Trình Bày Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Của Honore De Balzac Qua Tác ...

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Trình bày nghệ thuật tiểu thuyết của Honore De Balzac qua tác phẩm Lão Goriot

HỌC PHẦN: THỂ LOẠI VÀ CÁC TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC TÂY ÂU – MĨ Đề tài: Trình bày nghệ thuật tiểu thuyết của Honore De Balzac qua tác phẩm Lão Goriot SV LỚP C - K64 KHOA NGỮ VĂN - ĐHSPHN1 MỤC LỤC I / Khái quát chung.1 1.Tác giả Honore de Balzac. 1 2.Tiểu thuyết Lão Goriot2 2.1. Giới thiệu vài nét về tiểu thuyết Lão Goriot2 2.2. Tóm tắt cốt truyện. 2 II / Một số nét tiêu biểu trong nghệ thuật tiểu thuyết của Honore De Balzac.4 1.Xây dựng kết cấu cốt truyện. 4 2.Nghệ thuật trần thuật5 3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật6 4.Nghệ thuật xây dựng không gian-thời gian. 7 III / Nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac qua tiểu thuyết Lão Goriot8 1.Xây dựng kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết Lão Goriot8 2.Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lão Goriot11 2.1.Người kể chuyện. 12 2.2.Điểm nhìn trần thuật13 2.3.Giọng điệu trần thuật15 3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lão Goriot21 3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật tái xuất hiện. 21 3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. 23 3.2.1.Miêu tả diện mạo nhân vật23 3.2.2.Miêu tả hành động nhân vật25 3.2.3.Miêu tả ngôn ngữ nhân vật27 4.Nghệ thuật xây dựng không gian- thời gian trong tiểu thuyết Lão Goriot30 4.1.Xây dựng không gian. 30 4.2.Xây dựng thời gian. 33 IV/ Tổng kết35 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 36 HỌC PHẦN: THỂ LOẠI VÀ CÁC TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC TÂY ÂU – MĨ Đề tài: Trình bày nghệ thuật tiểu thuyết của Honore De Balzac qua tác phẩm Lão Goriot Bài làm I / Khái quát chung. 1.Tác giả Honore de Balzac “ Honore de Banlzac là ai? Là một người trước hết ý thức được rằng mình thuộc về một thời đại mà dòng dõi gia tộc không còn đủ nữa để xác định một cá nhân(1) -Balzac sinh ngày 20/5/1799 ở Tours, cha ông là một nông dân phất lên nhờ cuộc cách mạng tư sản Pháp, mẹ ông xuất thân từ tầng lớp kinh doanh. Từ nhỏ, Balzac thừa hưởng rất nhiều đức tính tốt đẹp từ người cha. -Năm 1819, Balzac tốt nghiệp đại học Luật nhưng niềm đam mê văn chương đã đưa ông sang con đường sáng tác. Khởi đầu Balzac giam mình trong nhà số 9 phố Lesdiguieres, tầng 4, ông viết vở Cromwell nhưng không thành công. -Từ 1822-1828, Balzac vừa viết lách vừa kinh doanh để tồn tại nhưng trên cả hai phương diện ông đều thất bại. Mãi đến năm 1829 khi cuốn tiểu thuyết Những người Chouan ra đời thì tên tuổi của ông mới được độc giả quan tâm -Sau đó ông cho ra đời hàng loạt các tác phẩm đỉnh cao : Đại tá Chabert (1832),Eugenie Grandet (1833) ,Miếng da lừa (1834) và đặc biệt là Lão Goriot (1834). Năm 1845 Balzac lập xong danh mục Tấn trò đời. =>Với những đóng góp của Balzac đối với sự nghiệp văn học Pháp nói riêng và sự nghiệp văn học thế giới nói chung, Balzac được Engel suy tôn là ‘‘bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực’’. 2.Tiểu thuyết Lão Goriot 2.1. Giới thiệu vài nét về tiểu thuyết Lão Goriot - Vị trí tác phẩm : “Lão Goriot”tên tiếng Pháp là“LePère Goriot”. Tiểu thuyết“Lão Goriot”là một tiểu thuyết được nhà văn xếp vào“Những cảnh đời tư”, thuộc phầnKhảo luận phong tụctrong danh mục Tấn trò đời. -Tiểu thuyết được xuất bản năm 1834, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong con đường nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac. - Tác phẩm lấy bối cảnh Paris 1819, đề cập đến vấn đề nóng bỏng của xã hội - sức mạnh của đồng tiền trong xã hội tư sản. 2.2. Tóm tắt cốt truyện
Lão Goriot
Con gái
Anastasie
Delphin
Chồng
Bá tước Restaud
Khách trọ
Eugene de Rastignac
Khách trọ
Quán trọ- Bà chủ Vauqueur
Tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin
Chị
Victorine Tallerer
Tử tước Beauseant
Chồng
Nam tước Nucinghen
Sơ đồ quan hệ của một số nhân vật quan trọng trong “Lão Goriot” Tác phẩm đề cập đến nhiều hạng người trong xã hộiPhápthế kỷ 19, nổi bật là cuộc đời bất hạnh của lão Goriot. Lão xuất thân là một bác phó mì nhờ khéo léo tằn tiện và biết tận dụng cơ hội nên đã trở thành triệu phú, nhưng không thể nào gia nhập vào xã hội thượng lưu lúc bấy giờ. Lão Goriot cưới một người phụ nữ quý tộc và có hai cô con gái là Anastasie và Delphine, lão cũng rất yêu thương vợ. Nhưng sau bảy năm sống hạnh phúc thì vợ lão mất, lão đã dành hết tình yêu thương của mình cho hai đứa con. Trong tiềm thức của lão, hai cô con gái là những bậc thang cao nhất để lão tiến vào xã hội thượng lưu. Khi các con đến tuổi lấy chồng lão đều chọn cho con mình những người chồng thuộc tầng lớp thượng lưu: Anastasie lấy Bá tước của Restaud, Delphine lấy chủ ngân hàng (Nam tước của Nucingen). Sau khi lấy chồng hai cô con gái và chồng của họ tìm đủ mọi cách để bòn rút tài sản của lão. Họ không chấp nhận địa vị thấp hèn của lão và đuổi lão ra khỏi nhà. Lão phải ra ở trọ trong quán trọ của mụ Vauquer. Ở quán trọ của mụ Vauquer có một số khách thuê phòng dài hạn: Cô Victorine, con gái nhà tư sản Taillefer, bị cha ruồng bỏ để dồn của hồi môn cho con trai, tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin, anh chàng sinh viên luật Rastignac từ tỉnh lẻ đến học ở Paris,chàng sinh viên y khoa Bianchon.Rastignas là một sinh viên nghèo ngán ngẫm cuộc sống nghèo khổ, mong muốn được gia nhập vào xã hội của giới thượng lưu. Một hôm, Rastignac đưa thư đến nhà nữ tử tước Beauseant - chị họ của Rastignac và quen được Anastasie. Khi ở tại quán trọ của mụ Vauqer, Rastignac đã nhiều lần nhìn thấy hành động quái lạ của lão Goriot: Có một hôm, anh nhìn thấy trong đêm khuya lão dùng sức vo tròn bộ đồ bạc, có cái cốc uống nước(trên nắp có in hình đôi chim cu-kỷ vật của vợ lão). Một lần khác, nhờ sự chỉ dẫn của nữ tử tước, Rastignac quen được với Delphine và yêu cô say đắm. Cuối cùng, Rastignac cũng hiểu ra mối quan hệ cha con giữa lão Goriot với Anastasievà Delphine, nên anh đã kể lại chuyện giữa anh và Delphine cho lão biết. Lão vô cùng cảm động và tìm cách cho họ ở bên nhau. Lão Goriot còn dự định mua một căn nhà để Rastignac và Delphine để họ sống bên nhau và lão sẽ đến ở cùng. Đúng thời gian đó, hết cô chị rồi lại cô em đến vòi vĩnh lão đủ thứ, kể lể, than khóc với lão về chuyện lục đục trong gia đình họ. Lão Goriot nghe chuyện xúc động và sinh ốm nặng. Trong lúc đó chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc cho lão. Ngay đến cuối đời, hai cô con gái của lão cũng không hề đến thăm, lão đã chết trong sự tủi hờn. Lễ tang của lão được tổ chức một cách sơ sài nhờ vào số tiền ít ỏi của Rastignac. Hôm đưa tang, người ta thấy có hai chiếc xe mang gia huy của hai dòng họ Restaud và Nucingen nhưng trên xe trống rỗng. Tác phẩm khép lại bằng cảnh Rastignac nhìn xuống phố phường Paris và thốt lên một câu đầy thách thức: "Bây giờ chỉ còn ta với mi" với dự định đến ăn tối ở nhà Nucingen II/ Một số nét tiêu biểu trong nghệ thuật tiểu thuyết của Honore De Balzac. Trên thế giới, ngay từ rất sớm Balzac đã được rất nhiều những nhà nghiên cứu văn học lớn quan tâmnhư Victo Hurgo, M. Gorky, không chỉ vậy các nhà chính trị như Marx, Engel… cũng bày tỏ sự thán phụcđối với tài năng và phương thức phản ánh của ông. “Là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”, việc tái hiện hiện thực khách quan một cách chân xác luôn được nhà văn thể hiện thông qua một chỉnh thể của hệ thống nghệ thuật. Đối với Balzac, đó phải là một công trình kiến trúc của vũ trụ hay chính xác hơn nhà văn đã tạo ra một “thế giới kiểu Balzac”, một “vũ trụ Balzac”. Không nằm ngoài quy luật đó, ở thể loại tiểu thuyết, ông cũng đã xây dựng nên những đặc trưng nghệ thuật “rất Balzac” mà chúng tôi sẽ đề cập tới sau đây: 1.Xây dựng kết cấu cốt truyện Điểm đặc biệt trong kết cấu tiểu thuyết của Balzac là kết cấu kịch tính gồm: trình bày – thắt nút – cao trào – mở nút, đây là một kết cấu chịu ảnh hưởng của kịch, của nghệ thuật sân khấu. Kết cấu ấy tạo ra sự vận hành của cốt truyện trong tác phẩm của Balzac. Cốt truyện ấy không đơn thuần là cốt truyện đơn tuyến mà là cốt truyện đa tuyến, “có nghĩa là tác phẩm không chỉ được tạo ra bởi một tuyến truyện, một tuyến nhân vật duy nhất mà là sự phối kết của nhiều tuyến truyện, nhiều tuyến nhân vật mà nếu các tuyến truyện tách ra thì chúng vẫn tồn tại độc lập, riêng biệt và đứng vững được trong mọi hoàn cảnh”(2). Ta thấy kiểu kết cấu cốt truyện ấy được vận hành ở rất nhiều những tiểu thuyết của ông như: Ảo mộng tiêu tan, Dì Bette, Những bước thăng trầm của người kĩ nữ, Miếng da lừa, Lão Goriot, Việc sử dụng các chi tiết kì ảo trong cốt truyện cũng là một nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac. “Với tư cách là sự thâm nhập của cái siêu nhiên vào thế giới tự nhiên, của các yếu tố phi logic vào thế giới logic, yếu tố kì ảo đã góp phần khám phá và tái tạo hiện thực” (2). Yếu tố này đã tạo ra một sự đối lập, một cái nhìn ngược chiều đối với xã hội đương thời từ đó giúp cho sự nhận thúc xã