Trình Bày Nguyên Lí Tảng Băng Trôi Trong Tác Phẩm Ông Già Và Biển ...
Có thể bạn quan tâm
Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017
Trình bày nguyên lí Tảng băng trôi Trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hesmingway
Đề tài: Trình bày nguyên lí Tảng băng trôi Trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hesmingway MỤC LỤC: I.Khát quát chung 1.Tác giả 1.1.Cuộc đời 1.2.Sự nghiệp sáng tác 2.Tác phẩm Ông già và biển cả 2.1.Hoàn cảnh sáng tác 2.2. Chủ đề của tác phẩm 2.3.Tóm tắt tác phẩm II.Nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả 1.Thuật ngữ về tảng băng trôi trong khoa học. 2.Tảng băng trôi trong sáng tác của Hêmingway 3.Tiếp cận Tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả 3.1.Phần nổi 3.1.1.Cách lựa chọn và đặt nhan đề cho tác phẩm 3.1.2.Dung lượng độ dài của tác phẩm 3.1.3.Cốt truyện 3.1.4.Lượng nhân vật được xây dựng trong truyện 3.2.Phần chìm: 3.2.1.Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng 3.2.1.1.Khái quát 2.2.1.2.Hình tượng biểu tượng, ẩn dụ: vHÌNH TƯỢNG ÔNG LÃO SANTIAGO: Biểu tượng của cái đẹp. vHÌNH TƯỢNG CON CÁ KIẾM: vHÌNH TƯỢNG BIỂN CẢ vHÌNH TƯỢNG CHÚ BÉ MANOLIN vHÌNH TƯỢNG BẦY CÁ MẬP vHÌNH TƯỢNG ĐÀN SƯ TỬ TRÊN BỜ BIỂN. TIỂU KẾT: 3.2.2.Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm 3.2.2.1.Đối thoại 3.2.2.2.Độc thoại nội tâm ðTIỂU KẾT: 3.2.3.Tạo khoảng trống III.Vai trò và ý nghĩa của tảng văng trôi 1.Vai trò: 2.Ý nghĩa: IV.Quan niệm của nhà văn qua tác phẩm Ông già và biển cả. V.Tổng kết 1.Về nghệ thuật 2. Về nội dung: Tài liệu tham khảo I.Khát quát chung 1.Tác giả 1.1.Cuộc đời -Hemingway ( 1899-1961) sinh ra trong một gia đình tri thức tại bang Illinois. Cha ông là bác sĩ, mẹ là giáo viên dạy nhạc. Hemingway có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, nhưng cuộc phiêu lưu du ngoại của người cha đã làm cho ông yêu thiên nhiên và thích thú vào những chuyến đi. Năm 18 tuổi ông rời ghế nhà trường sau khi tốt nghiệp trung học và đi làm phóng viên. Năm 19 tuổi ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia bị thương và ngay sau đó trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập vào xã hội đương thời mà đi tìm bình yên trong men rượi và tình yêu, Hemingway sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1926 ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và thực sự nổi tiếng trên văn đàn. 1.2.Sự nghiệp sáng tác - Hemingway là nhà văn Mĩ đề lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại Phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung với lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc,…ông đề ra nguyên lí sáng tác Tảng băng trôi, ông để cho người đọc tự mình khám phá ra phầm chìm của tảng băng để thấy hết được những vẻ đẹp giá trị của nó. Tác phẩm của ông dù viết về đề tài gì, vấn đề gì thì tất cả đều nhằm mục đích “ viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Các tác phẩm chính: Hemingway đã để lại cho nền văn học nước nhà một số lượng tác phẩm đồ sộ,phong phú, có ý nghĩa đối với mỗi con người và thời đại. Các tác phẩm của ông được viết trên rất nhiều thể loại. Về truyện ngắn có tập Trong thời đại của chúng ta xuất bản năm 1925, Mặt trời vẫn mọc 1926, Giã từ vũ khí 1929, Có và không năm 1937,… Về tiểu thuyết : Chuông nguyện hồn ai, Qua sông vào rừng ( 1950), Ông già và biển cả ( 1952),.. Ngoài ra con có tập thơ 88 bài, các tác phẩm hồi kí ghi chép thuộc thể loại không hư cấu: Những thác nước mùa xuân (1926), Chết trong chiều tà( 1932),Những ngọn đồi xanh Châu Phi (1935),… Hemingway đã được nhận giải Pu-lit-dơ 1953 và giải Noben văn học 1954. 2.Tác phẩm Ông già và biển cả 2.1.Hoàn cảnh sáng tác -Năm 1952 sau gần 10 năm sống ở CuBa, Heminguay cho ra đời tác phẩm “Ông già và biển cả”. Bối cảnh của truyện đó là một ngôi làng chài yên ả bên cảng Lahabana. Nguyên mẫu của nhân vật Santiago là một người thủy thủ trên tàu của ông. Trước khi in thành sách tác phẩm đã được đăng trên tạp chí đời sống. Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Heminguay được trao giải Nôben. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “Tảng băng trôi” của Heminguay.2.2. Chủ đề của tác phẩm
- Ông già và biển cả của nhà văn Heminguay đã toát lên một chủ đề chính đó là tình yêu, cái chết, sự thành công và thất bại của đời người.2.3.Tóm tắt tác phẩm
- Câu chuyện kể về một nhân vật Santiago làm nghề đánh bắt cá, suốt 84 ngày liền ông không bắt được một con cá nào. Cậu bé Manolin đi câu cùng ông lão trong bốn mươi ngày đầu nhưng sau đó vì ông lão không đánh được cá nên bố mẹ cậu bé không cho cậu ra khơi cùng với ông lão nữa. Vào ngày thứ 85 ông lão quyết định ra khơi trước khi trời sáng. Lần này ông lão quyết định đi rất xa và lão cũng câu được một con cá kiếm thật lớn, cực đẹp. Ông lão hồi hộp đến phút giây kéo được con cá khổng lồ trở về bờ.Con cá quá khỏe đã lôi ông lão ra giữa biển khơi, vật lộn với con cá ba ngày liền, ông lão kiệt sức và lão quyết định đâm chết nó. Nhưng trên đường về lão phải chiến đấu với đàn cá mập đến ăn con cá kiếm. Cuộc chiến đấu không cân sức và cuối cùng lão chỉ mang vào bờ bộ xương của con cá kiếm. Sau đó lão trở về lều và nằm vật ra chú bé Mannolin gọi mọi người đến chăm sóc cho ông lão. Ông lão ngủ thiếp đi và mơ về những con sư tử của mình. II.Nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả 1.Thuật ngữ về tảng băng trôi trong khoa học. Trong khoa học theo hiện tượng vật lí Tảng băng trôi là một khối băng trôi tự do trên biển hay đại dương. Theo quy luật, các tảng băng trôi được tách ra từ các khối băng lục địa. Bản chất của các tảng băng trôi lần đầu tiên đã được giải thích đúng bởi nhà khoa học Nga. Mikhail Lomonosov. Theo đó khối lượng riêng của băng là 920 kg/m³, còn khối lượng riêng của nước biển — gần 1025 kg/m³, gần 90 % thể tích của tảng băng trôi nằm dưới nước. Có thể nhận thấy tảng băng trôi đó dù có nổi trên biển thì cũng chỉ có một phần nổi và toàn bộ phần còn lại đều ngập trong nước. 2.Tảng băng trôi trong sáng tác của Hêmingway Hemingway đã hiểu nguyên lí Tảng băng trôi trong khoa học và nhà văn đã vận dụng nó một cách sáng tạo và độc đáo vào trong các sáng tác sản phẩm văn học nghệ thuật của mình. Phần nổi là nội dung của tác phẩm được hiện rõ qua bề mặt của văn bản.Nó được thể hiện qua hình thức thể hiện như độ dài, nhân vật, cốt truyện,..Đối với phần chìm của tảng băng trôi là những quan niệm, tư tưởng cốt lõi, căn bản tạo nên giá trị, thành công của tác phẩm. Phần này nhà văn không trực tiếp nói ra hết mà chỉ đưa ra những thông tin gơi ý để mọi người tự đọc và tìm ra những giá trị đó. Hemingway đã giải thích rõ về phong cách nghệ thuật của ông khi dùng nguyên lí “tảng băng trôi” để tạo nên các tác phẩm cho mình. Trong cuộc phỏng vấn Hemingway đã trả lời: “Tôi luôn cố gắng viết theo nguyên tắc Tảng băng trôi. Cứ bảy phần tám của nó chìm cho một phần nổi. Bất cứ điều gì bạn biết mà bạn có thể loại bỏ thì nó chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho Tảng băng của bạn. Đó là những phần không được viết. Nhưng nếu nhà văn bỏ qua điều gì đó bởi vì anh ta không biết, vậy thì sẽ có một lỗ hổng trong truyện”. [1, 101].Hay một ý phát biểu khác của Hemingway về tảng băng trôi: “Tôi có những cơn ác mộng và biết những cơn ác mộng mà người khác có. Nhưng bạn không phải viết lại tất cả. Bất kì vấn đề nào bạn có thể bỏ mà bạn biết rõ về nó thì nó vẫn hiện diện trong tác phẩm với hết thảy những phẩm chất, đặc điểm. Khi nhà văn bỏ qua những gì anh ta không biết. Điều ấy sẽ phô ra những lổ hổng trong truyện”. [1, 102]. Như vậy Hemingway cũng đã phần nào vạch rõ ra cho chúng ta hiểu thế nào là một nguyên lí tảng băng trôi. Để làm nên Tảng băng trôi đó, nhà văn cần phải có những điều kiện, năng lực nhất định. Thứ nhất nhà văn cần phải có một vốn tri thức phong phú sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực, những nội dung liên quan đến những điều mà ta cần phải viết. Và thứ hai nhà văn phải lược bỏ những chi tiết không cần thiết, càng nhiều càng tốt, chỉ giữ lại những chi tiết cốt lõi, hàm súc, cô đọng nhất. Xây dựng tảng băng trôi cũng chính là một dụng ý nghệ thuật của tác giả và cũng chính điểm mà nhà văn muốn hướng, hướng bạn đọc đồng sáng tạo nghệ thuật với mình. Có lẽ tảng băng trôi chính là một lối viết văn kiệm lời nhưng giàu hình tượng và từ chính hình tượng ấy mà người đọc có thể hình dung tưởng tượng ra những gì mà nhà văn muốn nói, kiếm tìm trong văn bản những gì mà nhà văn dấu đi, người đọc khám phá và tìm ra chân lí đó. Tùy vào khả năng, mức độ hiểu biết và năng lực của người đọc mà họ có thể tìm kiếm đến đâu phần chìm của tảng băng trôi hay chính dòng mạch ngầm của văn bản tác phẩm. Đây không chỉ dừng lại ở thành công nghệ thuật của nhà văn Hemingway mà nó đã trở thành nguyên tắc mẫu mực đối với một tác phẩm văn chương, nhà văn không trực tiếp nói lên những suy nghĩ của mình mà tạo nên những ý tại ngôn ngoại thả bạn đọc vào thế giới khoảng trống đó để họ cùng trải nghiệm và cảm nhận. 3.Tiếp cận Tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả 3.1.Phần nổi Phần nổi hay chính là hình thức thể hiện của tác phẩm, là nghĩa tường minh, khi nhận ra phần nổi ta có thể nắm ngay một cách khái quát vấn đề được nói tới trong tác phẩm. Trong Ông già và biển cả thì phẩn nổi chỉ kể lại đơn thuần câu chuyện lão đánh cá Santiago ra khơi đánh cá và câu được một con cá kiếm đẹp nhất đời. Lão phải dốc sức chiến đấu với nó, khi đã thu phục được nó nhưng trên đường trở về thì lại bị đàn cá mập rỉa hết và chỉ còn lại một bộ xương khô. Trở về lều lão ngủ và mơ thấy những con sư tử của mình. 3.1.1.Cách lựa chọn và đặt nhan đề cho tác phẩm Mở đầu cho phần nổi của Tảng băng trôi trước hết nó nằm ở chính nhan đề tác phẩm: “Ông già và biển cả”.Ngay ở cách đặt tên ta cũng dễ dàng thấy được kĩ thuật viết theo nguyên lí “ tảng băng trôi”.Đây là một nhan đề ngắn gọn nhưng súc tích và đầy đủ ý nghĩa bao quát hết toàn bộ nội dung tác phẩm.Nhan đề ấy ngụ ý nhắc đến chuyến đi biển dài ba ngày hai đêm của ông lão Santiago với hy vọng mong manh rằng lần này ông lão sẽ bắt được một con cá to.Niềm mong ước mong manh ấy đã vô tình gặp được vận may và bất ngờ trở thành hiện thực.Một con cá kiếm khổng lồ đã cắn câu.Qua đó đã nói lên sự đối kháng quyết liệt giữa một bên là ông già thì yếu,nhỏ bé, cô độc, một bên là biển cả thì mênh mông hung dữ, rộng lớn vô cùng.Ta có thể thấy đây là một nhan đề có sức gợi sâu xa, dường như muốn nói đến ước mơ khát vọng của con người trước cuộc đời rộng lớn.Trước biển đời con người ta đang phải vắt kiệt sức lực để chống chọi với bão tố cuộc đời, để tự đứng lên, khẳng định vị thế của mình trong xã hội.Song điều đặc biệt là Hêmingguay lại nói “Ông già và biển cả tức là muốn đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên tạo vật.