Trình Bày Khái Niệm, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Văn Phòng ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 6 trang )
Câu 1: Trình bày khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của văn phòng.Nêu phương hướng đổi mới công tác hành chính văn phòng. Liên hệ thực tiễnđịa phương?Trong mỗi một tổ chức, văn phòng là một bộ phận quan trọng, góp phần giúpcho mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức đó hoạt động một cách trơn tru và gắn kếtchặt chẽ với nhau. Sinh thời Bác Hồ từng chỉ dạy: "Công tác văn phòng có tầmquan trọng đặc biệt, giúp cho cán bộ lãnh đạo nắm được tình hình. Cán bộ vănphòng nắm tình hình sai thì lãnh đạo sẽ giải quyết công việc không đúng". Vănphòng là bộ phận vừa giúp việc, tham mưu, vừa đôn đốc, kiểm tra, giúp việc choThủ trưởng và cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và củaNgành giao.Thuật ngữ "Văn phòng" được hiểu theo nhiều nghĩa.Trước hết, văn phòng là bộ phận tổng hợp giúp thủ trưởng, ban lãnh đạo thựchiện chức năng, nhiệm vụ và điều hành công việc của cơ quan, tổ chức trực tiếpthực hiện các nghiệp vụ hành chính trong cơ quan, đơn vị.Thứ hai, văn phòng được hiểu là trụ sở làm việc, nơi giao tiếp của cơ quan, đơnvị, một cá nhân có chức danh nhất định (Văn phòng Tổng giám đốc, Văn phòngLuật sư, Văn phòng kiến trúc sư trưởng...)Thứ ba, văn phòng còn là khái niệm dùng để chỉ một loại hoạt động trong cơquan, tổ chức.Khái niệm văn phòng mà chúng ta đề cập đến ở đây được hiểu theo nghĩa thứnhất, tức là hiểu theo chức năng và nhiệm vụ của nó.Về chức năng của văn phòng:Một là: chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp thủ trưởng, ban lãnh đạo quản lý,điều hành, tổng hợp công việc của cơ quan, tổ chức.Chức năng tham mưu là hoạt động nhằm góp phần tìm kiếm những quyết địnhtối ưu cho quá trình quản lý của nhà lãnh đạo và nội dung của công tác tham mưu1chỉ rõ hoạt động tham vấn của công tác văn phòng. Hoạt động tham mưu trợ giúpcủa văn phòng rất cần thiết đối với các cấp quản lý.Văn phòng luôn luôn thu thập, quản lý, sử dụng thông tin ở cả đầu vào và đầura, thông tin trên mọi đối tượng lĩnh vực có liên quan đến quá trình hoạt động củacả cơ quan tổ chức. Tất cả những thông tin thu thập được văn phòng sẽ tổng hợp,phân tích và sử dụng theo yêu cầu của nhà quản lý.Chức năng tham mưu, tổng hợp nhằm mục đích trợ giúp cho thủ trưởng có cơsở khoa học để lựa chọn quyết định tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức; quyết định đến sự thành công hay thất bại của cơ quan, tổchức.Hai là: chức năng hậu cần, quản trị: bảo đảm các điều kiện về vật chất, kỹthuật, tác nghiệp hành chính.Chức năng hậu cần, quản trị là chức năng mang tính đặc thù trong văn phòng,có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, duy trì hoạt động của mỗi cơquan, tổ chức. Hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng không thể thiếuđược các điều kiện vật chất như nhà cửa, phương tiện, thiết bị, công cụ tài chính…Các điều kiện phương tiện đó phải được quản lý, sắp xếp, phân phối và khôngngừng được bổ sung để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho mọi nhu cầu hoạt động củacơ quan, đơn vị. Nguồn tài chính cung cấp cho các hoạt động ở cơ quan cũng dovăn phòng cung ứng trên cơ sở định mức tiêu dùng và kỳ hạn sử dụng. Muốn hoạtđộng phải có những nguyên liệu, vật liệu, nguồn tài chính, phương tiện nhưng hiệuquả hoạt động lại tuỳ thuộc vào phương thức quản lý, tuỳ thuộc vào việc sử dụngcác yếu tố đó như thế nào của mỗi văn phòng.