hội trở nên sâu sắc hơn toàn diện hơn. Ta có thể tìm thấy yếu tố kì ảo trong rất nhiều những tác phẩm của Balzac như: Miếng da lừa, Lão Goriot, … 2.Nghệ thuật trần thuật Balzac tự nhận mình là người “thư kí của thời đại”. Do đó, nghệ thuật trần thuật đã đạt đến tiêu chuẩn của chủ nghĩa hiện thực và mang đậm tính khách quan, thừa nhận hiện thực khách quan là điểm quan trọng trong đặc trưng phản ánh nghệ thuật. Các tác phẩm của ông chủ yếu trần thuật theo ngôi 3, ở ngôi kể này người đọc được tiếp nhận tác phẩm một cách khách quan, chân thực và đây là ngôi kể tự do nhất. Đặc biệt, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm của Balzac thường mang nhiều sắc thái dựa trên giọng điệu chủ đạo chứ không hề đơn điệu như trong bộ ba tác phẩm thuộc danh mục Tấn trò đờiEugenie Granded, Lão Goriot, Ảo mộng tiêu tan, giọng điệu trần thuật đều mang các sắc thái chung: giọng lạnh lùng khách quan (đây là giọng chủ đạo), giọng trào phúng chế giễu và giọng lãng mạn, trữ tình, thắm thiết. Nghệ thuật trần thuật như trên có mặt trong hầu hết các sáng tác của Balzac và trở thành nét riêng trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông. 3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Balzac chính là ông đã sáng tạo ra một thủ pháp nghệ thuật: cho nhân vật trở đi trở lại trong các tác phẩm hay còn gọi là nhân vật tái xuất hiện. “Trong thực tế, mỗi một tác phẩm trong các tác phẩm này được mở ra từ các tác phẩm khác, các nhân vật trong tiểu thuyết này hay tiểu thuyết khác không phải bị nhốt lại trong đó, chúng sẽ trở đi trở lại trong các tiểu thuyết khác, mà qua chúng, ta sẽ gặp những chỉ dẫn bổ sung”( M.Butor).Ta có thể bắt gặp kiểu xây dựng nhân vật này trong danh mục “Tấn trò đời” vớikhoảng 2000 nhân vật trong đó có tới trên 500 nhân vật tái xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau tiêu biểu như: Rastignac, Vautrin, Horace Bianchon, Henry de Marsay, Charles Vandenesse, Joseph Bridau, Daniel de Arther,…đều đã từng xuất hiện lặp lại trong những tác phẩm khác nhau, khi thì là nhân vật chính, lúc là nhân vật phụ. Đây là thủ pháp có ý nghĩa cách tân, một mặt cho thấy được quá trình vận động tự thân của tính cách nhân vật, mặt khác chính thủ pháp nghệ thuật này làm cho hiện thực trong tiểu thuyết của Balzac được lộ diện trong cả chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, qua đó thể hiện tài năng hiện thực của nhà văn. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình cũng là một nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac. Ta biết rằng, các nhà văn hiện thực luôn đặt con người trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai sự phát triển tính cách theo sự diễn biến của hoàn cảnh đó, vì vậy, xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là quy tắc đầu tiên cũng là nét đặc thù của chủ nghĩa hiện thực so với chủ nghĩa lãng mạn và cổ điển. Về bản chất, nhân vật điển hình là những nhân vật có cá tính độc đáo, riêng biệt, có ở nhân vật này mà không có ở nhân vật khác. Sự điển hình hóa nhân vật chịu sự chi phối, là sản phẩm của hoàn cảnh điển hình. Là một nhà văn hiện thực, Balzac cũng “tạo ra một chuỗi sự kiện hành động, hiển nhiên cũng mang tính điển hình, để nhân vật thực hiện hay bộc lộ các khả năng của chúng, để nhân vật thực hiện cuộc hành trình theo dòng chảy vận động đã được vạch ra”(2). Trong danh mục Tấn trò đời, Balzac đã xây dựngbốn loại nhân vật điển hình như sau: Thứ nhất, là loại nhân vật đi tìm tuyệt đối hay nhân vật đi tìm sự thật lí tưởng như: nhân vật Balthazar Claes trong Đi tìm tuyệt đối, Raphael de Valentin trong Miếng da lừa,… Thứ hai, là loại nhân vật hãnh tiến, loại nhân vật luôn tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để tiến thân, lập thân để ngoi lên trên bề mặt xã hội. Tiêu biểu cho loại này là nhân vật Eugene de Rastignac trong Lão Goriot, Henri de Marsay… Thứ ba là loại nhân vật hà tiện, tiêu biểu cho sáng tạo của Balzac, một số nhân vật tiêu biểu là : Felix Grandet trong Eugenie Grandet, lão già bán đồ cổ trong Miếng da lừa,… Loại nhân vật cuối cùng mà Balzac dày công xây dựng là loại nhân vật gian ác, thủ đoạn, nét nổi bật của chúng là sự vô liêm sỉ, tiêu biểu là nhân vật : Vautrin(Jacques Collin) trong Những bước thăng trầm của người kĩ nữ, 4.Nghệ thuật xây dựng không gian-thời gian “Hai thành tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật của một tác phẩm là không gian và thời gian, chúng tạo ra hai chiều kích cơ bản của văn bản nghệ thuật, trong đó tác phẩm được tạo ra, câu chuyện được kể lại và có thể kéo dài hoặc biến đổi” (2) Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Balzac là thời gian “thực hiện nhiệm vụ đánh dấu lịch sử”. Nhìn chung tác phẩm của Balzac đều tuân thủ theo trật tự thời gian tuyến tính, ngoài ra tác giả còn sử dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm thời gian như tỉnh lược, ngưng tả, rút gọn, dàn cảnh,…Cách sử dụng thời gian như vậy tạo ra sự đồng quy, định hướng đọc cho độc giả, gợi sự hứng thú và cuốn hút. Không gian trong tác phẩm của Balzac không phải là một bối cảnh nên thơ cho các hành động thơ mộng mà là môi trường ở đó hoạt động của nhân vật được diễn ra. Không gian mà Balzac đặt nhân vật của mình vào về hình thức là một không gian rộng ( không gian toàn Pari trong Ảo mộng tiêu tan, Lão Goriot,…) hay không gian công cộng như quán trọ, sòng bài, quán ăn, nhà thờ,quán rượu (không gian quán rượu Grang-Ive trong Những người nông dân, quán trọ Vauquer trong Lão Goriot) song thực chất nó lại là một không gian hẹp vô cùng bởi các không gian này chỉ có duy nhất lối vào mà thường không có lối ra, các không gian đó tạo nên ấn tượng về một xã hội ngột ngạt, tăm tối và đầy bí ẩn. Ở đó nhân vật không bao giờ hòa mình được với những người đang nhốn nhác mà luôn trong tình trạng bị cô lập, nhân vật bước vào đó dường như bị nuốt chửng. Ở tác phẩm của Balzac, không gian và thời gian có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau từ đó tạo ra các điểm dừng không – thời gian rất đặc trưng. III / Nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac qua tiểu thuyết Lão Goriot Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày về những nét tiêu biểu trong nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac. Đến với Lão Goriot, ta có thể thấy được sự hiển hiện của những nét nghệ thuật này: 1.Xây dựng kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết Lão Goriot “Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố cụ thể được tổ chức theo yêu cầu về tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học tự sự và kịch, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm” (4) Trong tác phẩm lão Goriot, Balzac đã xây dựng thành công cốt truyện đa tuyến với trật tự: mở đầu- thắt nút- cao trào và cởi nút với nhiều tuyến nhân vật. Ta có thể thấy các tuyến truyện nhân vật như sau: -Tuyến truyện 1: Câu chuyện về lão Goriot -Tuyến truyện 2: Câu chuyện tìm đường lập thân của Rastignac -Tuyến truyện 3: Câu chuyện về Vautrin -Tuyến truyện 4: Câu chuyện về cuộc đời Victorine -Tuyến truyện 5: Câu chuyện về cuộc đời bà de Beauséant. Bản thân các tuyến truyện có thể đứng tách rời ra và người đọc cũng có thể chỉ cần theo dõi một tuyến truyện về một nhân vật bởi mỗi câu chuyện đều được kể có đầu có cuối.Trong tác phẩm, nhà văn tập trung tái hiện cuộc đời, quá trình hình thành tính cách của nhân vật chính, đó là lão Goriot và chàng thanh niên Rastignac. Tuy nhiên, ta có thể kể được câu chuyện về Victorine, đó là con gái của lão Taillefet, một nhà quý tộc giàu có nhưng không được cha thừa nhận và không được hưởng tí tài sản nào nên phải ở trọ tại quán trọ Vauquer. Cho đến khi anh trai cô ta bị sát hại thì cha cô ta mới nhận cô về và cuộc đời cô đổi thay từ đó. Dù có thể được tách riêng để kể nhưng các tuyến truyện vẫn có sự móc nối với nhau. Cuộc đời của Victorine sẽ được nối với mạch của Vautrin, một tên tù khổ sai vượt ngục. Cách thức làm giàu của hắn ta lại liên quan đến con đường đổi đời của Victorine khi hắn làm cho anh trai cô ta chết để cô ta có quyền thừa kế hợp pháp tác hợp nên mối tình cho Rastignac và Victorine, chuyện thành thì hắn ta được một khoản lợi không nhỏ. Cốt truyện có sự đan xen nhưng rất rõ ràng, mạch lạc và hợp logic. Tác phẩm tập trung vào cuộc đời lão Goriot từ lúc lập nghiệp đến lúc giàu có rồi bệnh tật và qua đời, song song và đan xen với đó là quá trình hình thành và phát triển tính cách của chàng sinh viên Rastignac khi bước vào thế giới thượng lưu. Cùng với đó, người đọc cũng nhận ra bộ mặt xảo trá và thâm độc của tên tù vượt ngục Vautrin trong kết cấu đa tuyến của cốt truyện. Trong tiểu thuyết, cuộc đời Goriot có liên quan đến nhiều nhân vật. Thông qua cách xây dựng cốt truyện có sự đan xen nhiều nhân vật, Balzac từng bước khắc họa tính cách từng nhân vật trong truyện. Trước hết là lão Goriot, một người cha thương con đến mù quáng bởi quan niệm sai lầm về hạnh phúc, chàng thanh niên Rastignac ý thức được thân phận nhưng lựa chọn con đường không chân chính để thoát nghèo, bà chủ trọ Vauquer ti tiện, hám lợi, cưa sừng làm nghé đến mức lố