Đồng thời khẳng định tư thế chủ động của con người trước thiên nhiên và cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến hóa khôn lường. 3.1.2.Dung lượng độ dài của tác phẩm Về độ dài của tác phẩm, tác phẩm có độ dài 100 trang khoảng 27000 từ.Tuy số lượng ngôn từ hạn hẹp nhưng tác phẩm đã chuyển tải những lớp ý nghĩa rất sâu xa.Nhà văn Mac-ket nhận xét: “ Những gì Hemingguay viết trong 100 trang sách đó những nhà văn khác có thể biến thành một cuốn tiểu thuyết dày hàng nghìn trang”… 3.1.3.Cốt truyện Nếu hiểu theo truyền thống thì tác phẩm gần như không có cốt truyện.Bởi lẽ những chi tiết chính có thể tạo nên cốt truyện đó chính là: sau 84 ngày đi biển không đánh được cá, ông lão Xantiago lại ra khơi.Lần này ông lão lại câu được con cá kiếm khổng lồ và bị nó kéo ra khơi xa.Sau đó ông lão chinh phục được nó và kéo nó vào bờ nhưng cuối cùng nó chỉ còn lại một bộ xương bởi dọc đường đã bị một bầy cá mập tấn công. 3.1.4.Lượng nhân vật được xây dựng trong truyện “ Ông già và biển cả” là một tiểu thuyết rất ngắn, số lượng nhân vật của tác phẩm cực ít.Theo C.Carey “ Ông già và biển cả” có tám nhân vật( bao gồm cả cá kiếm và cá mập) song hiện diện trên hầu hết các trang sách và là trung tâm của tác phẩm là nhân vật Santiago.Ba ngày đêm của cuộc đời Santiago được tái hiện trong tác phẩm quá ngắn ngủi. Hơn nữa khi được đặt trong không gian mênh mông về bản chất nhưng chật hẹp bởi thị lực con người: mặt biển thì câu chuyện dường như diễn ra trong khoảnh khắc.Để ở đó ông lão vừa chiến đấu vừa ăn, ngủ, nghỉ, vừa hồi tưởng, tự hào, lo âu…. Ông già giống như nhiều ông già đi biển ta từng gặp trong đời – vóc dáng gầy guộc, gương mặt hằn sâu những vết cắt thời gian, đôi mắt sáng trải đời, trải nghề… Ông có những suy nghĩ về con người về thế giới độc đáo đến kỳ lạ để có thể tự mình xua tan bớt cô đơn. Sống với biển gần trọn đời, ông biết biển không chỉ thuộc về ông mà còn thuộc về chim cá, về những người dân chài… và mọi người, ai cũng có phần mình trong biển. Một mình trước biển khơi, trước cái bao la vô cùng vô tận của trời của nước, người ta dễ có cảm giác rợn ngợp, bỗng thấy mình bé nhỏ, không thể hoà đồng. Vậy mà Santiago lại cảm nhận được “ ở đời không ai phải cô đơn nơi biển cả” và mãi mãi với ông biển đẹp, không thể xa rời. Ông say mê nghề nghiệp – điều đó cũng thường thấy ở những người trạc tuổi ông, trong hoàn cảnh sống như ông khi nghề nghiệp là cơm áo, là sự tồn tại. Bởi vậy, ông phải gắng gỏi, phải hết mình. Đồng nghiệp thân thiết cũng là người bạn thân nhất với ông là chú bé Manolin và ông chỉ có thể nhận được sự chăm chút đỡ đần từ người bạn nhỏ duy nhất ấy. Những phút cô đơn, những khi hiểm nghèo ông chỉ gọi Manolin, trong khi làng chài thật rộng, người làng chài thật đông… thế mới biết quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại bị thu hẹp đến chừng nào. Tuy vậy, ông vẫn giữ mối liên hệ với cộng đồng, vẫn ý thức mình “ là một mảnh của toàn thể”. Ông nhắc đến Pedrico, đến người chủ quán, đến dân làng chài, khi tỉnh giấc sau ba ngày đi biển, ba ngày cách xa họ. Về hình tượng ông lão Sanchiagô trong cuộc chiến với đàn cá dữ: Xanchiagô trong cuộc chiến với đàn cá dữ xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm, sau 3 ngày, 2 đêm vật lộn vối sóng gió và việc kìm giữ con cá kiếm đã làm cho ông lão mệt nhoài.Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nghiệt, rất lạnh giá, vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng.Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông lão đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến. Về thị giác: giữa đêm đen giá lạnh, ông lão không nhìn thấy đàn cá mập, chỉ nhìn thấy các vệt nước, ánh lân tinh.. Về thính giác lão cố thể phỏng đoán hoặc nghe thấy tiếng ràng bập, tiếng chày gãy. Về xúc giác: không trực tiếp tiếp xúc với đàn cá nhưng cảm nhận được chúng qua một dụng cụ trung gian. Qua đó, có thể khẳng định ông lão Sanchiagô là một con người bình thường mà cao cả, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống: không gục ngã, không đầu hàng số phận. Phần nổi của tác phẩm còn được thể hiện qua các mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm Mối quan hệ giữa tâm lí của ông lão và một phần đời tư của ông lão: một con người dũng cảm, khả năng chịu đựng lớn; từng là nhà vô địch vật tay đang quyết bắt và bảo vệ con cá của mình và một con người yếu đuối: cầu chúa giúp đỡ và mong có thằng bé bên cạnh…luôn đối thoại với nhau bằng lời hoặc những suy tư. Quan hệ giữa ông lão và thằng bé: thể hiện nốt phần đời tư của ông lão (tuổi tác, hoàn cảnh sống, thể trạng…) và diện tiếp xúc chỉ gói trọn trong tình cảm ông lão dành cho chú bé Manolin. Cặp nhân vật này cho thấy nét đầm ấm trong đời thường và cũng bộc lộ nỗi cô đơn mà ông lão phải hướng về qua khứ qua hình ảnh chú bé,. Santiago yêu thương chú bé hay cũng chính là yêu thương quá khứ của mình hóa thân vào đó. Quan hệ giữa ông già và du khách: Santiago không trò chuyện với bất cứ người đánh cá nào ở trong làng. Tính chất bất thường này còn được ghi nhận ở hành vi xa lạ giữa những người du lịch với thành quả sau ba ngày đêm của Santiago. Với họ, bộ xương cá Kiếm không tên như chính cuộc sống vô danh của chủ nhân nó. Không có sự hiểu biết tất không có sự đồng cảm. Cùng một không gian tồn tại nhưng số phận của mỗi con người tự đóng kín. Qua cách miêu tả về ông lão có thể hiểu thêm về nguyên lí “ Tảng băng trôi”. Phần nổi của “tảng băng” trong câu chuyện này là: ông lão nhỏ bé, yếu ớt, lại đang vò vọng trước biến cả phải đương đầu với cả một đàn cá dữ khổng lồ. Kết quả, ông lão thất bại, thành quả lao động bị cướp sạch. 3.2.Phần chìm: Chính là ý nghĩa rút ra được sau cuộc hành trình đầy gian lao, vất vả và anh hùng của lão đánh cá. Nó thể hiện qua những hình ảnh biểu tượng độc đáo như hình ảnh con cá kiếm, lão San tiago, con sư tử, đàn cá mập hay hình ảnh thiên nhiên. Cuộc đánh cá của lão San tiago không chỉ dừng lại ở cuộc lao động bình thường để kiếm sống mà đó là cuộc hành trình chinh phục thiên nhiên, con người gắn kết với thiên nhiên, vượt lên trên hoàn cảnh, số phận của mình để giành lấy chiến thắng. Đồng thời đó cũng chính là cuộc hành trình của nghệ thuật, phá bỏ cái cũ để tiến đến cái mới hấp dẫn hơn. 3.2.1.Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng 3.2.1.1.Khái quát Nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway qua “Ông già và biển cả” là nghệ thuật biểu tượng và ẩn dụ. Qua đó cung cấp khái niệm về biểu tượng, ẩn dụ mà nét cơ bản của chúng là một sự so sánh ngầm. Trên cở sở nền tảng lí luận về biểu tượng và ẩn dụ, ứng dụng vào tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hamingwey chúng tôi thấy được biểu tượng và ẩn dụ là một hiện tượng có tầm khái quát cao và có nhiều tầng lớp ý nghĩa sâu sắc ẩn sâu qua các hình tượng ngệ thuật từ đó diễn tả giá trị của tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật, thẩm mỹ của nhà văn. Trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, Hemingway đã xây dựng một hệ thông hệ thống hình tượng về con người, thiên nhiên, sự vật…Nhưng điều đáng chú ý ở đây là những hình tượng này luôn vượt ra ngoài khuôn khổ, nghĩa đen của nó, dựng nên một biểu tương, một ẩn dụ, một huyền thoại. Những hình tượng nghệ thuật giàu tính biểu tượng trong tác phẩm như: Ông lão Santiago, Cậu bé Manolin, biển cả, cá Kiếm, cá Mập, túp lều của ông lão, con sư tử, bóng tối,…nó mang lại ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ rất lớn ở cả bề rộng và chiều sâu. Giáo sư Trần Văn Tửu cho rằng ở mức độ cao hơn nó trở thành huyền thoại vì “Huyền thoại là hình ảnh tượng trưng với quy mô lớn cả về bề rộng lẫn chiều sâu”. Nó là những câu chuyện do trí tưởng tượng thuần tuý xây dựng nên, không thể xét đoán bằng lý trí hay những tiêu chuẩn khoa học, nhưng thường cũng chẳng có các yếu tố hoang đường. Tất cả được sắp xếp lại khiến người đọc luôn cảm thấy đằng sau các trang sách kia thấp thoáng nhiều lớp nghĩa khác. Như vậy có thể thấy huyền thoại ở đây không phải là sự hư cấu bịa đặt mà đó là sự thể hiện hình tượng nghệ thuật ở cấp độ cao hơn so với tượng trưng. Và trong cuốn tiểu thuyết của Hemingway, Lê Đình Cúc đã cho rằng “Bút pháp hiện thực là cơ sở cho bút pháp tượng trưng, bút pháp ấn tượng với những lợi thế của chúng đã tạo nên tính đa thanh, đa nghĩa của tác phẩm”. Có thể thấy cho dù những hình tượng nghệ thuật là biểu tượng, ẩn dụ hay là huyền thoại thì đều được tạo nên bởi cơ sở nền tảng đó là giá trị hiện thực của tác phẩm, mà hiện thực này lại được tác giả thể hiện qua phần nổi của tác phẩm. Nghệ thuật biểu tượng và ẩn dụ đều dựa trên phép thay thế so sánh song đó là một sự so sánh ngầm. Bởi thế, nó tăng độ đậm đặc của hàm ý nghĩa, phát huy sự liên tưởng ở người đọc vượt ra ngoài khuôn khổ, nghĩa đen của nó. Và đây cũng chính là cốt lõi của nguyên lí tảng băng trôi. 2.2.1.2.Hình tượng biểu tượng, ẩn dụ: Nguyên lí tảng băng trôi được thể hiện qua các hình tượng biểu tượng và ẩn dụ: vHÌNH TƯỢNG ÔNG LÃO SANTIAGO: Biểu tượng của cái đẹp. ·Santiago là một ông lão điêu luyện trong nghề nghiệp và luôn gắn bó với công việc của mình. Xuất thân là một người đánh cá, suốt đời sống bằng nghề đánh cá. Tài sản là một túp lều rách nát làm nơi trú ngụ sau những chuyến ra khơi và con thuyền nhỏ, bộ đồ nghề để lao động. Ông có một kho tàng kinh nghiệm nghề nghiệp và lòng yêu nghề vô hạn. Là một dân chài, cuộc đời của ông đã bao nhiêu lần ra biển. Từ hồi còn trai trẻ ông là một người đánh cá mà cả vùng biết tới. Họ biết ông ngoài danh tiếng của một người đánh cá có tay nghề, còn là một thanh niên khỏe và rất dũng cảm. Khi ông nhớ lại trong cái đêm bị con cá Kiếm kéo cả thuyền câu chạy rông trên biển, ông đã từng vật tay với một người da đen khỏe nhất vùng. Trận đấu tay ấy kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, và cuối cùng bằng sức mạnh cà lòng quyết tâm ông đã thắng. Bây giờ đã già rồi nhưng ông lão mang theo trong mình ý chí