Trình Bày Nội Dung Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Rút Ra ý ...
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Của Phép Biện Chứng Duy Vật
- Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Là Cơ Sở Lý Luận Của Quan điểm Triết Học Nào
- Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Là Cơ Sở Phương Pháp Luận Của Nguyên Tắc Nào
- Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Tiểu Luận
- Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Trang Bị Cho Chúng Ta Quan điểm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- phanthucank
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
722
- Cảm ơn
0
- GDCD
- Lớp 12
- 10 điểm
- phanthucank - 09:48:42 02/05/2020
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- trangpham
- Hội nuôi cá
- Trả lời
15286
- Điểm
246478
- Cảm ơn
10753
- trangpham Quản trị viên của Hoidap247.com
- 31/07/2020
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
1. Nội dung
Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ, ràng buộc quy định nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng và các quá trình trong thế giới. Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau, thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của con người không phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người; hơn nữa nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà còn khẳng định tính đa dạng của sự liên hệ; bởi thế giới là một chỉnh thể với vô vàn các sự vật, hiện tượng khác nhau, chúng không ngừng vận động và phát triển một cách đa dạng. Có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ chung bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của hiện thực. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ bản chất và có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự vật, có mối liên hệ giữa các mặt của mỗi sự vật. Phân loại các mối liên hệ là cần thiết bởi vì mỗi loại liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của các sự vật. Sự phân loại còn là cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu của phép biện chứng duy vật và của các ngành khoa học cụ thể. Tuy nhiên, việc phân loại liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, mỗi mắt khâu của mối liên hệ chung của toàn bộ thế giới. Đây là cơ sở khoa học không chỉ để phân ngành các khoa học mà còn là cơ sở để hình thành các khoa học liên ngành.
* Ý nghĩa
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, đa dạng, do đó muốn nhận thức đúng và từ đó có phương pháp tác động có hiệu quả vào mỗi sự vật phải có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ của sự vật đó với các sự vật khác; liên hệ trực tiếp và cả mối liên hệ gián tiếp; đồng thời xem xét các mối liên hệ giữa các yếu tố, thuộc tính bên trong của sự vật. V.I. Lênin viết: “ Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
- Quan điểm toàn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể: phải nhận thức đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, nắm được bản chất bên trong, trực tiếp, đồng thời phải nhận thức được không gian, thời gian, điều kiện cụ thể của sự vật tồn tại và xuất hiện các mối liên hệ, trên cơ sở đó mới nắm bắt được xu hướng biến đổi của sự vật. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, là cách xem xét từng mặt, từng mối liên hệ tách rời nhau, không thấy được mối liên hệ nhiều vẻ đa dạng của sự vật. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn, V.I. Lênin đã nêu lên tư tưởng về sự kết hợp chặt chẽ giữa “Chính sách dàn đều ” và “Chính sách có trọng điểm” trong “chính sách kinh tế mới”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nêu lên quan điểm đổi mới toàn diện và bắt đầu từ đổi mới tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối chính sách đối nội, đối ngoại. Đồng thời Đảng cũng tập trung vào nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục cuộc khủng hoảng về kinh tế- xã hội, tạo tiền đề vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn
- buitrannhatle
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
60
- Cảm ơn
0
Cô Trang ơi, cho em xin nguồn của nội dung được không ạ
- phuongdungpho
- Chưa có nhóm
- Trả lời
165
- Điểm
2364
- Cảm ơn
101
- phuongdungpho
- 02/05/2020
Phép biến chứng di vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài ng. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của phép biến chứng di vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn đc xem là 1 trog những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất.
*Nguyên lý là những luận điểm cơ bản nhất, những luật điểm xuất phát của 1 hệ thống tri thức khoa học nhất định
*Khái nieem liên hệ phổ biến
-Quan điểm siêu hình về mối liên hệ: cho rằng sự vật hiện tượng tồn tại độc lập tách biệt vs nhau, giữa chúng ko có sự liên hệ ( nếu thừa nhận có sự liên hệ thì đó chỉ là liên hệ bề ngoài, thụ động, 1 chiều ) giữa các hình thức liên hệ ko có sự chuyển hóa lẫn nhau
-Định nghĩa: Liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt trog 1 sự vật hiện tượng
*Tính chất của mối liên hệ phổ biến:
-Mối liên hệ mang tính phổ biến: có rất nhìu những mối liên hệ khác nhau của rất nhiều sự vật hiện tượng khá nhau xog chung quy lại đều đc hiểu đó là tồn tại trog mối liên hệ phổ biến, ko có sự vật hiện tượng nào là ko tồn tại trog liên hệ vs các sự vật hiện tượng khác
-Mối liên hệ mang tính đa dạng và nhiều vẻ:Thể giới vật chất có muôn vàn các sự vật hiện tượng khác nhau do vạy mối liên hệ của chúng vs các sự vật hiện tượng cx rất đa dạng
Từ nội dung mối liên hệ phổ biến ta rút ra phương pháp luận sau: trog hoạt động thực tiễn, ở các lĩnh vực khác nhau ta phải xây dựng cho đc quan điểm xem xét đánh giá sự vật hiện tượng là phải khách quan, phải có quan điểm toàn diện và có qua điểm lịch sử cụ thể
-Xem xét đánh giá khách quan nghĩa là bản thân các sự vật hiện tượng ntn thì ta phản ứng đúng như vậy, ko đc thêm bớt 1 cách chủ quan tùy tiện, xuyên tạc thật sự
-Quan điểm xem xét toàn diện nghĩa là phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng để hiểu đúng bản chất của nó, tránh cách xem xét đánh giá phiếm diện
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar1 voteGửiHủy- Cảm ơn 1
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiGroup Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến
-
Hai Nguyên Lý Của Phép Biện Chứng Duy Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mối Liên Hệ Phổ Biến Là Gì?Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến?
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Triết Học Mác-Lê Nin
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và ý Nghĩa Phương Pháp Luận
-
PHÂN TÍCH Nguyên LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ Ý NGHĨA ...
-
Khái Niệm Về Nguyên Lý Mối Liên Hệ Trong Phép Biện Chứng Duy Vật
-
Nguyên Lý Mối Liên Hệ Phổ Biến: Phân Tích Nội Dung Và ý Nghĩa Phương
-
Ví Dụ Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Luật Hoàng Phi
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến | Triết Học Kỳ Thú
-
Câu 6: Phân Tích Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến.Ý Nghĩa Phương ...
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến & Ý Nghĩa, Ví Dụ
-
Trình Bày Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Trần Gia Hưng
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Tài Liệu Text - 123doc