bịch nhằm mong muốn tái sinh thành người nhà Goriot bởi khối tài sản của ông lão và cả hai cô con gái bất hiếu vô tâm đến mức tàn nhẫn. Thông qua đó, tác giả không cần phải tốn nhiều bút lực trong việc miêu tả nhân vật mà các nhân vật tự bộc lộ một cách chân thực và sống động trước mắt người đọc. Một điểm đặc biệt trong cốt truyện đa tuyến là tác giả không phải kể đến tận cùng các tuyến truyện mà có thể chấm dứt mạch kể nào đó, có nghĩa là có thể kết thúc một mạch truyện này để dồn vào mạch truyện khác. Như nhân vật Victorine, tác giả chỉ kể đến lúc cô ta trở thành triệu phú mà không kể tiếp cuộc đời cô ta sau đó ra sao, chuyện tình với Rastignac liệu đi đến đâu mà tác giả lại bỏ lửng, tập trung vào tuyến nhân vật chính là lão Goriot. Thông qua các chi tiết liên quan đến cuộc đời lão Goriot, Balzac thể hiện những mối xung đột xã hội gay gắt. Đó là xung đột giữa tình thương và tiền bạc, giữa tình người và tham vọng. Balzac đưa tất cả những xung đột không thể giải quyết vào tác phẩm thông qua cốt truyện. Qua đó, tác giả thể hiện những mâu thuẫn không thể nào giải quyết giữa các cặp đối lập trên bởi rất khó có thể chọn lựa một trong hai. Lão Goriot không thể lựa chọn giữa tình thương và tiền bạc bởi tình thương cho con không thể nào thực hiện khi không có đồng tiền và ngược lại. Anh chàng sinh viên Rastignac cũng vậy, dù ý thức được viêc mình làm là sai trái nhưng tham vọng về một thế giới thượng lưu đã khiến anh ta bất chấp tất cả. ðTiểu kết: Tác giả đã xây dựng cốt truyện đa tuyến khá thành công và hấp dẫn. Cốt truyện có nhiều tình tiết, sự kiện. Chúng đan chéo nhưng không phức tạp, khó hiểu mà còn tạo ra sự đa dạng về chiều rộng và chiều sâu của tác phẩm. Cốt truyện là môi trường tương tác tốt nhất để tính cách nhân vật được bộc lộ. ·Chi tiết kì ảo: Chi tiết nghệ thuật được xem là bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. Nhờ có chi tiết nghệ thuật mà thế giới nghệ thuật hiện ra hấp dẫn và sinh động. Chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm”. Trong lão Goriot, bên cạnh sử dụng chi tiết đời sống chân thực, nhà văn còn sử dụng yếu tố tượng trưng kì ảo, đó là chi tiết giọt nước mắt của chàng sinh viên Rastignac khóc thương cho cái chết của lão Goriot: “ giọt nước mắt rơi xuống đất rồi vút lên trời cao”. Đó là các chi tiết kì ảo duy nhất trong vô số các chi tiết hiện thực chính xác. Nó bộc lộ sự đánh giá và tình cảm chủ quan của nhà văn bên sự khách quan lạnh lùng của việc miêu tả hiện thực, giọt nước mắt mang giá trị nhân văn sâu sắc, bởi nó xuất phát từ nơi sâu thẳm của tâm hồn và trái tim trong trắng ở người thanh niên trẻ tuổi, cảm thông cho số phận bất hạnh của một con người đáng thương và đáng trân trọng – lão Goriot. Điều đặc biệt cần lưu ý ở chi tiết “giọt nước mắt cuối cùng” này đã ngầm báo hiệu sự thay đổi về tính cách và con đường sau này của Rastignac ( từ giờ phút này, chàng sinh viên non nớt, giàu tình thương sẽ không rơi giọt nước mắt nào nữa), không còn một Rastignac đầy nhiệt huyết tốt bụng mà chỉ còn một con người vô cảm bởi giọt nước mắt tình thương của chàng đã bay “ vút lên trời cao”. Đây là chi tiết tiêu biểu cho việc sử dụng yếu tố kì ảo trong một tác phẩm hiện thực của Balzac. 2.Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lão Goriot Trần thuật là nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Với đặc trưng thi pháp của mình, bằng phương thức trần thuật,tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và phong phú .Về bản chất, nghệ thuật trần thuật là dùng hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian thời gian và về ý nghĩa của văn bản tới người đọc. Nghệ thuật trần thuật được thể hiện bằng các phương tiện : Người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, lược thuật, dựng cảnh và miêu tả chân dung, phân tích bình luận, giọng điệu. Trong tác phẩm “ Lão Goriot” nghệ thuật trần thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong văn bản. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích các yếu tố tiêu biểu tạo nên nghệ thuật trần thuật độc đáo trong tác phẩm đó là người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. 2.1.Người kể chuyện Người kể chuyện là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là người do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Người kể chuyện trong văn học ẩn mình trong dòng chữ. Người kể chuyện ấy có thể được kể bằng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba.Trong “Lão Goriot” người kể chuyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể đứng bên ngoài và quan sát, kể tất cả những gì diễn ra xung quanh mà nhân vật không thể biết, đi sâu vào tận nội tâm nhân vật, câu chuyện được chi phối bởi “kiểu người kể chuyện biết tuốt” hay có thể gọi là người kể chuyện toàn tri. Người kể chuyện có thể bao quát toàn bộ không gian tác phẩm, tiêu biểu đây là quang cảnh quán trọ của Vauquer mọi tầng lớp, mọi hạng người trong đó. Dưới cái nhìn của người kể chuyện, nơi lão Goriot đang sống ở Pari hiện lên là một thành phố nghèo nàn, u ám đến tệ hại. Sống lâu trong cảnh ấy nhưng chắc chẳng một ai nhận ra thế giới mình đang sống tối tăm như thế nào. Chính người kể chuyện đã đảm nhân nhiệm vụ miêu tả một cách khách quan không gian mục ruỗng ấy ở Pari hoa lệ. Người kể chuyện giữ vai trò giới thiệu, khái quát câu chuyện, nhân vật, phát ngôn cho tác giả. Người kể biết trước câu chuyện của lão Goriot là một “thảm kịch”“câu chuyện này không chỉ là một bi kịch theo đúng nghĩa của nó …mà nó làm cho người đọc xúc động tận con tim..nó là một thảm kịch thật sự-All is true” Người kể chuyện đứng ngoài và tự do khám phá mọi ngóc ngách trong thế giới tác phẩm mà mọi nhân vật đều không thể biết trước được. Nhà văn thông báo trước cho người đọc về toàn cảnh câu chuyện, không bí mật, không gợi, tự chính những bộc lộ ấy người đọc càng tò mò muốn chiêm nghiệm những gì mà tác giả đã nói Những bí mật trong tâm hồn nhân vật cũng được người kể chuyện soi thấu và đánh giá nó một cách khách quan tổng thể. Đó là Rastignac “Lối diễn đạt, cung cách, tư thế quen thuộc chứng tỏ chàng là con của một gia đình quý tộc“Khi chỉ có một mình, chàng trở nên bực bội, cáu kỉnh”. Hai cô con gái được nhà văn bóc trần bản chất “Anastasie đã có những thiên hướng quý tộc..Delphine thích tiền”. Với lão Goriot, người kể chuyện đang kể lại bi kịch của lão dưới cái nhìn khách quan nhất, không phiến diện mà vẽ lên một bức chân dung người cha hoàn hảo. Đó là một người cha có “tình cảm cao siêu trong tâm hồn” nhưng cũng là một “người thợ ngu độn và thô lỗ không hiểu biết thậm chí không biết suy luận” khi rỗi rãi hay sau lúc mệt mỏi. ->Người kể chuyện là một phương tiện trong nghệ thuật trần thuật của Balzac với tiểu thuyết “Lão Goriot”. Với thủ pháp này, người đọc đã có một cái nhìn vừa khách quan, bao quát lại vừa cụ thể, chính xác về nhân vật, sự việc, về cả không gian nước Pháp thời bấy giờ. Người kể chuyện ở ngôi thứ 3 khiến cho lời trần thuật mang tính khách quan hóa và trung tính. 2.2.Điểm nhìn trần thuật Tiểu thuyết “Lão Goriot” rất thành công về điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể nhưng rộng hơn ngôi kể. Mặc dù vẫn nằm trong trường chi phối của kiểu người kể chuyện biết tuốt nhưng Balzac cố khách quan hóa cái nhìn của mình bằng cách trao nó cho các nhân vật. Điểm nhìn trần thuật có nhiều loại như: Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngozài, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lí … Trong “Lão Goriot” đa số các nhân vật đều được trao cho điểm nhìn. Trước hết là điểm nhìn bên trong: Điểm nhìn bên trong là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật.Rastignac tự vấn lương tâm trong mối quan hệ giữa chàng, lão Goriot và Delphine : “Mình không nói gì về nỗi buồn của ông lão nhưng ai mà không đoán được chúng! Vậy mình sẽ chăm sóc ông ta như con chăm sóc một người cha…Nếu cô ấy yêu mình, cô ấy sẽ thường xuyên đến nhà mình để được gần ông ấy suốt cả ngày. ..Trong mối tình này, chẳng có gì là tội lỗi cả…từ lâu cô ta đã cách ly chồng mình” Trận chiến tự thân của Rastignac kéo dài, câu chuyện về Goriot, Delphine, bà bá tước và cả những mâu thuẫn đấu tranh trong nội tâm của chàng được kể xuyên qua cảm nhận, dưới cái nhìn của cậu sinh viên nghèo. Là người trong cuộc, chàng hiểu rõ những gì đang xảy ra và nhất là những suy nghĩ, đấu tranh nội tâm của chàng. Điểm nhìn bên trong của nhân vật này giúp ta có thêm một cách cảm nhận, đánh giá về một nhân vật hoặc sự việc nào đó. Tiếp theo là điểm nhìn bên ngoài: Điểm nhìn bên ngoài, người kể trần thuật miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết. Điểm nhìn bên ngoài trong tác phẩm này là kể về hoặc bình xét một sự kiện hoặc một ai đó: Vauquer, Vautrin, Bianchon... Ở đây ta khám phá điểm nhìn bên ngoài của tác phẩm qua kiểu đối thoại kể chuyện thể hiện qua cuộc đối thoại giữa ba người: Rastignac, Beauseant và de Langeais. Cuộc đối thoại này kể về thân phận và quan hệ bi đát giữa cha và con lão Goriot. -Phu nhân Langeais: “Ông cụ đã thấy những đứa con gái mình lấy làm xấu mặt vì mình, và chúng nó thì yêu chồng, mà ông cụ lại có hại cho những đứa con rể .” -Phu nhân de Langeais: “Đê thật là đê mạt”… -Phu nhân de Beauseant: “Đê mạt à?...