quật cường và lòng quyết tâm đó để ra khơi, mà theo ông là để làm cái nghề mình theo đuổi, nó có cả lòng kiêu hãnh và “để khỏi chết đói”. Nhưng quan trọng nhất đối với ông “phải nghĩ đến một điều, chỉ một điều thôi. Đó là mục đích mình sinh ra ở cõi đời này”. Trong nghề đánh bắt cáSantiago đã đạt tới trình độ khéo léo và điêu luyện vào bậc nhất. Chú bé Manolin yêu mến và kính phục ông già vô cùng, chú nói: “Có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại nhưng ông là người duy nhất”. Công việc đánh cá của Santiago được miêu tả một cách chân thực và sống động. Từ việc đặt mồi vào lưỡi câu cho đến việc thả nhiều dây câu song song, rồi tính toán khôn khéo sao cho cá dễ đớp mồi, sao cho cá nuốt gọn con mồi và kiên nhẫn chờ suốt hai đêm ngày cho đền khi con cá kiệt sức. “Trước khi trời sáng rõ, lão buông mồi và thả thuyền trôi theo dòng chảy. Một con mồi ở độ sâu bốn mươi sải. Mồi thứ hai sâu tới bảy mươi lăm sải, mồi thứ ba và thứ tư chìm sâu hút trong làn nước xanh đến độ sâu một trăm và một trăm hai mươi lăm sải. Mỗi con mồi được móc ngược đầu xuống, lưỡi câu giấu trong thân cá mồi buộc chặt, khâu kĩ và những phần thòi ra của lưỡi câu, đoạn cong và mũi nhọn thì được che bằng những con cá mòi tươi rói. Chúng bị móc xuyên qua hai mắt tạo thành nửa vòng hoa trên cuống thép. Không còn phần nào của lưỡi câu để con cá lớn có thể nhận ra ngoại trừ hương vị thơm lừng quyến rũ”. Ông lão Santiago đã hành nghề với sự nhiệt tình, ham mê và tinh tế vô cùng. Trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp cùng với niềm say mê vô hạn ấy chỉ có ở người nghệ sĩ có tâm hồn nồng cháy, yêu nghề nghiệp hơn cả bản thân mình. Chính ông lão không lo nghĩ đến sự đói khát, nhọc nhằn cùng với những hiểm nguy đang chờ mình, mà chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất là bắt cho được con cá lớn chưa từng thấy bao giờ. Sức kiên trì chịu đựng của ông cũng được thể hiện ở mức độ phi thường khiến ông có phẩm chất cao cả. Tuổi già là một quy luật tất nhiên nhưng không vì tuổi già mà ông lão đánh cá nhụt chí thậm chí ông càng quyết tâm hơn vì tin tưởng ở khả năng, kinh nghiệm của mình. Santiago suốt cuộc đời lao động cần mẫn cho đến lúc tuổi già vẫn hăng say lao động. Ông ra biển khơi câu cá để chứng minh rằng mình không bao giờ hết thời. Trên biển, Santiago đã phải trải qua những cuộc chiến đầy can go và vô cùng gay cấn. Sau khi giết được con cá Kiếm, Santiago còn phải đối đầu với đàn cá Mập đến ăn thịt cá Kiếm. Mặc dù lúc này lão đã “rã rời đến tận xương tủy” nhưng lão vẫn cố gắng chiến đấu với kẻ thù, hành động của lão rất thành thạo. Santiago là người suốt đời làm nghề đánh cá mà không phải là đánh cá nghiệp dư hay đánh cá để giải trí, chơi thể thao. Nghề nghiệp của ông, đánh cá nghĩa là để sống “mình đâu có hiểu gì về nó và mình cũng không chắc là mình tin có tội lỗi. Có lẽ giết con cá là tội lỗi. Mình cứ cho là thế, mặc dù mình làm điều đó để nuôi sống mình và nhiều người khác.” Santiago xác định mình là người đánh cá thì phải làm tốt công việc mà mình phải làm khi làm người. Trong quá trình đánh cá với tay nghề lão luyện Santiago đã thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài đánh cá để kiếm sống, ông lão đánh cá còn một lí do khác nữa đó là “lòng kiêu hãnh” cùng song song, tồn tại với ý chí và quyết tâm làm tốt nghề mình đã chọn. Như vậy ông già là người đánh cá có tay nghề cao, với ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bao giờ ông cũng toát ra phẩm chất tốt đẹp của người lao động. ·Ông là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người. Santiago suốt cuộc đời lao động cần mẫn cho đến lúc tuổi già vẫn hăng say lao động. Sự khổ nhọc, gian lao của cuộc sống đã hằn in lên thân hình của ông “ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vết ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả, chúng cũ kĩ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.” mặc dù thân hình già nua, yếu đuối nhưng ông lão có một sức mạnh tinh thần vô biên. Chi tiết đôi mắt màu xanh nước biển cho ta thấy ở Santiagotoát lên một niềm tin, niềm hi vọng vào sức mạnh của bản thân mình sẽ luôn chiến thắng chứ không hề thất bại. Tác phẩm Ông già và biển cả được dựng lên bằng những cuộc chiến đấu. Đó là những cuộc chiến đấu vật lộn gay gắt giữa con người với thiên nhiên đầy chân thực. Từ đó nêu lên được cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả của con người. Santiago một mình ra biển khơi để lao động kiếm miếng ăn đồng thời để khẳng định sức mạnh và niềm tin của mình ông đã phải trải qua những cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt trên đại dương mênh mông song nước. Cuộc chiến của ông với con cá Kiếm với rất nhiều sự vật lộn giữa ông lão và con cá Kiếm, nhưng hơn hết ông lão thể hiện quyết tâm của mình. Khi con cá lồng lên phô bày thân hình to lớn cho ông lão thấy, ông càng quyết tâm giết nó “Ta sẽ giết nó, dầu cho con cá có vĩ đại và kiêu hãnh đến dường nào.” Lão muốn cho con cá thấy sức mạnh của con người là vĩ đại hơn hết “mình phải cho con cá thấy những gì con người có thể làm và khả năng chịu đựng của hắn.” Với nghị lực và quyết tâm ông đã giết được con cá khổng lồ. Ông lão đã chiến thắng, một chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay chuyển. Đó là chiến thắng của con người trên hành trình khẳng định sự sống, cũng trên hành trình ấy lão còn phải chống đối với kẻ thù để bảo vệ giá trị lao động mà mình có được. Lão phải đương đầu với đàn cá dữ, loài cá mập hung ác trong biển cả mênh mông. Cá mập xuất hiện ban đầu là một con, sau đó là cả đàn. Nạn nhân trước hết là con cá Kiếm sau đó là ông lão. Để bảo vệ thành quả lao động ông lão quyết tâm chiến đấu đến cùng nhưng lão cũng không có nhiều hi vọng. “Bây giờ đầu óc lão tỉnh táo, bình thản: lão có nhiều quyết tâm nhưng ít hi vọng.” Với tâm trạng:“Lão chẳng còn muốn nhìn con cá thêm chút nào nữa, kể từ lúc nó bị đớp toạc cả thịt da. Lúc con cá bị cắn thì như thể chính bản thân lão cũng đang bị cắn.” Trong cuộc chiến đấuSantiago phải gặp nhiều gian truân trên biển cả nhưng lão biết đưa ra những chân lí để vượt qua tất cả. “Con người sinh ra không phải để thất bại.”, “Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục.” Chân lí đó đã khẳng định được sức mạnh và ý chí của con người là lớn lao, là vô tận. Máu cá Kiếm chảy ra, cá Mập đánh hơi thấy kéo đến mỗi lúc một đông, cá mập hung dữ, đông, khỏe. Lão chiến đấu giữ dội với đàn cá Mập, mặc dù đau đớn về thể xác nhưng lão vẫn cố gắng chống chọi với tất cả sức lực của mình. Với quyết tâm và nghị lực lớn lao Santiago đã vượt qua đau đớn và đói khát trong tâm niệm nóng bỏng “đã sống làm người đau đớn có nghĩa lí gì”. Lão lao vào cuộc chiến không cân sức nên khi vào bờ thành quả lao động của lão chỉ còn lại bộ xương. Bộ xương cá, đấy chính là tất cả những gì còn lại sau cuộc trường chinh vất vả của ngư ông, là thành quả lao động của một lần ra khơi hay của cả một đời phấn đấu gian truân. Như vậy Satiago đã có lòng tin, tin tưởng vào sức mạnh của mình, tin tưởng vào cuộc đời nên mới có thể thu về con cá Kiếm khổng lồ ở ngoài tuổi tám mươi. Chính niềm tin của Santiago vào cuộc đời, vào lí tưởng, vào những chân lí cuộc sống mà ông đã không bao giờ tuyệt vọng. Lão cho rằng “Có mà ngốc mới không hi vọng.”, “Thêm nữa mình tin chắc đấy là tội lỗi.” Santiago đã chiến thắng là vì lão biết nuôi hi vọng, chiến thắng của lão không thu về của cải vật chất nhưng bù lại lão đã khẳng định được niềm tin vào chính bản thân, khẳng định được sức mạnh của mình. Chiến thắng của ông lão là chiến thắng tinh thần đã giành được thành quả lao động không phải trải qua cái chết. Ông già vẫn sống trở về và không bi quan, thất vọng ông già lại sẵn sàng sống tiếp những ngày còn lại để chờ đợi những vinh quang sẽ đến. ·Lão Satiago biểu tượng cho sự cô đơn trên hành trình đi tìm kiếm thành quả lao động. Cuộc sống cô đơn của Santiago được thông báo ngay từ dòng đầu tiên của tác phẩm “Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt Lưu.” Cuộc sống như vậy tất nhiên bắt buộc lão phải thu về cuộc sống bên trong. Santiago đến bạn bè cũng không có, trừ chú bé Manolin, nhưng mấy tháng trời đi không lại về không lão chẳng đánh được con cá nào nên bố mẹ chú không cho đi với lão, bắt chú bé phải đi theo một con thuyền khác. Santiago phải một mình cô độc ra biển khơi với một cuộc vật lộn đầy gian khổ giữa con người với thiên nhiên, giữa sự sống và cái chết, giữa tấn công hay lùi bước. Còn có không gian nào mênh mông hơn trời cao vô tận, biển sâu hun hút, bốn phương bát ngát đều chẳng thấy đâu là bờ bến. Santiago đã cô độc một mình cộng với không gian như thế ông lão càng cô độc hơn. Một mình Santiago trơ trọi giữa trời biển ba ngày đêm mà mỗi giờ trong hoàn cảnh ấy có thể đo bằng cả tháng. Nỗi cô đơn của Santiago càng tăng lên khi không còn ai tâm sự. Nhiều lúc và nhất là khi gặp khó khăn, lão lại nhớ đến chú bé Manolin và nói thật to rằng “giá như mình có thằng bé”. Lão nói nhiều lần như vậy vì lão quá cô đơn nên lão luôn ước có chú bé để cùng chia sẽ những vui buồn trên biển cả mênh mông, vô định. Thế mới biết quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại bị thu hẹp đến chừng nào. Không còn ai để tâm sự lão đành tâm sự với bàn tay bị chuột rút của mình, lão hỏi bàn tay bị chuột rút cứng đến mức gần như là tay của cái xác chết lạnh ngắt “Mày cảm thấy thế nào rồi hở tay?”, và lão động viên “hãy kiên nhẫn, tay à.” Santiago cô đơn nên ông tự tạo ra tất cả những gì có thể để chống lại sự cô đơn. Khi bầy cá Mập xuất hiện lão nhắc nhỡ mình dùng mọi vật dụng như cái sào nhọn, cả cái chày và hai mái chèo để làm vũ khí đánh nhau với chúng. Rồi lão còn suy nghĩ về danh thủ bóng chày Di Maggio và khi tựa người vào ván mũi thuyền mà ngủ lão lại mơ thấy những con sư tử bên bờ biển châu Phi.Santiago có những suy nghĩ về con người và thế giới độc đáo đến kì lạ để có thể tự mình xua tan bớt cô đơn. Sống với biển gần trọn cuộc đời, ông biết biển không chỉ thuộc về ông mà còn thuộc về chim, về cá, về những người dân chài… và mọi người ai cũng có phần mình trong biển. Một mình với biển khơi, trước cái bao la vô cùng, vô tận của trời của nước người ta dễ có cảm giác rợn ngợp, bỗng thấy mình bé nhỏ, không thể hòa đồng. Vậy mà Santiago lại cảm nhận được “ở đời chẳng có ai phải cô đơn trên biển cả.” Và mãi mãi với ông biển là La mar (giống