượt lên trên tất cả.
Đứng trước một cánh đồng mênh mông bát ngát, cô gái chợt nghĩ về thân phận của mình. Câu cuối cùng chính là sự bâng khuâng, lo lắng của cô gái về thân phận của mình. Từ thân em trong câu ca dao thứ ba đã gợi lên thân phận của người con gái trong xã hội. Có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng hai từ thân em, và những câu ca dao đó đều thể hiện thân phận của người con gái:
– Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
– Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Cô gái trong bài ca dao trên cũng lo lắng cho số phận của mình. Cô gái xuất hiện thật là đẹp, nhưng hồng nhan bạc phận, cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình.
Bài ca dao đã phản ánh phần nào thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò làm chủ bản thân, tự định đoạt số mệnh của họ hầu như không có. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các đấng cha mẹ, đức lang quân.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
Từ khóa » Cảm Nhận đứng Bên Ni đồng
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao Đứng Bên Ni đồng - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao Đứng Bên Ni đồng, Mênh Mông Bát Ngát...
-
Phát Biểu Cảm Nhận Về Bài Ca Dao Đứng Bên Ni Đồng Ngó Bên ...
-
Từ Văn Bản Đứng Bên Ni đồng, Ngó Bên Tê đồng – Bùi Mạnh Nhị, Em ...
-
Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng – Văn ...
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao:Đứng Bên Ni đồng, Ngó Bên Tê ... - Hoc24
-
Cảm Nhận Của Em Về Câu Thơ đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê ... - Hoc24
-
Cảm Nhận Về Bài Ca Dao đứng Bên Ni đồng - Văn Phòng Phẩm
-
Viết đoạn Văn TỪ 8 ĐẾN 10 CÂU Nêu Cảm Nghĩ Về Câu Ca Dao
-
Viết Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Ca Dao:Đứng Bên Ni đồng, Ngó Bên Tê ...
-
Câu 1: Hãy Cảm Nhận Về Tình Yêu Quê Hương đất Nước Và Nhân Dân ...
-
Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao “Đứng Bên Ni đồng Ngó Bên Tê đồng, Mênh ...
-
Bùi Mạnh Nhị, Em Viết đoạn Văn Nêu Cảm Nhận Về Bài Ca Dao “Đứng ...
-
Nêu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Ca Dao Sau đứng Bên Ni Đồng Ngó Bên ...