Đời là một vũng bùn, ta hãy cố mà đứng vững ở những đỉnh non cao” -Phu nhân de Beauseant: “ Cậu càng tính toán lạnh lùng bao nhiêu thì cậu càng tiến xa bấy nhiêu. Cứ thật tàn nhẫn vào, cậu sẽ được tiến xa…Cậu sẽ hiểu xã hội là như thế nào, là một lũ bị lừa bịp và đi lừa bịp. Tôi cho cậu cái tên tôi làm phép dẫn đường để vào mê cung mê hồn đó” Ở trên nhân vật đã được nhà văn trao điểm nhìn, từ điểm nhìn của nhân vật này chân dung các nhân vật khác được hiện ra. Nhưng người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm của họ. Điểm nhìn bên ngoài còn thể hiện rõ qua các cuộc đối thoại diễn thuyết-triết lí,ở đây tập trung chủ yếu ở nhân vật Vautrin. Lời thoại dùng để dụ dỗ Rastignac của Vautrin kéo dài đến mười ba trang. Trong thiên diễn văn hùng hồn ấy, Vautrin đưa ra những phán xét rất sâu sắc về con người xã hội: “Bộ mặt thực của đời như thế đấy. Nó chẳng đẹp đẽ gì hơn cái xó bếp đâu, nó cũng tanh tưởi như thế thôi, nếu muốn chấm mút thì phải bẩn tay, có điều cậu phải biết chùi rửa cho sạch, đó là tất cả cái đạo lí của thời đại chúng ta…Vì vậy con người lương thiện là kẻ thù chung của cả thiên hạ.” Đây cũng là một góc nhìn về xã hội Pháp thời bấy giờ mà ta có thể thấy được qua cách nhìn, bình xét của Vautrin. Đa số các nhân vật đều được trao điểm nhìn, tuy nhiên Goriot không được trao điểm nhìn, không bình luận về bất kì ai ngoài các con gái và con rể lão. Đây là dụng ý độc đáo của Balzac. Với Balzac, Goriot là một người mù lòa. Mắt lão tuy sáng nhưng lão không phân biệt được thật, giả, dối trá trong tình cha con. Trong tác phẩm này, lão là đối tượng để người khác nhìn vào chứ không phải chủ thể nhìn người khác. Vậy nên cuộc sống của lão ngày càng sa vào vũng lầy của tình cha con bạc nghĩa, phi lí. >Điểm nhìn trần thuật là điểm rơi của cái nhìn vào khách thể. Thông qua điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm này, người đọc có một phương diện để nhìn sâu vào bản chất của nhân vật, sự việc trong một cốt truyện đa tuyến như Lão Goriot. Ngoài ra điểm nhìn trần thuật còn góp phần quy định tính chất ngôn từ của tác phẩm này. 2.3.Giọng điệu trần thuật Giọng điệu trần thuật- một đặc trưng không thể thiếu trong tiểu thuyết. Giọng điệu trần thuật thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu trong tác phẩm của Balzac thường có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu. Trong “Lão Goriot” giọng điệu trần thuật chủ đạo là giọng trần thuật lạnh lùng khách quan của nhà văn tự nhận mình là “thư kí của thời đại” và các giọng điệu khác đó là giọng trần thuật mỉa mai, giọng lãng mạn trữ tình. Đầu tiên làgiọng điệu khách quan lạnh lùng : Balzac đã dùng giọng điệu này để trần thuật một cách chân thực hiện thực xã hội Pháp bấy giờ và sự tha hóa, lối sống của con người trong đó qua các không gian và nhân vật cụ thể :Giọng điệu khách quan lạnh lùng thể hiện chủ yếu trong việc miêu tả quán trọ nhà Vauquer. Một xó xỉnh trong lòng đại dương Pari mênh mông, nơi tàng ẩn của những kẻ bị cơn bão cuộc đời xô dạt hay những kẻ ẩn nấp chờ cơ hội xông ra cuộc sống. Những con người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tập hợp tại đây: sinh viên, công chức, quý tộc phá sản, tù khổ sai …..rất nhiều hạng người nữa. Thật đáng sợ khi biết rằng nhà trọ này là Pari thu nhỏ. Đáng lưu ý là những khách trọ ở đây cũng nghèo về tình cảm “tỉnh bơ đi trên đường phố trước một người mù, nghe kể chuyện về một người bất hạnh không chút cảm xúc và nhìn thấy ở cái chết giải pháp cho vấn đề nghèo khổ, điều đó làm cho họ lạnh lùng trước cả cảnh hấp hối kinh hoàng nhất”. Trên đây là lời giới thiệu sơ lược của Balzac về xã hội Pari, về quán trọ của bà Vauquer và về tình cảm con người trong xã hội ấy. Không dài dòng không triết lý, Balzac nói rất ngắn, rất khẽ thế nhưng thật ngậm ngùi. Là nhà văn hiện thực ông lên tiếng tố cáo xã hội tư sản, tố cáo thời đại mà đồng tiền là cán cân công lý. Không chỉ được thể hiện trong việc miêu tả không gian, giọng điệu khách quan, lạnh lùng còn được thể hiện trong ngôn ngữ nhân vật. Vautrin- người phát ngôn của Balzac trong tiểu thuyết Lão Goriot , dù chỉ đóng vai phụ trong tác phẩm này nhưng hắn biết rõ hơn ai hết cái động cơ của xã hội tư sản là đồng tiền. Nói đến ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết này, của bộ “Tấn trò đời” không thể bỏ qua vai trò của nhân vật Vautrin, nhất là cái bài học vào đời đáng sợ mà hắn truyền cho chàng thanh niên Rastignac trong quán trọ của mụ Vauquer. Vautrin là người phát ngôn, nhưng đằng sau ấy là giọng của Balzac. Rất nhiều câu nói của Vautrin làm ta suy nghĩ, nhất là thái độ bất mãn của hắn đối với xã hội này. Vautrin không ngần ngại phô bày những thủ đoạn kiếm tiền dơ bẩn cho chàng trai nhằm dẫn dắt chàng vào đạo quân ăn cướp của mình, trở thành đồng bọn, tay chân cho mình. “Để làm giàu vấn đề là phải đánh những quả lớn; nói một cách khác là lừa đảo. Hãy rút ra bài học cho mình đi, đời là vậy ! Điều đó chẳng đẹp hơn gì cái bếp bẩn thỉu bốc mùi, nếu đôi bàn tay có bị nhơ bẩn vì sự ăn vụng thì phải biết rửa sạch khi xong việc. Cái đó là một đạo lý trong thời kỳ hiện nay. Lời văn thật đáng sợ nhưng chẳng thể nói khác sự thật. Thoát sao khỏi thế giới khủng khiếp ấy, bao nhiêu thủ đoạn, bao nhiêu cách kiếm tiền được phơi bày qua giọng văn lạnh lùng của Balzac. “Có nhiều cách để săn: kẻ này săn của hồi môn, kẻ khác lại săn cái loại hối phiếu có giá trị thanh toán, lại có kẻ câu tư tưởng của người khác hoặc ngược lại tự bán những gì mình vốn có. Những kẻ nào trở về với cái túi đầy tiền thì sẽ được xã hội thượng lưu chào mừng, cổ vũ và đón nhận”. Những câu nói phũ phàng về xã hội làm tê liệt Rastignac. Bài học của Vautrin thì đã kết thúc nhưng dư âm của nó thì vẫn ngân vang trong trí óc chàng trai trẻ. Balzac mượn lời Vautrin để nói về xã hội tư sản này và ông đã nói rất chính xác. Balzac, người thư kí của xã hội Pháp tuy đặc tả về những cái xấu, cái ác trong tác phẩm nhưng không vì thế mà ông mất niềm tin vào con người. Cái nhìn của ông về con người rất sâu sắc. Bằng giọng lạnh lùng Balzac chỉ rõ bản chất của xã hội thượng lưu. Nơi ấy tiếp nhận mọi con người bẩn thỉu, mọi loại người xấu xa. Đạo đức, lương tâm, nhân cách chẳng đáng một xu. Hãy học những giáo lý từ Vautrin, bà Beauseant, bạn sẽ nhanh chóng bước vào xã hội của những con người quý tộc, ngồi trên những cỗ xe lộng lẫy, với những phu nhân xinh đẹp. Balzac biết về con người tư sản một cách cặn kẽ. Hiểu chúng, miêu tả chúng, lột bộ mặt giả dối của chúng để chúng ta nhận dạng, để chúng ta sợ hãi mà tránh xa. Tiếp theo là giọng điệu mỉa mai, giếu cợt : Giọng điệu này thể hiện ngay ở tấm biển của quán trọ: QUÁN TRỌ TRUNG LƯU CỦA NAM GIỚI, NỮ GIỚI VÀ MỌI NGƯỜI. Nếu đã nói rõ dành cho “nam giới, nữ giới” thì “mọi người” là chỉ nam hay nữ? Quán trọ này trở thành nơi các nhân vật lộ ra qua các vai diễn, việc miêu tả quán trọ ngoài ý nghĩa định vị cho các sự kiện còn là cánh cửa để ta thâm nhập vào xã hội “Tấn trò đời”. Vừa rồi chỉ là lời mở đầu, phần tiếp đến còn đặc sắc hơn. “Ngôi nhà trọ gồm có ba tầng, những tầng trên cùng có mái được xây bằng đá và quét một lớp ve vàng, thế là tự nó bỗng dưng tạo ra cho bản thân một sự hèn kém so với tất cả những ngôi nhà thời ấy ở Pari”. Miêu tả quán trọ đồng thời nhận xét về nó bằng giọng trào phúng, Balzac giúp ta hình dung ra quán trọ tồi tàn ấy. Đi sâu vào nội thất mới thấu hiểu sự xấu xí của nó.“Căn phòng đầu tiên này tỏa ra một thứ mùi không có trong ngôn ngữ và có lẽ nên gọi là mùi nhà trọ.”. Không để người đọc mệt mỏi hơn nữa, Balzac đóng khung phòng khách vừa rồi bằng một phép so sánh rợn người, bằng câu văn hết sức trào phúng. “Dù chỗ này là đáng ghê tởm nhưng nếu bạn đem nó ra so sánh với phòng ăn ở cạnh đó bạn sẽ thấy phòng khách này còn quá lịch sự và thơm tho biết bao, như một phòng riêng của thiếu nữ vậy, một cái nền mà trên đó cáu ghét đã vẽ lên những khuôn mặt kỳ dị”. Ở đây ngoài lời bình phẩm giễu cợt Balzac còn sử dụng khéo léo nghệ thuật cường điệu, phóng đại để xác lập thái độ của mình đối với quán trọ- thế giới thu nhỏ của Pari. Chủ nhân quán trọ xuất hiện, bà là người phụ nữ nhận được nhiều lời chế giễu nhất của tác giả. “Bà góa xuất hiện với chiếc mũ nồi bằng vải tuyn kì cục trên một vòng tóc giả không được chải chuốt tử tế, bà ta vừa đi vừa kéo lê đôi giày nhăn nhúm. Gương mặt bà có vẻ già cũ, béo tròn như hạt mít, ở giữa mọc lên một cái mũ khoằm giống như chiếc mỏ của con vẹt, đôi tay nhỏ béo mũm mĩm, thân hình mập mạp như một con chuột trong nhà thờ, chiếc áo nịch ngực đầy ắp và phập phồng ” . Qua giọng điệu của tác giả ta biết được rất nhiều về quan trọ này, cái quán nghèo nàn, cũ rích, chủ nhân là người chẳng đáng yêu chút nào, cái nghèo lộ ra ở đồ vật, ở không khí lạnh lẽo, thiếu ánh sáng. Với nhân vật này Balzac tỏ rõ thái độ chế giễu, xem thường. Xã hội Pari với những gương mặt điển hình như bà tử tước Beauseant, các nhà quý tộc…cũng được Balzac trần thuật với giọng điệu đầy sự mỉa mai. Đó là tử tước Beauseant-người đàn bà “sau khi đã ngâm nga những khúc bi thương trong suốt hai giờ đồng hồ, rồi giả bộ chết ngất rồi đòi được ngửi muối hồi sinh” Thái độ đối với những người quý tộc và xã hội Pháp bấy giờ, Balzac mỉa mai “nếu có khi nào cậu nhìn thấy trái tim của các quý bà ở Pari, cậu sẽ thấy gã cho vay nặng lãi luôn chiếm vị trí quan trọng hơn cả tình nhân của các bà”. Có nghe những lời chế giễu này ta mới biết xã hội ấy nó tồi tệ ra sao, thối nát đến mức nào. Sau đây là sự thật về nền chính trị Pháp “nếu luật pháp chặt chẽ thì nhân dân chẳng yêu cầu thay đổi luật liên tục như là người ta thay áo”. Giọng điệu mỉa mai, chế giễu được sử dụng để châm biếm, đả kích những hạng người, những trò lố bịch của giới quý tộc và tình cảm của hai cô con gái giành cho cha. Goriot là một tác phẩm hiện thực nhưng chúng ta vẫn nhìn ra được giọng điệu trữ tìnhcủa Balzac ở đó. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp ngay những lời nói cảm động của tác giả về câu chuyện sắp diễn ra, một “tấn bi kịch âm thầm nhưng vô cùng bi đát khủng khiếp”. Balzac giới thiệu về câu chuyện sắp diễn ra bằng nỗi xúc động mạnh, từ trái tim của một con người cao cả. Giọng văn lãng mạn được tác giả sử dụng một cách khéo léo, vừa giới thiệu, vừa biện luận rằng đấy là sự thật. “Gập trang sách lại bạn đọc thấy lòng mình xót xa, còn trên khóe mắt thì lệ rơi lã chã.”. Ở thung lũng này “khổ đau thì đầy ắp và thực tế còn những niềm vui thì hiếm hoi đến nỗi trở thành hão huyền và người ta chẳng mong có điều gì đó khả dĩ tạo ra được ấn tượng trong chốc lát ở nơi này”.Trong tiểu thuyết “Lão Goriot” này, người hạnh phúc được Balzac dành cho những lời văn nhẹ nhàng ưu ái là cô Victorine. Khi miêu tả nhân vật này giọng văn Balzac mới trữ tình làm sao. “Nếu cô sung sướng chắc là đẹp mê hồn: hạnh phúc là chất thơ của phụ nữ cũng như kem phấn là chất liệu của việc trang điểm vậy. Giá như niềm vui luôn làm gương mặt ửng hồng trên làn da xanh xao của cô, giá như những ngọt ngào của cuộc sống thanh lịch được đong đầy, tô đỏ lên đôi má đã hơi lõm một chút, giá như tình yêu làm tươi vui lại đôi mắt buồn của cô, Victorine đã có thể sánh được với những cô gái trẻ đẹp nhất” Balzac dành cho cô gái bất hạnh những lời thiết tha nhất, nhẹ nhàng mà cao quý nhất. Không chỉ dành những tình cảm trân trọng cho Victorine, Balzac cũng dành cho cô gái ấy rất nhiều tình thương“trái tim một cô gái đáng thương, bất hạnh và khốn khổ giống như một miếng xốp khô đang háo hức được yêu, một miếng xốp khô nhanh chóng phồng lên khi nhỏ vào đó một giọt tình cảm”. Lão Goriot được Balzac nói với giọng văn trữ tình là người cha đáng thương. Tình cha con tha thiết, số phận đau thương của lão làm ta phải xúc động. Người cha ấy đã sống trong đau khổ quá nhiều, thế nên khi nhân vật nhắm mắt, Balzac thấy ở lão một niềm vui hiếm hoi dù cũng còn nhiều chua xót. “Tiếng thở cuối cùng của người cha già hẳn là hạnh phúc. Cả cuộc đời lão hiện lên trong tiếng thở hạnh phúc đó, đến giờ ông lão vẫn bị lừa”. Gần cuối tác phẩm giọng văn của Balzac thật thắm thiết tình người. Người cha hấp hối trên giường nát, cô độc, nhớ mong quằn quại “luôn luôn khát mà chưa bao giờ được uống”. Và một đám tang thật lãnh lẽo, đến đưa tang là hai xe song mã lộng lẫy, có gia huy nhưng không có người. Balzac khép lại cuộc đời lão Goriot đáng thương bằng câu văn thương xót vô hạn. “Đây là kết cục của một kiếp nghèo khổ, không ai đoái hoài, không người thân, không bạn bè đưa tiễn” Rastignac- tâm hồn trong sáng nhưng chịu nhiều sự cám dỗ. Nhân vật cũng chiếm được không ít tình cảm ưu ái của nhà văn là chàng sinh viên luật trẻ tuổi. Ý nghĩ ban đầu của anh rất đẹp, khi ấy tâm hồn chàng còn rất trong sáng và những suy nghĩ của chàng được Balzac thể hiện bằng giọng văn thật lãng mạn. “Thời thanh xuân của mình vẫn còn xanh trong như bầu trời không một gợn mây, mong muốn được trở nên vĩ đại và giàu có, thế mà phải dối trá, phục tùng, luồn cúi, gắng gượng, nịnh bợ, che dấu ư?...Có gì đẹp hơn là lặng ngắm cuộc đời mình và thấy nó thanh khiết như một bông hoa bách hợp?” Có thể xem anh là loại nhân vật khát vọng, đang mơ ước xây dựng con đường tiến thân. Trên đây là giọng điệu nghệ thuật thường được nhà văn Balzac sử dụng: giọng lạnh lùng khách quan, giọng trào phúng chế giễu, giọng trữ tình lãng mạn. Mỗi giọng điệu phản ánh một cách nhìn, cách đánh giá của tác giả với thực tại xã hội. ðTiểu kết: Nghệ thuật trần thuật là một phương diện cơ bản trong thi pháp của thể loại tiểu thuyết. Trong “Lão Goriot” tìm hiểu nghệ thuật trần thuật giúp ta tiếp cận được giá trị đích thực của tác phẩm. Qua đó bức chân dung về những con người và xã hội Pháp thời bấy giờ được hiện lên một cách khách quan, dưới nhiều góc nhìn, chân thực nhưng cũng vô cùng sâu sắc, đậm tính nhân văn 3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Lão Goriot 3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật tái xuất hiện Mặc dù để nhìn nhận nghệ thuật xây dựng nhân vật tái xuất hiện này cần thiết phải soi chiếu vào một hệ thống tác phẩm của Balzac chứ không phải chỉ riêng Lão Goriot vì tiểu thuyết này chỉ là một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật kéo dài xuyên suốt một chuỗi tác phẩm khác nhau. Nhưng chúng tôi vẫn quyết định đưa yếu tố nghệ thuật này vào bài viết của mình vì dẫu sao bản chất của một số nhân vật trong tiểu thuyết này vẫn là kiểu nhân vật tái xuất hiện và đồng thời, việc nhìn nhận nhân vật trong lát cắt sẽ là cơ sở xâu chuỗi quá trình phát triển của nhân vật. Trong Lão Goriot, có một số nhân vật tiêu biểu thuộc kiểu nhân vật tái xuất hiện: Chàng sinh viên Rastignac, Lão Goriot, tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin,… Rastignac là nhân vật đầu tiên mà Balzac thực hiện thủ pháp tái xuất hiện, nhân vật này xuất hiện trong hơn 20 tác phẩm của Tấn trò đời như Lão Goriot, Ảo mộng tiêu tan, Bảo trợ tài sản, Nhà ngân hàng Nucighen, …Trong tác phẩm này, Rastignac xuất hiện lần đầu tiên, là một con người còn có lương tri, “ gốc tích quý tộc của anh vẫn đẩy anh từ quán trọ Vauqueur tìm tới những phòng khách thượng lưu. Chút ánh sáng của tuổi trẻ, của cảnh nghèo, của người thanh niên có giáo dục không cho anh ta đủ nhẫn tâm mạo hiểm làm theo bài học vỡ lòng của con người khó hiểu lúc ấy là Vautrin. Nhưng Rastignac lại tiếp nhận bài học ấy dưới một dạng thanh lịch hợp pháp qua một đệ nhất phu nhân lúc bấy giờ - bà Beauseant” (3). Kết thúc tác phẩm này, Rastignac được đặt trước những giả thiết hơn là một kết luận mà sau này chúng ta sẽ được khám phá rõ hơn “quá trình chàng sinh viên nghèo dần trở thành trang phong lưu công tử, rồi bộ trưởng, bá tước, kết hôn với cô thừa tự triệu phú như thế nào” (1) ở những tác phẩm khác sau đó. Nhân vật tái xuất hiện tiếp theo được xây dựng trong tác phẩm đó là Vautrin. Nhân vật này cũng xuất hiện trong hơn 20 tác phẩm của Tấn trò đời, hắn là một tên cướp hoàn toàn chủ động, không những hắn phạm tội mà còn tuyên truyền cho các nhân vật khác di theo con đường của hắn. Ở tác phẩm này tuy chỉ xuất hiện với vai trò là một nhân vật phụ nhưng ta vẫn thấy hiện lên rõ nét những tính cách điển hình nàycủa hắn. Một nhân vật tái xuất hiện nữa trong tác phẩm này đó là Horace Bianchon, thuộc loại nhân vật được tái xuất hiện nhiều nhất với trên 20 tác phẩm khác nhau trong Tấn trò đời. Bằng ngòi bút của mình, Balzac đã xây dựng nên hình tượng nhân vật Bianchon-một người bác sĩ mẫu mực, tận tụy với người bệnh và đầy lòng nhân hậu. Đây được xem là một nhân vật chính diện xuyên suốt toàn bộ danh mục Tấn trò đời.Trong tác phẩm Lão Goriot, nhân vật này đã tận tụy chăm sóc ông cụ Goriot vào những ngày cuối đời. 3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Nói về điển hình, nhà phê bình Beilinxki nhận định “tính điển hình là một trong những dấu hiệu nổi bật của tính mới mẻ trong sáng tạo”. Có thể nói rằng “tính điển hình là huy chương vàng của nhà văn.Điển hình là người lạ đã quen biết”. Việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là một nét nghệ thuật độc đáo được Balzac thể hiện rất xuất sắc trong Lão Goriot. Một loạt những nhân vật điển hình được Balzac xây dựng đó là một lão Goriot- đại diện cho những nhà tư sản có quan niệm hạnh phúc lầm lạc, ước mơ trở thành nhà quý tộc; một Rastignac điển hình cho những thanh niên đầy tham vọng; một Vautrin độc ác và thủ đoạn… Trong tiểu thuyết này, Balzac đã xây dựng nên hoàn cảnh điển hình trong thành phố Pari của xã hội nước Pháp đang “ hấp hối sau những tấm màn che cửa lụa màu hồng, màu bạc”. Trong xã hội thượng lưu này, các quý tộc suy tàn bắt tay với tư sản tài phiệt cùng nhau đi xuống mồ chôn chúng. Đó là một thế giới tư bản chủ nghĩa, thế giới mà đồng tiền có một tiếng nói mạnh mẽ và thống trị. Balzac đã ném nhân vật của mình vào đó, để cho họ tự quẫy đạp, từ đó nhân vật dần bộc lộ tính cách. Để xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, Balzac đã hướng ngòi bút của mình vào việc khắc họa tính cách thông qua miêu tả diện mạo, hành động và ngôn ngữ nhân vật. 3.2.1.Miêu tả diện mạo nhân vật Để khắc họa được những diện mạo độc đáo, Balzac đã miêu tả nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau. Biện pháp tiêu biểu của ông là sử dụng những lời bình xét. Ta bắt gặp những lời bình xét ấy trong cách miêu tả diện mạo của lão Goriot. Sự xuất hiện lần đầu tiên của lão Goriot qua cảm nhận của bà Vauquer là “dù khóe mắt của Goriot có bị lật lên, sưng húp, sệ xuống…bà ta vẫn thấy lão có vẻ thoải mái nhã nhặn”. Bắp chân lão đầy thịt nhô ra, cũng như chiếc mũi dài thẳng của lão, báo hiệu những phẩm chất tinh thần mà bà góa có vẻ thiết tha và được gương mặt đầy thơ mộng viển vông, khờ khạo một cách ngây thơ của ông già xác nhận”, “ bà Vauquer thán phục mười tám chiếc áo sơ mi kiểu Hà Lan...của lão”, nhưng sau 4 năm,“ đôi mắt màu xanh vốn lanh lợi đã hơi lờ đờ, nhuộm màu xám xịt, chúng có vẻ mờ đi, viền mắt đỏ như màu máu”, “lão trở nên gây gò, bắp chân nhão ra”, “quần áo của lão bị sờn, lão mua những mảnh vải trúc bâu rẻ tiền để thay thế những cái cũ”. Sự thay đổi chóng mặt trong diện mạo lão Goriot cho thấy sự khánh kiệt của người cha vì thương con một cách mù quáng rồi cuối cùng bị chúng ruồng bỏ giống như một quả chanh vắt kiệt nước. Không chỉ vậy, Balzac còn dùng cách miêu tả hết sức chân thực để khắc họa một cách độc đáo về diện mạo. Nhà văn xây dựng nhân vật Rastignac với diện mạo: “ có khuôn mặt đặc biệt của người miền Nam, nước da trắng trẻo, tóc đen mắt xanh, chàng ăn mặc tiết kiệm và giản dị thường mặc chiếc áo rơ – đanh – gốt cũ, một chiếc ghi-lê xấu xí, thắt chiếc cà vạt đen nhàu nhĩ đáng ghét, cẩu thả kiểu sinh viên…”. Nhưng tới khi bước chân vào giới thượng lưu, diện mạo ấy thay đổi hẳn “ chàng trông quá điển trai, quá trẻ và có sự lịch lãm của người đàn ông thời nay”. Sự đổi khác về diện mạocũng chính là biểu hiện của quá trình thay đổi tính cách của chàng sinh viên này. Vautrin cũng là một nhân vật được Balzac chú ý trong việc khắc họa diện mạo. “ Đó là người đàn ông 40 tuổi có chòm râu má, ông ta có đôi vai rộng, thân trên nở nang, các cơ bắp nổi rõ, đôi bàn tay dày, vuông và nổi bật các đốt ngón tay bởi những túm lông rậm rạp với một màu hung dữ dội. Gương mặt có nhiều rãnh bởi các nếp nhăn đến sớm tạo ra những dấu hiệu của một số khắc khổ trái ngược hẳn với phong cách mềm mỏng hòa nhã của ông ta.”, “dù ông ta có trưng ra vẻ ngoài tử tế, sự ân cần, nhẫn nại và sự vui vẻ như một lớp vỏ bảo vệ giữa những người khác, ông ta vẫn để hé lộ lớp bên trong khủng khiếp của tính cách” thông qua diện mạo ấy. Đó là một nét tài tình trong việc khắc họa diện mạo nhân vật của Balzac. Có thể thấy, từ sự miêu tả diện mạo nhân vật mà cụ thể là 3 nhân vật lão Goriot, Rastignac và Vautrin, Balzac đã phần nào hé lộ cho ta thấy đặc điêm tính cách của những nhân vật này mà ta sẽ được thấy rõ hơn trong hành động và ngôn ngữ của từng nhân vật. 3.2.2.Miêu tả hành động nhân vật Việc miêu tả hành động là một trong những biện pháp góp phần xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nhà văn đã dùng ngòi bút của mình khắc họa chân thực những hành động của lão Goriot mà thông qua đó người ta nhận ra một con người tuy có chút tham vọng quý tộc nhưng vẫn có tấm lòng yêu con, hi sinh vì con rồi cuối cùng lại chịu sự bất hạnh đau đớn bởi chính những đứa con của mình chỉ vì tình thương ấy quá mù quáng. Ông đã tung cho hai con gái của mình một khối của hồi môn lớn rồi gả chúng cho hai nhà quý tộc để thực hiện ước mơ bước chân vào giới thượng lưu, trở thành một quý tộc. Nhưng điều mà chúng ta ấn tượng nhiều hơn chính bởi tình yêu thương con của ông. Thông qua khắc họa hành động“cán những đồ bằng bạc trong hòm của mình rồi xoắn chúng lại với nhau” và đem bán để có tiền cho con; hành động dốc hết những đồng tiền cuối cùng để thu xếp cho Delphine và Rastignac một căn nhà hay “dù mắc trọng bệnh nhưng lão vẫn gượng dậy, ra phố bán nốt chỗ tài sản ít ỏi còn lại để lấy tiền trả cho bộ đồ Anatasie đặt may để đi dự vũ hội” đã phác họa những nét tính cách nổi bật ấy. Nhưng cũng chính vì quá yêu con khiến ông gặp phải cảnh lao đao, phải chuyển từ“một trong hai căn phòng tốt nhất” của nhà trọ xuống “tầng hai và giảm tiền trọ xuống…và sau cùng lên ở tầng ba” với giá rẻ hơn nữa trong khi các con ông sống trong sung túc nhưng không một chút tình thương với người cha của mình, bút pháp tương phản đã được Balzac sử dụng làm hiện rõ sự đối lập trên cấp độ nhân vật giữa lão Goriot và hai con gái. Bằng bút pháp hiện thực, nhà văn đã ghi lại hành động thể hiện tính cách của Rastignac, một con người giàu tình thương, lòng trắc ẩn. Trước âm mưu xấu xa của Vautrin, Rastignac lo sợ cho tính mạng anh trai Victorine và không muốn vì mình mà anh ta phải chết nên đã nhờ lão Goriot đến báo tin cho cha Victorine biết trước thủ đoạn độc ác đó. Hành động cầm tấm hối phiếu vay nợ Vautrin ghi số vay một vạn hai quan mang sang phòng lão Goriot trao cho Anastasie khi biết toàn bộ câu chuyện gia đình lão Goriot hay khi lão Goriot nguy kịch, chàng sinh viên ấy đã chạy đi chạy về cố tìm mọi cách thông tin cho hai cô con gái, rồi khi lão Goriot chết, anh ta đã bỏ tiền túi ra lo việc chôn cất cho lão đã cho thấy rõ những khía cạnh tốt đẹp trong tính cách của Rastignac. Tuy một mặt ta thấy tình thương trong con người ấy nhưng mặt khác ta cũng thấy đây là một con người đầy tham vọng. Điều này thể hiện rõ nét ở việc Balzac cho độc giả hình dung ban đầu về một chàng sinh viên chăm chỉ học hành, cầu tiến, nhưng sau đó, vì tham vọng muốn dấn thân vào giới thượng lưu, Rastignac đã đi gây dựng quan hệ với những người phụ nữ có thế lực trong xã hội ấy, làm người tình của Delphine – một người đã có chồng và thường xuyên tham dự các vũ hội. Như thế, việc miêu tả hành động của nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể có mâu thuẫn góp phần tạo nên một Rastignac điển hình không trộn lẫn. Hành động của nhân vật Vautrin cũng được “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” miêu tả chân xác. Tác giả tập trung ngòi bút vào hành độnggiúp đỡ những người trong quán trọ một cách tử tế, nhẫn nại, ân cần nhằm tạo một lớp vỏ bảo vệ mình của Vautrin, nhưng sau lớp vỏ ấy là một lớp tính cách nguy hiểm thể hiện qua hành độngphục rượu có pha thuốc ngủ cho cả Rastignac và lão Goriot nhằm ngăn việc lão Goriot đi báo tin cho anh trai Victorine về âm mưu của mình hay hành động lạnh lùng bước qua xác của anh trai Victorine sau khi bày ra cuộc đấu kiếm hòng giúp Rastignac lấy được người thừa kế bạc triệu Victorine để hắn chiếm được khoản tiền hai mươi vạn quan. Chỉ từ những hành động ấy,một Vautrin mưu mô, thủ đoạn và độc ác như đã hiển hiện trước mắt người đọc. Có thể thấy, việc miêu tả hành động nhân vật là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, bởi lẽ từ những hành động, nhân vật sẽ tự mình bộc lộ tính cách. 3.2.3.Miêu tả ngôn ngữ nhân vật a.Ngôn ngữ đối thoại Một trong những biện pháp nghệ thuật không thể thiếutrong việc xây dưng thành công nhân vật của Balzac chính là sử dụng đối thoại. Thông qua lời đối thoại, nhân vật bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ từ đó mà ta hình dung về tính cách. Nhà văn miêu tả đối thoại của lão Goriot với Rastignac: “Cuộc đời tôi là ở trong hai đứa con gái. Nếu chúng vui chơi, nếu chúng sung sướng, nếu chúng ăn mặc tươm tất, nếu chúng được đi trên thảm thì tôi mặc thứ vải nào chẳng được, chỗ tôi nằm thế nào chẳng xong. Nếu chúng ấm thì tôi chẳng thấy rét, nếu chúng cười thì không bao giờ tôi buồn. “Tôi chỉ phiền muộn những phiền muộn của chúng thôi”. Hơn thế nữa, lão mang tình yêu con của mình ra so với tình yêu của Chúa đối với thế gian: “ Tôi yêu các con tôi hơn cả Chúa yêu thế gian này bởi vì rằng thế gian này không đẹp bằng Chúa còn những đứa con gái tôi thì lại đẹp hơn tôi”. Chỉ bằng việc ghi lại những lời đối thoại ấy, Balzac đã cho ta ấn tượng về tấm lòng của người cha. Ngay cả khi ông lão ấy nhận thức rõ nhất về bản chất của những đứa con mình thông qua đoạn đối thoại với Rastignac và Bianchon: “Các con gái ta không tới ư? Ông già nức nở nhắc lại, ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc đời ta, ta thật ngu ngốc. Các con ta không yêu ta, rõ rang là chúng chưa bao giờ yêu ta…Chúng có bao giờ quan tâm đến nỗi cô đơn, phiền muộn, đau khổ, những sự cần thiết của ta thì chúng cũng chẳng đoán biết được cái chết của ta đâu, chẳng qua chúng không thấu hiểu tình thương của ta…Đối với chúng thì cái thói quen rút gan rút ruột ta đã khiến cho chúng không nhìn thấy những giá trị của việc ta đã làm cho chúng” thì sau đó ông cũng tự biện minh: “ Chúng vô tội mà! Lỗi ở tôi mọi đàng, tôi đã làm cho chúng quen nết, chà đạp tôi ở dưới gót chân rồi”. Thông qua những lời đối thoại đầy tình cảm khi ông Goriot nói về các con khiến ta cảm thấy vừa đáng thương, vừa đáng trách bởi tình thương mù quáng ấy. Đối thoại của Rastignac đã được tác giả khắc họa tương đối nhiều trong đó chủ yếu tập trung vào đối thoại với những nhân vật lão Goriot, Vautrin…Sau cuộc nói chuyện với Vautrin, Rastignac thốt lên: “Thế ra cái thành phố Pari của các vị là một vũng bùn à?” , đối thoại của chàng sinh viên ấy cho thấy anh ta là một người nhận thức rõ ràng về thực trạng đen tối của xã hội lúc