cái) không thể xa rời. Khó ai có thể thoát khỏi cô đơn nhưng Santiago, ở góc độ nào đó là hình tượng con người cô đơn chống lại sự cô đơn nhưng như thế ông lại càng cô đơn hơn. Con người cô đơn này có một nghị lực sống phi thường, một khát vọng sống lớn lao, biết vượt lên trên hoàn cảnh. Chính vì vậy mà Santiago xứng đáng được trân trọng, xứng đáng được ca ngợi. Như vậy, ông lão Satiago là một biểu tượng về con người cho đến giờ phút cuối cùng vẫn đuổi theo một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó. Bởi vậy, cuộc săn bắt cá của ông là một ẩn dụ về hành trình thực hiện khát vọng, dù đơn độc và thất bại, âm hưởng gợi lên lạ đầy sinh khí và ấm áp, mãnh liệt. Mặt khác, khi nhìn nhận về hình tượng Satiago từ ngoại hình bên ngoài đến phẩm chất, Hemingway còn mang đến cho người đọc những cảm nhận về hình tượng con người biểu tượng, ẩn dụ được toát lên từ hình tượng chúa Giesu. Từ đó cho ta thấy quan niệm mới mẻ của tác giả trong quan niệm về Chúa và về tôn giáo. Có lẽ ông cho rằng những bậc vĩ nhân hay thần thánh không phải ở đâu xa mà chính là ở những con người bình thường, có niềm tin, ý chí, nghị lực như ông lão Santiago. Qua đó nhận thức về con người về cuộc sống, con người ai cũng có thể trở thành huyền thoại nếu họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa của sự tồn tại. vHÌNH TƯỢNG CON CÁ KIẾM: ·Ở góc nhìn thiên nhiên: Con cá kiếm là đại diện cho hình ảnh của thiên nhiên: Con cá Kiếm không chỉ là “đối tượng” săn bắt, không chỉ là đối thủ “giằng co”, mà nó còn là “bạn”, là người anh em đối với ông lão Santiago. Trước lúc phóng lao khi miệng “khô khốc” mệt nhoài, khi đã đuối sức, lão nói với con cá kiếm bằng tất cả tâm tình: “ mày đang giết tao, cá à…Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hung dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyên ai giết ai…”. Cá Kiếm hiện lên vừa đẹp đẽ vừa dữ tợn, vừa là người bạn vừa là kẻ thù của con người.Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên: “Sợi dây cứ lững thững, điềm tĩnh nhô lên và lúc mặt biển vỡ toang phía trước thuyền, con cá tung mình lên. Nó nhô lên bất tận, nước đổ ròng ròng từ hai bên lườn. Thân hình bóng nhẫy trong ánh nắng; đầu và lưng tím sẫm; trong ánh nắng, những đường sọc hai bên mình nó nom đồ sộ, phớt hồng. Cái kiếm của nó dài bằng gậy bong chày, thon như một lưỡi kiếm, nó vươn hết độ dài than mình lên khỏi mặt nước rồi nhẹ nhàng lao xuống như một tay thợ lặn; ông lão nom thấy cái đuôi hình lưỡi hái đồ sộ chìm xuống và sợi dây câu lại hút theo”. “Nó dài hơn chiếc thuyền khoảng chừng năm sáu tấc”. Cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên vẫn có quan hệ “anh em”, dù đôi khi thiên nhiên là kẻ thù số 1 của con người. Con người chinh phục tự nhiên cũng không quên yêu mến và sống hài hoà với nó. Cần phải tôn trọng tự nhiên cũng như tôn trọng kẻ thù. ·Ở góc nhìn cuộc sống con người: Con cá vừa to lớn vừa đẹp đẽ, nó lại là đối tượng săn đuổi của lão Xan-ti-a-gô. Con cá là hình ảnh của ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong cuộc đời. Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ và khát vọng to lớn trong cuộc đời mà mỗi con người thường đeo đuổi. Ở nó toát lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, hiên ngang, bất khuất trước hiểm nguy đe doạ tính mạng. Ngay đến chết cũng phải chết một cách đàng hoàng. Xây dựng hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng trong cuộc đời. Bên cạnh đó tác giả còn đưa đến mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực cuộc sống: Hình ảnh con cá kiếm trước khi ông lão chiếm được nó thật đẹp đẽ; nhưng khi ông lão chiếm được thì “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc…mắt nó trông dửng dưng…”. Phải chăng đó là hình ảnh của sự chuyển biến từ ước mơ sang hiện thực, nó không xa vời khó nắm bắt, và cũng chính vì thế mà nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước. ·Ở góc nhìn nghệ thuật: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ sáng tạo không ngừng nghỉ. Với hình tượng bộ xương của ca Kiếm, nhìn từ góc độ của người đánh cá mưu sinh bình thường thì ông Santiago hoàn toàn thất bại. Nhưng xét về ý nghĩa của hành động khảng định sự tồn tại của mình, thì ông lão đã chiến thắng. Dưới con mắt của du khách thì bộ xương rõ ràng là vô nghĩa lí. Nhưng đối với cậu bé, nó lại là chiến công. Với những người người đánh cá, nó là đối tượng của thương hại và khâm phục. Còn với ông lão, chắc hẳn nó phức tạp hơn nhiều. Ở đây, con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương nó là biểu tượng cho thành quả lao động của một đời người, trước mắt thiên hạ chỉ còn lại rất ít. Từ đó nó quy chiếu ở góc nhìn về một tác phẩm nghệ thuật: Tác phẩm nghệ thuật với sự hoàn mĩ của nó, cái mà nhà văn theo đuổi có khi chỉ còn lại bộ xương mà người đời không thể hiểu hết được. Cá Kiếm là ẩn dụ của cái đẹp, long thuỷ chung và dũng cảm, kiên cường. vHÌNH TƯỢNG BIỂN CẢ Trong tác phẩm, hình tượng biển cả và ông lão Santiago luôn song hành với nhau. Biển cả là biểu tượng cho thiên nhiên vừa hiền hoà, vừa dữ dội, vừa đẹp đẽ, vừa dịu dàng nhân hậu nhưng cũng độc ác, tàn bạo và nguy hiểm. Biển cả là nơi mà ông lão đang tồn tại, là nơi cưu mang ông nhưng cũng đồng thời là nơi thử thách ông. Hình tượng biển cả được biểu hiện như một sinh thể vừa đẹp, có hồn và chứa đựng rất nhiều thử thách, nhiều bất ngờ, trắc trở đến tàn bạo. Chính ông lão đã nhận xét về biển cả: “đại dương tử tế và rất đẹp. Nhưng nó có thể rất độc ác và tráo trở bất thình lình”. Biển là nơi mà ông lão hướng tới, nơi ông làm việc, thể hiện tài năng và để sinh tồn, nhờ biển ông có thể bắt được những con cá , nó là công việc là cuộc sống của lão. Ông chinh phục biển cả bằng tất cả khả năng của mình, nhưng đồn thời biển cả cũng chinh phục ông lão bằng tất cả sức mạnh và vẻ đẹp của nó. Cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá Kiếm đã thể hiện rõ điều đó. Biển cả là hiện thân của cái đẹp, là biểu tượng cho cái đẹp của tự nhiên. Ông lão là con người biết nhìn nhận, khám phá, phát hiện và biết trân trọng cái đẹp. Còn biển chính là đối tượng là hiện than của cái đẹp để ông lão tôn vinh, chiêm ngưỡng, phán xét. Đối với cảm nhận của ông lão thì mọi thứ trên biển đều đẹp, kể cả cá Mập nhưng trừ bộ hàm sắc nhọn của nó. Mặc dù ông lão Satiago lang thang trên biển một mình, tưởng rừng như cô đơn nhưng ở đây ông lão không thấy cô đơn,ông coi biển cả là bạn là nhà. Nếu như ở trên đất liền, giữa xã hội loài người ông lão là con người cô độc, tự mình xa lánh mọi người và bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ thì ở trên đại dương, ông lại tìm thấy niềm vui và cảm thấy tâm hồn sảng khoái tự do như cánh chim bằng tung cánh trên khoảng không bao la. Cuộc sống xã hội với nhiều áp lực, con người đã tìm đến thiên nhiên để giải toả nó, coi thiên nhiên là người bạn,người tâm sự. Con người bé nhỏ tồn tại trong không gian của vũ trụ mênh mông nó làm nổi bật tầm vóc của con người. Mặc dù nhỏ bé giữa không gian của biển cả bao la, nhưng con người đã làm chủ không gian ấy từ đó nâng con người ở một tầm vóc lớn lao, kì vĩ như biển cả. Sự hiện diện của ông lão trên biển cả nó còn biểu tượng cho mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa đại dương bao la và đất liền. Ở đây, ông lão chính là biểu tượng cho con người, cho hình ảnh đất liền còn biển cả chính là hình tượng của thiên nhiên, của đại dương. Từ đó thể hiện mối giao hoà và thống nhất, biển cả là nơi cưu mang nâng đỡ ông lão cả về vật chất và tinh thần. Là nơi mà ông lão giãi bày, tâm sự gắn bó giống như một người bạn tri kỉ. Trước biển cả rộng lớn mọi suy tư, tâm trạng nặng nề chán nản về cuộc đời đều được giải toả, biển cả trở thành điểm tựa cho ông lão. Biển là nơi ông lão làm việc, chỉ khi ở trên biển ông lão được thoả sức tung hoành với niềm đam mê của mình, ở đó không có sự bó buộc, rào cản như ở trong đất liền mà nó tự do, phóng khoáng, không bị ràng buộc ở bất cứ thứ gì. Hình tượng biển cả mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ độc đáo. Biển cả là biểu tượng cho khung cảnh kì vĩ tương ứng với hoạt động sáng tạo của con người, biển cả là môi trường tìm kiếm bao la và đầy khó khăn của người nghệ sĩ. vHÌNH TƯỢNG CHÚ BÉ MANOLIN Đây là hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ chứa đựng những ngụ ý sâu xa của tác giả Hình tượng chú bé Manolin ít xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Chú bé chỉ xuất hiện trong phần đầu trước khi ông lão ra khơi và ở phần cuối khi ông lão đi biển trở về qua các mảng đối thoại và được nói tới trong thời gian ông lão ra khơi qua những lời độc thoại nội tâm của ông lão trên biển. Chú bé như là một điểm tựa, điểm vươn tới của ông lão. Manolin như điểm tựa tinh thần của lão. Mỗi lần ông thất bại trở về, ông lão lại được chú bé chăm sóc, động viên và an ủi. Chú bé luôn thần tượng ông lão bởi tài năng, sự điêu luyện trong nghề đánh cá, cùng với những phẩm chất tốt đẹp. Ông là một con người đáng kính, con người chân chính trong công việc và cuộc sống. Nhưng với tất cả người dân trong làng chài ấy không ai còn tin tưởng ông lão nữa thì chính cậu bé là người có niềm tin vào ông hơn ai hết. Vì cậu hiểu ông lão qua những lần đi cùng ông. Cậu biết rằng ông lão là người dũng cảm, có ý chí, chính vì vậy mà cậu chưa bao giờ nghi ngờ sức mạnh, tài năng nghề nghiệp điêu luyện của ông lão. Cậu bé luôn có sự đồng cảm và chia sẻ từ đó tạo thêm niềm tin tưởng, sức mạnh giúp ông lão vượt qua thử thách. Hình tượng chú bé Manolin là biểu tượng cho hình ảnh của tương lai, hình ảnh của thế hệ nối tiếp. Nó hiện lên như một niềm khát vọng, ước mơ có người bầu bạn giúp đỡ, chia sẻ để đi tới chiến thắng. Trong ba ngày chiến đấu trên biển thì đã có nhiều lần ông lão nhắc tới chú bé “giá mà có thằng bé ở đây nhỉ?” Ông muốn nhắc đến chú bé để thức tỉnh bản thân, phải cố gắng chiến đấu giành thắng lợi vì vẫn còn một người luôn tin tưởng và hy vọng vào sự thành công của ông lão. Mỗi lần gọi tên là một lần nhắc nhở thức tỉnh, tạo thêm sức mạnh để ông lão chiến thắng. Hình tượng chú bé Manolin là biểu tượng, ẩn dụ cho niềm tin vào tương lại, vào thế hệ nối tiếp. Những con người của thế hệ mới này sẽ tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, trong sáng như chính tâm hồn của cậu bé. vHÌNH TƯỢNG BẦY CÁ MẬP Sau khoảng thời gian rất dài chiến đấu với con cá