Để thực hiện tốt các chức năng trên thì văn phòng có những nhiệm vụ cụthể sau:Thứ nhất, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý,hàng tháng và lịch làm việc hàng tuần của cơ quan, đơn vị. Văn phòng phải giúp2thủ trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện, thường xuyên theo dõi và đôn đốc thực hiệnchương trình, kế hoạch và lịch làm việc đó.Các đơn vị đều có định hướng mục tiêu thông qua chiến lược phát triển cụ thểtrong từng thời kỳ hoạt động. Đơn vị muốn đạt được mục tiêu hoạt động thì phảibiết khâu nối các kế hoạch thành một hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh để các bộ phậnkhớp nối với nhau, hỗ trợ nhau cùng hoạt động. Kế hoạch tổng thể ấy sẽ do vănphòng dự thảo và đôn đốc các bộ phận khác trong đơn vị cùng triển khai thực hiện.Căn cứ vào chiến lược phát triển, văn phòng sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từngnăm, tháng, quý, tuần cho cả cơ quan và từng bộ phận. Trên cơ sở những kế hoạch,chương trình đó mà các bộ phận chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cũng quaviệc chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch chung của đơn vị mà các bộ phậntrong cơ quan, đơn vị còn liên hệ, phối hợp với nhau mật thiết hơn, đồng bộ hơn.Thứ hai, thu thập thông tin, tổng hợp và xử lý thông tin, giúp thủ trưởng chuẩnbị các đề án, phương án, ra quyết định quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện cácquyết định quản lý đã ban hành.Hoạt động của bất kỳ đơn vị, cơ quan nào cũng cần phải có những yếu tố tốithiểu về thông tin. Thông tin bao gồm thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xãhội, hành chính, dự báo… Thông tin là nguồn, là căn cứ để người lãnh đạo, quản lýđưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, hiệu quả. Người lãnh đạo không thể tựthu thập, xử lý thông tin được mà phải có người trợ giúp trong lĩnh vực này là vănphòng. Văn phòng được coi như “cổng gác thông tin” của một cơ quan vì tất cả cácthông tin đến hay đi đều được thu thập, xử lý, chuyển phát tại văn phòng. Nếuthông tin được thu thập đầy đủ, kịp thời, được xử lý khoa học đáp ứng được yêucầu quản lý thì lãnh đạo sẽ có được quyết định hữu hiệu, nếu không quyết định củahọ sẽ không hiệu quả ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của đơn vị.Thứ ba, quản lý văn bản, lập hồ sơ, thực hiện công tác lưu trữ.Văn bản là một phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin khá hữu hiệu. Hiệnnay, nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng phương tiện này trong quản lý, điều hành hoạt3động. Do tính năng, tác dụng của nó rất lớn nên khi sử dụng các văn bản để điềuchỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bị quản lý về kinh tế, chínhtrị, xã hội… phải tuân thủ các quy định một cách chặt chẽ về việc lưu trữ và lưuhành văn bản.Thứ tư, xây dựng tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng.Để ban hành được những văn bản có nội dung đầy đủ, hợp tình, hợp lý, đúngthẩm quyền và có tác động đích thực đến đối tượng điều chỉnh, cần phải có nhữngbộ phận, nhân viên chuyên trách giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Bộ phận đóphải nắm bắt được thông tin đầu vào, phân loại và xử lý thông tin, biết sử dụng vàchuyển phát thông tin, đó chính là văn phòng.Thứ năm, thực hiện các hoạt động tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ hànhchính. Văn phòng có nhiệm vụ tổ chức sự kiện, các buổi hội họp, giao ban; duy trìtrật tự trong cơ quan.Thư sáu, tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại của cơ quan; thực hiện mối liên hệvới các cơ quan cấp trên, cấp dưới, với các cơ quan, tổ chức khác, với công