bấy giờ. Balzac đã sử dụng bút pháp tương phản giữa đối thoại của Rastignac và đối thoại của những người còn lại trong quán trọ, trước cái chết của lão Goriot, một khách trọ tên Charles đã nhìn nhận về cái chết ấy một cách giễu cợt, ngay lập tức, chàng sinh viên ấy bày tỏ thái độ không bằng lòng:“Này Charles, tôi nghĩ ông nên cười cợt về việc gì đó ít bi thảm hơn ấy” để thể hiện hai cái nhìn khác nhau đồng thời khẳng định mặt tốt đẹp trong tính cách của Rastignac. Nhà văn sử dụng đối thoại diễn thuyết- triết lí rất nhiều trong các đoạn hội thoại của Vautrin. Lời thoại dùng để dụ dỗ Rastignac của Vautrin kéo dài đến mười ba trang. Trong thiên diễn văn hùng hồn ấy, Vautrin đưa ra những phán xét rất sâu sắc về con người xã hội: “Bộ mặt thực của đời như thế đấy. Nó chẳng đẹp đẽ gì hơn cái xó bếp đâu, nó cũng tanh tưởi như thế thôi, nếu muốn chấm mút thì phải bẩn tay, có điều cậu phải biết chùi rửa cho sạch, đó là tất cả cái đạo lí của thời đại chúng ta…Vì vậy con người lương thiện là kẻ thù chung của cả thiên hạ” cùng những câu nói như“cậu còn quá trẻ để hiểu rõ Pari. Sau này cậu sẽ hiểu được đây là nơi gặp gỡ của những con người đầy dục vọng”thể hiện một con người lọc lõi, khôn ngoan, hiểu đời. Đây cũng là một góc nhìn về xã hội Pháp thời bấy giờ mà ta có thể thấy được qua cách nhìn, bình xét của Vautrin. Như vậy, thông qua khắc họa ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể hay nói đúng hơn là những hòa cảnh chứa mâu thuẫn góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật. b.Ngôn ngữ độc thoại Không chỉ khắc họa ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật cũng được Balzac sử dụng để tạo nên những nét vẽ hoàn chỉnh nhất cho nhân vật.Nếu như qua đối thoại ta mới chỉ hình dung ra tính cách nhân vật ở bề ngoài khách quan thì đến độc thoại nội tâm nhân vật dường như tự bộc lộ. Lời độc thoại của lão Goriot: “Các con tội nghiệp!” khi ngắm thỏi bạc mình vừa xoắn từ những đồ đạc bằng bạc cùng với giọt nước mắt và tiếng thở dài đã cho thấy trong tâm can của người cha lúc nào cũng nghĩ tới các con, hết lòng vì con. Đến cả khi cái chết cận kề, tấm lòng ấy vẫn không thay đổi, thậm chí còn mạnh mẽ, mãnh liệt hơn, ta nhìn thấy điều đó thông qua tiếng thì thầm yếu ớt của một linh hồn sắp bay lên trong cơn mộng mị: “Ôi! Những thiên thần của tôi” khi nhầm tưởng hai cậu sinh viên là những đứa con gái của mình. Độc thoại nội tâm của Rastignac cũng cho thấy ý nghĩ ban đầu của anh rất đẹp, anh mơ ước bay nhảy trong xã hội thượng lưu nhưng khi biết được mẹ đã phải bán đi đồ trang sức, dì anh cũng phải xa rời vài món cổ vật để có tiền nuôi dưỡng khát vọng của mình thì anh day dứt lắm. Balzac ghi nhận những suy nghĩ ấy với sự trân trọng. “Chàng cảm thấy tâm can như bị một ngọn lửa thiêu đốt. Chàng muốn từ bỏ xã hội thượng lưu mà chàng đang đeo đuổi, chàng không muốn nhận số tiền này nữa. Trái tim chàng dâng trào một nỗi hối hận cao thượng mà ít thấy ở những kẻ khác trong xã hội thượng lưu này”. Khi ấy tâm hồn chàng còn rất trong sáng và những suy nghĩ của chàng được Balzac thể hiện bằng giọng văn thật lãng mạn. “Thời thanh xuân của mình vẫn còn xanh trong như bầu trời không một gợn mây, mong muốn được trở nên vĩ đại và giàu có, thế mà phải dối trá, phục tùng, luồn cúi, gắng gượng, nịnh bợ, che dấu ư?...Thật lầm lạc! Không. Mình muốn làm công việc thanh cao, trong sạch ; mình muốn làm việc cả ngày lẫn đêm, chỉ để tạo ra cơ đồ bằng chính nghề nghiệp của mình. Đó là cách taọ lập cơ nghiệp chậm chạp nhất, nhưng mỗi ngày đầu mình sẽ được đặt trên gối mà không mảy may một ý xấu xa nào. Có gì đẹp hơn là lặng ngắm cuộc đời mình và thấy nó thanh khiết như một bông hoa bách hợp?” Có thể xem anh là loại nhân vật khát vọng, đang mơ ước xây dựng con đường tiến thân Tóm lại, việc đưa độc thoại nội tâm vào tác phẩm của mình trong những hoàn cảnh phù hợp, Balzac đã góp phần hoàn thiện hơn tính cách nhân vật. ðTiểu kết: Nếu như đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn V.Hugo sử dụng thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật lí tưởng trong hoàn cảnh lí tưởng thì nhà văn hiện thực Balzac lại đăc trưng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật tái xuất hiện và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình ở những sáng tác tiểu thuyết của mình mà chúng ta có thể nhìn rõ qua tác phẩm Lão Goriot. 4.Nghệ thuật xây dựng không gian- thời gian trong tiểu thuyết Lão Goriot 4.1.Xây dựng không gian Không gian nghệ thuật là cấu trúc bên ngoài có tác dụng làm phông nền cho sự xuất hiện của các nhân vật. Trong Lão Goriot, nhà văn vẫn tiếp tục sử dung lối miêu tả chân thực các không gian như: không gian quán trọ Vauquer, không gian quý tộc (phòng khách của bà tử tước Beauséant, phòng khách của bà bá tước Restaud và phòng khách bà chủ ngân hàng Nucingen). Số phận và cuộc đời của các nhân vật trong tác phẩm đều diễn ra ở đây. Trước hết là không gian quán trọ Vauquer. Mở đầu Lão Goriot, với bút pháp hiện thực, Balzac đã đặc tả quán trọ này hay đến nỗi nó đã trở thành một trong những không gian điển hình của ông. Đó là “khu nhà trọ bình dân ở phố Neuve – Sainte – Geneviève nằm lọt thỏm giữa khu la tinh và khu ngoại ô Sainte – Marceau”, có tên đầy đủ là “Quán Vauquer và nhà trọ bình dân cho nam giới, nữ giới và mọi người” nằm cạnh một thung lũng khi “ngửa mặt nhìn lên chỉ thấy những mảng thạch cao lở toác ra như sắp rơi xuống những suối đặc quánh bùn đen”- một nơi tạo cho người ta cảm giác ghê sợ. Khung cảnh nơi này từ đường xá đến nhà cửa, mỗi thứ đều nhuốm màu lạnh lùng, tối tăm, nghèo nàn và cũ kĩ với “những bức tường im ỉm và cũ mốc như tường của nhà tù”. Quán trọ sâu hun hút tựa cái hang bịt đáy, chỉ có một của vào và đấy cũng chính là cửa ra.Nếu Balzac miêu tả nội ô Paris phồn hoa, náo nhiệt bao nhiêu thì khu phố nơi nhà trọ này lại già cỗi, chết chóc, tẻ nhạt bấy nhiêu. Thành phần khách trọ nơi này rất phức tạp, đủ mọi loại người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp: sinh viên, thương gia, quý tộc, công chức, cả mật thám, thậm chí còn có tù khổ sai vượt ngục. Không chỉ miêu tả một cách chân thực không gian bên ngoài mà tác giả còn tỉ mỉ đi sâu vào không gian bên trong, đó là một cấu trúc được thiết kế bằng con đường kinh doanh của bà Vauquer, có ba tầng và chia làm tám phòng riêng biệt. Đồ đạc nơi đây được nhà văn miêu tả “chậm rãi, nhẩn nha đến sốt ruột, nhưng đó lại là dụng ý nghệ thuật trung thành thường gặp ở Balzac để độc giả bước vào làm quen với thế giới sáng tạo của mình: “trước khi con người xuất hiện, các đồ vật đã nói hết về họ””(5).Việc miêu tả những vật dụng:“Một chiếc bàn tròn mặt làm bằng thứ đá hoa cương Sainte Anne, trên bàn đặt một khay chén bằng sứ trắng có chỉ vàng đã bị mờ đi một nửa, thứ khay chén ngày nay có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào”,“lò sưởi bằng đá, mặt bếp sạch sẽ đã chứng thực nó chỉ được đốt lửa vào những dịp trọng đại, người ta trang trí bếp lò bằng hai bình cắm đầy hoa giả cũ mèm đi kèm với một chiếc đồng hồ quả lắc bằng đá hoa cương màu xanh nhạt còn kém thẩm mĩ hơn”, cùng với việc ghi lại” một thứ mùi không có tên gọi trong ngôn ngữ và có lẽ nên gọi là mùi nhà trọ”, một thứ mùi “có vẻ như mùi của chỗ không thoáng khí, mùi mốc, mùi oi khét; nó tạo ra sự lạnh lẽo, ẩm ướt xông lên mũi, nó xâm nhập vào quần áo; nó có mùi vị như tất cả các mùi vị hợp lại: mùi nhà tế bần” đã gợi lên một không gian tù hãm, một kiểu hang ổ. Tóm lại, chính nhịp kể rất chậm, tỉ mỉ, cận cảnh rõ nét dần từ xa đến gần đã làm hiện lên không gian quán trọ Vauquer với tất cả sự “cũ kĩ, nứt nẻ, mục nát, yếu ớt, mòn vẹt, què cụt, tồi tàn, hoang phế, hấp hối”. Không gian quý tộc trong tiểu thuyết này được miêu tả không nhiều. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của không gian này. Tác giả đã phác họa nên khung cảnh xa hoa trong phòng khách nhà phu nhân bá tước de Restaud “ Phòng khách rộng lớn có lò sưởi” và nhà phu nhân Beauseant trong buổi vũ hội “ánh đèn soi xung quanh dinh thự Beausenant, khung cửa sổ sáng rực, ánh vàng son của tòa dinh thự”, không gian quý tộc là công cụ cho Balzac thể hiện được tư tưởng của tác phẩm, đó cũng là bước tiến thân quan trọng trong con đường đi vào thế giới thượng lưu của chàng thanh niên nghèo Rastignac.Không gian quý tộc ở đây vừa rộng lại vừa hẹp, rộng theo đúng nghĩa đen của nó nhưng cái rộng lại càng thêm gia tăng sự trống vắng, hẹp bởi trong không gian đó, con người co cụm lại, tạo nên vỏ bọc vững chãi. Trong toàn bộ không gian của tác phẩm, ta cảm giác bao trùm một sự lạnh lẽo. Xây dựng không gian trên, Balzac đã cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về không gian Paris trong thời đại đó. Đây là không gian đặc trưng cho kiểu không gian trong nghệ thuật tiểu thuyết của Balzac, đó là không gian về hình thức là rộng nhưng thực chất lại hẹp vô cùng vì các không gian này thường có lối vào duy nhất mà không có lối ra. 4.2.Xây dựng thời gian Thời gian nghệ thuật là khoảng thời gian trong đó diễn ra sự việc từ đầu cho đến cuối: gặp lại nhau sau thời gian xa cách. Khi vận dụng vào một tác phẩm văn