Kiếm thì lúc ông thành công cũng là lúc ông phải đương đầu với khó khăn và thử thách mới, đó là bầy cá Mập. Được miêu tả với nhiều lớp cắt thông qua hành động của cá Mập và tâm trạng của ông lão. Cá Mập xuất hiện từ từ, đầu tiên là một con cá Mập “ngoi lên từ phía biển sâu khi đám mây màu đen sẫm được hình thành rồi lan nhanh xuống vùng nước sâu hơn ngàn thước. Nó bơi lên rất nhanh và hoàn toàn bất cần đến mức đã xé tung mặt nước xanh thẳm, nhao mình trong ánh nắng. Thoáng chóc, nó rơi tõm xuống biển, bắt mùi hơi theo chiếc thuyền và con cá”. Từ những dấu hiệu và hành động của con cá đã cho ta thấy sức mạnh và sự nhạy bén, đặc biệt của con cá Mập: “Nó là loài cá mập Mako cực lớn, cơ thể được cấu trúc để bơi nhanh như bất kì loài cá nào bơi nhanh nhất trên đại dương”. Và thông qua lời của ông lão thì cá Mập không chỉ có sức mạnh, nhạy bén mà nó còn hung dữ và có phần đáng sợ: “mọi thứ trên người nó đều đẹp, chỉ trừ bộ hàm…chúng không là những chiếc răng bình thường, có hình kim tự tháp như răng của những loài cá mập khác. Hình dạng chúng như những chiếc tay của con người quắp lại khi bị chuột rút. Chúng dài bằng ngón tay ông lão và sắc bén cả hai mặt”. Cá Kiếm là ẩn dụ cho cái đẹp, còn cá Mập là hình ảnh tượng trưng cho cái xấu, lòng tham. Và có lúc cái xấu đã lấn át cả cái tốt. Bầy cá Mập đớp sạch cá Kiếm và đánh bại ông lão. Tuy nhiên, với bản thân ông lão, ông không cho đó là chiến thắng mà chỉ là mơ. Ông coi con cá Kiếm như một người bạn, một con người theo đúng nghĩa và trở thành tri kỉ của ông. Vì vậy, với việc cá Mập ăn hết thịt con ca Kiếm ông chỉ “Đớp đi, Galanos. Và hãy mơ như bọn mày đã giết chết một con người” (tr. 111) Có thể nói, sự xuất hiện của đàn cá Mập trong truyện ngoài việc thể hiện được tính cách, sự đối lập với số phận cá Kiếm và hình tượng ông lão, trong cách nhìn nhận mở vấn đề thì hình tượng đàn cá Mập còn biểu tượng cho ẩn ý rất sâu sắc về con người và xã hội. Đàn cá Mập biểu tượng cho những thế lực hung hãn phá hoại lao động mà con người phải đối phó. Việc ông lão đánh cá, bắt cá, cư sử với thành quả lao động của mình (con cá Kiếm) là một sáng tạo và sự xuất hiện của đàn cá Mập lấy đi hết mọi thứ tốt đẹp nó biểu tượng cho những lực lượng phá hoại sáng tạo của con người. vHÌNH TƯỢNG ĐÀN SƯ TỬ TRÊN BỜ BIỂN. Ở trong tác phẩm, hình tượng đàn sư tử trên bờ biển không được khắc hoạ nhiều như hình tượng lão Santiago, cá Kiếm…nhưng đó là hình tượng biểu tượng vô cùng độc đáo và mới lạ, qua đó giúp người đọc hiểu thêm về con người của ông lão. Khi nói về chú bé Manolin, ông lão có nói là bằng tuổi thằng bé, trên con thuyền đến Châu Phi “lão thấy những con sư tử trên bờ biển vào buổi tối” (tr. 14). Về sau, lúc đã già, vợ đã qua đời “lão không còn mơ về bão tố, về phụ nữ, về những sự kiện, những con cá lớn, về những trận đánh, những cuộc đấu sức hay vợ lão. Bây giờ lão chỉ mở về những vùng đất và những con sư tử trên bờ biển. Chúng nô đùa như những chú mèo con trong hoàng hôn, lão yêu chúng như yêu thằng bé” (tr.17). Đàn sư tử là tượng trưng cho sức mạnh, cứ trở đi trở lại trong những giấc mơ của lão như chứng tích của thời kiêu hùng, thời lão được gọi là nhà vô địch. Tuổi đã già sức đã cạn nhưng trong tâm trí lão không bao giờ ngôi ngoai về quá khứ kiêu hùng đó. Cho đến bây giờ lão vẫn mơ về nó, vẫn khao khát có thể làm được những việc mà mình đã làm trong quá khứ, trên hết vượt xa ngoài công việc đánh cá lão muốn khảng định sự tồn tại của mình thể hiện ý chí, quyết tâm không bao giờ lụi tàn của ông lão, luôn khoa khát và chưa bao giờ nguôi hi vọng. Hình tượng này nói đến vùng đất Châu Phi, đàn sư tử mang trong mình dòng máu của xứ sở này. Hemingway đã từng sống ở Châu Phi và ông hiểu về mảnh đất này, điều này liên quan đến tên gọi “thế hệ vứt đi”, trong sang tác của Hemingway các tác phẩm của ông thường hướng về thiên nhiên xa xôi ngoài nước Mĩ, ở đây là Châu Phi. Đến cuối tác phẩm, khi thiếp đi trong thất bại năng nề, sau bao vật lộn vất vả lão lại mơ về đàn sư tử. Hình tượng này không chỉ biểu tượng ẩn dụ cho sức mạnh, dũng cảm mà nó còn được nâng lên cuộc sống thành đức tin của ông lão. Chỉ khi ngủ ông mới mơ về nó và khi đó ông mới thấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Đàn sư tử chính là điểm tựa tinh thần của ông lão, giúp ông vượt qua sau những thất bại.TIỂU KẾT:
Như vậy, thông qua các hình tượng: ông lão Santiago, con cá Kiếm, cá Mập, chú bé Manolin, đàn sư tử,…Ta thấy được nét đặc trưng của nguyên lí tảng băng trôi, một phần nổi bảy phần chìm. Để người đọc là người đồng sáng tạo tác phẩm cùng với nhà văn đưa ra những tầng ý nghĩa độc đáo sáng tạo. Việc sử dụng các hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ đã đưa tác phẩm lên một tầm cao mới, thể hiện tài năng cái riêng của tác giả thông qua nguyên lí tảng băng trôi. Làm cho tác phẩm ẩn chứa nhiều lớp màn bí ẩn. Với việc sử dụng nghệ thuật biểu tượng ẩn dụ đã làm nổi bật nguyên lí tảng băng trôi và qua đó tạo nên tính đa nghĩa cho tác phẩm với bao ẩn ý sâu xa thấm thía. 3.2.2.Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Điểm đặc biệt trong tác phẩm về ngôn từ của Hemingway tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra nó lại khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều, ngôn từ ấy làm cho ta chìm đắm trong thế giới nội tâm của nhân vật. Và qua những dòng nội tâm ấy mà ta nhận thấy biết bao nhiêu triết lí về cuộc sống con người..Dường như đây cũng chính là nét sáng tạo, đổi mới trong cách viết của Hemingway, ông không ôm đồm quá nhiều các sự kiện tình tiết, những biến cố mà đi sâu quan sát, tập trung làm nổi bật đến ý thức diễn biến tâm trạng của các nhân vật. Trong các tác phẩm của mình nhà văn không miêu tả tâm lí của nhân vật một cách gián tiếp mà nhà văn để cho họ tự bộc bạch nói đến suy nghĩ và hành động của mình. Lẽ đó mà trong các tác phẩm của ông chúng ta thường thấy có rất ít lời kể chuyện của tác giả, nó xuất hiện chỉ như phương tiện để dẫn dắt bạn đọc hướng vào nhân vật, còn quan trọng chính là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật. Hình thức thể hiện tâm trạng, ý thức của nhân vật được Hemingway sự dụng chủ yếu là thủ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm. Việc xen kẽ hai phép đối thoại và độc thoại nội tâm xuất hiện nhiều trong các tác phẩm tiểu thuyết như Chuông nguyện hồn ai, truyện ngắn Một nơi sạch sẽ sáng sủa chỉ có vài trang nhưng có cả chục lời đối thoại giữa hai anh bồi bàn trong quán rượi. Và trong tác phẩm Ông già và biển cả ngôn ngữ có sự kết hợp giữ người dẫn chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật thông qua đối thoại và độc thoại nội tâm. 3.2.2.1.Đối thoại Trước tiên là về đối thoại. Đối thoại chính là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hay nhiều người và trong tác phẩm Ông già và biển cả thì đối thoại dường như rất giản đơn, nó thể hiện chủ yếu qua cuộc nói chuyện của ông lão với cậu bé Manolin và chủ đề của cuộc nói chuyện xoay quang công việc đánh bắt cá của ông lão chuyện nó không được theo ông ra biển bắt cá nữa do cái vận đen của ông,. Ta có thể đến một số lời đối thoại như sau “-Ông Santiago-thằng bé gọi - ừ - ông lão đáp. Lão đang giữ cái li và hồi tưởng về nhiều năm trước - Cháu đi kiếm cho ông mấy con cá mòi cho ngày mai nhé? - Đừng đi chơi bóng chày đi. Ông vẫn có thể chèo và Rogelio sữ quăng lưới - Cháu thích đi. Nếu cháu không được câu cá với ông thì cháu muốn giúp ông việc gì đó.” Hay cuộc đối thoại thể hiện tình yêu, sự quan tâm của cậu bé dành cho ông lão nhắc nhở ông phải mặc ấm, hay đem thức ăn từ Terrace về cho ông lão “- Ông ơi dậy đi- thằng bé gọi và đặt tay lên đầu gối ông lão. Ông lão mở mắt ngơ ngác một lúc rồi mới tỉnh hẳn. rồi lão mỉm cười - Cháu có cái gì đấy- lão hỏi - Đồ ăn tối- thằng bé nói – chúng ta sẽ ăn tối - Ông không đói lắm đâu - Thì cứ ăn vậy. ông không thể không ăn mà bắt cá được - Vẫn cứ câu được- ông lão nói lúc đứng dậy cầm tờ báo gấp lại.Rồi lão chuẩn bị xếp mền. - Ông cứ quấn quang người- thằng bé nói- trong lúc cháu còn sống thì ông không cần phải nhịn đói mà đi câu cá. - Vậy hãy sỗng cho thật lâu và quan tâm tới bản thân mình- ông lão nói- chúng ta ăn gì vậy? - Đậu đen. Cơm, chuối chiên và ít thịt hầm Những lời khâm phục của cậu bé trước tài năng của lão “Có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại nhưng ông là người duy nhất”. Hay khi chú bé muốn đi kiếm mồi cho ông lão đánh cá: “Để cháu đi kiếm mấy con tươi”. “Một thôi”, ông lão nói. “Hai” thằng bé nói. “Hai” ông lão đồng ý “Cháu không ăn cắp đấy chứ” “Cháu không” thằng bé đáp “Cháu mua” “Cảm ơn cháu”, ông lão nói. Cả ông lão và chú bé đều rất kiệm lời. Mỗi lời được nhân vật nói ra đều rất ngắn gọn, xúc tích, ít lời nhưng nhiều ý. Vì vậy khi đọc tác phẩm mỗi người lại có một cảm nhận riêng về những lời đối thoại này, từ đó tạo ra sức gợi rất lớn từ bề mặt ngôn từ của tác phẩm. ØNhư vậy chỉ cần điểm qua vài cuộc trò chuyện ta cũng phần nào nhận thấy ông lão là người tốt bụng, có tài trong việc đánh bắt cá, cậu bé Manolin yêu quý ông và kính thể trước con người ông. Từ ngôn ngữ đối thoại xúc tích nhưng giàu sức gợi đã làm nổi bật tình yêu thương chân thành giữa con người với con người. Khảng định con người sẽ chẳng bao giờ cô đơn nếu biết mở lòng yêu thương với sự trân thành từ trong tim. 3.2.2.2.Độc thoại nội tâm Trong tác phẩm đối thoại chỉ xuất hiện như để giới thiệu những nét bề ngoài của nhân vật, chưa thực sự lột tả hết những suy nghĩ của nhân vật vì thế nhà văn chêm xen vào đó lối độc thoại nội tâm. Và đây cũng là một trong những thủ pháp quan trọng thể hiện bản chất, con người của ông lão Santiago. Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật với chính mình thể hiện tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc suy nghĩ của con người trong dòng chảy của nó. Đây là một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của nhà văn, là hình thức mà chính bản thân nhân vật dùng ngôn ngữ độc thoại của chính mình để nói lên những suy nghĩ, bộc lộ quan niệm, những nỗi niềm trăn trở, suy tư trước một vấn đề nào đó xảy ra. Đó là ngôn ngữ mang tính chất tự sự, diễn tả lời nói sâu kín bên trong một cách chân thực. Sự dụng độc thoại nội tâm chính là dụng ý của tác giả, họ muốn dùng độc thoại để xây dựng nên hình tượng nhân vật của mình, bày ra trước mắt bạn đọc những tính cách, đặc trưng và bản chất của nhân vật. Có thể nói độc thoại nội tâm chính là cái chìa khóa vạn năng để nhân vật tự mở rộng cánh của tâm hồn của mình, bộc lộ chân thành con người của mình một cách sinh động và phong phú. Trong tác phẩm Ông già và biển cả nhà văn rất thành công thủ pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Nhà văn không tham gia trực tiếp vào câu chuyện, không dùng ngôn ngữ kể chuyện của mình để kể lại câu chuyện, nhà văn đã nhường sân khấu lại cho nhân vật của mình, ông để nhân vật của mình tự nhiên hành động, tự nhiên trải nghiệm, khám phá, và nói lên những ý nghĩ của chính mình. Trong tác phẩm này ngoài những trang mở đầu giới thiệu nhân vật, không gian xung quanh thì toàn bộ tác phẩm đều tập trung vào nhân vật trung tâm Santiago, chuyến ra khơi đánh bắt cá và những câu chuyện của ông trong chuyến đi câu đó. Xuyên suốt những trang viết đó là những dòng độc thoại nội tâm kéo dài của ông lão.. Nội dung độc thoại nội tâm trong tác phẩm phong phú đa dạng, tuy nó tản mạn mà không rời rạc, lão Santiago suy tư bám sát các sự việc xảy ra theo một trình tự thời gian từ trước cho đến sau ba ngày đêm. Nhưng cũng có lúc dòng độc thoại nội tâm của ông lão lại đưa bạn đọc vừa có thể trở về quá khứ, nhưng rồi ngay tiếp đó lại hướng con người ta đến với tương lai. Nhưng rồi độc lạ hơn khi những suy nghĩ độc thoại ấy khiến cho ra bay vào giấc mơ của ông lão, với những giấc mơ đẹp với những đàn sư tử của ông, khi ông mệt mỏi mà ngủ thiếp đi. Dường như nhà văn không muốn để cho nhân vật của mình một chút nghỉ ngơi thư thái trong đầu óc, nhân vật của ông luôn sống luôn suy nghĩ, nó diễn ra dồn dập ông lão nghỉ hết điều này đến điều khác. Rời đất liền một mình lênh đênh cô độc trên biển để chống lại nỗi cô đơn đang bủa vây lấy mình lão nhìn trong không gian trò chuyện với chim, cá đại dương và vầng trăng. Nhìn con chim nhạn bay qua ông cũng cất tiếng hỏi nó “ mày bao nhiêu tuổi hả chim? Phải chăng đây là cuộc bay vượt biển của mày”. Trên biển tất cả những gì biết cử động đều là bạn thân của lão, kể cả cái bàn tay bị trượt rút của mình. Nhưng có lẽ khoảng thời gian lão lênh đênh trên đại dương mênh mông độc thoại nội tâm được lão phát ra nhiều nhất trong cuộc đối thoại, vật lộn chiến đấu với con cá Kiếm. Và độc thoại nội tâm ở đây ngắn và đứt đoạn nhưng vẫn thống nhất. Khi chiến đấu với cá Kiếm, ông luôn đứng và ghì chặt lấy dây câu, con cá không ngừng bơi, và mỗi khi nó đổi hướng thì sợi dây câu lại cứa vào vai ông lão. Lúc này ông vừa mệt, vừa đau nhưng vẫn phải kiên cường để đối phó với con cá. Và trong khoảng thời gian này độc thoại nội tâm ngắn ông nói về những hiện tượng ông trông thấy, lời động viên bản thân, những lời nói với con cá đối thủ của mình…nhưng những đoạn độc thoại này lại bị ngắt, xen kẽ giữa lời nói đó là hành động đối phó với con cá. Nhân vật độc thoại nội tâm ngay trong khi làm việc và hai hành động này cùng diễn ra và tồn tại song song ở một con người. Đây là nét nghệ thuật độc thoại nội tâm độc đáo của Hemingway. Độc thoại nội tâm của lão Xantiago diễn ra với nhiều hình thức linh hoạt đa dạng, có khi đó chính là lời nói trực tiếp của lão với cụm từ quen thuộc đi cùng như “ lão nghĩ bụng”, “ lão tự nhủ”, hay xuất hiện dưới lời của nhà văn thuật lại lời nói đó. Sau khi thả mồi đợi chờ con cá Kiếm cắn câu lão đã phải nài nỉ mong con cá nhanh chóng cắn câu “Ăn đi, cá. Đớp mồi đi. Xin hãy đớp mồi đi”. “ tiếp tục đi. Hãy quay lại thử ngửi xem. Chúng không hấp dẫn sao? Ăn ngay đi cả con cá thu nữa. cứng mát lạng và hấp dẫn. Đừng xấu hổ cá à ăn chúng đi”. Qua lời nói của ông lão ta nhận thấy con cá Kiếm rất khôn ngoan và không dễ bị lừa, nó thông minh đến nỗi ông lão phải bỏ danh dự của mình để mà cầu xin nó cắn câu. Nhưng với ông lão đó chính là một nghệ thuật trong việc đánh cá thủ thuật đầu tiên phải tiếp xúc với con mồi, tìm hiểu nó và rồi mới từ từ tấn công. Cá Kiếm khôn ngoan đến đâu nhưng cuối cùng cũng phải mắc vào lưỡi câu của ông lão nhưng lão không cảm thấy mình đã chiến thắng nó mà lão thấy mình như bị mắc câu bởi con cá “ ta đang bị con cá lôi đi, và ta là cái trụ kéo thuyền”. Vì danh dự của mình đặt ra mà lão không nới dây câu, lão cứ bám chặt lấy sợi dây mặc sức kéo đi của con cá và lão đã phải chống chọi với nó thật ác liệt… “ đừng nhảy cá”- lão nói “ đừng nhảy” rồi lại ôn tồn nói với nó “Cá này”- lão khẽ gọi rồi nói lớn,- tao sẽ cầm cự với mày cho đến chết” (tr. 44). “- Cá này, -lão nói, -tao yêu quý và rất ngưỡng mộ mày nhưng tao sẽ giết chết mày mày trước khi ngàykết thúc”. Con cá đã được nâng lên ngang tầm với con người, trở thành đối thủ tương xứng của ông lão “Mày là anh em của ta. Nhưng ta phải giết mày” (tr. 51). Đến ngày thứ ba con cá bắt đầu nổi lên và lượn những vòng tròn rất lớnvà cuộc chiến của ông với con cá trở nên căng thẳng nhất. Để đối đầu với những vòng tròn khủng khiếp ấy của con cá ông lão đã phải dốc cận lực sức của mình Lão “dùng cả hai tay, lắc người, dốc hết lực của cả cơ thể của chân trụ ra mà kéo”. Trong cuộc chiến ấy có thể lão sẽ thua nhưng không hề chi “ cá này- ông lão nói cá này dẫu sao thì mày cũng chết. mày muốn tao cùng chết nữa à” hay “Mày đang giết tao, cá à, -ông lão nghĩ. –Nhưng mày có quyền đó. Chưa bao giờ ta gặp vật gì vĩ đại, đẹp đẽ, bình thản, cao thượng hơn mày, người anh em à. Hãy đến giết ta đi. Ta không quan tâm ai giết ai”. Lão dồn tất cả sức của mình chiến đấu với nó, nhưng Santiago một lão đánh cá đã già sức khỏe cũng đã có hạn, sau hai giờ đồng hồ kéo Cá ông lão đã mệt thấu xương, và những vòng lượn của con cá cũng trở nên hẹp vào. Lão thấy mình kiệt sức lão thấy mình hoa mắt, chóng mặt và choáng váng. Và độc thoại nội tâm cũng nhiều hơn lão trấn tĩnh, tự động viên mình: “Ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này”. Lão không chỉ hoa mắt bởi sức khỏe yếu dần mà lão con choáng ngợp trước vẻ đẹp của con cá kia, lão ngạc nhiên khi thấy độ dài của nó. Một con cá kiếm khổng lồ “ cái đuôi của nó lớn hơn cả chiếc lưỡi hái, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm. nó lặn xuống và khi con cá còn mấp mé mặt nước ông lão có thể nhình thấy thân mình đồ sộ và những sọc tím sẫm trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to bên sườn đang xòe rộng”. Con cá lại tiếp tục lượn vòng lão Santiago lại càng mệt nhưng lão vấn thách thức con cá “ mày phải giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Hay như một con cá- lão nghĩ” nhưng càng lúc thân người lão càng mệt rã rời, lão tự gọi mình “ đầu ơi hãy tỉnh táo- lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi- hãy tỉnh táo” Lão cảm thấy “mình sắp ngất đi”, hai tay lão “đã rã rời và mắt lão chỉ có thể nhìn rõ được từng lúc mà thôi”, lão cảm thấy “xây xẩm cả mặt mày” nhưng lão vẫn cố gắng tự nhủ với mình “Không mày khỏe, lão tự nhủ. Mày sẽ luôn khỏe”. Lão đã kéo được con cá vào mạn thuyền, lão dồn mọi đau đớn và sức lực còn lại vận hết sức lúc bình sinh, phóng ngọn lao vào trúng tim con cá. Con cá đã chết, máu từ tim nó loang ra, “làm máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng tựa đám mây”. Lão Santiago đã chiến thắng con cá bằng tất cả sức mạnh và trí tuệ của mình. Nhưng niềm vui của lão đánh cá không trọn vẹn, lão vui bao nhiêu thì lão lại càng day dứt, đau khổ bấy nhiêu “Ta đã giết con cá, người anh em ta” (tr. 86). Và dù trước đó đã mạnh mẽ khẳng định “Con người ta không thể sinh ra để thất bại. Con người ta có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục”. Nhưng trong thâm tâm của lão vẫn mặc cảm đầy tội lỗi, lão thông cảm với nó và cảm thấy tiếc nuối khi phải tiêu diệt nó “Mình đã không giết con cá nếu không vì sự sống còn và thực phẩm, - lão nghĩ- Mình giết con cá vì danh dự bởi mình là người đánh cá. Mình yêu quý nó, khi nó còn sống và vẫn yêu quý sau khi nó chết. Nếu mình quý nó thì chẳng có tội lỗi gì khi giết nó. Còn gì khác nữa?” “Nghề câu cá hại mình y hệt như nuôi sống mình” . Qua dòng nội tâm của ông lão ta thấy lão vừa là nghệ sĩ tài hoa chính trong nghề nghiệp của mình, lão khéo léo, khắc phục mọi khó khăn cản trở để đi tới đích cuối cùng và lão cũng là người anh hùng chiến đấu kiên cường trên mặt biển nhưng bên cạnh đó sâu trong tâm hồn lão vẫn là một con người đầy tình yêu thương, tình yêu thương ấy không chỉ dành cho con người ,cho cậu bé Manolin mà lão còn yêu cả sự sống của muôn loài. Nhưng vì cuộc sống , vì sự tồn tại mà ông lão bắt buộc bản thân mình phải hành động như vậy. Cá kiếm là hình ảnh tươi đẹp đại diện cho thiên nhiên, và ông lão trên đại dương ấy thể hiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên, cho biển cả mênh mông rộng lớn, ông lão trên biển ấy hòa mình cùng thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên và khẳng định tài năng và sức mạnh của mình. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt trong những nội dung độc thoại nội tâm của lão đánh cá đó chính là độc thoại nội tâm được chuyển hoá, nó mang dáng dấp của một cuộc độc thoại, độc thoại nội tâm trở thành độc thoại bởi những lời độc thoại nội tâm của lão đôi khi được phát ra trực tiếp. Ông lão thường nói lớn đối thoại với chính bản thân mình. Và từ đó độc thoại nội tâm trở thành cuộc đối thoại ngầm bên trong của nhân vật. “Mày giết con cá không phải để tồn tại, để kiếm ăn, lão nghĩ. Mày giết nó chỉ vì lòng kiêu hãnh và bởi vì mày là một người câu cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và ngay cả khi nó chết. Nếu mày yêu nó thì sẽ chẳng có tội khi giết nó. Còn gì khác nữa?” “Mày nghĩ nhiều quá, lão già ạ”, lão nói lớn. “Mình giết nó vì sinh kế” lão nói lớn “Và mình đã hạ được nó” “Ngoài ra lão nghĩ, vạn vật sát hại lẫn nhau không bằng cách này thì bằng cách khác. Nghề câu cá hại mình như thể nó nuôi sống mình”. Việc chuyển hóa này làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Lão không chỉ đối thoại với chính mình mà với mọi đối tượng thiên nhiên, với con cá Kiếm, với chim, với biển, chú bé Manolin… nhưng ông lão không nhận được câu trả lời. Đây là điểm đặc sắc trong nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway-đối thoại một chiều. Lão chỉ cần mình nói và không cần câu trả lời vì lão đủ kinh nghiệm để hiểu những gì lão nghĩ và nói. ØQua sự phân tích trên ta thấy được ngôn từ độc thoại nội tâm trong “Ông già và biển cả” hết sức phong phú và đa dạng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau từ đó thể hiện nét độc đáo, mới mẻ về độc thoại nội tâm đem lại nét riêng trong phong cách sáng tác của Hemingway. ðTIỂU KẾT: Như vậy, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm đã tạo cở sở quan trọng cho thành công của nguyên lý tảng băng trôi trong tác phẩm. Mỗi câu mỗi từ đều tính xác, ngắn gọn, cô đọng tạo lên hình tượng con người vừa tầm vóc phi thường về tâm hồn nhưng lại vô cùng đời thường ở sự chân thật và giản dị. Chính điều đó đã tạo nên những biểu tượng lớn với nhiều tầng ý nghĩa về con người, về lão Santiago- chân dung một ông lão đánh cá kiên cường. Lão không chỉ là con người lao động bình thường mà là một nghệ sĩ tài hoa ngay trên chính công việc của chính mình. Trên mặt trận biển cả ấy con người ấy có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào nhưng lão đánh cá đã vượt lên trên tất cả hoàn cảnh, sức khỏe, thiếu thốn, chiến đấu hết mình và giành chiến thắng bằng sức mạnh của chính bản thân mình, khẳng định vị trí của con người trong vũ trụ. 3.2.3.Tạo khoảng trống Một biệt tài trong phong cách viết của Hemingway trong nguyên lí tảng băng trôi đó là việc tạo khoảng trống. Khoảng trống được thể hiện rõ nhất trên cấp độ của ngôn ngữ. Khoảng trống đó do nhà văn tạo ra và bạn đọc phải cất công tìm tòi và lấp đầy những khoảng trống đó. Trong tác phẩm khoảng trống được thể hiện qua những lời độc thoại của ông lão Santiago. Ví dụ như khi miêu tả đoạn ông lão sắp chinh phục được con cá sau những ngày đêm lôi nó đi trên biển ông lão nói “Ta đã di chuyển được nó, ông lão nói. Ta đã di chuyển được rồi”. Không có một lời dẫn rõ ràng, không một lời chú giải về thái độ của ông lão nhưng chúng ta vẫn nhận thấy và cảm nhận được sắc thái mừng rỡ, phấn khởi của ông lão. Sự phấn khởi ấy thoát ra từ cách nói, từ kết quả hành động mà mình đạt được chứ không thuyết minh qua lời thoại của mình. Và để lấp chỗ trống ấy người đọc có thể thêm vào đó những tính từ như ông lão vui vẻ, phấn khởi, mừng rỡ. Chẳng hạn câu “.....lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ sợi dây câu bắn ra. Thế rồi sợi dây thoát đi mất....”. Giữa hai câu đó có một khoảng trống, nhà văn đã không giải thích tại sao sợi dây câu đó thoát đi. Bởi vậy mà bạn đọc có thể khôi phục lại “khoảng trống” đó như sau: “....Lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ sợi dây bắn ra. Lão sợ sợi dây câu đứt nên buông ra. Thế rồi sợi dây câu thoát đi mất...” Nếu nhà văn giải thích như vậy thì lối văn chương như thế không thể có chỗ đứng trong lòng độc giả và sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Hay khi lão nói “con cá là vận may của ta”. Ý đó cũng cho ta nhận thấy sau 84 ngày đêm lão chưa câu được con cá nào và mọi người xung quanh cho rằng lão đã bị vận đen đeo bám. Và hình ảnh con cá kiếm đã thay đổi số vận của ông lão, ông tin vào chính mình và chiến thắng. Một biện pháp mà Hemingway sử dụng để tạo nên khoảng trống trong tác phẩm đó là loại bỏ tư duy liên tục của nhân vật, chỉ giữ lại những suy nghĩ mang tính cốt lõi, giàu sức gợi. Khi ông lão nhìn thấy con cá Kiếm bị đàn cá Mập Ma-ko đớp mất gần hai mươi cân thịt thì người kể chuyện không miêu tả bất cứ một thái độ, cảm xúc nào, nỗi xót xa day dứt trong lòng ông lão mà để chỉ cho lão thốt lên từng lời mang đậm chất triết lí “Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền”. Triết lí này không phải do chính tác giả đặt cho nhân vật, cũng không phải do nhân vật nhận ra mà nó là quy luật, là triết lí có sẵn. và trong câu chuyện ông lão chỉ vận dụng để động viên và an ủi chính bản thân mình rằng việc không bảo vệ con cá kiếm là quy luật tất yếu mà ai cũng biết. Qua đây bạn đọc cũng dễ liên tưởng tới thân phận của ông lão ông là một con người có khát vọng, có ý chí một con người - “Người nuôi khát vọng lớn quá”. Lão quyết tâm bắt cho được con cá khổng lồ xứng đáng với tài nghệ của lão thì sẽ không dễ dàng thực hiện được ( khi lão trở về bờ chỉ còn có bộ xương không). Tìm hiểu tất cả mọi chi tiết, hình ảnh trong xây dựng nhân vật, rồi lại loại bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những gì gây được ấn tượng mạnh mẽ để tạo nên một không gian- khoảng trống trong tác phẩm là thao tác kĩ thuật để nhà văn Hemingway thực hiện nguyên lí tảng băng trôi của mình. Trong suy nghĩ của nhà văn có tới tám phần thì những gì xuất hiện trên bề mặt tác phẩm chỉ là một phần nhỏ trong tám phần ấy. Nhà văn lấy cái cực nhỏ để hướng tới những cái lớn hơn là một trong những nguyên tắc tảng băng trôi. III.Vai trò và ý nghĩa của tảng văng trôi 1.Vai trò: Nguyên lý tảng băng trôi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tác của Hemingway.Nguồn gốc Tảng băng trôi được kết hợp theo công thức: Chất liệu+Loại bỏ+Hư cấu. Chất liệu của tác phẩm ngấm vào máu thịt của nhà văn và ông lược bỏ những thứ mình đã biết để tạo nên mạch ngầm cho tác phẩm. Nguyên lí tảng băng trôi giúp tạo nên những khoảng trống để người đọc liên tưởng. Phần nổi thì chỉ một mà bảy phần tám thì chìm để giúp bạn đọc đồng sáng tạo cùng với nhà văn. Tùy vào quan niệm và cách nhìn của mỗi người mà tác phẩm lại có những tầng ý nghĩa khác nhau. Nguyên lí tảng băng trôi chỉ ra một phương pháp nghệ thuật mới lạ, độc đáo tập trung chủ yếu vào cách viết ngắn gọn, hàm súc, ngụ ý chỉ mạch ngầm văn bản hay các lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm. Nó giúp tác phẩm trở nên lôi cuốn hơn vì bạn đọc được tò mò, được liên tưởng, được phép sáng tạo.Điều này khiến tác phẩm không bị xem là loại văn chương sáo rỗng mà tăng được các lớp nghĩa cho văn bản. Hình ảnh ấy chẳng những đã minh họa cho phong cách Hêmingway mà nó đã tóm tắt yêu cầu đối với một áng văn chương thực sự có giá trị, đặc biệt đối với độc giả thế kỷ XX. Thoạt nhìn, ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản, điều này đặc biệt thể hiện qua một loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hêmingway họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó. Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hemingway, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Chính điều đó thể hiện một cách rõ nét sự lao động nghệ thuật và sáng tạo trong văn chương của ông là hoàn toàn nghiêm túc. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên một nhà văn chân chính với những tác phẩm đi mãi cùng năm tháng. Trong sáng tác nghệ thuật, tính đa chiều kích là nguyên tác mà bất kì nghệ sĩ nào cũng cần hướng tới. Nhà văn sẽ chẳng nói được gì khi ngôn từ nghệ thuật của anh ta câm lặng, dẫu cho ngoài đời anh ta rất có tài diễn thuyết, hùng biện. Loại bỏ, hư cấu, xây dựng quan hệ, biểu tượng, huyền thoại và khai thác tính nước đôi… là cách chắp lời cho ngôn từ, là phương pháp sáng tạo độc đáo của Hemingway. Có hồi ông ví cái phần nổi núi băng của mình như một ngọn lửa, ngọn lửa nhỏ và ông lại “nén nhỏ nó xuống, xuống thấp cho đến lúc bất thình lình một tiếng nổ vang lên. Nếu không có gì khác ngoài tiếng nổ ấy, thì tác phẩm của tôi sẽ hấp dẫn đến mức không một ai lại thích nó”. Hemingway đã thực hiện được điều này trong tác phẩm. Hình tượng "tảng băng" như thành quả lao động của nhà văn được Hemingway nhắc đi nhắc lại nhiều lần và nâng thành nguyên lý.. Nguyên tắc lược bỏ của Hemingway không chỉ thể hiện mong muốn viết "không thừa lời", mà còn bắt nguồn từ lối viết "trưng ra" (showing) chứ không "miêu tả" hay "nói ra" (telling) xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX (H.James) và đặc biệt phát triển trong thế kỷ XX ở các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa. Hemingway từng viết: "Nếu như thay vì miêu tả anh trưng ra những gì anh thấy, anh có thể làm việc đó một cách có dung lượng và mang tính tổng thể, trung thực và sống động. Dù tốt hay xấu, lúc đó anh sáng tạo". Lối viết "trưng ra" ở nhiều nhà văn hiện đại chủ nghĩa không chỉ đáp ứng nhu cầu tái hiện lại cuộc sống một cách khách quan mà còn thể hiện sự khủng hoảng ý thức hệ của thời hiện đại, gắn liền với nguyên tắc "phi lựa chọn" (nonselection), với cái chết của "tác giả" (R.Barthes). Khác với họ, Hemingway không phủ nhận tri thức và cảm nhận của tác giả, ông muốn "trưng ra chính sự kiện, sự vật và hiện tượng đã gợi nên những cảm nhận... đào sâu vào bản chất hiện tượng, hiểu được mạch phát triển của sự kiện và hành động đã gợi nên cảm nhận này hay cảm nhận khác". 2.Ý nghĩa: Như vậy, "Nguyên lý tảng băng trôi" của Hemingway vừa thể hiện mong muốn "trưng ra" sự vật, hiện tượng để tự nó nói lên ở phần nổi của tác phẩm, vừa hướng tới sự thống nhất cảm nhận (hay ấn tượng) của tác giả và người đọc ở "phần chìm" của tảng băng hay "mạch ngầm văn bản". Nguyên lý này đòi hỏi người sáng tác phải lựa chọn tái hiện, dũng cảm lược bỏ bình luận chủ quan, tổ chức văn bản thế nào để truyền tải cảm nhận của mình về cuộc sống tới người đọc như một ấn tượng khách quan, còn người đọc phải vừa có khả năng liên tưởng và tư duy tổng hợp để thẩm thấu mạch ngầm ấn tượng toát ra từ văn bản như một chỉnh thể nghệ thuật...". Về phần nổi: đầu tiên, “ông già và biển cả” là một tiêu đề mang nhiều tầng nghĩa. Ở phần nổi, đó chỉ đơn thuần là liệt kê hai yếu tố chính yếu của tác phẩm là ông già Santiago là nhân vật chính và biển cả không gian chính..Tác giả đã miêu tả cuộc đấu giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm. Đề cao sức mạnh của con người, thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người. Phần chìm là ý nghĩa của đoạn trích được suy ra từ các hình tượng. Ông già, tượng trưng cho con người. Còn biển cả là biểu tượng của tự nhiên. Ông già và Biển cả được viết hoa không chỉ thể hiện sự trân trọng của tác giả dành cho con người và tự nhiên, mà còn bộc lộ sức mạnh to lớn ẩn chứa bên trong hai đối tượng này. Đồng thời việc sử dụng từ “ và” chỉ quan hệ đẳng lập, đã bộc lộ quan điểm của tác giả, con người có sức mạnh ngang với tự nhiên, thậm chí còn hơn cả tự nhiên. Con người hoàn toàn có thể chinh phục được tự nhiên, thậm chí đó là một lão giã đã gần đất xa trời. Hình tượng con cá kiếm là ước mơ của người lao động, cũng là biểu tượng về vẻ đẹp của tự nhiên. Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ý chí và nghị lực phi thường. Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Qua phần nổi, tác giả còn đề cao con người, thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người, tự hào về con người. Trong cuộc đấu với con cá kiếm, cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về con người. Ông lão chiến thắng con cá không chỉ bằng sức mạnh mà bằng các ý chí, nghị lực phi thường. Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây góp phần đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. Phong cách của ông giản dị, trong sáng và ẩn chứa nhiều triết kí sâu xa về thế giới tự nhiên, con người, chất liệu sống ấm áp kết hợp với thủ pháp độc thoại nội tâm, tình huống biến hóa căng thẳng, đa thanh, đa nghĩa mà ông gọi là nguyên lí tảng băng trôi. Hình tượng ông già chinh phục con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả thôi không khát vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kì vĩ cho cái đẹp, cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Chiếm lĩnh được nó, con người không chỉ có sức mạnh mà còn có trí khôn, lòng quả cảm mới có thể giành chiến thắng. Bên cạnh đótùy thuộc vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra, đó cũng là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng gió, cam go như hình tượng ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường đời của bất cứ ai, người ta đều phải trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi khát vọng. Chính nguyên lí tảng băng trôi đã tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút trong sáng tác của Hemingway nói chung và "Ông già và biển cả nói riêng". NÓ tạo cho tác giả và tác phẩm của ông một ddấu ấn rất riêng không thể lẫn lộn và cho độc giả những hoảng trống để suy ngẫm và tìm ra mạch ngầm của tác phẩm- điều mà nhà văn muốn bạn đọc đồng sáng tạo với mình. Vì vậy có thể nói nguyên lí tảng băng trôi có một ý nghĩa rất quan trọng, là linh hồn, là xương sống của tác phẩm. Nó làm cho tác phẩm và tác giả có mộtchỗ đứng lâu bền, một sức sống mãnh iệt với năm tháng. IV.Quan niệm của nhà văn qua tác phẩm Ông già và biển cả. Nguyên lí tảng băng trôi với nhiều ẩn ý sâu xa đã gửi gắm nhiều quan niệm của tác giả. Để thể hiện quan niệm của tác giả qua nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm “ông già và biển cả”, tác giả đã sử dụng rất nhiều bút pháp nghệ thuật và xây dựng một loạt các hình tượng, một minh chứng tiêu biểu nhất được tác giả gửi gắm quan niệm của mình xoay quanh ông lão Santiago. Đó là quan niệm về con người về cuộc sống… Từ hình tượng nhân vật Santiago chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa cho cuộc sống. Những ý nghĩ của ông lãoSantiago đều là những ý nghĩ lương thiện, tất cả những ý nghĩ đó của lão đều gắn bó với quan niệm nhân sinh. Trên hành trình của mình ông rút ra chân lí “chẳng có ai phải cô đơn trên biển cả”. Lão như muốn nhắn nhủ phải biết mê say với công việc, biết hòa vào vũ trụ, biết hồi tưởng và hơn hết là phải biết tự phân thân để chống lại nỗi cô đơn. Khi Santiago bắt được con cá Kiếm khổng lồ có thân hình rất đẹp nhưng sau đó cá Kiếm bị cá Mập tấn công ăn thịt thì lão cũng đưa ra một chân lí hết sức chân thực trong cuộc sống của con người đó là “Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền”. Trong cuộc sống không có cái gì hoàn hảo cả, vì thế mỗi chúng ta không nên cầu toàn. Santiago đã chiến đấu rất mệt nhọc trên biển nhưng cuối cùng thành quả lao động cũng chỉ còn lại bộ xương nhưng ẩn đằng sau bộ xương ấy là những bài học muôn đời. Những bài học ấy đã nâng lên tầm khái quát có tính triết lí “Con người sinh ra không phải để thất bại”, “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục.” Con người với sức mạnh tinh thần, với ý chí quyết tâm nghị lực vươn lên trong cuộc sống thì sẽ chiến thắng tất cả mọi khó khăn, gian khổ của cuộc đời. Santiago còn đặt ra nhiều câu hỏi, mà mỗi câu hỏi của ông cũng là của mỗi chúng ta, của cả loài người. “Ta sinh ra để làm gì?” Câu hỏi làm cho mọi người phải suy nghĩ trả lời. Sinh ra để làm gì để rồi ai cũng đi đến cái chết. Vì vậy chúng ta hãy sống làm những điều tốt đẹp có ý nghĩa cho cuộc đời, đừng chen chúc lợi danh, thù oán nhau rồi cuối đời lại ân hận thì cũng đã muộn. “Tồn tại hay không tồn tại” Ông lão đánh cá Santiago không hỏi mà trả lời bằng cách thức của ông. Mục đích ở đời của ông, mục đích làm người là làm tốt điều mình theo đuổi. Ông sinh ra để làm nghề đánh cá vậy thì phải đánh cá cho tốt. Dù gian khổ, dù mất mát thậm chí là vô ích thì vẫn không được ngã lòng, không được thoái chí và tuyệt vọng. Ông lão Santiago đã nói lên một chân lí tuyệt vời, một câu trả lời thuyết phục cho vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” là: Đã sinh ra làm người thì phải sống cho xứng đáng với con người. Con hổ sinh ra đã là con hổ nhưng con người sinh ra chưa phải là con người. Con hổ chỉ có một môi trường sống là môi trường tự nhiên. Còn con người ngoài môi trường tự nhiên còn phải sống trong môi trường văn hóa nữa mới thành người mà lao động là một yếu tố quan trọng nhất để tạo nên môi trường văn hóa. Con người sống phải luôn luôn có niềm tin và hi vọng, niềm tin sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi khổ đau, đạt được những ước mơ chân chính. Ông cho rằng: “Có mà ngốc mới không hi vọng”, “Thêm nữa mình tin chắc đấy là tội lỗi.”. Ở tuổi già mà Santiago luôn yêu đời, yêu nghề, lạc quan, tin tưởng thật là đáng khâm phục. Đó là bài học sâu sắc không chỉ cho tuổi già mà cho tất cả những ai chưa đến tuổi ấy. Thông qua ông lão Santiago, tác giả đã thể hiện quan niệm sống của mình thông qua ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm vô bờ bến để đạt đến mục đích lớn nhất, đúng đắn nhất của con người. Ông lão là hình ảnh của con người lao động nhưng gặp nhiều đau khổ. Khát vọng quá lớn khiến họ phải đơn độ, thất bại, nhưng đó cũng chính là ý nghĩa không thể thiếu trong cuộc sống. Tác phẩm như là di chúc của Hemingway về nghệ thuật. Ông lão Santiago có thể là hình tượng mà nhà văn theo đuổi, muốn sáng tạo ra một tác phẩm đẹp nhất vào cuối đời. Cũng như ông lão, đến khi già không còn sức khoẻ nhưng ông vẫn luôn hi vong vào điều tốt đẹp sẽ đến và niềm hy vọng không bao giờ bị vụt tắt. Qua đó, tác giả muốn động viên, cổ vũ con người phải luôn có niềm tin, hi vọng vào cuộc sống, khảng định sự tồn tại của bản thân. Qua đó tác giả còn gửi gắm quan niệm của mình về cái đẹp. Khi chiếc thuyền lênh đênh trên biển không phương hướng, không điểm đích như thể nó đang đi tìm về cội nguồn của cái đẹp. Với ông lão, cái đẹp bây giờ đã được đặt trong mối quan hệ đối lập: yếu- khoẻ, sống- chết, chi chiến thắng- thất bại…Và ông lão đánh giá đúng cái đẹp và cái xấu, để rồi bị rơi và bi kịch. Đó là bi kịch giữa cái đẹp với cái đẹp và giữa những mặt đối lập nó vừa thống nhất vừa tách biệt tồn tại trong cùng một tổng thể. Hemingway đưa đến cho bạn đọc một vấn đề về bi kịch của sự tồn tại. Muốn sống đẹp, con người ta phải tiêu diệt cái xấu trong cái đẹp và hơn thế nữa, đôi khi chỉ vì lí do tồn tại, họ phải tiêu diệt chính cái đẹp mà bản thân họmuốn giữ. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề bi kịch về sự hữu hạn của con người. Thông qua tác phẩm nhà văn còn thể hiện quan niệm của mình, mong ước vào thế hệ tương lai, biết quý trọng cái đẹp, nhìn nhận bản chất của vấn đề và luôn sáng suốt, có niềm tin vững chắc. V.Tổng kết 1.Về nghệ thuật -Đặc điểm về ngôn ngữ kể chuyện có sựu kết hợp nhuần nhuyễn và sự dịch chuyển di động giữa đối thoại và độc thoại nội tâm , giữa lời kể chuyện và miêu tả cảnh thiên nhiên. -Xây dựng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa biểu tượng. -Phong cách viết văn độc đáo, vận dụng thành công nguyên lí Tảng băng trôi với nhũng tầng lớp nghĩa đa dạng, câu văn nhiều khoảng trống tạo nên sự hấp dẫn, gợi sự tò mò cho người đọc. - Miêu tả không gian sống quanh ông lão, đó là không gian mênh mông của biển khơi và nơi bé hẹp túp lều ông lão, thành phố Havana….2. Về nội dung:
- Như vậy với việc áp dụng nguyên lí tảng băng trôi trong các sáng tác của mình và cụ thể trong tác phẩm Ông già và biển cả. Nhà văn đã đem đến cho tác phẩm của mình những nét mới độc đáo, khiến cho người đọc như đang sống cùng tác phẩm, đi từng bước theo tác phẩm và trải nghiệm tất cả mọi thứ đang diễn ra. “Ông già và biển cả” không đơn thuần là câu chuyện về chuyến đi câu của một ông lão mà hơn trên tất cả là quan điểm đề cao con người, đứng về phía người lao động và khẳng định giá trị của họ. Con người phải luôn hoạt động, không ngừng đấu tranh để tồn tại và khẳng định ý nghĩa của chính mình. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng toát lên vẻ đẹp của con người, làm nghề gì không quan trọng mà quan trọng mình đã thực hiện nó ra sao và trở thành người nghệ sĩ trong chính con đường mà mình đã chọn. Tài liệu tham khảo 1.Nhiều tác giả, Giáo trình văn học phương Tây, NXB Giáo dục, 2012. 2.Lê Huy Bắc, Ernest Hemingway và “Ông già và biển cả”, NXB Giáo dục, 2008. 3.Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia. 4.Đặng Thị Nghĩa, Không gian và thời gian trong ông già và biển cả của Ernest Hemingway, Trường ĐHSP Hà Nội, 6/2000. 5.Nguyễn Hiền Lương, Nghệ thuật tiểu thuyết ông già và biển cả của Hemingway, Trường ĐHSP Hà Nội, 2001. 6.Nhiều tác giả, Văn 12 Sách giáo viên- Phần văn học nước ngoài và lý luận văn học, Bộ GD và ĐT, 1998. 7.Nhiều tác giả, Từ điển văn học tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội-1984. 8.Tài liệu văn học. netKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)Lưu trữ Blog
Giới thiệu về tôi
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiTừ khóa » Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Văn Học
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Tác Phẩm Ông Già Và Biển Cả
-
Cách áp Dụng Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Vào Sáng Tạo Nội Dung
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Của Hê-minh-uê - Báo Sài Gòn Tiếp Thị
-
Ý Nghĩa Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Tác Phẩm Ông Già Và Biến Cả
-
Về Nguyên Lý “tảng Băng Trôi” Của Ernest Hemingway
-
"NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI" TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Của Hê Minh Uê
-
Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Của Tác Giả Hêminguây | Xemtailieu
-
Nguyên Lí "tảng Băng Trôi" Trong Sáng Tác Văn Học.
-
Ý Nghĩa Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Truyện Ông Già Và Biển Cả ...
-
Kiềm Chế Nóng Giận Bằng Nguyên Lý "tảng Băng Trôi" - Báo Tuổi Trẻ
-
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Tác Phẩm Tiêu Biểu Của Nguyên Lý Tảng Băng ...