dân.Thực hiện nhiệm vụ này, văn phòng là bộ mặt của cơ quan, đơn vị.Thứ bảy, bảo đảm nhu cầu hậu cần, kinh phí chi tiêu, duy trì mọi hoạt động củacơ quan, đơn vị, quản lý vật tư, tài sản của cơ quan, đơn vị.Mỗi cơ quan, đơn vịmuốn tồn tại và hoạt động đều phải có các yếu tố kĩ thuật và vật chất cần thiết.Cácyếu tố này vừa là nguyên liệu duy trì tổ chức tồn tại, vừa là vật trung gian gắn kết tổchức với cá nhân,Về vai trò của văn phòng: Văn phòng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có vaitrò là trợ thủ giúp cho thủ trưởng quản lý, điều hành mọi công việc trong cơ quan;là bộ phận tiếp nhận thông tin, tổ chức quan hệ giao dịch với cấp trên, cấp dưới, vớicác cơ quan, đơn vị khác. Làm tốt công tác hành chính - văn phòng có ý nghĩaquyết định đối với hiệu quả công việc của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cũng như hiệuquả làm việc của cán bộ, công chức và của toàn cơ quan, đơn vị, thể hiện trênnhững điểm sau:4Một là, giải phóng cho thủ trưởng tình trạng sự vụ không đáng có, tập trungvào những công việc chính, quan trọng, chỉ đạo, điều hành công việc khoa học hơn,hiệu quả hơn.Hai là, bảo đảm sự hoạt động đồng bộ, thông nhất, liên tục, sự phối hợp nhịpnhàng trong cơ quan, đơn vị.Ba là, đảm bảo cho hoạt động của toàn cơ quan, đơn vị tuân thủ pháp luật, giữvững kỷ luật, kỷ cương.Bốn là, giữ được vai trò đầu mối trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới,với các cơ quan đơn vị khác và với nhân dân.Năm là, bảo đảm các điều kiện vật chất, hậu cần trong hoạt động hàng ngàycủa cơ quan, đơn vị.Phương hướng đổi mới công tác hành chính - văn phòngXây dựng đội ngũ công chức văn phòng đủ năng lực, phẩm chất: Đổi mới côngtác đào tạo CC văn phòng; đổi mới cơ chế tuyển dụng, sát hạch; đổi mới cơ chếđánh giá, thăng giáng công chức văn phòng; đổi mới phong cách làm việc.Đổi mới tổ chức bộ máy văn phòng: tinh gọn, bớt đầu mối; phân công nhiệmvụ cụ thể, rõ rang; liên hoàn, dễ tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng.Đổi mới cơ chế hoạt động hành chính - văn phòng: Chuyển sang chế độ làmviệc chuyên viên, phụ trách trực tiếp, tránh nhiều cấp trung gian; xây dựng hệ thốngquy chế, nội quy, quy trình trong việc giải quyết từng loại vấn đề công việc trongcơ quan, đơn vị.Từng bước chính quy hoá, hiện đại hoá công tác hành chính - văn phòng: Bảođảm trang cấp cho cán bộ, công chức làm việc ở văn phòng; Bảo đảm nơi làm việcvề trang thiết bị, điều kiện về ánh sáng, âm thanh, mầu sắc, nhiệt độ; Từng bước tinhọc hoá, tự động hoá, viễn thông hoá công tác hành chính - văn phòng; bảo đảmcác thiết bị hiện đại trong tác nghiệp văn thư, sao in, chuyển giao văn bản, soạnthảo, lưu trữ văn bản chuyển, nhận thông tin...5Liên hệ thực tế tại tỉnh Bình Định:Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Định đẩy mạnh công tác cải cách hành chính,trong đó có việc nâng cao chất lượng hoạt động văn phòng, nhằm làm tốt hơn nữachức năng, nhiệm vụ đề ra trong hoạt động văn phòng.Đã thực hiện Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giảmbớt công văn giấy tờ hành chính; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2008 trong các quy trình công tác đã đạt được những kết quả ban đầu. Nhiềuđịa phương trong tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần đẩy nhanh quá trìnhgiải quyết thủ tục hành chính. Công tác cải cách hành chính theo Đề án 30 đã đượctriển khai đồng loạt tại các huyện, thị, thành phố. Văn phòng các cấp đã tổ chứcnhiều hội nghị khoa học, nghiên cứu và hàng năm tổ chức ngày truyền thống Vănphòng cơ quan hành chính nhà nước (ngày 28/8), từ đó