học thì thời gian chỉ quãng đời, một phần cuộc đời, sự kiện liên quan đến nhân vật. Trong tác phẩm Lão Goriot, tác giả sử dụng biện pháp thu hẹp dần thời gian, mọi việc diễn ra trong thời gian cụ thể, có đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Trước hết là khoảng thời gian về năm, các sự kiện trong truyện được tác giả cụ thể hóa, mỗi năm đều có những tác động đến cuộc đời nhân vật. Thời gian xuất hiện đầu tiên là năm 1777, năm đánh dấu sự trở về của đại thi hào Pháp Vônte. Tiếp đến là năm 1813, lão Goriot nghỉ việc kinh doanh và chuyển đến quán trọ Voke. Năm 1819 được nhắc lại 3 lần trong tác phẩm để nói lên sự bắt đầu một bi kịch theo đúng nghĩa của nó. Bi kịch của cuộc đời lão Goriot. Trong khoảng thời gian đó, lão Goriot từ một tay tư sản giàu có, trả một nghìn hai phơ-răng cho tiền phòng, mang theo một tủ quần áo đầy, những quần áo đẹp của một thương nhân, lão Goriot đeo… viên kim cương lớn. Nhưng sự giàu có ấy chẳng được bao lâu cuối năm thứ hai, ông Goriot đã yêu cầu bà Vauquer cho chuyển xuống tầng hai và giảm tiền trọ xuống chín phơ-răng. Không đốt lò sưởi. Cuối năm thứ ba, lão Goriot lên ở tầng ba với tiền thuê trọ là bốn trăm phơ-răng một tháng . Khoảng thời gian đó là sự xuống dốc nhanh chóng của một tư sản Pháp, nhưng nổi bật lên là tình thương của người cha dành cho con, lão càng hà tiện bao nhiêu thì những đứa con của lão lại càng có tiền để phung phí vào cuộc sống xa hoa bấy nhiêu. Trải dài suốt các mốc thời gian lớn trong truyện, người đọc cảm nhận rõ sự hi sinh thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao của người cha đáng thương, cùng với đó là sự vô tâm của những đứa con trước nỗi khổ của cha mình. Tiếp theo những con số về năm là những khoảng thời gian điểm xuyết. Đó là vào khoảng thời gian lão Goriot 69 tuổi, hơn 70, hay là những thời gian về tháng “khoảng cuối tháng mười, hồi cuối tháng mười một”. Balzac thu hẹp thời gian từ năm đến tháng, và cụ thể đến từng ngày. Tập trung tự sự vào từng ngày, Balzac tạo nên một kiểu thời gian đặc biệt, “thời gian một ngày tiếp nối”. Tác giả chỉ sử dụng các trạng từ thời gian phiếm chỉ như “sáng hôm sau, hôm sau, ngày hôm sau”. Cách miêu tả này khiến cho người đọc cảm thấy câu chuyện luôn diễn ra liên tục, không hề đứt quãng. Mạch truyện được diễn tiến một cách nhịp nhàng. Ở trên, tác giả nêu cụ thể thời gian bao nhiêu thì đến đây, thời gian lại càng được làm mờ hóa bấy nhiêu. Dù miêu tả rất rõ “ ngày hôm sau” nhưng không cụ thể đó là ngày nào, người đọc có thể dịch chuyển tùy ý cái “ngày hôm sau” đó. Việc làm mờ hóa thời gian trong những khoảng thời gian cụ thể là một dụng ý của tác giả trong việc chuyển tải nội dung. Vì những ngày hôm sau ấy có thể di chuyển nên người đọc càng cảm thấy xót xa hơn cho ông lão Goriot. Sự hi sinh thầm lặng ấy cứ kéo dài mãi mà không có điểm dừng. Ngày hôm sau liên tục tiếp nối nên những mâu thuẫn trong tiểu thuyết mãi không được giải quyết. Trong khi miêu tả thời gian một ngày tiếp nối, Balzac cũng chỉ tập trung miêu tả vào một số ngày nhất định. Tác giả chỉ tập trung vào các sự kiện thắt nút và giải quyết của cốt truyện. Điều này làm cho người đọc phải luôn tập trung theo dõi cốt truyện để thấy được cách xử lí tình huống của tác giả. Người đọc hẳn sẽ rất ấn tượng với ngày thứ mười ba trong chuỗi ngày mà tác giả miêu tả bởi đây là ngày mà lão Goriot qua đời. Đây là thời gian mà tác giả miêu tả với những mâu thuẫn dồn nén: trong lúc người cha lâm chung chỉ có một mong ước là được gặp các con lần cuối thì hai cô con gái bận đi vũ hội và không hề hay biết. Đây cũng là lúc người cha đáng thương nhận ra được sự bội bạc của những đứa con. Thế nhưng cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng, ông vẫn tha thứ cho sự bất hiếu đó. Goirot mang theo cả một phản đề về tình cha con sang thế giới bên kia. Trong tác phẩm này, Balzac thiên về thời gian buổi chiều và buổi tối. Đây là khoảng thời gian khiến con người ta tĩnh tâm và có được những chiêm nghiệm về cuộc đời nhất. Xây dựng không gian vào chiều và đêm là chủ yếu cũng khiến cho ta cảm nhận được nỗi buồn xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyêt. Đó là nỗi buồn của một Pari hoa lệ, nỗi buồn của những kiếp người không trọn vẹn. ðTiểu kết: Như vậy, thông qua nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian độc đáo, tác giả đã cho người đọc những cái nhìn khái quát nhất về không gian Pari và những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời nhân vật. IV/ Tổng kết Tiểu thuyết Lão Goriot được xem là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực. Tiểu thuyết này đi sâu vào khai thác các mối quan hệ gia đình và tham vọng cuồng nhiệt của thanh niên tri thức. Tuy đề tài không mới nhưng qua ngòi bút của Balzac đã thể hiện một cách độc đáo. Sự độc đáo thể hiện thông qua việc xây dựng một cốt truyện đa tuyến, lối trần thuật đặc sắc, cách xây dựng không gian, thời gian vừa cụ thể lại vừa mờ hóa, đặc biệt là xây dựng thành công những “nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điền hình”, đây được xem là thủ pháp hồn cốt trong nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực. Dù ra đời cách đây hơn một thế kỉ nhưng những giá trị phản ánh của Lão Goriot vẫn còn nguyên. Tác phẩm đã dựng lại một không gian Paris thế kỉ XIX khi mà cách mạng tư sản Pháp thành công và đồng tiên lên ngôi trong xã hội. Tác phẩm đã phản ánh đầy đủ những góc tối, những mặt đằng sau Paris phồn hoa, nhộn nhịp. Bởi những đặc điểm nghệ thuật độc đáo, tiểu thuyết của Balzac đươc đánh giá là “bộ sử thi mênh mông của xã hội Pháp”. Những đăc điểm về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết này là đóng góp to lớn của Balzac vào nghệ thuật tiểu thuyết của văn học nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Honore de Balzac Lão Goriot, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 2.Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore de Balzac, Lê Nguyên Cẩn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 3.Văn học Phương Tây, nhiều tác giả, NXB giáo dục, 1998 4.Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, NXB Giáo dục, 2013 5.Tạp chí văn học nước ngoài số 2, 1999 6.Lí luận văn học tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, 2012 7.Giáo trình văn học Phương Tây, Lê Huy Bắc – Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Linh Chi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015 8.http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-giong-dieu-nghe-thuat-cua-nha-van-balzac-trong-ba-tieu-thuyet-tieu-bieu-53533/ 9.https://nguvandhag.wordpress.com/2012/06/05/luan-van-tot-nghiepchu-nghia-hien-thuc-trong-tieu-thuyet-lao-goriot/ 10.Balzac và tác phẩm Eugénie Grandet http://concuanho.blogspot.com/2015/08/balzac-va-tac-pham-eugenie-grandet.html?m=1 11.Đỗ Thị Ngọc Nữ, Luận văn tốt nghiệp: Chủ nghĩa hiện thực trong Lão Goriot https://nguvandhag.wordpress.com/2012/06/05/luan-van-tot-nghiepchu-nghia-hien-thuc-trong-tieu-thuyet-lao-goriot 12.http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/64-00-633332449374375000/Van-hoa-nghe-thuat/Balzac-1799--1850.htm 13.Lão Goriot và chủ nghĩa hiện thực phê phán 14.http://duyphu.freevnn.com/ngu-van/van-hoc/lao-goriot-va-chu-nghia-hien-thuc-phe-phan.html?i=2 15.http://luanvan.co/luan-van/mo-hinh-phan-anh-nghe-thuat-khai-quat-nhat-cua-hbalzac-va-cua-fkafka-38403

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ▼  2017 (27)
    • ▼  tháng 11 (25)
      • Đặc điểm thơ Pushkin qua bài thơ “Tôi yêu em”
      • Thế nào là “nỗi buồn sáng trong” trong thơ A.Pushk...
      • Tính cách Nga thể hiện qua truyện ngắn “Số phận co...
      • TRUYỆN NGẮN “MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI” ...
      • Quan niệm về con người của Maxim Gorky
      • Xung đột kịch trong Chờ Godot của Samuel Beckett
      • Xung đột kịch Trong khi chờ đợi Gôđôcủa Beckett
      • Cái cười trong Lão hà tiện của Moliere
      • Bài thuyết trình: Làm rõ quá trình chuyển biến...
      • Tinh thần nhân văn trong tác phẩm “Người lái buôn ...
      • TINH THẦN NHÂN VĂN  TRONG CHÀNG THƯƠNG NHÂN THÀN...
      • Trình bày nguyên lí Tảng băng trôi Trong tác phẩm ...
      • Trình bày nghệ thuật tiểu thuyết của Honore De Bal...
      • vai trò của tác phẩm “Robinson Crusoe” trong phong...
      • NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN QUA HÌNH TƯỢNG JEAN VALIJEAN T...
      • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN ———&...
      • Đặc điểm truyện ngắn O. Henry qua tác phẩm “Chiếc ...
      • Tinh thần nhân văn của thời đại Phục hưng qua truy...
      • TINH THẦN NHÂN VĂN CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG QUA TÁC...
      • II. Tư tưởng nhân văn trong truyên “Mười ngày”. ...
      • ĐỀ TÀI: Tính toàn dân tộc trong sử thi Iliat của ...
      • ĐẶC TRƯNG SỬ THI TRONG "ODYSSEY"
      • Chủ đề: Đọc hiểu văn bản truyện ngắn 1945 - 1975
      • Nhà thơ Sergei Aleksandrovich Esenin
      • Lá thư gửi Thầy”

Giới thiệu về tôi

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Từ khóa » Các Nhân Vật Trong Lão Goriot