càng đổi mới và nâng caochất lượng công tác văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó tập trungnâng cao chất lượng xây dựng và quản lý chương trình công tác, bảo đảm chươngtrình công tác; cải tiến công tác thông tin báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành, đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng và từng bước hiệnđại hóa công tác văn phòng.Tóm lại: Nếu văn phòng làm việc theo quy chế, có nề nếp, cán bộ, nhân viênvăn phòng có trình độ, có năng lực, làm việc có trách nhiệm, năng động, sáng tạo,thì công việc của cơ quan, đơn vị sẽ chạy đều, lãnh đạo điều hành được thông suốt,có hiệu quả. Do đó, văn phòng phải được tổ chức một cách khoa học, văn minh;cán bộ văn phòng phải giỏi một việc, biết nhiều việc, có nhiệt tình, trách nhiệmcao…. Trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốctế đòi hỏi công tác văn phòng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện cả về nhậnthức, phương pháp công tác và tổ chức nhân sự để văn phòng thực sự là trung tâmđiều hành của lãnh đạo đơn vị, chung sức cùng toàn ngành hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.6
Tài liệu liên quan
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung Tâm Tính Toán Thống Kê TW(TT – TT – TW).DOC
- 9
- 895
- 0
- Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình.
- 25
- 721
- 0
- CÁC tổ CHỨC QUỐC tế IMF, WB LỊCH sử RA đời; CHỨC NĂNG, NHIỆM vụ; VAI TRÒ của IMF, WB đối với các nước ĐANG PHÁT TRIỂN
- 23
- 1
- 3
- Tài liệu TIỂU LUẬN: Bộ máy hoạt động ,chức năng nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng Tiên Phong doc
- 31
- 672
- 4
- TIỂU LUẬN: Quy chế Về tổ chức bộ máy – chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận điều hành Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương docx
- 21
- 746
- 0
- QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG potx
- 20
- 552
- 1
- Luận văn: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ IMF, WB: LỊCH SỬ RA ĐỜI; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; VAI TRÒ CỦA IMF, WB ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. pdf
- 21
- 1
- 2
- chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế
- 8
- 793
- 0
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện (liên hệ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Trị)
- 84
- 627
- 4
- Các tổ chức quốc tế IMF, WB (lịch sử ra đời, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đối với các nước đang phát triển)
- 10
- 481
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(24.22 KB - 6 trang) - Trình bày khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của văn phòng nêu phương hướng đổi mới công tác hành chính văn phòng liên hệ thực tiễn Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Chức Năng Của Văn Phòng Là Gì
-
Văn Phòng Là Gì? Chức Năng Của Văn Phòng - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Văn Phòng Và Quản Trị Văn Phòng
-
Các Chức Năng Chính Của Văn Phòng Là Gì? - LEADER REAL
-
Khái Niệm Văn Phòng Là Gì? Chức Năng Và Tầm Quan Trọng Của Văn ...
-
Văn Phòng Là Gì? Chức Năng Và Các Loại Hình Văn Phòng?
-
Phòng Chức Năng Là Gì? - Chức Năng Và Nhiệm Vụ
-
Tầm Quan Trọng Và Chức Năng Của Văn Phòng - Intracom Riverside
-
Văn Phòng Là Gì? Nhiệm Vụ, Tổ Chức, Yếu Tố Cấu Thành
-
Tìm Hiểu Về Các Chức Năng Của Văn Phòng Hiện Nay
-
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG SỞ
-
Chức Năng Của Văn Phòng đối Với Các Doanh Nghiệp - Livestream
-
Phân Tích Các Vai Trò, Chức Năng Của Quản Trị Văn Phòng?
-
Chức Năng Của Quản Trị Văn Phòng Là Gì? Có Quan Trọng Không?